QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển
đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồngthủy sản,
cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyếtsố 05/2001/NQ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Bộtrưởng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nhà nước khuyến khích các địaphương huy động mọi nguồn lực và tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trìnhphát triển cơ sở hạ tầng đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồngthủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn.
Điều 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thẩm tra, xét duyệt các dự án đầu tư đườnggiao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làngnghề ở nông thôn theo các quy định hiện hành.
Điều 3. Về cơ chế tài chính:
1. Nguồn vốn đóng gópcủa dân và hỗ trợ của ngân sách Nhà nước:
Các dự án đầu tư xâydựng đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạtầng làng nghề ở nông thôn phải được thực hiện bằng việc huy động đóng góp củanhân dân là chủ yếu ( bằng tiền, hiện vật, ngày công...), nhà nước xem xét đểhỗ trợ một phần; ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cótrách nhiệm cân đối ngân sách địa phương hàng năm để xử lý ( từ nguồn vốn đầu tưxây dựng cơ bản tập trung, từ các nguồn vốn đầu tư trở lại theo Nghị quyết Quốchội...); mức đầu tư cụ thể do Ủyban nhân dân tỉnh, thành phố Trung ương trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương quyết định.
Đối với các tỉnh miềnnúi, các tỉnh có nguồn thu ngân sách và các nguồn thu được để lại đầu tư khônglớn, ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần thông qua kế hoạch đầu tư xây dựng cơbản hàng năm của địa phương.
2. Về vốn tín dụng:
Ngoài phần vốn đónggóp của dân và hỗ trợ của ngân sách Nhà nước như quy định tại khoản 1 Điều 3,Nhà nước dành một khoản vốn tín dụng ưu đãi với lãi suất bằng không (0%) chocác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để vay thực hiện các dự án về pháttriển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạtầng làng nghề ở nông thôn. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi này được cân đối chungtrong nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và được bố trí theo kếhoạch hàng năm.
a) Cơ chế cho vay:Trong năm kế hoạch, nếu ngân sách địa phương không đảm bảo đủ vốn để thực hiệncác chương trình nêu trên thì được vay từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi theo quyđịnh để đầu tư.
b) Thời gian hoàn trảvốn vay: Sau 1 năm bắt đầu trả nợ, thời gian hoàn trả vốn là 4 năm; riêng đốivới các tỉnh miền núi, tỉnh có nguồn thu ngân sách khó khăn, thời gian hoàn trảnợ không quá 5 năm đối với từng khoản vay.
c) Nguồn trả nợ vay:Từ nguồn thu được để lại đầu tư theo Nghị quyết của Quốc hội, vốn sự nghiệpkinh tế cân đối trong ngân sách địa phương và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bảntập trung hàng năm được ghi kế hoạch dùng để trả nợ vay.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương có cam kết bằng văn bản bố trí đủ vốn trả nợ vay vàodự toán ngân sách hàng năm của địa phương.
Điều 4. Tổ chức thực hiện:
1. Uỷ ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm:
a) Phê duyệt dự án đầutư đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầnglàng nghề ở nông thôn trên địa bàn; cân đối các nguồn vốn đầu tư để thực hiện;
b) Xác định tổng mứcvốn đầu tư và phân khai các nguồn vốn cụ thể cho từng lĩnh vực vốn đầu tư đườnggiao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làngnghề nông thôn. Trong đó: Cân đối các nguồn vốn do địa phương tự huy động; sốvốn thiếu đề nghị cho ngân sách địa phương vay; lập kế hoạch vay, trả nợ vaygửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Qũy Hỗ trợ phát triển.
2. Bộ Kế hoạch và Đầutư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan cân đối trìnhThủ tướng Chính phủ quyết định mức hỗ trợ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và mứcvốn tín dụng cho vay hàng năm cho các địa phương để thực hiện kế hoạch làm đườnggiao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làngnghề nông thôn;
3. Hàng năm, Bộ Tàichính căn cứ vào tổng mức vốn đầu tư và vốn vay cho đường giao thông nông thôn,cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn được phêduyệt, căn cứ khả năng trả nợ của ngân sách địa phương, quyết định mức vốn tíndụng cho vay từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; bố trí nguồn vốn để bùkhoản chênh lệch lãi suất và phí cho vay cho Qũy Hỗ trợ phát triển theo chế độquy định.
4.Qũy Hỗ trợ pháttriển thực hiện việc cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vay vốn(không trực tiếp cho vay từng dự án cụ thể), có trách nhiệm thu hồi vốn vay khiđến hạn; tính toán nhu cầu cần được cấp bù lãi suất và phí theo chế độ quy địnhgửi Bộ Tài chính. Định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện và gửicác Bộ, ngành có liên quan.
5. Năm 2001, Nhà nướcdành 1000 tỷ đồng từ nguồn vốn tín dụng đầu tư (ngoài chỉ tiêu 500 tỷ đồng giaotheo Quyết định số 41/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2001 của Thủ tướng Chínhphủ) để cho các địa phương vay theo nội dung Quyết định này và dự án thực hiệnchương trình kiên cố hoá kênh mương theo Quyết định số 66/2000/QĐ-TTg ngày 13tháng 6 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 5. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản phối hợp với các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương hướng dẫn việc thực hiện xây dựng đường giao thông nôngthôn, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sảnđối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ đượcgiao.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 7. Các Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.