QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhànước giai đoạn 2001 - 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyếtcủa Chính phủ số 06/2001/NQ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2001 tại phiên họp Chính phủthường kỳ tháng 5 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộtrưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình tổngthể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thihành kể từ ngày ký.
Bộ trưởng, Thủ trưởngcơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAIĐOẠN 2001 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)
I. THỰC TRẠNG NỀNHÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNHNHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001 - 2010
1. Thực trạng nềnhành chính nhà nước
Thực hiện Nghị quyếtĐại hội VII, Nghị quyết Trung ương 8 (khóa VII), Nghị quyết Đại hội VIII, cácNghị quyết Trung ương 3, Trung ương 6 (lần 2) và Trung ương 7 (khóa VIII), côngcuộc cải cách hành chính trong 10 năm qua (1991 - 2000) đã góp phần quan trọngvào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những kếtquả rõ nét, có ý nghĩa của cải cách hành chính thời gian qua là:
Chức năng và hoạt độngcủa các cơ quan trong hệ thống hành chính từ Chính phủ, các Bộ, ngành trung ươngđến Ủy ban nhân dân các cấp đã cónhiều thay đổi tiến bộ, tập trung nhiều hơn vào quản lý nhà nước;
Từng bước đổi mới thểchế hành chính trên các lĩnh vực, trước hết là hình thành thể chế kinh tế phùhợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Cơ cấu tổ chức bộ máycủa Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp được sắp xếp, điều chỉnh tinh giảnhơn trước; bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở vận hành phát huy tácdụng, hiệu quả tốt hơn;
Việc quản lý, sử dụngcán bộ, công chức được đổi mới một bước theo các quy định của Pháp lệnh Cán bộ,công chức : từ khâu tuyển chọn, đánh giá, thi nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luậtđến đào tạo, bồi dưỡng. Chế độ, chính sách tiền lương bước đầu được cải cáchtheo hướng tiền tệ hóa.
Tuy nhiên, nền hànhchính nhà nước còn mang nặng dấu ấn của cơ chế quản lý tập trung, quan liêu baocấp, chưa đáp ứng được những yêu cầu của cơ chế quản lý mới cũng như yêu cầuphục vụ nhân dân trong điều kiện mới, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao:
Chức năng, nhiệm vụquản lý nhà nước của bộ máy hành chính trong nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa chưa được xác định thật rõ và phù hợp; sự phân công, phân cấpgiữa các ngành và các cấp chưa thật rành mạch;
Hệ thống thể chế hànhchính chưa đồng bộ, còn chồng chéo và thiếu thống nhất; thủ tục hành chính trênnhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp; trật tự, kỷ cương chưa nghiêm;
Tổ chức bộ máy còncồng kềnh, nhiều tầng nấc; phương thức quản lý hành chính vừa tập trung quanliêu lại vừa phân tán, chưa thông suốt; chưa có những cơ chế, chính sách tàichính thích hợp với hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổchức làm dịch vụ công;
Đội ngũ cán bộ, côngchức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyênmôn, kỹ năng hành chính; phong cách làm việc chậm đổi mới; tệ quan liêu, thamnhũng, sách nhiễu nhân dân tiếp tục diễn ra nghiêm trọng trong một bộ phận cánbộ, công chức;
Bộ máy hành chính ởcác địa phương và cơ sở chưa thực sự gắn bó với dân, không nắm chắc được nhữngvấn đề nổi cộm trên địa bàn, lúng túng, bị động khi xử lý các tình huống phứctạp.
Tình hình trên đây donhiều nguyên nhân gây ra. Trước hết, nhận thức củacán bộ, công chức về vai trò và chức năng quản lý của Nhà nước, về xây dựng bộmáy nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nhà nước trong tình hình mới, điềukiện mới chưa thật rõ ràng và chưa thống nhất, còn nhiều vấn đề về lý luận vàthực tiễn chưa được làm sáng tỏ, còn nhiều chủ trương, chính sách, quy định củapháp luật ra đời trong cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp chưa được kịp thờisửa đổi, thay thế. Thứ hai, việc triển khai các nhiệm vụ về cảicách hành chính chưa được tiến hành đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt độngcủa hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, cải cách hành chính chưa gắn bó chặtchẽ với đổi mới hoạt động lập pháp và cải cách tư pháp. Thứ ba,cải cách hành chính gặp trở ngại lớn do đụng chạm đến lợi ích cục bộ của nhiềucơ quan hành chính, nhiều cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước ở trung ươngvà địa phương; ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp còn đè nặnglên nếp nghĩ, cách làm của không ít cán bộ, công chức; cuộc cải cách chưa đượcchuẩn bị tốt về mặt tư tưởng. Thứ tư, các chế độ, chính sách vềtổ chức và cán bộ, về tiền lương còn nhiều điều chưa phù hợp, chưa tạo ra độnglực thúc đẩy công cuộc cải cách. Thứ năm là những thiếu sót trongcông tác chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương và ủy ban nhân dân cácđịa phương trong việc tiến hành cải cách hành chính; sự chỉ đạo thực hiện cácchủ trương đã đề ra thiếu kiên quyết và chưa thống nhất.
2. Bài học về cảicách hành chính
Từ thực tiễn tiến hànhcải cách hành chính 10 năm qua, trên cơ sở những kết quả đã đạt được và nhữngkhuyết điểm, có thể rút ra mấy bài học chung sau đây:
Cải cách hành chính lànhiệm vụ rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực, phải được tiến hành đồng bộtrong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị, gắn với xây dựng và chỉnh đốn Đảng,gắn với cải cách bộ máy nhà nước nói chung;
Kết hợp chặt chẽ cảicách hành chính với cải cách kinh tế trong từng bước đi và trong từng lĩnh vực,trên từng địa bàn, tạo ra sự ăn khớp và thúc đẩy lẫn nhau giữa cải cách hànhchính và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế;
Cải cách hành chính làcông việc nhạy cảm, khó khăn, đòi hỏi các cơ quan chỉ đạo có quan điểm, nguyêntắc nhất quán, có chương trình hành động thiết thực trong từng thời gian; sựlãnh đạo, chỉ đạo cuộc cải cách phải tập trung, thống nhất với quyết tâm và ýchí cải cách mạnh mẽ;
Cải cách hành chínhphải được triển khai đồng bộ từ trên xuống, từ dưới lên, coi trọng, khuyếnkhích những sáng kiến, thử nghiệm của địa phương và cơ sở, xác định được khâuđột phá trong từng giai đoạn, tìm ra được động lực cụ thể thúc đẩy các hoạt độngcải cách;
Cải cách hành chínhphải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam với đặc điểm, truyền thống, bản sắc ViệtNam; đồng thời tham khảo, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của các nước về tổchức và hoạt động quản lý để vận dụng thích hợp.
3. Thuận lợi và khókhăn đối với cải cách hành chính trong thời gian tới
10 năm mở đầu của Thếkỷ 21 sẽ là giai đoạn có nhiều cơ hội và thuận lợi để đẩy mạnh hơn nữatiến trình cải cách hành chính:
Những bài học thựctiễn về cải cách hành chính 10 năm qua là cơ sở tốt cho những quyết định mới vềcải cách hành chính trong thời gian tới;
Yêu cầu xây dựng vàhoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo ra sự thúcđẩy mạnh mẽ đối với cải cách nền hành chính gắn với quá trình cải cách kinh tế.Quá trình hội nhập khu vực và quốc tế tiếp tục mở rộng cơ hội cho sự hợp tác,trao đổi và học tập kinh nghiệm về cải cách hành chính giữa Việt Nam với các nước.
Tuy nhiên, cuộc cảicách hành chính cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức:
Thách thức lớn nhấtđối với yêu cầu xây dựng hệ thống hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh,quản lý có hiệu lực, hiệu quả là những yếu kém kéo dài của bộ máy hành chínhnhà nước, tệ quan liêu, nạn tham nhũng, sự thoái hóa về phẩm chất, đạo đức củamột bộ phận cán bộ, công chức;
Phạm vi và quy mô rộnglớn của cải cách hành chính đòi hỏi phải tiến hành một cách liên tục, với quyếttâm cao, vừa làm vừa nghiên cứu, tổng kết thử nghiệm những mô hình tổ chức vàquản lý mới. Các cơ quan hành chính nhà nước phải phấn đấu tự đổi mới, tự cảicách mình để thực hiện cho được mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ vàtừng bước hiện đại hóa, thực hiện được đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, tăngcường được pháp chế, kỷ cương nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa;
Cải cách hành chính đượcđặt trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị và cải cách bộ máy nhà nước nóichung. Trên thực tế còn nhiều vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối vớiviệc xác định nội dung và phương thức tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, cảicách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cầnphải tiếp tục nghiên cứu để có kết luận rõ;
Sức ỳ của cơ chế tậptrung, quan liêu bao cấp còn ảnh hưởng khá nặng đến nếp nghĩ, phong cách làmviệc của một bộ phận cán bộ, công chức, trong khi đó cuộc cải cách lại đượctiến hành trong điều kiện còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý nhà nướctrong cơ chế kinh tế mới, trước yêu cầu xây dựng hệ thống hành chính nhà nướcdân chủ và hiện đại.
II. MỤC TIÊU CỦACHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 VÀQUAN ĐIỂM CẢI CÁCH
1. Mục tiêu
Mục tiêu chung của Chươngtrình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 là: xâydựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đạihóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cóphẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầuquản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những mục tiêu cụ thểcủa Chương trình là:
1.1. Hoàn thiện hệthống thể chế hành chính, cơ chế, chính sách phù hợp với thời kỳ công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là các thể chế về kinh tế, về tổ chức vàhoạt động của hệ thống hành chính.
Tiếp tục đổi mới quytrình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục tính cục bộtrong việc chuẩn bị, soạn thảo các văn bản; đề cao trách nhiệm của từng cơ quantrong quá trình xây dựng thể chế; phát huy dân chủ, huy động trí tuệ của nhândân để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật.
1.2. Xóa bỏ về cơ bảncác thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho doanhnghiệp và nhân dân; hoàn thiện các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai,đơn giản và thuận tiện cho dân.
1.3. Các cơ quan tronghệ thống hành chính được xác định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và tráchnhiệm rõ ràng; chuyển được một số công việc và dịch vụ không cần thiết phải docơ quan nhà nước thực hiện cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức phi chínhphủ đảm nhận.
1.4. Cơ cấu tổ chứccủa Chính phủ gọn nhẹ, hợp lý theo nguyên tắc Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực,thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý vĩ mô toàn xã hội bằng pháp luật, chínhsách, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện.
Bộ máy của các Bộ đượcđiều chỉnh về cơ cấu trên cơ sở phân biệt rõ chức năng, phương thức hoạt độngcủa các bộ phận tham mưu, thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công.
1.5. Đến năm 2005, vềcơ bản xác định xong và thực hiện được các quy định mới về phân cấp quản lýhành chính nhà nước giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địaphương; định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và tổ chức bộ máy chính quyền ởđô thị và nông thôn.
Các cơ quan chuyên mônthuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được tổ chức lại gọn nhẹ, thực hiệnđúng chức năng quản lý nhà nước theo nhiệm vụ và thẩm quyền được xác định trongLuật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (sửa đổi). Xác định rõ tínhchất, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của chính quyền cấp xã.
1.6. Đến năm 2010, độingũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp, hiện đại.Tuyệt đại bộ phận cán bộ, công chức có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hànhcông vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân.
1.7. Đến năm 2005,tiền lương của cán bộ, công chức được cải cách cơ bản, trở thành động lực củanền công vụ, bảo đảm cuộc sống của cán bộ, công chức và gia đình.
1.8. Đến năm 2005, cơchế tài chính được đổi mới thích hợp với tính chất của cơ quan hành chính và tổchức sự nghiệp, dịch vụ công.
1.9. Nền hành chínhnhà nước được hiện đại hóa một bước rõ rệt. Các cơ quan hành chính có trangthiết bị tương đối hiện đại phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước kịp thời và thôngsuốt. Hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ được đưa vào hoạt động.
2. Cuộc cải cáchhành chính đặt trong khuôn khổ các quan điểm và chủ trương của Đảng Cộng sảnViệt Nam về đổi mới hệ thống chính trị và cải cách bộ máy nhà nước
Cải cách và hoàn thiệnnền hành chính nhà nước gắn liền với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dungvà phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung và nền hành chínhnói riêng, nhằm giữ vững và phát huy bản chất của giai cấp công nhân, xây dựngNhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Nền hành chính phải đượctổ chức thành một hệ thống thống nhất ổn định, hoạt động thông suốt, trên cơ sởphân công, phân cấp và chế độ trách nhiệm rành mạch, có kỷ cương nghiêm ngặt,cơ quan hành chính và cán bộ, công chức nhà nước chịu sự giám sát chặt chẽ củanhân dân. áp dụng các cơ chế, biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa những hành vi mấtdân chủ, tự do, tùy tiện, quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà chodân.
Các chủ trương, giảipháp cải cách hành chính phải gắn liền chặt chẽ với bước đi của đổi mới kinhtế, với yêu cầu phát triển đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hình thành và hoàn thiện các yếu tố của nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững trật tự, kỷ cươngtrong các hoạt động kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sốngcủa nhân dân.
Cải cách hành chính lànhiệm vụ rộng lớn, phức tạp đòi hỏi có tầm nhìn bao quát với những giải phápđồng bộ, kết hợp chặt chẽ cải cách hành chính với đổi mới hoạt động lập pháp,cải cách tư pháp.
Cải cách hành chínhphải được tiến hành từng bước vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọnkhâu đột phá trong từng giai đoạn cụ thể.
III. NỘI DUNG CỦACHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001 - 2010
1. Cải cách thể chế
1.1. Xây dựng vàhoàn thiện các thể chế, trước hết là thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hànhchính nhà nước.
Trong 5 năm tới,chú trọng một số thể chế then chốt sau đây:
Thể chế về thị trườngvốn và tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trườngkhoa học và công nghệ, thị trường lao động, thị trường dịch vụ.
Thể chế về tổ chức vàhoạt động của hệ thống hành chính, trước hết là tổ chức và hoạt động của Chínhphủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân cáccấp.
Thể chế về quan hệgiữa Nhà nước với nhân dân, như : thu thập ý kiến của nhân dân trước khi quyếtđịnh các chủ trương, chính sách quan trọng, trưng cầu dân ý, xử lý các hành vitrái pháp luật của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước trong khi thi hànhcông vụ; thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính và của Tòa án trongviệc giải quyết khiếu kiện của nhân dân.
Thể chế về thẩm quyềnquản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nóiriêng; phân biệt rõ quyền của chủ sở hữu, quyền quản lý hành chính nhà nước vàquyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2. Đổi mới quytrình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Rà soát và hệ thốnghóa các văn bản quy phạm pháp luật theo từng lĩnh vực, loại bỏ những quy địnhpháp luật không còn hiệu lực hoặc chồng chéo, trùng lắp. Phát huy hiệu quả củacơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật.
Tăng cường năng lựccủa các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương trong việc xâydựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Khắc phục tình trạng luật, pháplệnh chờ nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành.
Để nâng cao chất lượngvà tránh tình trạng thiếu khách quan, cục bộ trong việc xây dựng văn bản quyphạm pháp luật, cần thiết phải nghiên cứu đổi mới phương thức, quy trình xâydựng pháp luật từ khâu đầu cho đến khâu Chính phủ xem xét, quyết định hoặcthông qua để trình Quốc hội.
Ban hành các quy địnhbảo đảm sự tham gia có hiệu quả của nhân dân vào quá trình xây dựng pháp luật,tổ chức tốt việc lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân, của những ngườilà đối tượng điều chỉnh của văn bản trước khi ban hành.
Các văn bản quy phạmpháp luật phải được đăng Công báo hoặc yết thị, đưa tin trên các phương tiệnthông tin đại chúng ngay sau khi ký ban hành để công dân và các tổ chức có điềukiện tìm hiểu và thực hiện.
1.3. Bảo đảmviệc tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh của cơ quan nhà nước, của cán bộ,công chức
Cung cấp cho cán bộ,công chức đầy đủ thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước để vận dụng,giải quyết công việc theo chức trách và thẩm quyền.
Thực hiện Quy chế dânchủ ở cơ sở, chế độ thông tin công khai cho dân về chủ trương, chính sách củaNhà nước, của chính quyền địa phương; chế độ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của cácngành ở trung ương và địa phương định kỳ trực tiếp gặp gỡ, đối thoại giải quyếtcác vấn đề do doanh nghiệp và nhân dân đặt ra.
Phát huy hiệu lực củacác thiết chế thanh tra, kiểm sát và tài phán để bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước,giữ gìn kỷ cương xã hội. Phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan thanh tra vàTòa hành chính trong việc giải quyết các khiếu kiện của dân đối với các cơ quanvà cán bộ, công chức.
Mở rộng dịch vụ tư vấnpháp luật cho nhân dân, cho người nghèo, người thuộc diện chính sách và đồngbào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa. Tạo điều kiện cho các luật sư hoạtđộng tư vấn có hiệu quả theo pháp luật.
1.4. Tiếp tụccải cách thủ tục hành chính
Tiếp tục cải cách thủtục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằngtrong khi giải quyết công việc hành chính. Loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồngchéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân. Mở rộng cải cách thủtục hành chính trong tất cả các lĩnh vực, xóa bỏ kịp thời những quy định khôngcần thiết về cấp phép và thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch, giám định.
Mẫu hóa thống nhấttrong cả nước các loại giấy tờ mà công dân hoặc doanh nghiệp cần phải làm khicó yêu cầu giải quyết các công việc về sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Ban hành cơ chế kiểmtra cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết công việc của dân; xử lý nghiêmngười có hành vi sách nhiễu, hách dịch, vô trách nhiệm; khen thưởng những ngườihoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Mở rộng thực hiện cơchế "một cửa" trong việc giải quyết công việc của cá nhân và tổ chứcở các cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Cơ quan hành chính các cấp có tráchnhiệm giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức phải niêm yết công khai, đầyđủ mọi thủ tục, trình tự, lệ phí, lịch công tác tại trụ sở làm việc.
Quy định cụ thể và rõràng trách nhiệm cá nhân trong khi thi hành công vụ. Việc xác định quyền hạn vàtrách nhiệm của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ phải đi liền vớiviệc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức.
2. Cải cách tổ chứcbộ máy hành chính
2.1. Điều chỉnhchức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ và chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhànước trong tình hình mới
Chính phủ, các Bộ, cơquan ngang Bộ tập trung thực hiện chức năng xây dựng, ban hành thể chế, kế hoạch,chính sách, quản lý vĩ mô đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, chỉ đạo vàkiểm tra thực hiện.
Phân định rõ thẩmquyền và trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; trách nhiệm của tập thể vàtrách nhiệm cá nhân trong cơ quan hành chính các cấp.
Định rõ vai trò, chứcnăng và trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp phù hợp với yêu cầu đổimới sự phân cấp quản lý hành chính giữa trung ương và địa phương, gắn với các bướcphát triển của cải cách kinh tế.
2.2. Từng bướcđiều chỉnh những công việc mà Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ và chính quyền địa phương đảm nhiệm để khắc phục những chồngchéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ. Chuyển cho các tổ chức xã hội, tổ chứcphi Chính phủ hoặc doanh nghiệp làm những công việc về dịch vụ không cần thiếtphải do cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp thực hiện.
2.3. Đến năm2005, về cơ bản ban hành xong và áp dụng các quy định mới về phân cấp trung ương- địa phương, phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương, nâng cao thẩm quyềnvà trách nhiệm của chính quyền địa phương, tăng cường mối liên hệ và tráchnhiệm của chính quyền trước nhân dân địa phương. Gắn phân cấp công việc vớiphân cấp về tài chính, tổ chức và cán bộ. Định rõ những loại việc địa phươngtoàn quyền quyết định, những việc trước khi địa phương quyết định phải có ýkiến của trung ương và những việc phải thực hiện theo quyết định của trung ương.
2.4. Bố trí lạicơ cấu tổ chức của Chính phủ
Xây dựng cơ cấu tổchức của Chính phủ gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ làm chức năng quản lý nhà nước.Trên cơ sở xác định, điều chỉnh chức năng của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngangBộ phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,quốc phòng, an ninh và đối ngoại, về mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vựctrong tình hình mới mà định lại số lượng và cơ cấu các Bộ, cơ quan ngang Bộ,làm cho bộ máy của Chính phủ gọn nhẹ, chức trách rõ ràng, làm việc khoa học,hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Điều chỉnh tổ chức các cơ quan có chức năngquản lý nhà nước cho phù hợp với cơ cấu của Chính phủ. Đổi tên một số Bộ, cơquan ngang Bộ cho phù hợp với nội dung và phạm vi trách nhiệm quản lý nhà nước.
Giảm mạnh các cơ quanthuộc Chính phủ và tổ chức trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Chỉ duy trì một sốít cơ quan thuộc Chính phủ có tính chất chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho côngviệc quản lý vĩ mô của Chính phủ.
Định rõ tính chất, phươngthức hoạt động của các tổ chức tư vấn do Thủ tướng Chính phủ thành lập. Chỉthành lập các tổ chức này khi Chính phủ có yêu cầu chỉ đạo tập trung nhữngnhiệm vụ quan trọng liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Các tổ chức nàykhông có bộ máy chuyên trách và biên chế riêng, bộ phận thường trực đặt tại Bộhoặc cơ quan ngang Bộ có liên quan nhiều nhất.
Trên cơ sở xác địnhđúng chức năng quản lý nhà nước và phạm vi quản lý của mỗi Bộ, cơ quan ngangBộ, tách chức năng quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với toànngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước với việc chỉ đạo, điều hành các tổ chứcsự nghiệp có tính chất dịch vụ công trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.
2.5. Điều chỉnhcơ cấu tổ chức bộ máy bên trong của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ
Tách chức năng quản lýnhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nướcvới chức năng điều hành các tổ chức sự nghiệp công trực thuộc Bộ, cơ quan ngangBộ; theo đó, tách tổ chức hành chính với tổ chức sự nghiệp công để hoạt độngtheo các cơ chế riêng, phù hợp, có hiệu quả.
Cơ cấu lại tổ chức bộmáy bên trong của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, làm cho bộmáy tinh gọn, hợp lý, tương xứng với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước củamỗi cơ quan; định rõ tính chất và các loại hình tổ chức trực thuộc để tham mưuvà thực thi pháp luật.
2.6. Cải cách tổchức bộ máy chính quyền địa phương
Quy định các tiêu chícụ thể đối với từng loại đơn vị hành chính ở nước ta để đi đến ổn định, chấmdứt tình trạng chia, tách nhiều như thời gian qua.
Xác định rõ chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương trên cơ sở phâncấp rõ ràng và hợp lý giữa trung ương và địa phương, phân biệt chức năng, nhiệmvụ của chính quyền ở đô thị với chính quyền ở nông thôn; tổ chức hợp lý Hộiđồng nhân dân và ủy ban nhân dân ở từng cấp căn cứ vào quy định của Hiến pháp(sửa đổi) và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (sửa đổi).
Sắp xếp, tổ chức lạicác cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân các cấp theo hướng trách nhiệm rõràng, phân công rành mạch, bộ máy gọn nhẹ, tăng cường tính chuyên nghiệp, giảiquyết nhanh công việc của cá nhân và tổ chức.
2.7. Cải tiến phươngthức quản lý, lề lối làm việc của cơ quan hành chính các cấp
Xác định rõ các nguyêntắc làm việc và quy chế phối hợp trong sự vận hành bộ máy hành chính. Định rõphận sự, thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về kếtquả hoạt động của bộ máy do mình phụ trách.
Loại bỏ những việc làmhình thức, không có hiệu quả thiết thực, giảm hội họp, giảm giấy tờ hành chính.Tăng cường trách nhiệm và năng lực của cơ quan hành chính trong giải quyết côngviệc của cá nhân và tổ chức.
2.8. Thực hiệntừng bước hiện đại hóa nền hành chính
Triển khai ứng dụngcông nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của hệ thống hành chínhnhà nước; áp dụng các công cụ, phương pháp quản lý tiên tiến, hiện đại trongcác cơ quan hành chính nhà nước.
Tăng cường đầu tư đểđến năm 2010, các cơ quan hành chính có trang thiết bị tương đối hiện đại, cơquan hành chính cấp xã trong cả nước có trụ sở và phương tiện làm việc bảo đảmnhiệm vụ quản lý; mạng tin học diện rộng của Chính phủ được thiết lập tới cấpxã.
3. Đổi mới, nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
3.1. Đổi mớicông tác quản lý cán bộ, công chức
Đổi mới công tác quảnlý cán bộ, công chức phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và cảicách hành chính:
Tiến hành tổng điềutra, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức nhằm xác định chính xác số lượng, chấtlượng của toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức, trên cơ sở đó quy hoạch, xây dựngkế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức. Xây dựng hệthống cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức để từng bước chuyển sang quản lý cán bộ,công chức bằng hệ thống tin học ở các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ươngvà ở địa phương;
Sửa đổi, bổ sung hệthống ngạch, bậc, các quy định hiện hành về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức danh cánbộ, công chức. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh phù hợp với thực tiễnViệt Nam, với yêu cầu công tác chuyên môn của từng đối tượng, làm căn cứ choviệc đánh giá năng lực của cán bộ, công chức;
Xác định cơ cấu cánbộ, công chức hợp lý gắn với chức năng, nhiệm vụ trong các cơ quan hành chínhnhà nước ở trung ương và ở địa phương, làm cơ sở cho việc định biên và xâydựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức. Cải tiến phương pháp định biên làmcăn cứ cho việc quyết định về số lượng, chất lượng và cơ cấu cán bộ, công chứcphù hợp với khối lượng và chất lượng công việc của từng cơ quan hành chính;
Hoàn thiện chế độtuyển dụng cán bộ, công chức, thực hiện quy chế mới về đánh giá, khen thưởng,kỷ luật đối với cán bộ, công chức để nâng cao chất lượng hoạt động công vụ. Cơchế thi tuyển phải bảo đảm tính dân chủ, công khai, chọn đúng người đủ tiêuchuẩn vào bộ máy nhà nước, chú ý bảo đảm một tỷ lệ thích đáng cán bộ, công chứcnữ trong các ngành, lĩnh vực khác nhau;
Xây dựng quy địnhthống nhất về tinh giản biên chế trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ởtrung ương và địa phương để thực hiện được việc thường xuyên đưa ra khỏi bộ máynhững cán bộ, công chức không đủ năng lực, trình độ, những người vi phạm phápluật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tạo điều kiện đổi mới, trẻ hóa, nâng caonăng lực của đội ngũ cán bộ, công chức;
Đổi mới, nâng cao nănglực của các cơ quan và cán bộ làm nhiệm vụ quản lý cán bộ, công chức, công vụphù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
Sửa đổi việc phân cấptrách nhiệm quản lý cán bộ, công chức. Mở rộng quyền và trách nhiệm quản lý cánbộ, công chức của chính quyền địa phương. Phân cấp quản lý về nhân sự đi liềnvới phân cấp về nhiệm vụ và phân cấp về tài chính.
3.2. Cải cáchtiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ
Cải cách tiền lươngtheo quan điểm: coi tiền lương là hình thức đầu tư trực tiếp cho con người, đầutư cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, côngchức và hoạt động công vụ. Những việc chính là :
Nâng mức lương tốithiểu cho cán bộ, công chức đủ sống bằng lương. Cải cách hệ thống thang lương,bảng lương trên cơ sở xem xét tính chất và đặc điểm lao động của các loại cánbộ, công chức; điều chỉnh bội số và hệ số tiền lương trong các thang, bảng lương;
Chậm nhất đến năm2005, thực hiện xong cải cách cơ bản chế độ tiền lương đối với cán bộ, côngchức, thực hiện tiền tệ hoá đầy đủ tiền lương, điều chỉnh tiền lương tương ứngvới nhịp độ tăng thu nhập trong xã hội;
Sửa đổi, bổ sung cácquy định về chế độ phụ cấp ngoài tiền lương theo ngạch, bậc, theo cấp bậcchuyên môn, nghiệp vụ cán bộ, công chức cho cán bộ, công chức làm việc trongđiều kiện khó khăn, nguy hiểm, độc hại;
Ban hành và thực hiệnchế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vàcác chế độ đãi ngộ khác ngoài tiền lương đối với cán bộ, công chức.
3.3. đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức
Đánh giá lại công tácđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, xây dựng và triển khai kế hoạch về đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước theo từngloại : cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tham mưu hoạch định chính sách; cán bộ,công chức các ngạch hành chính, sự nghiệp và cán bộ chính quyền cơ sở.
Tiếp tục đổi mới nộidung chương trình và phương thức đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng nâng cao kiếnthức, kỹ năng hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức theo chức trách, nhiệmvụ đang đảm nhận. Mỗi loại cán bộ, công chức có chương trình, nội dung đào tạovà bồi dưỡng phù hợp.
Kết hợp đào tạo chínhquy với các hình thức đào tạo không chính quy, đào tạo trong nước và gửi đi đàotạo ngoài nước. Khuyến khích cán bộ, công chức tự học có sự giúp đỡ của Nhà nước.
Tổ chức lại hệ thống cơsở đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức; điều chỉnh sự phân công giữa các cơ sởđào tạo. Tạo điều kiện để Học viện Hành chính Quốc gia, các trường đào tạo cánbộ của các tỉnh, thành phố có thể chủ động đào tạo một bộ phận nhân lực phục vụbộ máy hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương.
3.4. Nâng caotinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức
Tăng cường các biệnpháp giáo dục cán bộ, công chức về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm, tậntuỵ với công việc. Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cán bộ, công chức.Tôn vinh nghề nghiệp, danh dự của người cán bộ, công chức.
Ban hành và thực hiệnnghiêm Quy chế công vụ, gắn với thực hiện Quy chế dân chủ trong các cơ quanhành chính nhà nước, thực hiện triệt để nguyên tắc công khai hóa hoạt động côngvụ, nhất là trong các công việc có quan hệ trực tiếp với công dân, trong lĩnhvực tài chính, ngân sách; bảo đảm thực hiện kỷ cương của bộ máy, nâng cao tráchnhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của đội ngũ cán bộ, công chức.
Đẩy mạnh cuộc đấutranh chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước. Thực hiện chế độ kiểmtoán và các chế độ bảo vệ công sản và ngân sách nhà nước.
4. Cải cách tàichính công
4.1. Đổi mới cơ chếphân cấp quản lý tài chính và ngân sách, bảo đảm tính thống nhất của hệ thốngtài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sách trung ương; đồng thời pháthuy tính chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và cácngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách.
4.2. Bảo đảm quyềnquyết định ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân các cấp, tạo điều kiệncho chính quyền địa phương chủ động xử lý các công việc ở địa phương; quyềnquyết định của các Bộ, Sở, Ban, ngành về phân bổ ngân sách cho các đơn vị trựcthuộc; quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán đượcduyệt phù hợp với chế độ, chính sách.
4.3. Trên cơ sở phânbiệt rõ cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công,trong 2 năm 2001 và 2002 thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quanhành chính, xoá bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằngcách tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vàokiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu của cơ quan hành chính, đổimới hệ thống định mức chi tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động của cơquan sử dụng ngân sách.
4.4. Đổi mới cơ bản cơchế tài chính đối với khu vực dịch vụ công
Xây dựng quan niệmđúng về dịch vụ công. Nhà nước có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và vănhoá của nhân dân, nhưng không phải vì thế mà mọi công việc về dịch vụ công đềudo cơ quan nhà nước trực tiếp đảm nhận. Trong từng lĩnh vực định rõ những côngviệc mà Nhà nước phải đầu tư và trực tiếp thực hiện, những công việc cần phảichuyển để các tổ chức xã hội đảm nhiệm.
Nhà nước có các chínhsách, cơ chế tạo điều kiện để doanh nghiệp, tổ chức xã hội và nhân dân trựctiếp làm các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ vàkiểm tra, kiểm soát của cơ quan hành chính nhà nước.
Xoá bỏ cơ chế cấp pháttài chính theo kiểu "xin - cho", ban hành các cơ chế, chính sách thựchiện chế độ tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có điều kiện như trườngđại học, bệnh viện, viện nghiên cứu v.v... trên cơ sở xác định nhiệm vụ phảithực hiện, mức hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước và phần còn lại do cácđơn vị tự trang trải.
4.5. Thực hiện thíđiểm để áp dụng rộng rãi một số cơ chế tài chính mới, như :
Cho thuê đơn vị sựnghiệp công, cho thuê đất để xây dựng cơ sở nhà trường, bệnh viện; chế độ bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cán bộ, công chức chuyển từ các đơn vị cônglập sang dân lập;
Cơ chế khuyến khíchcác nhà đầu tư trong nước, nước ngoài đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo dạynghề, đại học, trên đại học, cơ sở chữa bệnh có chất lượng cao ở các thành phố,khu công nghiệp; khuyến khích liên doanh và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vàolĩnh vực này;
Thực hiện cơ chế khoánmột số loại dịch vụ công cộng như : vệ sinh đô thị, cấp, thoát nước, cây xanhcông viên, nước phục vụ nông nghiệp ...;
Thực hiện cơ chế hợpđồng một số dịch vụ công trong cơ quan hành chính.
4.6. Đổi mới công táckiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhằm nâng cao tráchnhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước, xóa bỏ tình trạngnhiều đầu mối thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các cơ quan hành chính,đơn vị sự nghiệp. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính công,tất cả các chỉ tiêu tài chính đều được công bố công khai.
IV. Tổ chức thựchiện
1. Các giải phápchủ yếu
1.1. Tăng cườngcông tác chỉ đạo, điều hành
Cải cách hành chínhđòi hỏi sự đổi mới sâu sắc trong tư duy, nhận thức về tổ chức thực hiện cảicách. Qua những bài học sâu sắc về cải cách hành chính thời gian qua, cần tăngcường công tác chỉ đạo, triển khai cải cách hành chính từ trung ương một cáchquyết liệt. Để thực hiện được Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nướcgiai đoạn 2001 - 2010 cần có quyết tâm chính trị của các cấp lãnh đạo cao củaĐảng và Nhà nước, của những người đứng đầu các cơ quan hành chính các cấp.
1.2. Thực hiệncải cách hành chính đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị
Chương trình tổng thểcải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 phải được tổ chức thực hiệnđồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo toàn bộ hoạt động của Nhànước, trong đó bộ máy hành pháp là công cụ quan trọng thực hiện đường lối,chính sách của Đảng. Sự đổi mới tổ chức và hoạt động của Đảng, trước hết là đổimới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đốivới cải cách hành chính. Sự chỉ đạo cải cách hành chính phải gắn chặt với sựchỉ đạo đổi mới hoạt động lập pháp và cải cách tư pháp.
1.3. Thực hiệncải cách hành chính đồng bộ từ trung ương tới địa phương
Thực hiện đồng bộ cảicách hành chính ở các ngành, các cấp; trước hết tập trung làm mạnh ở các Bộ,ngành trung ương, từ đó tạo tiền đề động viên, thúc đẩy cải cách hành chính củachính quyền địa phương. Cần khắc phục sự thụ động, không khẩn trương của cácBộ, ngành trung ương trong việc sửa đổi những thể chế không còn phù hợp; trongviệc phân cấp cho chính quyền địa phương.
Xác định rõ tráchnhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong việc tổ chứcthực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trong phạm vi mình phụ trách. TừChính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp phải thực sự dànhcông sức chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hànhchính đã đề ra, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong toàn bộ hoạtđộng chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp.
1.4. Bố trí đủnguồn tài chính và nhân lực
Để thực hiện được Chươngtrình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, cần phải huyđộng và bố trí đủ cán bộ có năng lực cho việc chuẩn bị và thực hiện các nhiệmvụ đã đề ra. Nâng cao năng lực nghiên cứu và chỉ đạo của các cơ quan có tráchnhiệm giúp Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cảicách hành chính.
Bố trí nguồn lực tàichính cần thiết từ ngân sách nhà nước để xây dựng và thực hiện các chương trìnhhành động cụ thể đã xác định.
1.5. Tăng cườngcông tác thông tin, tuyên truyền
Cải cách hành chínhkhông chỉ là công việc riêng của hệ thống hành chính, mà là yêu cầu chung củatoàn xã hội. Vì vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tinđể mọi cán bộ, công chức và người dân nhận thức đúng về cải cách bộ máy nhà nướcvà cải cách hành chính. Cần có những biện pháp thiết thực để thực hiện quyềngiám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy hành chính.
2. Các giai đoạnthực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 -2010
Chương trình tổng thể10 năm được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (2001 - 2005): nhiệm vụ trọngtâm là:
Xác định rành mạchchức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan hành chính từChính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tới Ủy ban nhân dân các cấp;
Thực hiện xong về cơbản việc phân cấp chức năng và thẩm quyền về quản lý nhà nước giữa trung ươngvà địa phương; giữa các cấp chính quyền địa phương;
Đổi mới cơ chế hoạtđộng và quản lý tài chính công đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sựnghiệp;
Thực hiện xong về cơbản việc cải cách chế độ tiền lương cán bộ, công chức theo tinh thần Nghị quyếtĐại hội IX của Đảng.
Các giải pháp chínhtrong hai năm 2001 - 2002:
Tiếp tục hoàn thiệnthể chế tổ chức bộ máy nhà nước thông qua sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và cácluật về tổ chức bộ máy nhà nước;
Các Bộ, ngành trung ương,Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếptục triển khai thực hiện việc rà soát chức năng, nhiệm vụ, xác định cơ cấu tổchức và thực hiện tinh giản biên chế theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số207/1999/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 1999 và Nghị quyết của Chính phủ số16/2000/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2000;
Có chính sách giảiquyết thoả đáng số người dôi ra;
Cuối năm 2002, chuẩnbị xong đề án cải cách cơ bản tiền lương cán bộ, công chức để có thể thực hiệntừ năm 2003;
Xây dựng và đưa vàothực hiện các cơ chế mới về tổ chức và hoạt động của trường đại học, bệnh viện,viện nghiên cứu khoa học;
Trình Quốc hội khóamới (khoá XI) trong năm 2002 phê chuẩn cơ cấu tổ chức của Chính phủ đã được đổimới theo tinh thần cải cách hành chính.
Giai đoạn 2 (2006 - 2010): Trên cơ sở cáckết quả đã đạt được trong giai đoạn 1, tiếp tục điều chỉnh, hoàn chỉnh, làm chobộ máy của Chính phủ và toàn bộ hệ thống quản lý hành chính nhà nước phù hợpvới yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện được mục tiêu chung của Chươngtrình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010.
3. Các chương trìnhhành động thực hiện Chương trình tổng thể
Chương trình tổng thểcải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 được thực hiện thông qua cácchương trình hành động cụ thể sau đây :
3.1. Chươngtrình đổi mới công tác xây dựng, ban hành và nâng cao chất lượng văn bản quyphạm pháp luật
Nội dung chủ yếu:
Đổi mới quy trình, thủtục chuẩn bị và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phương thức hợp tác vàphân công giữa các cơ quan có liên quan trong chuẩn bị và ban hành văn bản;
Huy động sự tham giacủa chuyên gia, nhân dân và các bộ phận chủ yếu có liên quan đến các quy địnhnêu trong văn bản vào quá trình xây dựng và thông qua văn bản;
Sửa đổi, bổ sung LuậtBan hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và các Nghị định có liên quan; xâydựng và ban hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địaphương;
Tăng cường năng lựccác cơ quan, tổ chức trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm phápluật.
Thời gian thựchiện: 2001 - 2010, chia 2 giai đoạnlà: 2001 - 2005 và 2006 - 2010.
Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp và Văn phòng Chínhphủ.
3.2. Chươngtrình nghiên cứu xác định vai trò, chức năng và cơ cấu tổ chức của các cơ quantrong hệ thống hành chính nhà nước
Nội dung chủ yếu:
Xác định vai trò, chứcnăng của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo hướng tập trung vào thực hiệnquản lý nhà nước vĩ mô toàn xã hội;
Rà soát chức năng,nhiệm vụ của các Bộ, ngành trung ương để khắc phục tình trạng chồng chéo, trùnglắp; loại bỏ dần các công việc không nhất thiết do cơ quan nhà nước làm;
Nghiên cứu xác địnhlại cơ cấu tổ chức của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ;
Tinh giản các cơ quanthuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước;
Xác định cơ cấu hợp lý,gọn nhẹ các tổ chức bên trong các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ;
Xác định vai trò, chứcnăng của chính quyền địa phương các cấp, phân biệt rõ tính chất, phương thứcquản lý của chính quyền ở đô thị và chính quyền ở nông thôn;
Nghiên cứu và thựchiện sự phân cấp trung ương và địa phương trên các ngành và lĩnh vực;
Xác định cơ cấu tổchức bộ máy phù hợp của chính quyền các cấp.
Thời gian thựchiện: 2001- 2010, chia 2 giai đoạn là: 2001 - 2005 và 2006 - 2010.
Cơ quan chủ trì: Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủvà Văn phòng Chính phủ.
3.3. Chươngtrình tinh giản biên chế
Chương trình này đượctiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2001 - 2002 căn cứ vào Nghị quyết số16/2000/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về việc tinh giản biênchế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
Cơ quan chủ trì: Ban Tổ chức - Cán bộ Chínhphủ.
3.4. Chươngtrình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Nội dung chủ yếu:
Đánh giá lại, sửa đổiviệc phân loại, ban hành tiêu chuẩn cán bộ, công chức;
Thực hiện phân cấpquản lý nhân sự;
Đổi mới phương thứcđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Xác định nội dung, chươngtrình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phù hợp, tập trung vào công chứchành chính và cán bộ chính quyền cơ sở;
Xây dựng và tổ chứcthực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, bao gồm kế hoạch chungcủa Chính phủ, kế hoạch của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương;
Tổ chức lại hệ thốngđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên cơ sở phân công và phân cấp hợp lý;
Xây dựng các công cụquản lý nguồn nhân lực với sự trợ giúp của công nghệ tin học.
Thời gian thựchiện: 2001- 2010, chia 2 giai đoạn là : 2001 - 2005 và 2006 - 2010.
Cơ quan chủ trì: Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủvà Học viện Hành chính quốc gia.
3.5. Chươngtrình cải cách tiền lương
Nội dung chủ yếu:
Nâng mức lương tốithiểu;
Cải cách hệ thốngthang bảng lương phù hợp với các đối tượng là cán bộ, công chức hành chính, sựnghiệp;
Hợp lý hóa ngạch, bậc;
Áp dụng các chế độ khuyến khíchngoài lương;
Chế độ thưởng cho cánbộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Thời gian thựchiện: 2001- 2005.
Cơ quan chủ trì: Ban Tổ chức - Cán bộ Chínhphủ.
3.6. Chươngtrình đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính, đơn vịsự nghiệp công
Nội dung chủ yếu:
Xác lập tiêu chí mớivề xây dựng và phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính theo kết quả đầu ra vàchất lượng hoạt động, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao;
Thực hiện chế độ khoánchi trong cơ quan hành chính;
Xây dựng cơ chế tàichính phù hợp với các tổ chức thực hiện chức năng dịch vụ công và đơn vị sựnghiệp nhằm bảo đảm tính độc lập tương đối và vai trò tự chủ của các tổ chứcnày trong hoạt động, giảm dần chi từ ngân sách nhà nước tiến tới thực hiện chếđộ tự quản tài chính.
Thời gian thựchiện: 2001- 2005.
Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
3.7. Chươngtrình hiện đại hóa nền hành chính
Nội dung chủ yếu:
Đổi mới phương thứcđiều hành của hệ thống hành chính;
Hiện đại hóa công sở,bảo đảm trang thiết bị và điều kiện làm việc tương đối hiện đại cho các cơ quanhành chính;
ứng dụng công nghệthông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp;
Tiếp tục nâng cấp vàmở rộng mạng tin học diện rộng của Chính phủ đến 4 cấp chính quyền;
Chính quyền cấp xã cótrụ sở và phương tiện làm việc đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ quản lý.
Thời gian thựchiện: 2001-2010, chia 2 giai đoạn là : 2001 - 2005 và 2006 - 2010.
Cơ quan chủ trì: Văn phòng Chính phủ.
4. Trách nhiệm tổchức thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn2001 - 2010
4.1. Thủ tướng Chínhphủ chỉ đạo chung việc triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hànhchính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010.
4.2. Ban Chỉ đạo cảicách hành chính của Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn triểnkhai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn2001 - 2010.
4.3. Các cơ quan đượcgiao chủ trì các chương trình hành động cụ thể chịu trách nhiệm xây dựng chươngtrình, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, làm đầu mối phối hợp với các cơquan có liên quan để thực hiện.
4.4. Ban Tổ chức - Cánbộ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Vănphòng Chính phủ xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực trong nước và nướcngoài theo yêu cầu thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nướcgiai đoạn 2001 - 2010.
4.5. Các Bộ, ngànhtrung ương và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứChương trình tổng thể này và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo cải cáchhành chính của Chính phủ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hànhchính 5 năm và hàng năm, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ và BanChỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ.
Ban Tổ chức - Cán bộChính phủ, Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện, địnhkỳ báo cáo tình hình và kết quả thực hiện với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ./.