A - Về thực hiện Chỉ thị 482 - TTg của Thủ tướng Chính phủ.
1. Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan, tổ chức cùng cấp hữu quan ở địa phương giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân tổ chức tổng kết thực tiễn thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 về các mặt chủ yếu sau đây:
a) Tổ chức khảo sát thực tế để nắm tình hình vi phạm luật hôn nhân và gia định, các nguyên nhân vi phạm pháp luật;
b) Thống kê số lượng các vụ việc vi phạm Luật hôn nhân và gia đình:
Các trường hợp kết hôn trái pháp luật như tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, vi phạm chế độ một vợ một chồng, không đăng ký kết hôn....;
Các trường hợp ngược đãi vợ, hành hạ, đánh đập vợ, con hoặc bỏ mặc vợ, con, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, nuôi dưỡng cha mẹ;
Các trường hợp vi phạm quyền sở hữu, sử dụng tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng và của những người khác trong gia đình;
Các trường hợp vi phạm quy định về nhận con nuôi hoặc phân biệt đối xử với con nuôi; vi phạm chế độ đỡ đầu người chưa thanh niên;
Các vi phạm pháp luật về việc kết hôn với người nước ngoài ở địa phương;
Vi phạm pháp luật về đăng ký kết hôn, khai sinh, khai tử, đăng ký nhận cha, mẹ, nhận con nuôi, đỡ đầu.
c) Tổ chức nghiên cứu, phân tích các nguyên nhân vi phạm Luật hôn nhân và gia đình, phát hiện những sơ hở, thiếu sót, những hạn chế của luật.
d) Nghiên cứu, đánh giá tác động của Luật đất đai, Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân, Pháp lệnh thừa kế và các luật khác đối với quan hệ tài sản của vợ, chồng và quan hệ gia đình;
đ) Phân tích cơ chế, biện pháp bảo đảm việc thi hành luật hôn nhân và gia đình, kể cả tuyên truyền phổ biến, giáo dục Luật hôn nhân và gia đình ở địa phương, trong nhà trường và trong từng gia đình;
e) Thống kê các hiện tượng mới nảy sinh về hôn nhân và gia đình ở địa phương và nguyên nhân của các hiện tượng đó.
2. Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Tổ chức tổng kết thực tiễn xét xử các vụ án về hôn nhân và gia định ở địa phương, phân tích tường loại vụ việc, khó khăn, vướng mặc trong công tác xét xử, mối liên quan đến các vụ án hình sự, dân sự;
b) Tổ chức nghiên cứu, phân tích các nguyên nhân vi phạm pháp Luật hôn nhân và gia đình, pháp hiện sơ hở của Luật để có kiến nghị cụ thể;
c) Phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp chỉ đạo nội dung tổng kết thực tiễn xét xử các vụ án về hôn nhân và gia đình ở các Toà án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
3. Giám đốc Sở Tư pháp chỉ đạo Phòng thi hành án và các Đội thi hành án tổng kết thực tiễn thi hành án và hôn nhân và gia đình và để xuất những kiến nghị cụ thể trong phạm vị trách nhiệm của mình; đồng thời, phối hợp với các cơ quan thông tin địa chúng tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật hôn nhân và gia đình trong nhân dân.
4. Các Vụ, Cục thuộc Bộ trong phạm vị niệm vụ, quyền hạn của mình phải tổng kết công tác thi hành Luật hôn nhân và gia đình; tổ chức một số đoàn đi khảo sát tình hình thực tế kết hợp dự hội nghị tổng kết 8 năm thi hành Luật hôn nhân và gia đình ở các địa phương, trong đó các tỉnh miền núi phiá Bắc và Tây Nguyên; hướng dẫn các Sở Tư pháp và Toà án cấp tỉnh trong việc thực hiện Chỉ thị số 482 - TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Luật Hà Nội, có trách nhiệm tổ chức tổng kết việc giảng dậy Luật hôn nhân và gia đình; tiếp tục đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng giảng dậy môn luật này.
Vụ Kế hoạch - tài chính có trách nhiệm:
Khẩn trương lập kế hoạch kinh phí cần thiết cho việc tổng kết 8 năm thi hành Luật hôn nhân và gia đình ở Trung ương theo kế hoạch đột xuất;
Hướng dẫn các Sở Tư pháp và Toà án nhân dân cấp tỉnh lập dự toán kinh phí phục vụ cho việc tổng kết 8 năm thi hành Luật hôn nhân và gia đình ở địa phương;
Phối hợp với Văn phòng Bộ trong việc cấp kinh phí cho Hội nghị tổng kết ở Trung ương và cho các đoàn đi khảo sát thực tế ở một số địa phương.
B. Về việc thực hiện Cương trình hành động của Ban chỉ đạo Năm quốc tế gia đình Việt Nam.
1. Vụ pháp luật dân sự - kinh tế có trách nhiệm:
Tổ chức rà soát các chính sách kinh tế liên quan đến gia đình; rà soát lại luật đất đai, Luật hôn nhân và gia đình, Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân, Pháp lệnh thừa kế;
Để xuất các chính sách mới liên quan đến gia đình nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh hiện hành.
Vụ pháp luật hành chính - hình sự có trách nhiệm tổ chức rà soát chính sách dân số, chính sách hộ khẩu, chính sách hậu phương quân đội, chính sách học phí, học bổng, viện phí, chính sách đối với vùng dân tộc, vùng công giáo, chính sách gia đình neo đơn, gia đình không hoàn thiện, và đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung chính sách và pháp luật có liên quan.
3. Các Vụ, Cục thuộc Bộ. Sở Tư pháp. Toà án nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chương trình hành động của ban chỉ đạo Năm Quốc tế gia đìng Việt Nam và đề xuất với Bộ các kiến nghị cụ thể về vấn đề xây dựng, củng cố, hoàn thiện các gia đình Việt Nam trong tình hình mới.
C. Về việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình.
1. Vụ pháp luật dân sự - kinh tế có trách nhiệm chủ trì Tổ chuyên viên giúp Ban dự thảo Luật hôn nhân và gia đình triển khai việc khảo sát thực tế, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, phân tích những sơ hở, vướng mắc trong thực tiễn thi hành luật, tập hợp kiến nghị của các ngành, địa phương và nhân dân để lập đề án sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và gia đình theo kế hoạch.
2. Các Sở Tư pháp, Toà án nhân dân cấp tỉnh tổ chức nghiên cứu, báo cáo về Bộ kiến nghị cụ thể về việc sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân gia đình.