UBND tỉnh Cộng hoà Xã hội Chủ NGhĩa Việt NAMQUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH PHÚ THỌ
Về việc ban hành quy định chế độ công tác phí, chi tiêu hội nghị trang bị, quản lý và sử dụng điện thoại
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND các cấp ban hành ngày 2l/6/1994.
Căn cứ Pháp lệnh số 02/1998/PL - UBTVQH 10 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Căn cứ các Thông tư của Bộ Tài chính: Thông tư số 93/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 quy định chế độ chi tiêu hội nghị; Thông tư số 94/1998 TT-BTC ngày 30/6/1998 quy định chế độ công tác phí cho cán bộ công chức nhà nước đi công tác trong nước; Thông tư số 98/1998 TT-BTC ngày 14/7/1998 quy định trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện thông tin điện thoại, Fax trong các cơ quan đơn vị Nhà nước.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính- Vật giá.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Ban hành kèm theo quyết định này "Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị, trang bị, quản lý và sử dụng điện thoại" áp dụng trong các cơ quan Quản lý Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thuộc tỉnh có sử dụng kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp.
Điều 2: Giao Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/1998. Những quyết định trước đây của UBND tỉnh về chế độ chi tiêu hành chính trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện thành, thị và các đơn vị liên quan căn cứ quyết định thực hiện.
Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị, trang bị, quản lý và sử dụng điện thoại
(Ban hành kèm theo QĐ số: 1900/1998/QĐ-UB
ngày 01 tháng 9 năm 1998 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ)
***
Để cụ thể hoá và thống nhất thực hiện chủ trương tiết kiệm của Đảng và Nhà nước, Chủ tịch UBND tỉnh quy định cụ thể mức chi phụ cấp công tác phí, công tác phí khoán, tiền thuê chỗ ngủ tại các nơi đến công tác, một số khoản chi hội nghị, trang bị, quản lý và sử dụng điện thoại áp dụng thống nhất trong tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thuộc tỉnh có sử dụng kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp (dưới đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) như sau:
I. Chế độ chi công tác phí cho CNVC Nhà nước đi công tác trong nước.
A- Quy định chung:
- Công tác phí là một khoản chi phí trả cho công nhân viên chức - nhà nước được cử đi công tác trong nước để trả tiền vé tàu, xe cho bản thân và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có) chi phí cho CNVC nhà nước trong những ngày đi đường và nơi đến công tác.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải xem xét, cân nhắc khi cử cán bộ đi công tác (cả về nội dung, số lượng cán bộ và thời hạn đi công tác) bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả trong phạm vi dự toán ngân sách được giao hàng năm của đơn vị.
- Ngoài mức công tác phí được quy định dưới đây, đơn vị cử cán bộ đi công tác không được sử dụng ngân sách Nhà nước để chi thêm khoản chi nào dưới bất kỳ hình thức cho cán bộ đi công tác nơi khác hoặc đến công tác tại đơn vị mình.
B. Quy định cụ thể:
l. Đi công tác ngoài tỉnh:
Cán bộ công chức đi công tác ngoài tỉnh được thanh toán công tác phí (tiền tàu xe, phụ cấp công tác phí, tiền thuê chỗ ngủ tại nơi đến công tác), theo mức chi quy định tại Thông tư số 94/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính.
2. Đi công tác trong tỉnh:
a/ Tiền tàu xe thực hiện theo mức chi quy định tại Thông tư số 94/1998/TT-TC ngày 30/6/1998 của Bộ tài chính.
b/ Phụ cấp công tác phí: Cán bộ công chức đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 20km trở lên được thanh toán phụ cấp công tác phí 25.000đ/người/ngày.
Đối với cán bộ công chức được cử đi dự hội nghị trong tỉnh, mức phụ cấp công tác phí chỉ được thanh toán bằng số tiền chênh lệch giữa mức phụ cấp công tác phí trên với mức tiền ăn hội nghị do cơ quan tổ chức hội nghị chi (quy định ở điểm 2 Mục B phần Il: Chế độ chi tiêu hội nghị).
c. Tiền thuê chỗ ngủ tại nơi đến công tác.
- Cán bộ công chức đi công tác từ huyện lên tỉnh: Nếu đi dự hội nghị, tập huấn, hoặc làm việc cần nghỉ lại có hoá đơn thu tiền ngủ hợp lệ thì được thanh toán theo hoá đơn thu tiền thực tế, nhưng tối đa không quá: 30.000đ/người/ngày.
d/ Mức khoán công tác phí: Đối với các cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức thực tế phải thường xuyên đi công tác lưu động mà số km không đạt mức được hưởng phụ cấp công tác phí trong một lần đi công tác như quy định trên thì được hưởng mức khoán công tác phí.
Nếu thời gian thực tế phải đi công tác lưu động từ 10 đến 15ngày/tháng: được thanh toán theo mức 30.000đ/người/tháng.
Nếu thời gian thực tế phải đi công tác lưu động trên 15 ngày/tháng: được thanh toán theo mức 50.000đ/người/tháng.
Đối tượng được hưỏng mức công tác phí khoán, do thủ trưởng cơ quan đơn vị quy định cụ thể.
Riêng cán bộ thanh tra đến thanh tra tại nơi không được hưởng mức phụ cấp công tác phí thì hỗ trợ 5000 đồng/người/ngày. Kinh phí này tính ngoài định mức chi tiêu của cơ quan nhưng được bố trí ngay từ đầu năm.
II Chế độ chi tiêu hội nghi:
A Quy định chung:
1- Các cuộc họp được áp dụng chế độ chi tiêu Hội nghị:
Là các cuộc họp, bàn nội dung triển khai các công việc có nhiều thành phần ở nhiều ngành, nhiều cấp tham gịa, các cuộc tập huấn nghiệp vụ, chuyên môn, triển khai các chế độ, chính sách.
2- Các cuộc họp không được áp dụng chế độ chi tiêu hội nghị là các cuộc hội ý trong phạm vi cơ quan, đơn vị hoặc các cuộc họp nhỏ, trao đổi, phối hợp công tác gồm các cơ quan đơn vị gần nhau (trong phạm vi thành phố, thị xã, huyện lỵ...).
3 - Các cơ quan, đơn vị khi tổ chức hội nghị phải đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả, kết hợp nhiều nội dung. Nội dung chuẩn bị phải có chất lượng. Thành phần, số lượng đại biểu triệu tập phải đúng, đủ và có liên quan đến nội dung cuộc họp. Thời gian tổ chức hội nghị không quá 3 ngày, tổ chức lớp tập huấn không quá 7 ngày.
4- Hội nghị với quy mô toàn tỉnh do các ban thuộc Đảng, các ban thuộc HĐND và các cơ quan thuộc UBND tỉnh tổ chức phải được phép bằng văn bản của Thường trực Tỉnh uỷ đối với các ban thuộc Đảng, thường trực HĐND đối với các ban thuộc HĐND tỉnh hoặc UBND tỉnh đối với các cơ quan thuộc UBND tỉnh; Hội nghị triệu tập toàn huyện phải được phép bằng văn bản của Thường trực huyện uỷ, HĐND hoặc UBND huyện.
B. Quy định cụ thể.
1. Đối với hội nghị do các bộ, ngành TW triệu tập thực hiện theo mức chi quy định tại Thông tư 93/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính.
2. Đối với hội nghị tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện:
a. Mức tiền ăn: Cơ quan tổ chức hội nghị được chi mức tiền ăn: 15.000 đồng/người/ngày đối với hội nghị cấp tỉnh; 10.000 đồng/người/ngày đối với hội nghị cấp huyện. Nếu ăn mức cao hơn thì người ăn phải đóng thêm.
b/ Mức tiền thuê chỗ ngủ: Chỉ áp dụng đối với hội nghị tổ chức tại tỉnh. Các đại biểu dự hội nghị không hưởng lương từ NSNN được đài thọ, còn các đại biểu khác nếu nghỉ phải đóng góp bằng tiền công tác phí. Mức tiền ngủ được thanh toán theo hoá đơn thu tiền thực tế, nhưng tối đa không quá 30.000 đồng/người/ngày.
c/ Nội dung chi của cơ quan tổ chức hội nghị: cơ quan tổ chức hội nghị được chi các khoản sau:
- Tiền thuê hội trường: thanh toán theo tiền thuê thực tế khi tổ chức hội nghị nhưng tối đa không quá mức quy định:
+ Hội trường dưới 200 chỗ ngồi:
* Có chạy điều hoà nhiệt độ: 400.000 đ/ngày.
* Không chạy điều hoà nhiệt độ: 200.000 đ/ngày.
+ Hội trường trên 200 - 500 chỗ ngồi:
* Có chạy điều hoà nhiệt độ: 1.000.000 đ/ngày.
* Không chạy điều hoà nhiệt độ: 600.000 đ/ngày.
- Tiền nước uống cho đại biểu dự hội nghị: 1.000đ/người/ngày.
- Tiền nước uống cho báo cáo viên: 5.000đ/người/ngày.
- Trang trí khánh tiết: 50.000đ/hội nghị.
- Tiền thuê xe ô tô đưa đón đại biểu từ nơi nghỉ đến nơi tổ chức hội nghị (nếu có).
- Tiền in tài liệu: Đối với hội nghị tập huấn cơ quan tổ chức hội nghị in tài liệu bán cho đại biểu để bù đắp chi phí không tính lãi, đối với tài liệu của các hội nghị khác cơ quan tổ chức hội nghị sử dụng kinh phí thường xuyên của đơn vị.
- Chi tiền ăn, tiền thuê chỗ ngủ, tiền tàu xe cho đại biểu dự hội nghị không hưởng lương từ NSNN (mức chi quy định như trên).
- Chi tiền ăn mức 15.000đ/người/ngày đối với hội nghị cấp tỉnh, mức 10.000đ/người/ngày: đối với hội nghị cấp huyện (chi tiền ăn đúng với số đại biểu có mặt).
III. Chế độ trang bị, quản lý và sử dụng điện thoại, Fax.
A Quy định chung:
- Các phương tiện thông tin liên lạc như điện thoại, Fax, dùng để phục vụ cho nhu cầu công việc chung của cơ quan, đơn vị. Không được dùng vào việc riêng.
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc mua sắm và sử dụng phương tiện thông tin liên lạc ở đơn vị mình, phải căn cứ vào nhu cầu công việc thực sự cần thiết để trang bị cho phù hợp, đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả trong phạm vi dự toán ngân sách được giao hàng năm của từng cơ quan, đơn vị.
B. Quy định cụ thể.
1/ Trang bị quản lý và sử dụng điện thoại ở công sở:
a/ Trang bị điện thoại, máy Fax:
Mỗi phòng ban chức năng được trang bị một máy điện thoại cố định loại thông thường. Tuỳ theo nhu cầu cụ thể, một số cơ quan đơn vị được trang bị một máy Fax.
Trường hợp đặc biệt do yêu cầu công tác, nếu trang bị điện thoại di động phải dược UBND tỉnh đồng ý bằng văn bản.
b/ Quản 1ý và sử dụng:
- Mọi cán bộ, công chức không được sử dụng điện thoại trong cơ quan vào việc riêng - Nếu sử dụng vào việc riêng phải dùng tiền cá nhân trả cho bưu điện.
Đối với số điện thoại di động đã trang bị, những trường hợp được Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý thì sử dụng bình thường. Những trường hợp không được phép sử dụng thì phải cắt tiền thuê bao, tiền giao dịch của bưu điện với những máy đó. Máy di động được phép sử dụng chỉ được dùng vào công việc chung cần thiết, cá nhân nào gọi điện ở máy di động vào việc riêng phải dùng tiền cá nhân để trả cho bưu điện.
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng phương tiện thông tin liên lạc trong cơ quan mình, bao gồm máy điện thoại cố định, máy di động và máy Fax. Phải quy định máy cố định nào được gọi liên tỉnh, quốc tế và việc riêng, các máy khác chỉ được gọi trong nội tỉnh, thành phố. Việc sử dụng máy Fax phải được thủ trưởng đơn vị duyệt về nội dung cần giao dịch.
Giao thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quy định cụ thể mức khoán cho các máy điện thoại trong cơ quan, đảm bảo đáp ứng nhu cầu công việc và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả.
2/ Trang bị sử dụng điện thoại ở nhà riêng:
Thực hiện theo Thông tư 7l/TC/HCSN ngày 30/9/1995 của Bộ Tài chính như sau:
Đối tượng được trang bị điện thoại ở nhà riêng bao gồm:
ở cấp tỉnh:
- Bí thư, Phó Bí thư tỉnh uỷ.
- Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, UBND tỉnh.
- Chánh phó văn phòng tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.
- Trưởng phó các ban Đảng, Chủ tịch, Phó chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân ở tỉnh.
- Giám đốc, Phó giám đốc các Sở, ban ngành và cấp lãnh đạo tương đương khác ở tỉnh.
ở cấp huyện:
- Bí thư, Phó bí thư thành uỷ, thị uỷ, huyện uỷ.
- Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, UBND các thành phố, thị xã, huyện.
- Chánh văn phòng các huyện, thành, thị uỷ và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành, thị.
Ngoài tiền thuê bao hàng tháng do cơ quan chi, mức khoán chi quy định như sau:
+ Đối với Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, UBND tỉnh, trưởng các ban của Đảng:
Mức chi không quá 200.000 đồng/1 tháng.
+ Đối với Chánh văn phòng HĐND, UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành, (lãnh đạo cấp tương đương), trưởng các ban Đảng, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Trưởng các đoàn thể nhân dân cấp tỉnh; Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND các huyện, thành thị mức chi không quá: 100.000 đồng/ tháng.
+ Đối với cấp phó của các cơ quan cấp tỉnh, huyện nói trên, mức chi không quá 60.000đ/tháng
Nếu mức chi thực tế thấp hơn mức chi quy định trên đây thì thanh toán theo mức chi thực tế
Máy điện thoại nào sử dụng có mức chi thực tế cao hơn mức chi quy định trên đây thì cơ quan phải thu chênh lệch của người được trang bị máy điện thoại ở nhà riêng để thanh toán cho bưu điện.
Những trường hợp đã trang bị không đúng đối tượng như quy định trên đây, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thông báo cho bưu điện chuyển tiền thuê bao và giao dịch của những máy đó cho cá nhân thanh toán trực tiếp với bưu điện.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Các khoản chi quy định trên đây được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của từng cơ quan, đơn vị. Trường hợp đặc biệt chi ngoài dự toán được giao phải được Chủ tịch UBND cấp ngân sách quyết định. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chủ động bố trí các khoản chi trong dự toán của đơn vị mình một cách hợp lý, tiết kiệm, đúng quy định, có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Cơ quan tài chính, kho bạc có trách nhiệm kiểm tra dự toán chi, cấp phát kinh phí theo nội dung quy định của mục lục ngân sách Nhà nước và kiểm tra quyết toán của các cơ quan đơn vị theo đúng mức chi theo bản quy định này. Trường hợp chi sai chế độ hoặc vượt mức quy định, cơ quan tài chính có quyền xuất toán quản chi sai chế độ, vượt mức quy định. Người nào ra lệnh chi sai phải bị xử phạt theo quy định tại Pháp lệnh số 02/1998/PL-UBTVQH10 về thực hiện tiết kiệm chống lãng phí của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
- Nghiêm cấm các cơ quan đơn vị huy động các nguồn kinh phí khác (kể cả kinh phí của đơn vị cấp dưới) để chi phí ngoài các mức chi quy định trên đây.
- Các doanh nghiệp Nhà nước căn cứ mức chi tại quy định này để vận dụng cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả theo quy chế tài chính DNNN do Chính phủ ban hành.
- Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc và bất hợp lý, các cơ quan, đơn vị phản ánh về UBND tỉnh để xem xét bổ sung hoặc sửa đổi kịp thời.