Phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật khu bảo tồn thiên nhiên Biển Lạc - Núi Ông theo những nội dung và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu dưới đây:1. Tên công trình: khu bảo tồn thiên nhiên Biển Lạc - Núi Ông.
Chủ quản đầu tư: Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận.
2. Địa diểm và phạm vi quản lý:
Khu bảo tồn thiên nhiên Biển Lạc - Núi Ông nằm trong địa phận hành chính các xã: Lạc Tánh, Đức Thuận, Đức Bình, Đồng Kho, Gia Huynh, Gia An (huyện Tánh Linh); xã Mỹ Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam); xã Đức Tài, Vũ Hoà (huyện Đức Linh).
- Toạ độ địa lý:
Từ 11o00emdash00" đến 11o15emdash00" độ vĩ bắc.
107o03emdash00" đến 107o52emdash14" độ kinh đông.
- Ranh giới:
Phía Đông giáp núi Con Doi, núi Dàng Cá, suối Ke Bét (huyện Hàm Thuận).
Phía Nam giáp núi Gia, núi Du (huyện Tánh Linh).
Phía Tây giáp xã Vĩ Hoà, Đức Tài (huyện Đức Linh).
Phía Bắc giúp sông La Ngà, đường 335.
Tổng diện tích tự nhiên thuộc khu bảo tồn thiên nhiên 35377 ha.
Vùng đệm nằm bên ngoài giáp liền khu bảo tồn thiên nhiên làm vành đai bảo vệ, giảm áp lực khai phá vào khu bảo tồn có tổng diện tích là 20.000 ha. Bộ Lâm nghiệp và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận có trách nhiệm xác định rõ phạm vi ranh giới trên thực địa và trên bản đồ đồng thời lập luận chứng kinh tế kỹ thuật để xây dựng vùng này.
3. Chức năng nhiệm vụ:
- Bảo vệ toàn bộ khu rừng Biển Lạc - Núi Ông theo đúng quy định về rừng đặc dụng tại mục 2, Điều 31, 32, 33, 34, 35 của Luật bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt cần tập trung bảo vệ các loài chim, thú quý hiếm: công, gà lai hồng tía, voi, bò tót, bò rừng, hươu vàng, vượn..., các loài thực vật quý: giáng hương, cà te, trắc mật, cẩm lai, cẩm xe...
- Phát huy chức năng phòng hộ của rừng đầu nguồn.
- Tạo môi trường thuận lợi để tổ chức ổn định đời sống dân cư trong vùng đệm, góp phần bảo vệ tài nguyên khu bảo tồn thiên nhiên.
4. Phân khu chức năng:
Khu bảo tồn thiên nhiên Biển Lạc - Núi Ông được chia thành 3 khu chức năng: khu bảo vệ nghiêm ngặt, khu phục hồi sinh thái và khu dịch vụ hành chính.
Căn cứ tiêu chuẩn và chức năng của từng phân khu, Bộ Lâm nghiệp và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận có trách nhiệm xác định cụ thể diện tích, ranh giới của từng phân khu trên bản đồ và trên thực địa cho phù hợp.
5. Tổ chức quản lý:
Khu bảo tồn thiên nhiên Biển Lạc - Núi Ông là đơn vị trực thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận. Giám đốc khu bảo tồn do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh bổ nhiệm sau khi có sự thoả thuận của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp. Bộ máy quản lý khu bảo tồn có trách nhiệm giúp Giám đốc thực hiện tốt các chương trình sau đây:
- Chương trình bảo vệ.
- Chương trình phục hồi sinh thái.
- Chương trình nghiên cứu khoa học và tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi sinh, môi trường.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và chương trình hoạt động của khu bảo tồn, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định tổ chức bộ máy và biên chế quản lý cho phù hợp.
6. Đầu tư cơ bản:
a) Phục vụ chương trình bảo vệ:
- Xác định và làm đường ranh giới (80 km) và hệ thống cọc mốc.
- Xây dựng 10 trạm bảo vệ và phòng chống cháy rừng.
- Làm đường nội bộ (đi bộ, đi ngựa): 100 km.
- Các bảng chỉ dẫn.
- Trồng rừng ranh giới: 125 ha.
- Trang thiết bị phục vụ bảo vệ rừng.
- Hỗ trợ ổn định dân cư khu vùng đệm (lập luận chứng kinh tế kỹ thuật riêng).
b) Chương trình phục hồi sinh thái:
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng.
- Trồng rừng tại những nơi không còn khả năng phục hồi tự nhiên.
- Tạo thêm môi trường sống cho chim, thú: (cải tạo đồng cỏ, nước uống, bổ sung thức ăn...).
c) Chương trình nghiên cứu khoa học và tuyên truyền, giáo dục:
- Xây dựng vườn thực vật: 30 ha.
- Xây dựng một số phòng để lưu trữ làm thư viện, phòng thí nghiệm: 150 m2.
- Xây dựng một số trạm quan sát.
- Khu nuôi nghiên cứu chim, thú bán tự nhiên.
- Xây dựng hồ sơ cơ bản của khu bảo tồn.
- Các trang bị phục vụ nghiên cứu và tuyên truyền giáo dục.
d) Phục vụ quản lý hành chính.
- Nhà quản lý: 60 m2.
- Các công trình phù trợ : 100 m2.
- Nhà ở cán bộ, công nhân viên: 200 m2.
- Hệ thống thông tin.
- Hệ thống điện, nước sinh hoạt.
7. Vốn đầu tư:
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản sử dụng từ nguồn vốn ngân sách và viện trợ quốc tế (nếu có) là : 2.575 triệu đồng.
Trong đó: xây lắp 2.100 triệu đồng.
Thiết bị 385 triệu đồng.
Kiến thiết cơ bản khác 90 triệu đồng.
Vỗn hỗ trợ xây dựng vùng đệm lập luận chứng kinh tế kỹ thuật riêng để thực hiện.
Vốn phục vụ cho các đề tài nghiên cứu khoa học và quản lý thì Uỷ ban Nhân dân tỉnh làm việc với các Bộ chức năng để xác định và sử dụng từ nguồn vốn sự nghiệp nghiên cứu khoa học theo kế hoạch hàng năm.
8. Tổ chức thực hiện:
a) Chủ quản đầu tư và chủ đầu tư công trình chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thiết kế, thi công công trình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và hoàn thành xây dựng các hạng mục phục vụ chương trình bảo vệ rừng trong 5 năm.
b) Bộ Lâm nghiệp chịu trách nhiệm cùng với Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận xác định cụ thể các phân khu chức năng để có giải pháp tác động hợp lý. Xác định diện tích, ranh giới vùng đệm, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật để thực hiện.
- Chỉ đạo hoàn chỉnh hồ sơ cơ bản về tài nguyên rừng trong khu bảo tồn để làm căn cứ giám sát và tổ chức quản lý bảo vệ.