QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về việc phê duyệt điều chỉnhQuy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị ban hành kèm theo Nghị địnhsố 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và Bộtrưởng Bộ Xây dựng tại công văn số 831/TT/UB-BXD ngày 10 tháng 5 năm 1999,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phêduyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu:
Xácđịnh vị trí, vai trò quan trọng của thành phố Huế trong khu vực kinh tế trọngđiểm miền Trung và trong Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị toànquốc với ý nghĩa là một trong 5 đô thị trung tâm cấp Quốc gia; kết hợp tốt giữaxây dựng phát triển với bảo vệ và tôn tạo, nhằm xây dựng cố đô Huế trở thànhmột thành phố mang đặc tính dân tộc, hiện đại, đậm đà bản sắc và truyền thống;trở thành một trung tâm văn hoá - du lịch của cả nước, trung tâm giáo dục đàotạo và trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung,đồng thời là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnhThừa Thiên Huế.
2. Phạm vi Quy hoạch và định hướng phát triển không gian:
Cơcấu quy hoạch không gian bao gồm thành phố Huế và các đô thị vệ tinh thuộc cáchuyện Phú Vang, Hương Trà, Hương Thuỷ với bán kính ảnh hưởng từ 13 km đến 15km.
Hướngphát triển lâu dài của thành phố Huế chủ yếu về phía Bắc sông Hương (phía Bắcvà phía Tây kinh thành Huế) tại khu vực Hương Sơ và An Hoà; về phía Nam sông Hươngtại khu vực Vĩ Dạ - Ngự Bình, Thuỷ An, Trường An; phát triển không gian đô thịđể bảo vệ, tôn tạo và khai thác tiềm năng khu vực di tích văn hoá - lịch sửthuộc các xã: Thuỷ Bằng (huyện Hương Thuỷ), Hương Hồ, Hương Vinh (huyện HươngTrà), Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu (huyện Phú Vang).
3. Tính chất thành phố Huế:
Cốđô Huế là di sản văn hoá thế giới, là trung tâm văn hoá, du lịch của cả nước vàcó ý nghĩa quốc tế;
Làtỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật của tỉnhThừa Thiên Huế; là trung tâm y tế chuyên sâu, là một trong những trung tâm đàotạo đại học đa ngành và dạy nghề chất lượng cao của khu vực;
Làđầu mối giao lưu kinh tế, văn hoá trong vùng và trong trục hành lang thương mạiquốc tế.
4. Quy mô dân số:
Đếnnăm 2020, dân số thành phố Huế và các đô thị trong phạm vi nghiên cứu điềuchỉnh Quy hoạch chung khoảng 710.000 người, trong đó quy mô dân số thành phốHuế khoảng 410.000 người và quy mô dân số các đô thị vệ tinh khoảng 300.000 người.
5. Quy hoạch sử dụng đất đai và kiến trúc cảnh quan đô thị:
a) Về chỉ tiêu sử dụng đất:
Chỉtiêu sử dụng đất đô thị bình quân đối với thành phố Huế là 144 m2/người,chỉ tiêu sử dụng đất đối với các đô thị vệ tinh là 120 m2/người vàonăm 2020.
b) Về phân khu chức năng:
Cáckhu dân cư bao gồm:
Khuvực bảo tồn có 3 khu: khu I bao gồm 4 phường trong kinh thành Huế, được quản lýcải tạo, xây dựng theo Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá,danh lam thắng cảnh và theo Công ước quốc tế về bảo vệ Di sản Văn hoá Thế giớicủa UNESCO; khu II là khu phố cổ Bao Vinh; khu III là khu làng nghề truyềnthống Kim Long, Vĩ Dạ;
Khuvực hạn chế phát triển nằm trong vành đai 2 (khu phố cũ, các khu dân cư nằm dọcsông An Cựu, khu Bãi Dâu, khu Kiểm Huệ): khống chế quy mô dân số khoảng 120.000người;
Khuvực phát triển mở rộng (gồm các khu Phú Thượng - huyện Phú Vang; Hương Sơ, ThuỷAn - huyện Hương Thủy): phát triển hợp lý các khu nhà ở cao tầng và các côngtrình có quy mô lớn của thành phố Huế trong tương lai, nối kết thành phố Huếvới các đô thị vệ tinh.
Cáckhu công nghiệp tập trung được bố trí tại các đô thị vệ tinh, gồm: các khu côngnghiệp Phú Bài (300 ha), Tứ Hạ (100 - 150 ha), Thuận An (50 ha); các cụm côngnghiệp trong thành phố Huế: phía Tây (8,5 ha), phía Đông Bắc (11,5 ha) và phíaTây Bắc (20 ha).
Hệthống các trung tâm công cộng, bao gồm trung tâm hành chính - chính trị củatỉnh và của thành phố được xác định tại vị trí hiện nay trên bờ Nam sông Hương;các công trình công cộng phục vụ không thường xuyên (cấp tỉnh, cấp thành phố) đượcbố trí phân tán gắn với hệ thống trung tâm của các khu thành phố; các trung tâmphục vụ định kỳ bố trí gắn với các khu thành phố; các công trình công cộng phụcvụ hàng ngày gắn với các đơn vị ở.
Cáctrung tâm chuyên ngành gồm:
Cáccơ quan quản lý nhà nước các cấp được bố trí tại trung tâm hành chính của tỉnhvà thành phố trên bờ Nam sông Hương;
Cáctrường đào tạo: ngoài các cơ sở hiện có trong nội thành hiện nay, xây dựng Đạihọc Huế tại khu vực phía Đông Nam núi Ngự Bình - Tam Thai;
Cáctrung tâm y tế: cải tạo và nâng cấp các cơ sở hiện có, đáp ứng yêu cầu pháttriển đô thị; trong các khu đô thị mới phải dành đất xây dựng các cơ sở y tế;
Cáctrung tâm văn hoá, thể dục thể thao: ngoài Trung tâm văn hoá, thể dục thể thaohiện có tại bờ Nam sông Hương, tổ chức trung tâm văn hoá, thể dục thể thao cấptỉnh và cấp vùng tại khu vực Ngự Bình - Tam Thai, cấp thành phố tại Hương Sơ,Ngự Bình, Phú Thượng; xây dựng Cung Văn hoá Lao động, Trung tâm Thanh thiếuniên và Trung tâm Hội chợ triển lãm tại Phú Hội, Xuân Phú; tổ chức các khu dulịch Tân Mỹ - Thuận An, Thuỷ Tiên (trong chùm đô thị Huế).
Côngviên cây xanh: ngoài các công viên Ngọ Môn, sông Hương, hồ Tịnh Tâm hiện có, bổsung một số khu công viên cây xanh mới trên cơ sở bảo tồn, tôn tạo, khai tháccác khu di tích, các khu vực có cảnh quan đẹp, như: Ngự Bình - Tam Thai, NamGiao, Thuỷ Tiên, Cồn Hến; tôn tạo hai bờ sông Hương, sông An Cựu và vùng cảnhquan phía Tây Nam thành phố Huế.
Cáccơ sở quốc phòng, an ninh hiện có, đặc biệt đồn Mang Cá, vẫn được giữ nguyêntrong đô thị. Việc cải tạo, xây dựng trong các cơ sở này phải tuân thủ nghiêmngặt các quy định về quản lý xây dựng trong khu vực bảo tồn kinh thành Huế.
c) Về kiến trúc và cảnh quan đô thị:
Bảotồn và khai thác các di tích trong khu vực kinh thành Huế, phố cổ Bao Vinh vàcác khu vực khác đã được UNESCO công nhận theo Công ước quốc tế;
Bảotồn các làng nghề truyền thống: giữ gìn các khu nhà vườn điển hình tại ThuỷBiều, Hương Hồ, Hương Long, Kim Long, Vĩ Dạ, Phường Đúc và các phường trongThành Nội;
Khaithác triệt để những lợi thế về cảnh quan môi trường của thành phố và các vùnglân cận, đặc biệt là sông Hương, sông An Cựu, Ngự Hà, hồ Tịnh Tâm, hồ Thuỷ Tiên,khu vực lâm viên, núi Ngự Bình - Tam Thai, Vọng Cảnh, Thiên Thai;
Bảovệ rừng đầu nguồn kết hợp bảo tồn và khai thác khu vực lâm viên cùng với cáclăng tẩm phía Tây Nam thành phố Huế; tổ chức các tuyến cảnh quan nối thành phốHuế với trục cảnh quan ven biển (từ Thuận An, phá Tam Giang đến đầm Cầu Hai,Cảnh Dương, Bạch Mã, Lăng Cô...).
6. Về quy hoạch giao thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
a) Về quy hoạch giao thông:
Giaothông đối ngoại:
Đườngbộ: mở rộng nâng cấp các đoạn thuộc Quốc lộ 1A: Huế - Tứ Hạ, Huế - Phú Bài; kéodài tuyến Vĩ Dạ - Chợ Mai, nối với Tân Mỹ kết hợp việc nâng cấp đường NguyễnTất Thành; cải tạo mở rộng các trục đường Bùi Thị Xuân, Kim Long, Điện BiênPhủ, Phan Bội Châu nối với khu lăng tẩm phía Tây Nam thành phố Huế; xây dựngmới cầu Chợ Dinh để nối Bãi Dâu với Phú Thượng;
Tuyếnđường sắt Bắc - Nam qua thành phố Huế giữ nguyên hiện trạng, cải tạo và nângcấp đường sắt và ga;
Đườnghàng không: nâng cấp sân bay Phú Bài, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách trong nướcvà nước ngoài;
Đườngthuỷ: nâng cấp cảng Thuận An, bảo đảm yêu cầu vận chuyển hàng hoá và du lịch;thiết lập và nâng cấp hệ thống bến tầu trên sông Hương phục vụ khách du lịch vàdịch vụ vận chuyển.
Giaothông đô thị: đất dành cho hệ thống giao thông trong đô thị phải đạt tỷ lệ 20 -25% tổng quỹ đất của thành phố, trong đó giao thông tĩnh đạt 4 - 5%. Mạng lướiđường được quy hoạch theo 4 khu vực như sau:
Khukinh thành: hạn chế mật độ xe chạy; điều chỉnh mặt cắt đường phù hợp với chiềurộng của 10 cổng thành; nâng cấp 4 tuyến đường chính theo hướng Bắc - Nam vàĐông - Tây trong Thành Nội;
Khutrung tâm công cộng thành phố trên bờ Nam sông Hương: các tuyến đường giữnguyên hiện trạng; mở rộng một số tuyến chính như Trần Hưng Đạo, Hà Nội, Hùng Vương,Bà Triệu, An Dương Vương;
Khuvực phía Tây Nam kinh thành: chỉnh trang mạng lưới đường, mở rộng một số tuyếncó quy mô phù hợp với khu lâm viên và các lăng tẩm;
Khuđô thị phát triển: tổ chức tuyến từ khu Hương Sơ đi cảng Thuận An; mở rộng đườngBà Triệu đi cảng Thuận An; đường Lê Duẩn qua cầu Bạch Hổ nối với đường Bùi ThịXuân.
b) Về chuẩn bị kỹ thuật đất đai:
Cốtcao độ nền xây dựng được tính toán để khống chế cốt cụ thể từng khu vực nhằmgiải quyết tốt hệ thống thoát nước, tránh úng ngập cục bộ;
Trongkhu vực Thành Nội: cải tạo hệ thống cống, mương hiện có, thoát nước ra sông NgựHà và Hào Thành; nạo vét sông Ngự Hà và Hào Thành;
Trongkhu phố cũ: cải tạo, xây dựng hệ thống cống ngầm thoát nước chung ra sông AnCựu, Đập Đá; từng bước tách thành hệ thống thoát nước riêng;
Trongcác khu đô thị mới: sử dụng hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạtriêng, thoát ra sông Hương, sông Đông Ba và sông Bạch Yến.
c) Về cấp nước:
Chỉtiêu cấp nước sinh hoạt đến năm 2010 là 100 lít/người/ngày, với 80% dân số đôthị được cấp nước; đến năm 2020 là 150 lít/người/ngày, với 85% dân số đô thị đượccấp nước;
Nguồnnước: trước mắt sử dụng nước mặt sông Hương; lâu dài sử dụng nước hồ Tả Trạch;
Tậndụng những nhà máy nước và trạm bơm hiện có; nâng cấp nhà máy nước Quảng Tế;thiết kế mạng lưới đường ống cấp nước khép kín toàn thành phố.
d) Về cấp điện:
Cảitạo, nâng cấp và xây dựng mới các trạm biến thế có công suất phù hợp, bảo đảmcung cấp điện sản xuất, sinh hoạt, chiếu sáng và dịch vụ cho từng khu vực;
Cảithiện và xây dựng các đường dây 220 KV, 110 KV và 22 KV, bảo đảm hiện đại, mỹquan và sử dụng an toàn.
e) Về thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
Cảitạo, nâng cấp và sử dụng hệ thống cống chung thoát nước bẩn và nước mưa tại khuvực nội thành cũ và xây dựng hệ thống cống thoát nước bẩn riêng tại các khu vựcmới xây dựng;
Đếnnăm 2020, bảo đảm 100% khối lượng chất thải rắn của thành phố được thu gom, vậnchuyển, xử lý bằng công nghệ thích hợp;
Cảitạo và xây dựng các nghĩa địa, nghĩa trang tập trung, kết hợp với việc chỉnhtrang các nghĩa địa, nghĩa trang nhỏ hiện còn phân tán trong các khu vực; tiếntới chấm dứt việc an táng phân tán và xây lăng mộ quá to, chiếm nhiều diệntích.
7. Quy hoạch xây dựng đợt đầu:
Đếnnăm 2005, tập trung thực hiện một số công tác trọng điểm về quản lý và pháttriển đô thị, gồm:
a)Hoàn chỉnh việc lập, xét duyệt các quy hoạch chi tiết;
b)Cải tạo, nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật đôthị, đặc biệt là chống ách tắc giao thông và úng ngập cục bộ;
c)Cải tạo các khu dân cư hiện có, đặc biệt trong khu vực kinh thành Huế, các làngnghề truyền thống, khu phố cũ, các khu dân cư dọc sông An Cựu; xây dựng các khudân cư tại Kim Long, Hương Sơ, Bãi Dâu để dãn dân trong khu vực bảo tồn di tíchvà dân vạn đò hiện đang sinh sống trên sông Hương;
d)Cải tạo, nâng cấp các cơ sở phục vụ công cộng về y tế, văn hoá, giáo dục, dịchvụ, công viên cây xanh, thể dục thể thao, nghỉ ngơi giải trí;
e)Di chuyển ra ngoại thành các cơ sở sản xuất, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường;bảo vệ tôn tạo cảnh quan môi trường sông Hương;
g)Đầu tư và phát triển đô thị: xây dựng nhà ở và các khu di dân tái định cư; mạnglưới giao thông đối ngoại và giao thông đô thị; cơ sở hạ tầng cho các khu đôthị dự kiến phát triển, các cụm công nghiệp tại Thủy An, Hương Sơ; xây dựng Đạihọc Quốc gia Huế tại Ngự Bình - Tam Thai và trung tâm văn hoá - thể dục thểthao tại Ngự Bình;
h)Từng bước hình thành và phát triển các đô thị vệ tinh, có kế hoạch phát triểncác công trình hạ tầng khu vực ngoại thành.
Điều 2. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựngvà các Bộ, ngành liên quan phê duyệt hồ sơ thiết; tổ chức công bố và thực hiệnđiều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2020 theo các nội dung tạiĐiều 1 của Quyết định này và theo các quy định hiện hành.
Điều 3. Quyếtđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Chủtịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyếtđịnh này./.