Chính phủQUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về việc chuyển khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi, tỉnh Cà Mau
thành Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001.
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 12 tháng 8 năm 1991.
Xét đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (công văn số 1608/CV/BNN-KL ngày 25 tháng 6 năm 2003) và của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau (công văn số 1327/UB ngày 23 tháng 6 năm 2003),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi, thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau thành Vườn quốc gia trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, gồm các nội dung sau:
1. Tên gọi: Vườn quốc gia Mũi Cà Mau.
2. Địa điểm và toạ độ:
Địa điểm Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, phần trên đất liền thuộc địa phận hành chính của các xã: Đất Mũi, Viên An và Đất Mới, thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Toạ độ địa lý: Từ 80 32' đến 80 49' Vĩ độ Bắc.
Từ 1040 40' đến 1040 55' Kinh độ Đông.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau :
Bảo tồn lâu dài mẫu chuẩn sinh thái có tầm quan trọng quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở các giải pháp khoa học, kinh tế và xã hội để bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước vùng đất mũi đang trong quá trình diễn thế tự nhiên.
Xây dựng Vườn quốc gia Mũi Cà Mau để phục vụ các hoạt động tham quan, du lịch sinh thái và hợp tác quốc tế, xây dựng và thực nghiệm các mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên rừng ngập mặn, phát huy giá trị và chức năng kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước.
Phát huy vai trò phòng hộ bảo vệ môi trường, hạn chế xói lở, thúc đẩy quá trình bồi tụ bờ biển, để bảo vệ đời sống và sản xuất của nhân dân các vùng đất liền, bảo vệ khu cư trú của ngư dân ở vùng ven biển, tạo nền tảng cho quá trình phát triển bền vững ở vùng ven biển.
Bảo vệ đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi cư trú cho các loài sinh vật ở vùng ven biển, cung cấp dinh dưỡng cho các loài thủy sản, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất ở vùng ven biển.
Xây dựng cơ cấu xã hội nghề rừng ổn định, phù hợp với các mục tiêu quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thông qua việc cải thiện và nâng cao tính bền vững của các hệ canh tác Lâm-Ngư nghiệp, tăng năng suất của rừng để nâng cao lợi ích kinh tế của những diện tích rừng ngập mặn ở vùng đệm của Vườn quốc gia.
Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm không ngừng cải thiện điều kiện sinh sống của nhân dân trong vùng. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về các giá trị của rừng và của hệ sinh thái đất ngập nước và các phương pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước.
Góp phần củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự xã hội ở vùng cực Nam của tổ quốc.
4. Quy mô diện tích và các phân khu chức năng:
Tổng diện tích tự nhiên: 41. 862 ha.
Trong đó:
Diện tích phần trên đất liền: 15. 262 ha.
Diện tích phần ven biển: 26. 600 ha.
Các phân khu chức năng trên phần đất liền :
a) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 12.203 ha.
Thuộc Tiểu khu 2 và tiểu khu 3 của khu rừng đặc dụng Đất Mũi và khu rừng phòng hộ bãi bồi hiện nay.
b) Phân khu phục hồi sinh thái: 2.859 ha.
Thuộc Tiểu khu 4 và phần ven biển Tiểu khu 1 của khu rừng đặc dụng Đất Mũi hiện nay.
c) Phân khu hành chính dịch vụ: 200 ha
Thuộc khu vực ven Rạch Tàu, khu kênh Hai Thiện, khu Rạch Bàu Lớn và khu Rạch Mũi.
Phân khu chức năng phần trên biển:
Phạm vi tính từ mép bờ biển phía Tây ra phía biển, chức năng chủ yếu của Phân khu này là bảo tồn tài nguyên sinh vật biển và hệ sinh thái ven bờ, duy trì và nghiên cứu quá trình địa mạo và sinh thái tự nhiên của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, bao gồm các điểm sau :
Điểm 1. Cửa Sào Lưới thuộc huyện Cái Nước.
Tọa độ : Từ 1040 47’ 30’’ Kinh độ Đông.
Từ 80 48’ Vĩ độ Bắc.
Điểm 2. Cách bờ biển 4.700 mét.
Tọa độ: Từ 1040 45’ Kinh độ Đông.
Từ 80 48’ Vĩ độ Bắc.
Điểm 3. Ngoài biển.
Tọa độ: Từ 1040 42’ Kinh độ Đông.
Từ 80 40’ Vĩ độ Bắc.
Điểm 4. Ngoài biển.
Tọa độ: Từ 1040 42’ Kinh độ Đông.
Từ 80 35’ Vĩ độ Bắc.
Điểm 5. Ngoài biển.
Tọa độ: Từ 1040 48’ Kinh độ Đông.
Từ 80 33’ 30’’ Vĩ độ Bắc.
Điểm 6. Đầu rạch Trương Phi thuộc huyện Ngọc Hiển.
Tọa độ: Từ 1040 48’ Kinh độ Đông.
Từ 80 34’ 30’’ Vĩ độ Bắc
5. Vùng đệm của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau:
Vùng đệm của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có tổng diện tích là: 8.194 ha, nằm trên địa bàn các xã: Đất Mũi, Viên An và Đất Mới thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau trực tiếp quản lý Vườn quốc gia Mũi Cà Mau.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau có trách nhiệm:
Chỉ đạo lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng và phát triển Vườn quốc gia Mũi Cà Mau và Dự án đầu tư xây dựng và phát triển vùng đệm của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau theo các quy định hiện hành.
Chỉ đạo lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau.
Điều 3. Tổ chức bộ máy của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau:
Giao Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau quyết định về tổ chức bộ máy của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau theo quy định tại Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên ban hành kèm theo Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến thống nhất của các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.