Văn bản pháp luật: Quyết định 132/1999/QĐ-BNN/HTQT

Lê Huy Ngọ
Toàn quốc
Công báo số 47/1999;
Quyết định 132/1999/QĐ-BNN/HTQT
Quyết định
Hết hiệu lực toàn bộ
07/10/1999
22/09/1999

Tóm tắt nội dung

Ban hành Quy chế Quản lý các chương trình và dự án có sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ trưởng
1.999
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Toàn văn

QuYếT ĐịNH số 132/1999/QĐ'BNN' HTQT ngày 22/9/1999 ban hành Quy chếQunlý các chưng trình và dự án cỏ sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài thuộc tráchnhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Ban hành Quy chế Quản lý các chương trình và dự án có sửdụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài

 thuộc tráchnhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn;

Căn cứ Nghị định số 57/CPngày 05/8/1997 của Chính phủ về việc banhành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, Nghị địnhsố 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 về Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế và Vụ trưởng Vụ Tổchức Cán bộ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Quản lý các chương trình và dự áncó sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đâycủa Bộ trái với nội dung của Quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 3.Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộvà thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết địnhnày./.

 

QUY CHẾ QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN CÓ SỬ DỤNGNGUỒN HỖ TRỢ CỦA NƯỚC NGOÀI THUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂNNÔNG THÔN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 132/1999/QĐ-BNNPTNTngày 22/9/1999

của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Nguồn hỗ trợ của nước ngoài.

1.Nguồn hỗ trợ của nước ngoài thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này bao gồmnguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn khác của các Chính phủ,các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ vàcác cá nhân nước ngoài (sau đây gọi là bên nước ngoài) nhằm mục đích hỗ trợphát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, bao gồm:

a)Nguồn viện trợ không hoàn lại;

b)Nguồn cho vay với các điều kiện ưu đãi như cho vay không có lãi suất mà chỉ có phí dịch vụ, có lãi suất thấphoặc kết hợp nguồn vay có lãi suất thấp với nguồn vay có lãi suất trung bình,có thời gian ngắn hạn, thời gian hoàn trả vốn vay dài hạn.

2.Các hình thức nguồn hỗ trợ của nước ngoài thể hiện dưới dạng tiền (ngoại tệhoặc tiền Việt Nam), công nghệ, máy móc, thiết bị, hàng hóa, giống cây, con vàvi sinh vật, chuyên gia, đào tạo.

Điều 2. Đốitượng điều chỉnh.

1.Đối tượng chịu sự điều chỉnh của Quy chế này là tất cả các chương trình và dựán (sau đây được gọi chung là dự án) có sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài docác đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và thựchiện.

2.Các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) và các nguồn được coi là quàbiếu, quà tặng không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy chế này.

Điều 3.Cơ sở pháp lý.

Quychế quản lý này tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước như: Nghị định số87/CP ngày 05/8/1997 của Chính phủ về Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợphát triển chính thức (ODA); Quyết định số 28/1999/QĐ-TTg ngày 23/2/1999 củaThủ tướng Chính phủ về Quy chế Quản lý và sử dụng viện trợ của các Tổ chức phiChính phủ nước ngoài; Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về Quy chế Quảnlý đầu tư và xây dựng, các thông tư hướng dẫn kèm theo và những quy định hiệnhành có liên quan khác của các Bộ, ngành và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn.

 

Chương II

XÁC ĐỊNH, XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH, ĐÀM PHÁN, PHÊ DUYỆT VÀKÝ KẾT CÁC VĂN BẢN DỰ ÁN

Điều 4.Xác định dự án và tìm nguồn hỗ trợ.

1.Trên cơ sở định hướng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trongtừng thời kỳ của cả nước; chiến lược, quy hoạch và kế hoạch ngắn, trung và dàihạn của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Vụ Hợp tác Quốc tế chủ trìvà phối hợp với các Vụ, Cục chức năng và các đơn vị liên quan trong và ngoàiBộ, với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư củacác tỉnh và thành phố, hàng năm xác định và lập danh mục hoặc danh mục bổ sungcó kèm theo các bản thuyết minh tóm tắt về các dự án ưu tiên trình Bộ hoặc Bộtrình Chính phủ phê duyệt để tìm nguồn hỗ trợ của nước ngoài.

2.Những dự án đã được các bên đối tác Việt Nam và nước ngoài thống nhất đề nghịnhưng chưa được Bộ hoặc Chính phủ phê duyệt, bên đối tác Việt Nam phải thôngbáo cho Vụ Hợp tác Quốc tế để báo cáo Bộ hoặc Bộ trình Chính phủ xét duyệt vàbổ sung vào danh mục các dự án tìm nguồn hỗ trợ của nước ngoài.

3.Căn cứ nội dung các dự án trong danh mục đã được phê duyệt, Vụ Hợp tác Quốc tếtrình Bộ ra văn bản cử đơn vị chuẩn bị dự án hoặc đơn vị chủ dự án của từng dựán, chuẩn bị vể mặt đối ngoại để lãnh đạo Bộ, các Cục, Vụ và đơn vị trực thuộcBộ, các đơn vị chuẩn bị dự án và chủ dự án, các cơ quan hữu quan Trung ương,các tỉnh và thành phố xúc tiến việc tìm nguồn hỗ trợ cho các dự án.

4.Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc chủ dự án phải kịp thời báo cáo Bộ (thông qua Vụ Hợptác Quốc tế) về tình hình và kết quả xúc tiến tìm nguồn hỗ trợ của nước ngoàicho dự án.

Điếu 5. Xâydựng và lập hồ sơ dự án.

1.Khi có nhà tài trợ ghi nhận xem xét để hỗ trợ cho một dự án cụ thể trong danhmục các dự án được duyệt để tìm nguồn hỗ trợ, các bên Việt Nam và bên nướcngoài cần lập hồ sơ dự án trong thời gian sớm nhất.

2.Tùy theo quy chế của bên hỗ trợ và những quy định hiện hành của Nhà nước ViệtNam, Vụ Hợp tác Quốc tế chủ trì cùng vớicác Vụ, Cục chức năng hướng dẫn đơn vị chuẩn bị dự án hoặc đơn vị chủ dự án xâydựng và lập hồ sơ cho từng dự án, cụ thể gồm:

a)Tiến hành lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong trường hợp dự án chưa cóbáo cáo tiền khả thi hoặc có báo cáo tiền khả thi nhưng nhà tài trợ vẫn yêu cầutiến hành nghiên cứu những khía cạnh nhà tài trợ quan tâm, đặc biệt đối vớinhững dự án sử dụng vốn vay.

b)Tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi trong trường hợp hai bên đối tác chấp nhận báo cáo tiền khảthi đã có hoặc bỏ qua giai đoạn tiền khả thi.

c)Việc xây dựng báo cáo tiền khả thi và khả thi có thể do bên chủ dự án hoặc cảhai bên đối tác hoặc bên tài trợ thuê công ty tư vấn trong nước hoặc nước ngoàithực hiện.

3.Nội dung cơ bản của báo cáo tiền khả thi và khả thi quy định tại Điều 23 và 24Chương II Quy chế ban hành kèm theo Nghịđịnh số 52/1999/ NĐ-CP.

4.Trường hợp bên hỗ trợ không yêu cầu lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặckhả thi mà chỉ lập văn bản hoặc văn kiện dự án đề nghị (sau đây gọi là văn bảndự án), đơn vị chuẩn bị dự án hoặc đơn vị chủ dự án phải phối hợp với bên hỗtrợ để lập văn bản dự án đạt yêu cầu của cả hai bên.

Điều 6.Thẩm định dự án.

1.Tất cả các dự án có sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài đều phải được thẩm địnhtrước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để ký kết với bên hỗ trợ

2.Các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyềr thẩm đinh của cơ quan chức năng củaNhà nước có thẩm quyền và tổ chức tín dụng nhà nước (đối với các dự án sử dụngvốn tín dụng) phải thực hiện theo quy định tại Điều 26 Quy chế ban hành kèmtheo Nghị định số52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999

3.Vụ Đầu tư Xây dựng cơ bản chủ trì thẩm định tất cả các dự án đầu tư xây dựng,thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình xây dựng.

VụKế hoạch và Quy hoạch chủ trì thẩm định dự án đầu tư phát triển cây, con. VụKhoa học, Công nghệ và Chất lượng sản phẩm chủ trì thẩm định các dự án hợp tácphát triển khoa học và công nghệ. Vụ Hợp tác Quốc tế chủ trì thẩm định các dựán về thể chế chính sách, cải cách hành chính, hội nhập kinh tế quốc tế và pháttriển nguồn nhân lực.

4.Nội dung thẩm định:

a)Nội dung thẩm định các dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo Điều 27 Quy chế banhành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP.

b)Nội dung thẩm định các dự án khác không thuộc quy định tại Quy chế ban hành kèmtheo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, cần làm rõ sự cần thiết phải có dự án, tínhkhả thi, các mục tiêu đề ra của dự án, hiệu quả về kinh tế - xã hội, an ninh,môi trường của dự án.

5.Thời gian thẩm định: Thời gian thẩm định dự án đầu tư xây dựng kể từ ngày nhậnđủ hồ sơ hợp lệ:

a)Các dự án đầu tư thuộc nhóm A: thời hạn thẩm định không quá 60 ngày.

b)Các dự án đầu tư thuộc nhóm B: thời hạn thẩm định không quá 80 ngày.

c)Các dự án đầu tư thuộc nhóm C: thời hạn thẩm định không quá 20 ngày.

d)Đối với các dự án không thuộc 3 nhóm trên: thời gian thẩm định không quá 20ngày.

Điều 7. Kinhphí lập dự án và thẩm định dự án.

Kinhphí lập dự án và thẩm định đối với dự án đầu tư thực hiện theo Điều 32 Quy chếban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, đối với các dự án khác lấy từnguồn hỗ trợ của nước ngoài hoặc vốn ngân sách nhà nước đã bố trí cho dự ánhoặc từ kinh phí hợp pháp của đơn vịchuẩn bị dự án hoặc đơn vị chủ dự án.

Điều 8. Đàmphán, phê duyệt và ký kết các văn bản dự án.

1.Việc đàm phán giữa bênViệt Nam và bên nước ngoài diễn ra từ lúc tiếp xúc banđẩu để xác định dự án và xác định nguồn hỗ trợ đến khâu ký kết các văn bản dựán.

2.Trên cơ sở báo cáo khả thi hoặc văn bản dự án đã được các bên thẩm định,Vụ Hợp tác Quốc tế chủ trì phối hợp với các Vụ, Cục chức năng và chủ dự án tiếnhành đàm phán và chuẩn bị các văn bản để trình Bộ trưởng hoặc Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt và ký kết với bên hỗ trợ.

Vănbản cần thiết để trình phê duyệt và ký kết gồm có một trong những loại sau đây:Hiệp định hoặc Thỏa thuận, Nghị định thư, Ghi nhớ, Bản thu xếp, Biên bản, Hợpđồng cùng với báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc văn bản dự án, thư ủy nhiệm (trườnghợp người ký được cấp trên ủy quyền).

3.Thẩm quyền phê duyệt các dự án có sử dụng vốn ODAquy định tại Nghị định số87/CP như sau:

3.1.Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:

a)Danh mục các dự án có sử dụng vốn ODA hàng năm, kể cả những sửa đổi, bổ sung có liên quan.

b)Các dự án tín dụng có sử dụng vốn ODA.

c)Các dự án có sử dụng vốn ODA không hoàn lại có mức vốn từ 500.000 đô la Mỹ trởlên.

d)Các dự án sử dụng vốn ODA có liên quan đến thể chế, chính sách, luật pháp, vănhóa thông tin hoặc quốc phòng, an ninh (không phụ thuộc quy mô vốn).

e)Các dự án sử dụng vốn ODAvới tổng số vốnđầu tư tương đương dự án nhóm A theoquy định tại Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP.

3.2.Trên cơ sở danh mục các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA hàng năm, kể cả những sửa đổi, bổ sung liên quan đã đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônphê duyệt các loại dự án sau:

a)Các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA có tổng số vốn đầu tư tương đương dưới mức dựán nhóm A theo quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số52/1999/NĐ-CP.

b)Các dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại có mức vốn dưới 500.000 đô la Mỹ. Cácdự án có giá trị tương đương dưới 10,000 đôla Mỹ, đơn vị chủ dự án quyết địnhviệc ký kết và báo cáo Vụ Hợp tác Quốc tế để giúp Bộ theo dõi thực hiện.

4.Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, Vụ Hợp tác Quốc tế thông báocho bên đối tác nước ngoài vể kết quả phê duyệt, chủ trì cùng các Vụ Cục cóliên quan hướng dẫn chủ dự án chuẩn bị đàm phán cuối cùng, hoàn thiện nội dung,thủ tục và ký kết văn bản dự án hoặc ký kết các điều ước quốc tế.

5.Trong quá trình đàm phán, nếu có phát sinh, thay đổi so với văn bản dự án đã đượccấp có thẩm quyền phê duyệt thì trưởng đoàn đàm phán phải báo cáo, xin ý kiếncủa lãnh đạo Bộ và của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án.

6.Đối với các dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, trong thờigian sớm nhất sau khi kết thúc quá trình đàm phán, trưởng đoàn đàm phán phảigửi báo cáo bằng văn bản lên Bộ trưởng về kết quả đàm phán, nội dung và các vănbản đã thỏa thuận để ký kết với đối tác bên nước ngoài. Trên cơ sở đó, vụ Hợptác Quốc tế chuẩn bị văn bản để Bộ phê duyệt hoặc Bộ trình cấp có thẩm quyềnphê duyệt và chuẩn bị triển khai các bước tiếp theo.

Điều 9.Thẩm quyền và cấp ký kết.

1.Việc tiến hành đàm phán và ký điều ước quốc tế phải được sựủy quyền của Chủtịch nước (đối với điều ước quốc tế ký kết với danh nghĩa Nhà nước), của Chínhphủ (đối với điều ước quốc tế ký kết với danh nghĩa Chính phủ) hoặc Bộ trưởng(đối với những điều ước quốc tế ký kết với danh nghĩa Bộ).

2.Trưởng đoàn đàm phán và ký điều ước quốc tế với danh nghĩa Bộ phải được Bộ trưởngủy quyền phù hợp với tính chất, tầm quan trọng của điều ước ký kết và người cóthẩm quyền đàm phán và ký kết của bên nước ngoài.

Điều 10.Quản lý văn bản ký kết, trao đổi tài liệu và mẫu vật.

1.Các văn bản do Chính phủ ủy quyền cho Bộ ký kết được lưu giữ tại Bộ Ngoại giao.

2.Các văn bản ký kết khác được quản lý như sau: Bản gốc lưu giữ tại Văn phòng Bộ.

Cácbản sao lưu giữ tại Vụ Hợp tác Quốc tế và các đơn vị có liên quan.

3.Việc lưu giữ, tiếp xúc, trao đổi, cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, mẫu vậtvới bên nước ngoài được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Chương III

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN

Điều 11. BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chủ trương thống nhất quản lý nhànước về ODA và các nguồn lực hỗ trợ khác từnước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thể hiện trong cácmặt sau đây:

1.Trên cơ sở định hướng chiến lược và kế hoạch phát triển ngắn, trung và dài hạncủa ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, các dự án hợp tác với nước ngoàiđược xác định, xây dựng và xếp thứ tự ưu tiên để vận động nguồn lực quốc tếgiúp đỡ và hợp tác.

2.Tăng cường năng lực quản lý nhà nước của các Vụ Cục và cơ quan chức năng cóliên quan của Bộ đối với các dự án có sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài.

Điều 12. Tráchnhiệm quản lý thực hiện dự án của các Vụ chức năng thuộc Bộ.

1.Vụ Hợp tác Quốc tế giúp Bộ trưởng quản lý tổng hợp tất cả các dự án có nguồn hỗtrợ của nước ngoài, chủ trì và phối hợp với các Vụ, Cục và đơn vị liên quan tổchức thực hiện các khâu từ xác định và tìm nguồn hỗ trợ đến khâu ký kết các vănbản dự án hoặc điểu ước quốc tế; chủ trì tổ chức quản lý việc thực hiện các dựán về thể chế chính sách, cải cách hành chính, hội nhập kinh tế quốc tế và pháttriển nguồn nhân lực; theo dõi đôn đốc các chủ dự án thực hiện đúng các camkết, theo dõi và tổng hợp tình hình các dự án hợp tác quốc tếcủa Bộ để định ký6 tháng báo cáo lãnh đạo Bộ hoặc bất thường theo yêu cầu của Bộ.

Danhmục, văn bản và các thông tin cần thiết về các dự án sử dụng nguồn hỗ trợ của nướcngoài thuộc trách nhiệm của Bộ cần được tập trung qua kênh quản lý tổng hợp củaVụ Hợp tác Quốc tế để trình Bộ hoặc cấp có thẩm quyần để phê duyệt, xử lý hoặcgửi cho đối tác nước ngoài nhằm đảm bảo được sự quản lý thống nhất của Bộ,tránh sự trùng lặp bỏ sót, chậm trễ, lãng phí, phân tán, sơ hở hoặc không antoàn.

2.Vụ Kế hoạch và Quy hoạch chủ trì và phối hợp với Vụ Hợp tác Quốc tế, các Vụ,Cục có liên quan tổ chức quản lý việc thực hiện các dự án đầu tư và phát triển,các dự án đầu tư xây dựng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ; phối hợp với Vụ Hợptác Quốc tế chuẩn bị các văn bản dự án đẩu tư và phát triển trình cấp có thẩmquyền phê duyệt; tổng hợp kế hoạch vốn đối ứng và vốn nước ngoài theo tiến độcủa tất cả các dự án của Bộ quản lý để cân đối dựa vào kế hoạch đầu tư hàng nămvà hướng dẫn chủ dự án thực hiện.

3.Vụ Khoa học, Công nghệ và Chất lượng sản phẩm chủ trì và phối hợp với Vụ Hợptác Quốc tế, các Vụ, Cục có liên quan tổ chức quản lý việc thực hiện các dự ánhợp tác nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ và môi trường thuộc tráchnhiệm quản lý của Bộ, bao gồm hướng dẫn xây dựng dự án, tổ chức thẩm định nộidung trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra và đánh giá việcthực hiện nội dung của dự án; xem xét và làm các thủ tục trao đổi với nướcngoài về mẫu vật (thực vật, động vật, vi sinh vật...), công nghệ và các tàiliệu khoa học, môi trường trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Việctrao đổi động thực vật hoang dã do Cục Kiểm lâm thực hiện theo những quy địnhhiện hành của Nhà nước, của Bộ Nông nghiệp vâ Phát triển nông thôn và phù hợpvới những cam kết của nước ta với quốc tế.

4.Vụ Tổ chức Cán bộ có trách nhiệm phối hợp với Vụ Hợp tác Quốc tế chuẩn bị nhânsự và trình Bộ thành lập Ban điều hành dự án, đề xuất để Bộ quyết định cử Giámđốc cùng các thành viên của Ban quản lý các dự án chuyên ngành (nông nghiệp,lâm nghiệp, thủy lợi) và Văn phòng dự án có sử dụng nguồn hỗ trợ của nướcngoài; hướng dẫn các Ban quản lý các dự án chuyên ngành xây dựng quy chế tổchức hoạt động và theo dõi kiểm tra thực hiện các quy chế đó; theo dõi hoạtđộng, kiểm tra, phát hiện và đề xuất giải quyết những vấn đề phát sinh về tổchức bộ máy và nhân sự của các dự án.

5.Vụ Tài chính Kế toán giúp Bộ trưởng quản lý tài chính và đề xuất bổ sung quychế quản lý tài chính, định mức chỉ tiêu đối với các dự án sử dụng nguồn hỗ trợcủa nước ngoài do các đơn vị thuộc Bộ thực hiện.

Căncứ vào quy định hiện hành về quản lý tài chính trong nước và quy định tại cáchiệp định hoặc văn bản dự án, Vụ Tài chính Kế toán hướng dẫn các Ban quản lý dựán, Văn phòng dự án về lập kế hoạch tài chính, giải ngân, chế độ kế toán, báocáo tài chính trình Bộ và Bộ Tài chính phù hợp với nội dung, tiến độ đã đượcphê duyệt; kiểm tra kế toán định ký và bất thường đối với các Ban quản lý dựán, các Văn phòng dự án bằng việc thẩm định và xét duyệt quyết toán các dự ánhàng năm; khi dự án kết thúc, quản lý việc bàn giao tài sản dự án cho các đơnvị quản lý, sử dụng theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.

6.Vụ Đầu tư Xây dựng cơ bản phối hợp với Vụ Hợp tác Quốc tế và các Vụ, Cục chứcnăng khác, sau khi thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, thẩm định thiết kế kỹthuật và tổng dự toán công trình xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra các chủ đầu tưthực hiện xây dựng, đấu thầu, mua sắm vật tư thiết bị, xây lắp theo đúng cácquy định hiện hành của Nhà nước; các hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn và các Bộ khác đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế.

Điều 13. Bộmáy và nhân lực dự án.

l.Ban điều hành dự án: Tùy theo yêu cầu của một số dự án, Ban điều hành dự án đượcBộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định, do một Thứ trưởnglàm Trưởng Ban để thực hiện nhiệm vụ thống nhất huy động và điều phối sự thamgia của các Bộ, ngành trong việc quản lý dự án do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền,giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều hành kế hoạch thựchiện dự án theo văn bản dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thành viênBan điều hành dự ánlà đại diện của các Bộ, các cơ quan trung ương hoặc cáctỉnh, thành phố có liên quan. Nhiệm vụ của Ban điều hành được ghi trong quyếtđịnh thành lập, chủ yếu xem xét, tư vấn cho Bộ phê duyệt các vấn đề thuộc vềchính sách, tổ chức, kế hoạch hoạt động và ngân sách định ký (nửa năm hoặc cảnăm) của dự án do Giám đốc dự án trình lên; định kỳ kiểm tra, sơ kết và tổngkết dự án, đảm bảo thực hiện thành công những mục tiêu đã được xác định trongvăn bản dự án.

2.Ban quản lý các dự án nông nghiệp, Ban quản lý các dự án lâm nghiệp và Ban quảnlý các dự án thủy lợi (CPO) Hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ tại quyết địnhcủa Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho mỗi Ban. Các Ban nàylà những đơn vị sự nghiệp kinh tế có nhiệm vụ quản lý trực tiếp và tổ chức chỉđạo thực thi và các dự án cụ thể đượe Bộ giao và chấp hành quy chế này như cácđơn vị chủ dự án.

Tùythuộc vào từng dự án, Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì và phối hợp với các Vụ, Cụcliên quan và Ban quản lý các dự án xây dựng quy chế hoạt động của Ban điều hànhdự án trình Bộ phê duyệt và ban hành thực hiện.

3.Văn phòng dự án: Trực tiếp điều hành công việc hàng ngày của dự án, gồm có Giámđốc, điều phối viên, kế toán và các nhân viên dự án do Vụ Tổ chức cán bộ cùngvới đơn vị chủ dự án trình Bộ xem xét quyết định.

Giámđốc dự án có trách nhiệm cùng với các thành viên của Văn phòng dự án phối hợpvới chuyên gia của dự án (nếu có) điều hành các hoạt động của dự án gồm:

a)Xây dựng kế hoạch hoạt động và ngân sách (tháng, quý, nửa năm và cả năm) của dựán, trình Ban quản lý các dự án hoặc Ban điều hành dự án (nếu có), các Vụ, Cụcchức năng liên quan để phê duyệt và thực hiện.

b)Lập kế hoạch và chuẩn bị các thủ tục để rút vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước,rút vốn nước ngoài theo tiến độ đã ghi trong văn bản dự án.

c)Chấp hành các quy chế tài chính, chế độ thống kê, kế toán và các chế độ kiểmtra, thanh tra theo quy định hiện hành của Nhà nước, thực hiện chế độ báo cáođịnh kỳ (theo quy đinh của văn bản dự án đã được phê duyệt) và bất thường (khicó yêu cầu) về Bộ (Vụ Kế hoạch và Quy hoạch, Vụ Đầu tư Xây dựng cơ bản, Vụ Tàichính Kế toán, Vụ Hợp tác Quốc tế) theo mẫu hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, các Bộ có liên quan và các yêu cầu của bên nước ngoài vềbáo cáo tài chính, kiểm toán.

d)Tuyển chọn chuyên gia trong nước và chuyên gia quốc tế theo đề cương chức năngvà nhiệm vụ (TOR), cung cấp các điều kiện vật chất và nhân sự cộng tác để tiếnhành công việc theo lịch trình đã định.

đ)Tổ chức đấu thầu tuyển chọn thiết bị, vật tư xây lắp và dịch vụ cho dự án theoquy định hiện hành của Nhà nước và của nhà tài trợ.

e)Tổ chức lực lượng, phương tiện, sổ sách để theo dõi, đôn đốc thực hiện các hoạtđộng và hạng mục cửa dự án.

g)Quản lý hoạt động của các chuyên gia dự án.

h)Phối hợp với Vụ Hợp tác Quốc tế, các Vụ chức năng và đại diện của nhà tài trợtổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá tiến độ định kỳ và kết thúc dự án theo quyđịnh tại văn bản dự án, báo cáo về Bộ, các Vụ chức năng có liên quan và nhà tàitrợ.

Điều 14.Sơ kết, tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện dự án.

VụHợp tác Quốc tế và các Vụ liên quan hướng dẫn Giám đốc dự án phối hợp với bênđối tác nước ngoài tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá và báo cáo Bộ (thông qua VụHợp tác Quốc tế) tình hình hoạt động dự án đã quy định tại văn bản dự án hoặcđịnh kỳ 6 tháng và cả năm, rút kinh nghiệm vể quản lý dự án, đề xuất hoặc kiếnnghị những vấn đề cần điểu chỉnh, bổ sung, sửa đổi về văn bản dự án, tổ chứcthực hiện và kết thúc dự án.

VụHợp tác Quốc tế tổng hợp tình hình và kết quả sử dụng các nguồn lực hỗ trợ củanước ngoài, báo cáo lãnh đạo Bộ theo định kỳ 6 tháng và cả năm.

 

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15.Hiệu lực thi hành.

Thủtrưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Trưởng Ban điều hành dự án, Giám đốc các Banquản lý các dự án nông nghiệp, dự án lâm nghiệp, dự án thủy lợi và các Vănphòng dự án có sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài chịu trách nhiệm thi hànhQuy chế này.

Trongquá trình thực hiện, nếu có điểm nào cần bổ sung, sửa đổi cần phản ánh kịp thờivề Bộ (Vụ Hợp tác Quốc tế) để xem xét giải quyết./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6446&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận