QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Ban hành Quy chế Ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nướcvà hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 10 tháng 5 năm 1997;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nướcvà hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực sau 6 (sáu) tháng kể từ ngày ký. Các quy định trướcđây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3.Bộ trưởng Bộ Thương mại chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.
CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổchức thi hành Quyết định này./.
QUY CHẾ
Ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 178/1999/QĐ-TTg, ngày30/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.Phạm vi điều chỉnh.
1.Quy chế này quy định việc ghi nhãn đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam để lưuthông trong nước và để xuất khẩu; hàng hóa sản xuất tại nước ngoài được nhậpkhẩu để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.
2.Hàng hóa là thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống, nhu yếu phẩm không có baogói sẵn được bán trực tiếp cho người tiêu dùng; đồ ăn, đồ uống có bao gói sẵnvà có giá trị tiêu dùng trong 24 giờ, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quychế này.
Điều 2.Đối tượng áp dụng.
Đốitượng áp dụng của Quy chế này là các tổ chức, cá nhân, thương nhân sản xuất,kinh doanh hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam để lưu thông trong nước, để xuấtkhẩu; tổ chức, cá nhân, thương nhân nhập khẩu hàng hóa để bán tại Việt Nam.
Điều 3.Giải thích từ ngữ.
TrongQuy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, innổi trực tiếp hoặc được dán, đính, cài, chắc chắn trên hàng hóa hoặc bao bì đểthể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hóa đó.
2.Bao bì thương phẩm là bao bì gắn trực tiếp vào hàng hóa và được bán cùng vớihàng hóa cho người tiêu dùng, gồm bao bì chứa đựng, bao bì ngoài:
a)Bao bì chứa đựng là bao bì trực tiếp chứa đựng hàng hóa, tạo ra hình, khối chohàng hóa, hoặc bọc kín theo hình, khối của hàng hóa.
b)Bao bì ngoài là bao bì dùng chứa đựng một, hoặc một số bao bì chứa đựng hànghóa.
3.Bao bì không có tính chất thương phẩm là bao bì không bán lẻ cùng với hàng hóa,gồm nhiều loại được dùng trong vận chuyển, bảo quản hàng hóa trên các phươngtiện vận tải hoặc trong các kho tàng.
4.Ghi nhãn hàng hóa là việc ghi các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hóa lênnhãn hàng hóa nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cơ bản để nhậnbiết hàng hóa, làm căn cứ để người mua quyết định việc lựa chọn, tiêu thụ và sửdụng hàng hóa, các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra giám sát.
5.Nội dung bắt buộc của nhãn hàng hóa là phần bao gồm những thông tin quan trọngnhất về hàng hóa phải ghi trên nhãn hàng hóa.
6.Nội dung không bắt buộc của nhãn hàng hóa là phần bao gồm những thông tin khác,ngoài nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa.
7.Phần chính của nhãn (Principal Display Panel: PDP) là một phần ghi các nội dungbắt buộc của nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhìn thấy dễ dàng và rõ nhấttrong điều kiện bầy hàng bình thường được thiết kế tùy thuộc vào kích thướcthực tế của bao bì trực tiếp chứa đựng hàng hóa, không được nằm ở phần đáy baobì.
8.Phần thông tin là phần tiếp nối ở phía bên phải phần chính của nhãn, ghi cácnội dung không bắt buộc của nhãn hàng hóa, hoặc một số nội dung bắt buộc trongtrường hợp phần chính của nhãn không đủ chỗ để ghi các nội dung bắt buộc đó.
Điều 4.Yêu cầu cơ bản của nhãn hàng hóa.
Tấtcả các chữ viết, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu, ghi trên nhãnhàng hóa phải rõ ràng, đúng với thực chất của hàng hóa, không được ghi mập mờ,gây ra sự nhầm lẫn với nhãn hàng hóa khác.
Điều 5.Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa.
1.Nhãn hàng hóa lưu thông trong nước phải được viết bằng tiếng Việt Nam, tùy theoyêu cầu của từng loại hàng hóa có thể viết thêm bằng tiếng nước ngoài nhưngkích thước phải nhỏ hơn.
2.Nhãn hàng hóa xuất khẩu, có thể viết bằng ngôn ngữ của nước, vùng nhập khẩuhàng hóa đó nếu có thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng hóa.
3.Đối với hàng hóa nhập khẩu để lưu thông, tiêu thụ ở thị trường Việt Nam thìngôn ngữ trình bầy trên nhãn hàng hóa được áp dụng một trong các cách thức sauđây:
a)Khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, thương nhân cần yêu cầu để phía cung cấp hàngchấp thuận ghi trên phần nhãn nguyên gốc các thông tin thuộc nội dung bắt buộcbằng tiếng Việt Nam.
b)Trường hợp không thỏa thuận được như nội dung điểm a khoản 3 Điều này thì thươngnhân nhập khẩu hàng hóa phải làm nhãn phụ ghi những thông tin thuộc nội dungbắt buộc bằng tiếng Việt Nam đính kèm theo nhãn nguyên gốc bằng tiếng nướcngoài của hàng hóa đó trước khi đưa ra bán hoặc lưu thông ở thị trường.
Chương II
GHI NỘI DUNG CỦA NHÃN HÀNG HÓA
Mục 1: Nội dung bắt buộc
Điều 6. Tênhàng hóa.
1.Tên hàng hóa là tên gọi cụ thể của hàng hóa, là tên đã được sử dụng trong tiêuchuẩn Việt Nam của hàng hóa đó. Chữ viết tên hàng hóa có chiều cao không nhỏhơn một nửa (1/2) chữ cao nhất có mặt trên nhãn hàng hóa.
2.Trường hợp hàng hóa chưa có tên trong tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) thì tên củahàng hóa được lấy từ tên ghi trong tiêu chuẩn Quốc tế mà Việt Nam đã công bố ápdụng.
3.Trường hợp hàng hóa không có tên quy định tại khoản 1, 2 Điều này thì dùng tênhàng hóa kèm theo danh mã trong bảng phân loại hàng hóa H.S (Harmonizedcommodity description and Coding System) Quốc tế mà Việt Nam đã công bố ápdụng.
4.Trường hợp hàng hóa không có tên quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này thì đượcdùng tên mô tả cụ thể hoặc nói rõ công dụng của hàng hóa.
Điều 7.Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.
1.Nếu hàng hóa được sản xuất hoàn chỉnh tại một cơ sở sản xuất, tên thương nhânchịu trách nhiệm về hàng hóa là tên cơ sở sản xuất, với dòng chữ ghi trên nhãnhàng hóa là:
Sảnxuất tại ...................... hoặc sản phẩm của .................
2.Nếu hàng hóa được lắp ráp từ các chi tiết, phụ tùng do từ nhiều cơ sở sản xuấtkhác nhau, tên thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa là tên cơ sở lắp rápthành phẩm, với dòng chữ ghi trên nhãn hàng hóa là: cơ sở lắp ráp...................... hoặc lắp ráp tại.............
3.Nếu hàng hóa là hàng nhập khẩu hoặc hàng thuộc đại lý bán hàng cho thương nhânnước ngoài, thì tên thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa là tên thương nhânnhập khẩu hoặc tên thương nhân đại lý bán hàng, với dòng chữ: thương nhân nhậpkhẩu .......... hoặc thương nhân đại lý................
4.Địa chỉ gồm có: số nhà, đường phố (thôn, xóm), phường (xã), quận (huyện, thịxã), thành phố (tỉnh).
Điều 8.Định lượng của hàng hóa.
1.Định lượng của hàng hóa là số lượng (số đếm) hoặc khối lượng tịnh; thể tích,kích thước thực của hàng hóa có trong bao bì thương phẩm.
2.Đơn vị đo lường dùng để thể hiện định lượng hàng hóa là đơn vị đo lường hợppháp của Việt Nam, theo hệ đơn vị đo lường Quốc tế (S.I).
Nếudùng hệ đơn vị đo lường khác thì phải ghi cả số quy đổi sang hệ đơn vị đo lường(S.I), trừ hàng hóa đặc biệt như màn hình máy thu hình (TV), dầu khoáng nguyênkhai...
3.Kích thước và chữ số để ghi định lượng trên nhãn hàng hóa được thiết kế theodiện tích phần chính của nhãn (PDP).
4.Vị trí để ghi định lượng nằm ở phía dưới của phần chính của nhãn (PDP) với diệntích chiếm 30% diện tích của nhãn (PDP) và chiều cao khoảng 1/3 chiều cao củanhãn (PDP).
5.Chữ và số ghi định lượng theo dòng song song với đáy bao bì.
Điều 9.Thành phần cấu tạo.
1.Hàng hóa là thực phẩm đóng gói sẵn, đồ uống, mỹ phẩm có cấu tạo từ hai thànhphần trở lên thì phải ghi thành phần cấu tạo trên nhãn hàng hóa.
2.Hàng hóa khác có cấu tạo từ hai thành phần trở lên thì phải ghi thành phần cấutạo quyết định giá trị sử dụng của hàng hóa trên nhãn hàng hóa.
3.Thành phần cấu tạo được ghi theo thứ tự từ cao xuống thấp về khối lượng hoặc tỷkhối (% khối lượng) của mỗi thành phần cấu tạo hàng hóa, với dòng chữ viết là:thành phần ......................... hoặc thành phần cấu tạo:........
4.Đối với hàng hóa có quy định về yêu cầu bảo đảm an toàn đối với người, với môitrường khi sử dụng, nếu thành phần cấu tạo là thành phần phức hợp gồm từ hai chấttrở lên, thì ghi tên thành phần phức hợp đó cùng với tên các chất tạo nên thànhphần phức hợp đó, theo thứ tự từ cao xuống thấp về khối lượng hoặc tỷ khối (%khối lượng) của các chất đó.
5.Những thành phần hoặc chất trong thành phần phức hợp thuộc loại đặc biệt: đãchiếu xạ, đã áp dụng kỹ thuật biến gen hoặc chất bảo quản, ... đã quy định liềulượng sử dụng hoặc được xếp trong danh sách gây kích ứng, độc hại... phải đượcghi trên nhãn hàng hóa theo các quy định Quốc tế mà Việt Nam công bố áp dụng.
Điều 10.Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu.
Nhữngchỉ tiêu chất lượng chủ yếu quyết định giá trị sử dụng và chỉ tiêu an toàn đốivới người, với môi trường khi sử dụng phải được ghi trên nhãn hàng hóa.
Điều 11.Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản.
1.Đối với những hàng hóa mà trong hướng dẫn chi tiết của các Bộ quản lý ngành nóitại khoản 2 Điều 19 Quy chế này có quy định phải ghi ngày sản xuất thì trênnhãn hàng hóa phải ghi ngày sản xuất. Ngày sản xuất là số chỉ ngày, tháng, nămhoàn thành sản xuất hàng hóa đó.
2.Tùy theo tính chất, yêu cầu hướng dẫn sử dụng và quản lý của từng nhóm, loạihàng hóa cụ thể, phải ghi một trong các thời hạn sau đây trên nhãn hàng hóa:
a)Với các nhóm, loại hàng hóa là thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm phải ghi thời hạnsử dụng. Thời hạn sử dụng là số chỉ ngày, tháng, năm mà quá mốc thời gian đó,hàng hóa không được phép lưu thông và không được sử dụng.
b)Với các nhóm, loại hàng hóa cần đảm bảo an toàn chất lượng trong bảo quản dựtrữ phải ghi thời hạn bảo quản trên nhãn hàng hóa. Thời hạn bảo quản là số chỉngày, tháng, năm có thể lưu giữ hàng hóa trong kho bảo quản mà quá mốc thờigian đó hàng hóa có thể bị biến đổi xấu về chất lượng trước khi hàng hóa đó đượcđưa ra tiêu thụ.
3.Cách ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản:
a)Ghi theo ngày, tháng, năm dương lịch.
b)Số chỉ ngày: gồm hai con số;
Sốchỉ tháng: gồm hai con số hoặc tên tháng bằng chữ;
Sốchỉ năm: gồm hai con số cuối của năm.
Điều 12.Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng.
1.Trên nhãn hàng hóa phải ghi hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng, cảnh báonguy hại có thể xẩy ra nếu sử dụng hàng hóa không đúng cách thức và cách xử lýsự cố nguy hại xẩy ra.
2.Trường hợp nhãn hàng hóa không đủ diện tích để ghi các hướng dẫn nói trên thìphải ghi các nội dung đó vào một tài liệu kèm theo hàng hóa để cung cấp cho ngườimua hàng.
Điều 13.Xuất xứ của hàng hóa.
Đốivới hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trên nhãn hàng hóa phải ghi tên nước xuấtxứ.
Mục 2: Nội dung không bắt buộc
Điều 14.Ngoài những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa, tùy theo yêucầu và đặc thù riêng của từng hàng hóa, có thể ghi thêm các thông tin cần thiếtkhác nhưng không được trái với các quy định của pháp luật và của Quy chế này,đồng thời không được che khuất hoặc làm hiểu sai lệch những nội dung bắt buộcghi trên nhãn hàng hóa.
Chương III
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GHI NHÃN HÀNG HÓA
Điều 15. Nộidung quản lý Nhà nước về ghi nhãn hàng hóa.
1.Xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theothẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về ghi nhãn hàng hóa;
2.Giám sát, kiểm tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về ghi nhãnhàng hóa;
3.Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩmquyền xử lý các vi phạm quy phạm pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.
Điều 16.Cơ quan quản lý Nhà nước về ghi nhãn hàng hóa.
1.Bộ Thương mại chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý Nhà nước về ghi nhãn hànghóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2.Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quảnlý Nhà nước về Thương mại trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về ghi nhãnhàng hóa theo quy định của pháp luật.
Chương IV
HÀNH VI VI PHẠM
Điều 17. Cáchành vi vi phạm pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.
1.Lưu thông hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định.
2.Nhãn hàng hóa có những nội dung thông tin bằng hình ảnh, hình vẽ hoặc chữ viếtkhông đúng với bản chất thực của hàng hóa đó.
3.Nhãn hàng hóa không rõ ràng, mờ nhạt đến mức mắt thường không đọc được nội dungghi trên nhãn.
4.Nhãn hàng hóa không có đủ các nội dung bắt buộc theo quy định.
5.Nội dung trình bày trên nhãn hàng hóa không đúng kích thước vị trí, cách ghi vàngôn ngữ.
6.Nội dung ghi trên nhãn hàng hóa bị tẩy xóa, sửa đổi.
7.Thay nhãn hàng hóa nhằm mục đích lừa dối người tiêu dùng.
8.Sử dụng nhãn hàng hóa đã được pháp luật bảo hộ mà không được sự chấp thuận củachủ sở hữu.
9.Nhãn hàng hóa trùng với nhãn hàng hóa cùng loại của thương nhân khác đã đượcpháp luật bảo hộ.
Mọitổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm bất kỳ nội dung nào nói trên đều phải bị xửlý theo đúng quy định của Pháp luật.
Điều 18.Hình thức và thẩm quyền xử lý vi phạm.
Hìnhthức xử lý vi phạm và thẩm quyền xử lý vi phạm về ghi nhãn hàng hóa được thựchiện theo quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Hiệulực thi hành.
1.Quy chế này có hiệu lực thi hành sau 6 (sáu) tháng kể từ ngày ban hành.
2.Các Bộ quản lý ngành căn cứ chức năng quản lý các yêu cầu cụ thể về sử dụng,bảo quản đối với các hàng hóa riêng biệt thuộc phạm vi ngành phụ trách, cótrách nhiệm hướng dẫn chi tiết cách ghi nhãn các hàng hóa riêng biệt nhưngkhông được trái với các quy định của Quy chế này và gửi cho Bộ Thương mại để BộThương mại tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.