Văn bản pháp luật: Quyết định 196/QĐ-NH9

 
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 196/QĐ-NH9
Quyết định
11/07/1995
11/07/1995

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ Quản lý các Tổ chức tín dụng Nhân dân

 
1.995
 

Toàn văn

QUYếT địNH

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Về việc ban hành Quy chế tổ chức

và hoạt động của Vụ quản lý các tổ chức tín dụng nhân dân

 

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước ngày 23-5-1990;

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 20/CP ngày 1-3-1995 của Chính phủ về tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức, cán bộ và đào tạo Ngân hàng Nhà nước;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ Quản lý các Tổ chức tín dụng nhân dân.

Điều 2: Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3: Các ông, bà Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ tổ chức, cán bộ và đào tạo, Vụ trưởng Vụ Quản lý các Tổ chức tín dụng nhân dân, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước thi hành Quyết định này./.

 

QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA VỤ QUẢN LÝ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG NHÂN DÂN

(Ban hành theo Quyết định số 196/QĐ-NH9 ngày 11-7-1995

của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

CHƯƠNG I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Vụ quản lý các Tổ chức tín dụng nhân dân (Vụ QLCTCTDND) là đơn vị thuộc bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có chức năng tham mưu cho Thống đốc trong việc hướng dẫn củng cố, phát triển về tổ chức và quản lý hoạt động của các Tổ chức tín dụng nhân dân gồm các Hợp tác xã tín dụng và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.

Điều 2: Điều hành hoạt động Vụ QLCTCTDND là Vụ trưởng, giúp việc cho Vụ trưởng có một số Phó Vụ trưởng.

 

CHƯƠNG II - NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 3: Vụ QLCTCTDND có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, biện pháp và soạn thảo trình Thống đốc ban hành các cơ chế, quy chế về quản lý hoạt động của các tổ chức TDND.

2. Thực hiện và hướng dẫn các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thực hiện nhiệm vụ thanh tra giám sát các Tổ chức tín dụng nhân dân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về tiền tệ, tín dụng và các biện pháp an toàn trong kinh doanh.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc cấp giấy phép cho các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và quản lý tổ chức, hoạt động của các Tổ chức tín dụng nhân dân trên địa bàn.

4. Xây dựng kế hoạch và phối hợp với các Vụ chức năng tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên các tổ chức tín dụng nhân dân.

5. Thực hiện các nhiệm vụ của Ban điều hành thí điểm thành lập Quỹ TDND cho đến khi hoàn thành việc thí điểm.

6. Nghiên cứu, đề xuất chủ trương, kế hoạch triển khai thực hiện các dự án trong và ngoài nước tài trợ cho các tổ chức tín dụng nhân dân.

7. Phối hợp với Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Vụ các Định chế tài chính để giải quyết hoặc trình Thống đốc giải quyết những việc liên quan các tổ chức Quỹ tín dụng nhân dân.

8. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.

 

CHƯƠNG III - TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐIỀU HÀNH

Điều 4: Tổ chức bộ máy của Vụ QLCTCTDND gồm có:

1. Phòng Quản lý các tổ chức tín dụng nhân dân (gọi tắt là Phòng chế độ).

2. Phòng Thanh tra, giám sát.

3. Phòng điều hành thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân (gọi tắt là Phòng thí điểm).

4. Phòng Tổng hợp.

5. Phòng Đại diện tại Văn phòng 17 Bến Chương Dương TP. Hồ Chí Minh (gọi tắt là phòng Đại diện).

Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng do Vụ trưởng Vụ QLCTCTDND quy định.

Điều 5: Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ trưởng Vụ QLCTCTDND:

1. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các mặt công tác ghi ở các điều 1, 2, 3, 4, của quy chế này.

2. Quyết định chương trình, kế hoạch và biện pháp công tác, quản lý cán bộ của Vụ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước triệu tập.

3. Tham dự những cuộc họp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước triệu tập.

Điều 6: Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Vụ trưởng:

1. Giúp Vụ trưởng chỉ đạo và điều hành một số mặt công tác của Vụ và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về kết quả thực hiện các mặt công tác được phân công.

2. Khi vụ trưởng vắng mặt, một Phó Vụ trưởng được uỷ quyền điều hành chung công việc và hoạt động của Vụ, chịu trách nhiệm về những quyết định của mình và phải báo cáo lại Vụ trưởng những công việc đã giải quyết.

 

CHƯƠNG IV - ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=9850&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận