QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuấtbông vải
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế pháttriển sản xuất bông vải ở những địa bàn có điều kiện thuận lợi về đất đai, khíhậu, lao động, để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt, giảm dần việcnhập khẩu bông nguyên liệu; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đờisống nông dân.
Điều 2.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố có sản xuất bông vải, Tổng công ty Dệt may Việt Nam rà soát, bố trí lại quyhoạch diện tích đất trồng bông theo hướng: tạo ra các vùng sản xuất bông hànghoá, thâm canh, có tưới, gắn với hệ thống cơ sở chế biến công nghiệp, trướchết, ở các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, bảođảm cây bông có thu nhập cao hơn các cây trồng khác.
Điều 3.Một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất bông vải.
1.Về đầu tư và tín dụng
a)Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho:
Xâydựng cơ sở nghiên cứu; sản xuất giống gốc và giống lai F1;
Nhậpcác giống gốc có năng suất và chất lượng cao.
Đầutư nâng cấp các cơ sở sản xuất giống bông ở các vùng trọng điểm để duy trì cácgiống bông gốc và nhân nhanh các giống bông lai F1 cung ứng cho người trồngbông.
b)Vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước cho việc xây dựng, nâng cấp, đổi mớithiết bị các cơ sở chế biến.
c)Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Việt Nam và các tổ chức tín dụng thực hiện Quyết định số 67/1999/QĐ-TTgngày 30 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụngngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn bảo đảm đủ vốn và kịpthời cho người trồng bông vay mua giống, nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuấtbông hạt, cho các tổ chức, cá nhân vay vốn tiêu thụ bông hạt.
d)Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tìm các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhântrong và ngoài nước để đầu tư, liên doanh, phát triển sản xuất giống, sản xuấtbông hạt quy mô lớn, đảm bảo yêu cầu chất lượng cho công nghiệp dệt may.
2.Về khoa học và công nghệ
a)Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo giống mới, để nhanh chóng cógiống bông đạt năng suất trên 3,0 tấn/ha với nhiều tổ hợp lai, dòng bất dục củaViệt Nam.
CácViện nghiên cứu khoa học nông nghiệp, các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung họcchuyên nghiệp nông nghiệp phối hợp với Trung tâm nghiên cứu cây bông nghiên cứulai tạo các giống bông có năng suất, chất lượng cao.
Tậptrung đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ khoa học kỹ thuật choTrung tâm nghiên cứu bông Nha Hố trở thành Viện nghiên cứu cây bông đủ năng lựcnghiên cứu, tạo giống bông có năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng được yêucầu của ngành công nghiệp dệt trong nước.
b)Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí kế hoạch khuyến nông hàng nămtrong kế hoạch khuyến nông của Bộ nhằm tăng cường công tác khuyến nông vàchuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến hộ trồng bông; tổng kết những mô hình hộ nôngdân trồng bông giỏi để phổ biến kinh nghiệm cho các hộ khác tham quan học tập;nghiên cứu, tổng kết các mô hình phát triển bông ở các vùng sinh thái TâyNguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ để triển khai mở rộng.
c)Nghiên cứu các mô hình canh tác xen canh, gối vụ để đưa cây bông vào cơ cấu câytrồng ổn định của một số vùng, thâm canh cao ở vùng đã có các công trình thuỷlợi.
BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng công ty Dệt may Việt Nam chỉ đạo thựchiện tốt Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 1998 về Dự án phát triểnbông và các cây trồng luân canh, xen canh với bông vay vốn của cơ quan pháttriển Pháp (AFD).
3.Về tiêu thụ
a)Bộ Công nghiệp, Tổng công ty Dệt may Việt Nam chỉ đạo các doanh nghiệp dệt may ưutiên tiêu thụ bông xơ của các cơ sở chế biến, cán ép bông hạt trong nước. Giảiquyết hài hoà lợi ích giữa các doanh nghiệp dệt may, chế biến bông hạt và ngườitrồng bông.
b)Trên cơ sở tham khảo ý kiến của Ban Vật giá Chính phủ, Tổng công ty Dệt mayViệt Nam thống nhất với Ủy ban nhân dân các tỉnh trồngbông công bố giá mua bông hạt tối thiểu (giá sàn) cho người trồng bông ngay từ đầuvụ, bảo đảm lợi ích của người trồng bông có mức thu nhập cao hơn so với trồngcây trồng khác trên một đơn vị diện tích. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh cótrồng bông chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ việc tiêu thụ bông hạt trên địa bàn vàkhông để các tổ chức, cá nhân ép cấp, ép giá, gây thiệt hại cho người trồngbông.
4.Về Quỹ bảo hiểm cây bông vải
Hàngnăm Bộ Công nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Dệt may Việt Nam trích 1 - 2% trị giánguyên liệu bông xơ nhập khẩu để lập Quỹ bảo hiểm cây bông.
BộTài chính chủ trì, phối hợp Bộ Công nghiệp, Tổng công ty Dệt may Việt Nam banhành quy chế quản lý và sử dụng quỹ này.
Điều 4.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quanthuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủyban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hànhQuyết định này./.