QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộcthiểu số Việt Nam
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Di sảnvăn hoá ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Chương trìnhhành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hànhTrung ương Đảng (khoá VIII) về "Xây dựng và phát triển nền văn hoá ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" (văn bản số 1109/CP - VX ngày 17tháng 9 năm 1998);
Xét đề nghị của Bộtrưởng Bộ Văn hoá - Thông tin (Công văn số 200 TTr - BVHTT ngày 24 tháng 12 năm2002),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án "Bảo tồn,phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam" với những nội dung chủyếu sau:
1. Tên Đề án:"Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam".
2. Chủ Đề án: Bộ Vănhoá - Thông tin;
3. Các cơ quan phốihợp chủ yếu: Uỷ ban Dân tộc, các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục vàĐào tạo, Quốc phòng (Tổng cục Chính trị, Bộ Tư lệnh bộ đội Biên phòng), Bưuchính - Viễn thông, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, Đài Tiếngnói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộcthiểu số Việt Nam, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cóliên quan.
4. Thời gian thực hiệnĐề án: Từ năm 2003 đến năm 2010.
5. Mục tiêu tổng quát:
a) Bảo tồn, kế thừa cóchọn lọc và phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống, xây dựng và pháttriển những giá trị mới về văn hoá, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số;
b) Phát hiện, bồi dưỡngđội ngũ những người sáng tác văn học - nghệ thuật là người các dân tộc thiểusố;
c) Tổ chức điều tra, sưutầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hoá- nghệ thuật; bảo tồn, phát huycác nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số; đẩy mạnh xây dựng vàphát huy hiệu quả các thiết chế văn hoá, thông tin; phát triển các hoạt độngvăn hoá văn nghệ lành mạnh;
d) Xây dựng nếp sốngvăn minh, gia đình văn hoá; mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng dân tộc thiểusố, góp phần nâng cao dân trí, xoá bỏ tập tục lạc hậu, góp phần phát triển dulịch, xoá đói, giảm nghèo.
6. Nội dung bảo tồn,phát huy giá trị di sản văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số:
a) Điều tra, khảo sát,thống kê, quản lý, trùng tu các di tích lịch sử, di tích cách mạng, di tích vănhoá, danh lam thắng cảnh, khu vực sinh thái đặc biệt, vườn quốc gia ở miền núi,vùng dân tộc thiểu số;
b) Sưu tầm, giữ gìn,nghiên cứu, giới thiệu các kiểu kiến trúc, trang phục, nhạc cụ, khí cụ, công cụsản xuất, hàng thổ cẩm, đồ gốm - sứ, của các dân tộc thiểu số trong các bảotàng, các trung tâm văn hoá, các triển lãm và trong đời sống hàng ngày; ngănchặn việc thất thoát, hư hại các di vật, cổ vật quí của các dân tộc còn đangtiềm ẩn trong đồng bào;
c) Tổ chức sưu tầm,nghiên cứu, giới thiệu, lưu giữ các loại hình văn học, nghệ thuật dân gian củacác dân tộc; sáng tạo những giá trị mới về văn học, nghệ thuật trên cơ sở kếthừa và phát huy những sắc thái riêng, độc đáo truyền thống của các dân tộcthiểu số; tổ chức và hướng dẫn những biện pháp quản lý, giữ gìn, phát huy cáchoạt động văn hoá lễ hội truyền thống, phong tục tập quán lành mạnh của các dântộc thiểu số; lựa chọn một số địa chỉ (thôn, bản, buôn, phum, sóc, plây) tậptrung phong phú, đặc sắc về văn hoá truyền thống của từng dân tộc để bảo tồn vàphát huy;
d) Điều tra, khảo sát,phân loại, bảo tồn, phát huy và phát triển các nghề thủ công truyền thống, vănhoá ẩm thực của các dân tộc thiểu số;
đ) Cùng với việc phổcập tiếng Việt, cần sử dụng rộng rãi hơn tiếng nói, chữ viết của từng dân tộctrong việc truyền bá, giao lưu văn hoá, thông tin kinh tế, khoa học - kỹ thuật,luật pháp, trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
e) Phát triển sựnghiệp văn hoá, thông tin, nâng cao mức hưởng thụ của đồng bào:
Củng cố, phát triển vềchất và lượng các đội chiếu bóng, đội thông tin lưu động, các đội văn nghệ quầnchúng, các thư viện, tủ sách kết hợp với các điểm Bưu điện - văn hoá xã; tăng cườngđưa văn hoá, nghệ thuật về cơ sở phục vụ đồng bào với những nội dung, chươngtrình phù hợp; tăng cường củng cố, phát triển toàn diện hệ thống thông tin cơsở; đẩy mạnh các hình thức giao lưu văn hoá, nghệ thuật giữa các vùng dân tộcthiểu số.
g) Xây dựng gia đình,bản, làng (buôn, plây, phum, sóc) văn hoá:
Xây dựng các mô hình,tiêu chuẩn quy ước phù hợp;
Tổ chức cho cán bộ,đảng viên và nhân dân học tập nắm vững mô hình, tiêu chuẩn quy ước và tự nguyệnđăng ký thực hiện;
Theo dõi, kiểm tra,đôn đốc, tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện xây dựng gia đình, bản, làngvăn hoá trong phong trào thi đua của địa phương.
h) Đào tạo, bồi dưỡngcán bộ:
Nâng cao trình độ nhậnthức chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước về văn hoá dân tộcvà năng lực quản lý công tác chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chứcvà cộng tác viên nòng cốt có đủ khả năng tham mưu cho cấp uỷ và chính quyềnnhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động văn hoá, thông tin ở cơ sở.
Đối tượng chính là cánbộ cấp huyện, xã, cơ quan, đơn vị, trường học; trong đó chú trọng đào tạo cánbộ, công chức là người dân tộc thiểu số.
7. Địa bàn bảo tồn vàphát huy những di sản truyền thống các dân tộc thiểu số:
a) Những địa bàn cónguy cơ cao trong việc thất thoát các sản phẩm văn hoá truyền thống (di vật, cổvật quý và các sản phẩm văn hoá phi vật thể);
b) Những dân tộc có sốlượng người ít, trình độ dân trí thấp, đời sống khó khăn, không có điều kiện đểtự bảo vệ và phát huy di sản văn hoá của dân tộc mình (như các dân tộc: Slila,La hủ, Rục, Rắc lai, Brâu,...);
c) Những vùng do cáctác động tiêu cực, bản sắc dân tộc của văn hoá đã và đang bị xoá nhoà, khiến ngườidân chưa thật sự coi trọng di sản văn hoá dân tộc;
d) Những vùng nằmtrong quy hoạch của các dự án xây dựng các công trình công nghiệp, nông nghiệp,giao thông vận tải,... để phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, phải di dờilàng, bản... đến tái định cư ở địa bàn mới;
đ) Ưu tiên cho nhữngđịa bàn trọng điểm là những vùng đồng bào hiện
có mức hưởng thụ thấpvề văn hoá, thông tin như biên giới, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của miềnnúi (KV3), các địa bàn thuộc An toàn Khu và Chiến
khu trong cách mạng vàkháng chiến, vùng trọng điểm tập trung đồng bào các dân tộc thiểu số như TâyNguyên, Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nam bộ và vùng cao.
Chú trọng các địa bàntrọng điểm là vùng đồng bào dân tộc thiểu số có truyền đạo trái phép và vùngđặc biệt khó khăn (135).
8. Giải pháp thựchiện:
Căn cứ điều kiện thựctế của địa phương trong từng thời gian, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quảcác giải pháp sau:
a) Thống nhất và nângcao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và trong toàn ngành văn hoá -thông tin;
b) Tăng cường công tácquản lý của Nhà nước tại các cấp, các ngành và các địa phương;
c) Đẩy mạnh công táctổ chức và cán bộ;
d) Tăng cường cơ sởvật chất và trang bị cho hoạt động văn hoá, thông tin;
đ) Đẩy mạnh các hìnhthức xã hội hoá thích hợp trong các hoạt động văn hoá, thông tin ở vùng dân tộcthiểu số, miền núi nhằm huy động tiềm lực sẵn có ở cơ sở của các địa phương,các ngành, các lực lượng và của người dân để nâng cao mức hưởng thụ về đời sốngtinh thần của đồng bào;
e) Đẩy mạnh công tácthông tin tuyên truyền, giới thiệu những mô hình, phổ biến những kinh nghiệm,những điển hình tốt trong các hoạt động văn hoá, thông tin để khích lệ và họctập lẫn nhau.
9. Nguồn vốn:
a) Nguồn ngân sách nhànước cấp cho ngành Văn hoá - Thông tin (xây dựng cơ bản, hoạt động sự nghiệp vàvốn dành cho Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá);
b) Nguồn ngân sách nhànước cấp cho các địa phương, trong đó có khoản ngân sách dành cho hoạt động vănhoá, thông tin;
c) Nguồn ngân sách củacác ngành dành cho hoạt động văn hoá, thông tin;
d) Đóng góp của nhândân;
đ) Đóng góp của các tổchức chính trị - xã hội;
e) Tài trợ của các tổchức, cá nhân nước ngoài.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Bộ Văn hoá - Thôngtin chủ trì, cùng các cơ liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể và chỉ đạo triểnkhai đề án này.
Các bộ, cơ quan ngangbộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ vàtheo sự phân công của chủ đề án tổ chức triển khai các nội dung được phân công.
2. Uỷ ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào nội dung đề án và theo hướngdẫn của Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kếhoạch triển khai hàng năm, bố trí kinh phí để thực hiện.
3. Bộ Văn hoá - Thôngtin chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, lồng ghép thựchiện đề án này với các đề án về văn hoá - xã hội, "Chương trình mục tiêuquốc gia về văn hoá đến năm 2005" đã được Chính phủ phê duyệt.
Điều 3.
1. Quyết định này cóhiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Các Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết địnhnày./.