Quyết định số 1305/1998/QĐUB ngày 22/12/1998QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN
Về việc ban hành quy định về hoạt động thanh tra, kiểm tra
các tổ chức thanh tra Nhà nước trên địa bàn tỉnh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994.
Căn cứ Pháp lệnh thanh tra ban hành ngày 01/04/1990
Xét đề nghị của Chánh thanh tra tỉnh Nghệ An.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về hoạt động thanh tra, kiểm tra các tổ chức thanh tra Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Điều 2: Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Chánh thanh tra tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, các tổ chức thanh tra Nhà nước trong tỉnh và các đơn vị, tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quy định
"Về việc hoạt động thanh tra, kiểm tra các tổ chức thanh tra Nhà nước trong tỉnh
(Ban hành theo Quyết định số 1305/1998/QĐUB ngày 22/12/1998 của UBND tỉnh)
Chương I
Những quy định chung
Điều 1:
1. Bản quy định này cụ thể hoá các nội dung về hoạt động thanh tra, kiểm tra trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của các tổ chức thanh tra Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
2. Mọi hoạt động thanh tra, kiểm tra các tổ chức thanh tra trong tỉnh đều phải tuân theo các quy định của pháp lệnh thanh tra, Nghị định 61 của Chính phủ, quy chế đoàn thanh tra, các văn bản pháp luật có liên quan và nội dung bản quy định này.
Điều 2: Hệ thống tổ chức thanh tra Nhà nước trên địa bàn tỉnh bao gồm:
1. Thanh tra tỉnh.
2. Thanh tra Sở, ngành thuộc tỉnh (gọi tắt là Thanh tra Sở).
3. Thanh tra huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (gọi tắt là Thanh tra huyện).
4. Thanh tra xã, phường, thị trấn: Chức năng Thanh tra Nhà nước ở xã, phường, thị trấn do Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trực tiếp đảm nhiệm.
Điều 3: Nội dung tiến hành hoạt động, thanh tra, kiểm tra các tổ chức thanh tra Nhà nước trong tỉnh:
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nước của các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, các đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức hữu quan và cá nhân có trách nhiệm (gọi chung là cơ quan tổ chức và cá nhân), nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức công dân.
Điều 4: Những nguyên tắc chủ yếu trong hoạt động thanh tra, kiểm tra:
1. Mọi hoạt động thanh tra, kiểm tra chỉ tuân theo pháp luật, đảm bảo chính xác, khách quan, dân chủ và kịp thời.
2. Không một cơ quan, tổ chức cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng, lạm dụng quyền thanh tra để sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra.
Điều 5:
1. Việc ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra phải căn cứ vào chương trình kế hoạch đã được phê duyệt và chỉ được thực hiện khi có quyết định của Thủ trưởng cơ quan thanh tra trong hệ thống tổ chức thanh tra Nhà nước hoặc Thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, đồng thời phải thông báo cho đối tượng thanh tra, kiểm tra biết.
Quyết định thanh tra, kiểm tra phải ghi rõ:
a. Căn cứ pháp lý để thanh tra, kiểm tra.
b. Nội dung, yêu cầu, phạm vi của cuộc thanh tra, kiểm tra.
c. Thời hạn thanh tra, kiểm tra.
d. Thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra và quyền, trách nhiệm của đoàn.
e. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị thanh tra, kiểm tra.
2. Không được tiến hành thanh tra, kiểm tra trùng lặp, không quá một lần về cùng một nội dung trong một năm đối với các cơ quan, tổ chức cá nhân (trừ trường hợp bất thường).
Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của đối tượng được thanh tra, kiểm tra:
1. Có quyền từ chối việc thanh tra, kiểm tra trái quy định của pháp luật; khiếu nại các quyết định, kết luận về thanh tra, kiểm tra, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo đó.
2. Có nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của đoàn thanh tra; nếu cố tình cản trở việc thanh tra, kiểm tra, dùng thủ đoạn che dấu các hành vi vi phạm pháp luật, không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của đoàn thanh tra thì tùy theo mức độ nặng nhẹ mà xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 7: Thời hạn thanh tra được tính từ bắt đầu tiến hành ghi trong quyết định thanh tra đến ngày công bố dự thảo kết luận của đoàn thanh tra.
1. Đối với thanh tra tỉnh, thời hạn thanh tra không quá 60 ngày. Người ra quyết định thanh tra có quyền gia hạn khi xét thấy cần thiết có thời gian gia hạn không quá 30 ngày.
2. Đối với thanh tra Sở và thanh tra huyện, thời hạn thanh tra không quá 50 ngày. Người ra quyết định thanh tra có quyền gia hạn khi xét thấy cần thiết và thời gian gia hạn không quá 30 ngaỳ.
3. Đối với thanh tra xã, phường, thị trấn, thời hạn thanh tra không quá 30 ngày. Người ra quyết định thanh tra có quyền gia hạn một lần khi xét thấy cần thiết và thời gian gia hạn không quá 15 ngày.
4. Riêng khi thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp, các tổ chức thanh tra Nhà nước trong tỉnh đều phải tuân theo các quy định về thời hạn như sau:
a. Thời gian một cuộc thanh tra không quá 30 ngày. Khi cần thiết, người ra quyết định thanh tra được quyền gia hạn và thời gian gia hạn không vượt quá 30 ngày.
b. Thời gian của mỗi cuộc kiểm tra không quá 5 ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định kiểm tra có thể gia hạn và thời gian gia hạn không vượt quá 5 ngày.
Điều 8:
1. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày công bố dự thảo kết luận thanh tra, đoàn thanh tra phải có văn bản kết luận chính thức về những nội dung đã thanh tra. Kết luận thanh tra phải được gửi cho người ra quyết định thanh tra, đối tượng được thanh tra và tổ chức thanh tra Nhà nước cấp trên.
2. Trong trường hợp kết luận thanh tra có liên quan đến Đảng viên thì người đã ra quyết định thanh tra có trách nhiệm cung cấp những tai liệu và kết luận có liên quan cho cấp ủy, Đảng và ủy ban kiểm tra của Đảng có thẩm quyền khi được yêu cầu.
3. Khi kết luận thanh tra là văn bản xác định nội dung đã được thanh tra, là cơ sở pháp lý để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định xử lý các vụ việc. Các đoàn thanh tra phải nghiên cứu nội dung đã được Đoàn thanh tra trước đó két luận.
Chương II
Nhiệm vụ quyền hạn của các tổ chức
thanh tra Nhà nước trong quá trình thanh tra, kiểm tra.
Điều 6: Trong quá trình thanh tra, các tổ chức thanh tra Nhà nước trong tỉnh có những quyền sau:
1. Yêu cầu cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động thanh tra.
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị hữu quan cử cán bộ tham gia đoàn thanh tra.
2. Yêu cầu các đối tượng thanh tra báo cáo, cung cấp tài liệu và trả lời chất vấn bằng văn bản theo nội dung, thời gian do Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên yêu cầu.
3. Trưng cầu giám định khi xét thấy cần thiết.
4. Khi tiến hành thanh tra, nếu thấy có sự chênh lệch giữa sổ sách, chứng từ hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên được quyết định kiểm kê tài sản của đối tượng thanh tra.
5. Khi tiến hành thanh tra, nếu xét thấy cần phải đảm bảo nguyên trạng tài liệu, trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên được quyền niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài liệu của đối tượng thanh tra có liên quan đến nội dung thanh tra và phải khẩn trương khai thác tài liệu đã niêm phong, nhanh chóng trả lại cho các đối tượng thanh tra những tài liệu đã khai thác xong (không để quá 15 ngày) hoặc tài liệu không cần thiết giữ lại để khai thác.
6. Có quyền kê biên tài sản khi thấy cần thiết.
7. Khi tiến hành thanh tra, nếu phát hiện các khoản tiền, đồ vật mà nguồn gốc chưa rõ ràng hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng chưa có kết luận và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền và những giấy phép được cấp hoặc sử dụng trái phép thì Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tạm giữ và ra quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền quyết định xử lý tiền, đồ vật, giấy phép và tạm giữ.
8. Đình chỉ việc làm xét thấy đang hoặc sẽ gây tác hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức và công dân.
8. Tạm đình chỉ thi hành quyết định kỷ luật hoặc thuyên chuyển công tác đối với người đang công tác với thanh tra hoặc là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra.
10. Cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác công chức, viên chức Nhà nước là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra.
11. Kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý theo quy định của pháp luật.
a. Căn cứ vào chứng cứ qua thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra dự thảo kết luận cuộc thanh tra, thông báo để đối tượng thanh tra biết và giải trình (nếu có) trong thời gian do đoàn thanh tra quy định. Đoàn thanh tra có trách nhiệm xem xét và giải quyết các nội dung giải trình theo thẩm quyền của mình. Nếu vượt quá thẩm quyền phải báo cáo với người ra quyết định thanh tra. Người ra quyết định thanh tra phải giải quyết các đề nghị của Trưởng đoàn trong thời hạn 7 ngày.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thông báo dự thảo kết luận, Trưởng đoàn thanh tra hoàn chỉnh văn bản kết luận cuộc thanh tra, văn bản kết luận do Trưởng đoàn ký và đóng dấu của cơ quan quản lý Trưởng đoàn.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố kết luận thanh tra, đoàn thanh tra phải bàn giao hồ sơ cuộc thanh tra cho cơ quan quản lý trực tiếp Trưởng đoàn nếu người ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng trực tiếp của Trưởng đoàn. Trường hợp khác thì phải xin ý kiến của người quyết định thanh tra để bàn giao hồ sơ.
b. Người ra quyết định thanh tra có quyền ra quyết định thu hồi tiền và tài sản sai phạm được phát hiện qua thanh tra, bắt bồi thường và buộc đối tượng thanh tra phải đề ra các biện pháp chấn chỉnh công tác quản lý đối vơí những việc làm sai chế độ quản lý kinh tế. Đối với những trường hợp đối tượng thanh tra phải thi hành các hình thức kỷ luật hành chính thì kiến nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý.
12. Đối với những sai phạm có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra hình sự.
Khi xét thấy không cần cần thiết áp dụng các biện pháp quy định tại các khoản 5, 6, 7, 8, 9 và biện pháp đình chỉ công tác công chức, viên chức Nhà nước quyết định tại khoản 10 của điều này thì người ra quyết định phải ra quyết định huỷ việc áp dụng các biện pháp đó.
Điều 10:
1. Người được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định thanh tra, kiểm tra về những công việc được phân công.
2. Người được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra nếu có hành vi nhũng nhiễu đối với đối tượng thanh tra, lạm dụng quyền thanh tra để mưu lợi riêng, có hành vi bao che, gảm nhẹ cho đối tượng thanh tra, cố ý kết luận vụ việc sai lệch với sự thật hoặc không thực hiện chế độ bảo mật các nguồn thông tin tài liệu về cuộc thanh tra, kiểm tra thì tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quyết định của pháp luật.
Mục I
Thanh tra tỉnh
Điều 11:
1. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước của Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; việc có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Sở, nhiều huyện và đơn vị hành chính tương đương, việc do Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Tổng Thanh tra Nhà nước giao.
2. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật của các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc tỉnh.
3. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật của cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan Trung ương và địa phương khác đóng trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền quản lý Nhà nước của UBND tỉnh.
Điều 12: Việc ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra phải căn cứ vào chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm do thanh tra tỉnh xây dựng và được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
Các cuộc thanh tra, kiểm tra của thanh tra tỉnh chỉ được tiến hành khi có quyết định của Tổng thanh tra Nhà nước, Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Chánh thanh tra tỉnh.
Điều 16: Trong quá trình thanh tra, thanh tra có quyền:
1. Thực hiện các quyền hạn được quy định tại điều 9 bản quy định này.
2. Chánh thanh tra tỉnh có quyền:
a. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định xử lý của Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn đối với đương sự đang khiếu nại, tố cáo để xem xét giải quyết trong thời gian 60 ngày kể từ ngày ra quyết định.
b. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác của Thủ trưởng cơ quan đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của UBND tỉnh đối với người đang công tác với cơ quan thanh tra hoặc đang là đối tượng thanh tra, nếu xét thấy việc thi hành quyết định gây trở ngại cho việc tiến hành thanh tra.
Đối với quyết định nói trên của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của cơ quan Trung ương hoặc địa phương khác đóng tại địa bàn tỉnh Nghệ An thì kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định.
c. Cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác, viên chức Nhà nước có ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, quyết định của tổ chức thanh tra. Đối với Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã, Giám đốc Sở hoặc đối với người thuộc quyền quản lý của cơ quan cấp trên hoặc địa phương khác đóng tại địa phương mình thì kiến nghị có thẩm quyền giải quyết.
Mục I
Thanh tra Sở
Điều 14:
1. Thanh tra có quyền thanh tra, kiểm tra:
a. Việc chấp hành chính sách pháp luật của các cơ quan, đơn vị do Sở quản lý trực tiếp.
b. Chấp hành chính sách pháp luật về ngành và lĩnh vực do Sở được phân công quản lý đối với tất cả các cơ quan, tổ chức cá nhân trong phạm vi toàn tỉnh.
2. Hướng dẫn kiểm tra thực hiện các quy định về công tác thanh tra. Tạm đình chỉ những quyết định không đúng pháp luật về thanh tra, kiểm tra của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở đồng thời kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết.
3. Kiến nghị Giám đốc Sở giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị không được chấp nhận thì báo cáo Chánh thanh tra tỉnh quyết định.
Điều 15:
1. Việc ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra phải căn cứ vào chương trình, kế hoạch hàng năm do Thanh tra Sở xây dựng trình Giám đốc Sở phê duyệt. Trước khi phê duyệt thanh tra Sở phải báo cáo thanh tra tỉnh để phối hợp, tránh chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra.
2. Đối với thanh tra Sở tài chính, Thanh tra Sở Giáo dục, Thanh tra Sở Y tế, Thanh tra Sở Địa chính và thanh tra Thuế thì chương trình kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm phải được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt, thanh tra các Sở này phải báo cáo thanh tra để phối hợp, tránh chồng chéo.
3. Các cuộc thanh tra, kiểm tra của thanh tra Sở chỉ được tiến hành khi có quyết định của Giám đốc Sở, Chánh thanh tra tỉnh hoặc Chánh thanh tra Sở.
Điều 16: Trong quá trình thanh tra, Thanh tra Sở có quyền:
1. Thực hiện các quyền hạn được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 11, 12 điều 9 của bản quy định trong phạm vi quản lý Nhà nước của Sở.
2. Chánh thanh tra Sở có quyền:
a. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác của Thủ trưởng cơ quan đơn vị thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Sở đối với người đang cộng tác với tổ chức thanh tra hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định gây trở ngaị cho việc thanh tra; đối với quyết định nói trên không do Sở trực tiếp quản lý thì kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định.
b. Cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác của công chức, viên chức Nhà nước do Sở trực tiếp quản lý có hành vi cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, quyết định về thanh tra.
c. Đối với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị do Sở trực tiếp quản lý và những người thuộc các cơ quan, đơn vị khác thì kiến nghị Giám đốc Sở và cấp có thẩm quyền quyết định.
Mục 3
Thanh tra huyện, thành phố, thị xã
Điều 17:
1. Thanh tra huyện có quyền thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nước của Trưởng phòng, ban cấp huyện, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; việc liên quan đến trách nhiệm của nhiều phòng, ban nhiều xã, phường, thị trấn; việc do Chủ tịch UBND huyện hoặc Chánh thanh tra tỉnh giao.
2. Thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật của các cơ quan, đơn vị cá nhân thuộc quyền quản lý của các cơ quan cấp trên hoặc địa phương khác đóng tại địa phương mình theo thẩm quyền quản lý Nhà nước của UBND huyện.
3. Kiến nghị Chủ tịch UBND huyện giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra; trong trường hợp kiến nghị không được chấp nhận thì có quyền bảo lưu và báo cáo Chánh thanh tra tỉnh giải quyết.
Điều 18:
1. Việc ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra phải căn cứ vào chương trình kế hoạch hàng năm do Chánh thanh tra huyện xây dựng trình UBND huyện phê duyệt. Trước khi được phê duyệt thanh tra huyện phải trình thanh tra tỉnh để phối hợp tránh chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra.
2. Các cuộc thanh tra, kiểm tra của thanh tra huyện được tiến hành theo quyết định của Chủ tịch UBND huện, Chánh thanh tra tỉnh hoặc Chánh thanh tra huyện.
Điều 19: Trong quá trình thanh tra, thanh tra huyện có quyền hạn sau:
1. Thực hiện các quyền hạn được quy định tại điều 9 của bản quy định này liên quan đến đối tượng thanh tra và cơ quan, đơn vị, cá nhân hữu quan trong phạm vi quản lý của UBND huyện.
2. Chánh thanh tra huyện có quyền:
a. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định xử lý của Trưởng phòng, ban cấp huyện, của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn đối với đương sự đang khiếu nại tố cáo để xem xét giải quyết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định.
b. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của UBND huyện đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra hoặc đang là đối tượng thanh tra, nếu xét thấy việc thi hành quyết định nói trên gây trở ngại cho việc thanh tra; đối với quyết định nói trên của Thủ trưởng cơ quan đơn vị thuộc quyền quản lý của cơ quan cấp trên hoặc địa phương khác đóng tại địa phương mình thì kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định.
c. Cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác công chức, viên chức Nhà nước cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, quyết định của thanh tra; đối với Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, Trưởng phòng ban hoặc đối với người thuộc quyền quản lý của cơ quan cấp trên hoặc địa phương khác đóng tại địa phương mình thì kiến nghị có thẩm quyền quyết định.
Mục 4
Thanh tra xã, phường, thị trấn
Điều 10: ở xã, phường, thị trấn không thành lập tổ chức thanh tra Nhà nước chuyên trách. Chức năng thanh tra Nhà nước ở xã, phường, thị trấn do UBND xã đảm nhiệm và Chủ tịch UBND xã trực tiếp phụ trách. Nhiệm vụ quyền hạn chủ yếu khi thực hiện chức năng thanh tra Nhà nước ở xã là:
1. Thực hiện nhiệm vụ thanh tra khi Chánh thanh tra huyện giao.
2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước của các cơ quan, đơn vị cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của UBND xã, phường, thị trấn.
Thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật của cơ quan đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan cấp trên hoặc địa phương khác đóng tại địa phương mình theo thẩm quyền quản lý Nhà nước của UBND xã, phường, thị trấn.
Điều 21: Trong quá trình thanh tra, thanh tra xã, phường, thị trấn thực hiện các quyền quy định tại khoản 1, 2, 4, 11 điều 9 bản quyết định này.
Chương III
Những biện pháp bảo đảm hoạt động thanh tra
có hiệu quả, hiệu lực
Điều 22: Hoạt động thanh tra được tiến hành theo chương trình kế hoạch đã được phê duyệt và được hưởng kinh phí ngân sách cấp hàng năm theo quy định.
Đối với các cuộc thanh tra chuyên đề, đột xuất hoặc vụ việc phức tạp thì được xét cấp thêm kinh phí và cấp quản lý nào ra quyết định thì cấp đó có trách nhiệm cấp thêm kinh phí cho đoàn thanh tra.
Điều 23: Các yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra phải ghi rõ nội dung, thời gian để đối tượng thực hiện và phải công bố công khai với đối tượng thanh tra và cơ quan tổ chức hữu quan.
Cơ quan, tổ chức ra quyết định thanh tra có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện hoặc ủy nhiệm cho tổ chức thanh tra nơi có đối tượng thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được yêu cầu kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra phải thực hiện nghiêm túc và báo cáo kết quả cho cơ quan thanh tra trong thời hạn 15 ngaỳ, kể từ ngày nhận được kết luận, kiến nghị.
Điều 24: Trường hợp người có yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan vẫn không thực hiện thì Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó phải áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền buộc họ phải thực hiện.
Nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra cố ý không thực hiện hoặc Thủ trưởng cấp trên quản lý trực tiếp của họ thiếu trách nhiệm hoặc cố tình bao che thì tùy tính chất và mức độ nặng hoặc nhẹ của sai phạm mà bị xử lý kỷ luật hành chính, nếu gây thiệt hại phải bồi thường, trường hợp nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chương IV
Tổ chức thực hiện
Điều 25: Chánh thanh tra tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh xử lý những vấn đề chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm sát trên địa bàn tỉnh.
Điều 26: Chánh thanh tra tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện bản quyết định này và định kỳ 6 tháng một lần báo cáo tình hình thực hiện với Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 27:
1. Cơ quan tổ chức, cá nhân thực hiện tốt bản quyết định này thì được khen thưởng.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nào vi phạm bản quy định này thì tùy theo mức độ nặng nhẹ, xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.