ủy ban nhân dânQUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
Về việc phê duyệt dự án quy hoạch phân bố mạng lưới các cơ sở
sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 1998-2010
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
Căn cứ Quyết định số 1190/QĐ-UB ngày 12/08/1997 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc "Thành lập Đoàn quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng";
Căn cứ Quyết định số 08/1998/QĐ-UB ngày 05/01/1998 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc "Phê duyệt đề cương quy hoạch phân bố các cơ sở sản xuất công nghiệp";
Xét Tờ trình số 531/TTr-ĐQH ngày 16/11/1998 của Đoàn quy hoạch và Tờ trình số 1097/TT-KHĐT ngày 08/12/1998 của Sở Kế hoạch và đầu tư đề nghị UBND tỉnh phê duyệt dự án,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Phê duyệt dự án "Quy hoạch phân bố mạng lưới các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 1998-2010" (Phục vụ cho yêu cầu quy hoạch các Cụm công nghiệp theo Quyết định số 1190/QĐ-UB ngày 12/08/1997 và Quyết định 08/1998/QĐ-UB ngày 05/01/1998 của UBND tỉnh Lâm Đồng) Do đoàn quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và sở KH&ĐT trình với nội dung chủ yếu sau:
1- Tên dự án:
"Quy hoạch phân bố mạng lưới các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 1998-2010".
2- Mục tiêu dự án:
Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010, trọng tâm là định hướng phát triển ngành công nghiệp và phân bố các cơ sở sản xuất công nghiệp một cách hợp lý nhằm phát huy triệt để tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng trong thời kỳ 1998 - 2010.
3- Phương hướng phát triển và phân bố mạng lưới cơ sở sản xuất công nghiệp tỉnh Lâm Đồng:
Phát triển công nghiệp phải đạt được mục tiêu dịch chuyển cơ cấu kinh tế chung của tỉnh theo hướng: Công - Nông - Lâm nghiệp - Du lịch và dịch vụ.
Đến năm 2010 tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh phải đạt từ 20% - 25%.
Ngành công nghiệp phải tăng trưởng với tốc độ từ 12% đến 15% trong giai đọan trước 2000 và tối thiểu 20% trong giai đoạn 2000-2005.
Hoàn thiện việc phân bố công nghiệp trên địa bàn: Thực hiện phân bố và phân bố lại các cơ sở công nghiệp một cách hợp lý, hình thành một số cụm và điểm công nghiệp.
Chú trọng phát triển nhóm ngành chủ đạo có lợi thế về nguyên liệu, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, lâm, khoáng sản phục vụ tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu nhằm tạo động lực phát triển chung cho nền kinh tế, đặc biệt tạo động lực thúc đẩy nông nghiệp nông thôn phát triển, giải quyết việc làm. Các sản phẩm xuất khẩu có thị trường ổn định cần được tạo kiện để mở rộng quy mô sản xuất.
Xây dựng vững chắc mối quan hệ giữa nhà máy và vùng nguyên liệu.
Hiện đại hóa công nghệ và trang thiết bị để nâng công suất và chất lượng sản phẩm ở một số ngành then chốt. Tiếp tục củng cố, tổ chức lại và khai thác hiệu quả các cơ sở hiện có.
Chú trọng phát triển những ngành công nghiệp có công nghệ khá và khả năng thu hút, sử dụng nhiều lao động. Đối với cơ sở có công nghệ vẫn còn thích hợp trong thời gian dài trước mắt nhưng máy móc thiết bị cũ cần được ưu tiên thay thế từng phần để thích nghi và phát triển.
Kêu gọi vốn trong và ngoài nước để đầu tư cho các dự án có mô lớn.
Bố trí các cơ sở công nghiệp phải đảm bảo yếu tố môi trường, không gây ô nhiễm cho khu vực dân cư, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm phát triển bền vững.
Việc phân bố các cơ sở sản xuất phải góp phần tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng, đồng thời có tính đến phát triển nhanh những vùng trọng điểm để tạo động lực và hỗ trợ cho các vùng khác.
Chú trọng phát triển công nghiệp nhỏ và TTCN ở các vùng nông thôn, tạo mô hình kết hợp nông - công nghiệp. Khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống nhằm phục vụ nhu cầu tại chỗ, đa dạng hóa ngành nghề, tăng thu nhập và góp phần từng bước đô thị hóa nông thôn.
Bố trí các cơ sở công nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Lạt, không được ảnh hưởng đến chức năng du lịch, nghỉ dưỡng và văn hóa của Thành phố.
Quy họach phát triển và phân bố lực lượng sản xuất ngành công nghiệp phải gắn với yêu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng.
4. Phương hướng phát triển và phân bố các ngành công nghiệp:
4.1. Nhóm ngành chế biến nông sản:
Chế biến chè:
Năng lực chế biến hiện nay 99.000 tấn nguyên liệu/năm (Quốc doanh 13.500 tấn). Đến năm định hình sản lượng chè búp tươi đạt 167.200tấn/năm. Tùy điều kiện và tốc độ phát triển vùng nguyên liệu để xây dựng nhà máy vào thời điểm thích hợp. Dự kiến xây dựng thêm 04 nhà máy công suất 3.000 tấn thành phẩm/nhà máy/năm, phân bố chủ yếu tại Bảo Lâm.
Trước mắt vẫn sử dụng công nghệ OTD là chính, khi thực hiện cải tạo thay thế bằng giống chè mới sẽ chuyển dần sang công nghệ C TC.
Chế biến cà phê:
Đến năm định hình sản lượng cà phê nhân đạt 140.000 tấn/năm. Từ nay đến năm 2010 tập trung xây dựng các nhà máy sấy, phân lọai và đánh bóng phục vụ xuất khẩu công suất trung bình của mỗi nhà máy từ 15.000 - 25.000 tấn/năm. Gọi vốn đầu tư xây dựng nhà máy cà phê hòa tan công suất 1.500-2000 tấn thành phẩm/năm.
Xây dựng 04 nhà máy tại Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc, Bảo Lâm:
Chế biến hạt điều:
Nâng công súât nhà máy chế biến hạt điều ĐạHuoai từ 3.000 tấn nguyên liệu/năm hiện nay lên 5.000-8.000 tấn nguyên liệu/năm với công nghệ chao dầu đang sử dụng.
Chế biến đường:
Phát triển vùng nguyên liệu mía tại Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương quy mô 10.000ha, xây dựng nhà máy chế biến đường thô tại Đức Trọng, công suất từ 2.000 -3.500 tấn mía cây/ngày, sẽ mở rộng lên 5.000 tấn/ngày khi có điều kiện thích hợp. Xây dựng các xưởng sản xuất các sản phẩm sau đường.
Chế biến rau quả:
Đến năm 2010, sản lượng rau quả đạt trên 300.000 tấn/năm, ngòai nhà máy rau cấp đông, xây dựng thêm 02 nhà máy tại Đức Trọng công suất 20.000-25.000 tấn nguyên liệu/năm/nhà máy.
Chế biến trái cây chỉ phát triển ở quy mô nhỏ, sẽ xây dựng nhà máy khi có điều kiện công nghệ và thị trường thích hợp.
Chề biến tơ:
Giảm hệ thống ươm tơ cơ khí, sắp xếp lại nhà xưởng, chuyển một số thiết bị ươm tơ tự động tại Bảo Lộc đến Đức Trọng, khôi phục lại nhà máy ươm tơ Đơn Dương.
Tổng công súât hàng năm đạt 350 tấn tơ trên cấp A trong khu vực quốc doanh và 300 tấn trong khu vực tư nhân. Phân bố tại Bảo Lộc, Đức Trọng, Lâm Hà.
Chế biến sữa:
Xây dựng nhà máy chế biến sữa tại Đức Trọng theo mô hình công - nông nghiệp hòan chỉnh, công suất 8.000 - 10.000 tấn sữa/năm. Cơ cấu sản phẩm phải đa dạng, trang thiết bị công nghệ phải tiên tiến và hiện đại.
Chế biến thức ăn gia súc:
Trong giai đoạn 1998 - 2000 xây dựng nhà máy chế biến thức ăn gia súc công suất 10.000 -15.000 tấn/năm tại Đức Trọng. Sau năm 2000 tùy tình hình mà mở rộng công suất hoặc xây dựng thêm một nhà máy nữa với công suất tương đương.
4.2- Nhóm ngành chế biến lâm sản:
Chế biến gỗ:
Tập trung đầu tư chế biến các sản phẩm gỗ tinh chế phục vụ xuất khẩu, công suất 10.000m3/năm. Phát triển chế biến các lâm sản phụ trên cơ sở đầu tư cải tạo các cơ sở chế biến hiện có. Phát triển chế biến lâm sản phải đi đôi với đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.
Chế biến bột giấy:
Liên doanh liên kết đầu tư phát triển vùng nguyên liệu giấy và chế ciến bột giấy tổng công suất 50.000-100.000 tấn bột giấy/năm.
Phát triển sản xuất các sản phẩm giấy và bột giấy.
4.3- Nhóm ngành chế biến khoáng sản:
Sản xuất gạch ngói:
Xây dựng mới 02 nhà máy gạch ngói Tuy Nen tại Đức Trọng và Bảo Lộc, công suất tối thiểu 20.000.000 viên/năm/nhà máy. Thời gian xây dựng phụ thuộc vào sự phát triển của nhu cầu xã hội.
Sản xuất đá dăm xây dựng:
Tổng công suất 200.000m3/năm, tập trung ở Bảo lộc và Đức Trọng.
Sản xuất gạch chịu lửa:
Nâng công suất nhà máy gạch chịu lửa của Xí nghiệp sứ Lâm Đồng từ 5.000 tấn/năm lên 20.000 tấn/năm. Sau năm 2000 hạn chế bán Caolin tinh chế, phát triển sản xúât các sản phẩm sau KaoLin.
Sản xuất sứ cách điện:
Nâng công suất cơ sở sản xuất vật liệu chịu lửa của Xí nghiệp sứ Lâm Đồng để sản xuất sứ cách điện, công suất 5.000.000 sản phẩm/năm.
Sản xuất đá Oplate:
Nâng công suất nhà máy đá Oplate Lộc an đạt công suất 60.000m2/năm.
Chế biến thiếc:
Xây dựng lại và nâng cấp công suất lò chế biến thiếc tại Đức Trọng, công suất 700-800 tấn/năm để chế biến thiếc khai thác tại Đà Lạt, Lạc Dương và vùng phụ cận.
Khai thác Bauxite và luyện nhôm:
Đầu tư khai thác mỏ Tân Rai và xây dựng nhà máy chế biến công suất 1.000.000 tấn quặng/năm.
Xây dựng khu liên hiệp luyện nhôm tại Bảo Lâm công suất 150.000 200.000 tấn Alumin và 75.000 tấn nhôm kim lọai/năm.
Sản xuất phân vi sinh:
Sau năm 2000 nâng công suất nhà máy phân vi sinh Di Linh lên 20.000 tấn/năm và xây dựng một nhà máy mới tại Đại lào công suất 20.000 tấn/năm.
Chế biến Diatomite và Bentonite:
Liên doanh đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến tại Đức Trọng công suất 40.000 tấn nguyên liệu/năm.
4.4- Các ngành công nghiệp khác:
Ngành cơ khí:
Nhà máy cơ khí tỉnh thực hiện quy hoạch lại sản xuất, mở rộng quy mô và đa dạng ngành nghề, sản phẩm.
Chú ý phát triển các cơ sở cơ khí nhỏ phục vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại các vùng nông thôn.
Ngành may mặc:
Củng cố Công ty may của Tỉnh đạt công suất thiết kế. Sau năm 2000 có kế họach mở rộng và nâng công suất lên 720.000 sản phẩm/năm.
Sản xuất giày da:
Xây dựng nhà máy sản xuất giày tại Đàlạt công suất 4.000 đôi/ngày, có kế họach xây dựng thêm một nhà máy tại Bảo lộc công suất 4.000 đôi/ngày.
Ngành đan thêu, thủ công mỹ nghệ:
Khuyến khích phát triển để phục vụ du lịch và xuất khẩu. Bố trí trên địa bàn Đà Lạt, Bảo Lộc, ĐạHuoai.
Công nghệ tin học:
Tập trung sản xuất các phầm mền ứng dụng phục vụ nhu cầu địa phương và trong nước. Xây dựng một cơ sở tại Đà Lạt vừa sản xuất phầm mền vừa lắp đặt, sửa chữa phần cứng máy vi tính.
5- Điểm và Cụm công nghiệp:
Cụm Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà: Trung tâm là Đức Trọng - Lâm Hà, bố trí các ngành nghề: Chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng, khoáng sản, đan, thêu, cơ khí, chế biến tơ, giày da, các ngành nghề thủ công khác...
Cụm Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm, ĐạHuoai: Trung tâm là Bảo Lộc, bố trí các ngành: Chế biến thực phẩm, ch ế biến tơ, lụa, khóang sản, lâm sản...
Quy hoạch một số điểm công nghiệp nhỏ có khả năng phát triển các loại hình công nghiệp thích hợp tại địa bàn các huyện, đặc biệt là các cơ sở chế biến nông sản, sửa chữa cơ khí, sản xuất nông cụ, sản xuất hàng thủ công...
6- Cụm công nghiệp tập trung:
Cụm công nghiệp Phú hội: Diện tích 100ha, phát triển các ngành: Chế biến đường, sản xúât rau cấp đông, chế biến cà phê, vật liệu xây dựng, chế biến thức ăn gia súc, chế biến sữa...Đây là cụm công nghiệp tập trung của địa bàn các huyện: Đà Lạt, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Đơn Dương.
Cụm công nghiệp Đại Bình: Diện tích 105ha, phát triển các ngành chế biến nông, lâm, khóang sản. Đây là Cụm tập trung phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp các huyện: Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm.
Ngoài hai cụm công nghiệp tập trung, quy hoạch các điểm công nghiệp thuộc các ngành không có yêu cầu tập trung cao, không gây ô nhiễm gần các khu dân cư tập trung để thu hút và tạo việc làm cho lao động tại chỗ.
Dựa vào quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng mà bố trí các điểm công nghiệp thích hợp tại vùng nông thôn nhằm thực hiện tốt chương trình công nghiệp hóa nông thôn. Chú trọng công nghiệp bảo quản nông sản sau thu hoạch.
Điều 2:
Giao Sở Công nghiệp và Sở Kế hoạch đầu tư cùng các ngành và địa phương có liên quan trên cơ sở quy hoạch phân bố mạng lưới các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được duyệt, xây dựng thành các kế hoạch đầu tư 5 năm và hàng năm, xây dựng các dự án để gọi vốn đầu tư trong nước và tranh thủ các nguồn vốn bên ngoài để thực hiện dự án. Tiến hành sắp xếp, phân bố lại các cơ sở sản xuất công nghiệp một cách hợp lý đảm bảo được sự phát triển bền vững.
Điều 3:
Các ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, Thị xã, Thành phố, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.