UBND TỉnhQUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH PHÚ THỌ
Về việc quy hoạch phát triển mạng lưới
thương mại - dịch vụ giai đoạn 1998 - 2010 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994.
Căn cứ Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 16/4/1998 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Phú Thọ.
Theo đề nghị của Sở Thương mại và Du lịch.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại - dịch vụ giai đoạn 1998 - 2010 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (văn bản kèm theo quyết định này).
Điều 2: Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thương Mại và du lịch, Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ 1998 - 2010
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1975/QĐ-UB
ngày 16/9/1998 của UBND tỉnh Phú Thọ)
PHẦN THỨ NHẤT
Thực trạng mạng lưới thương mại - dịch vụ tỉnh Phú Thọ
I. Các yếu tố tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến phát triển Thương mại - dịch vụ:
1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên:
Phú Thọ là tỉnh miền núi, nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh miền núi phía Bắc. Đặc biệt là ở vị trí cửa ngõ nối giữa thủ đô Hà Nội với 5 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Lao Cai, Yên Bái và Lai Châu. Có diện tích 3.496,8 km2; dân số 1.296..178 người so với cả nước diện tích chiếm 1,05%; dân số chiếm 1,72% (Niên giám thông kê tỉnh Phú Thọ năm 1997).
Diện tích đất dùng để sản xuất nông lâm nghiệp chiếm khoảng trên 60%, khí hậu, đất đai thích hợp cho phát triển một nền nông lâm nghiệp sản xuất hàng hoá. Giao thông thuận lợi, có cả đường bộ, đường sắt, đường thuỷ đi qua, tiện cho việc giao lưu hàng hoá với các tỉnh phía Bắc và đặc biệt với Thủ đô Hà Nội.
2. Đặc điểm kinh tế xã hội:
Phú Thọ gần với Thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế của Bắc Bộ, có nhiều lợi thế để phát triển thương mại - Đây là thị trường tiêu thụ hàng hoá, nông sản thực phẩm lớn, hàng hoá tiểu thủ công nghiệp cho thị trường Hà Nội, thị trường công nghiệp và du lịch Quảng Ninh, Hải Phòng, thị trường 5 tỉnh miền núi phía Bắc và ngược lại thị trường này sẽ cung cấp nhiều loại hàng hoá, vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân Phú Thọ.
Phú Thọ sớm có khu công nghiệp tập trung sản xuất hàng hoá lớn nhất khu vực phía Bắc Hà Nội, hàng hoá có chất lượng như: hoá chất, giấy, phân bón, vật liệu xây dựng, ắc quy... Phục vụ tiêu dùng cho nhân dân cả nước và xuất khẩu.
Phú Thọ cũng là nơi có nhiều lễ hội truyền thống, nhiều di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, tiêu biểu là di tích lịch sử văn hoá Đền Hùng, khu du lịch Hồ Ao Châu, Hang động Xuân Sơn... (là những tiềm năng để phát triển du lịch trong những năm tới, nên có điều kiện thu hút khách tham quan du lịch, phát triển các dịch vụ. Do vậy Phú Thọ đã và sẽ là thị trường có sức mua và mức lưu chuyển hàng hoá khá. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân tác động nền kinh tế Phú Thọ còn nghèo, điểm xuất phát thấp, nhiều chỉ tiêu còn dưới mức trung bình của cả nước
II. Thực trạng mạng lưới thương mại tỉnh Phú Thọ:
A. Thực trạng mạng lưới:
1. Thương nghiệp quốc doanh:
Chuyển sang cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, thương nghiệp quốc doanh cả nước nói chung và thương nghiệp Phú Thọ nói riêng phải vượt qua nhiều thử thách, chấp nhận sự cạnh tranh để tồn tại phát triển. Từ chỗ mạng lưới cửa hàng, đến bán hàng trải rộng khắp tới từng xã, từng khu vực huyện, riêng thương nghiệp quốc doanh ngành quản lý đã có tới 26 Công ty, trên 40 cửa hàng hạch toán kinh tế với trên 5000 lao động. Sau khi sắp xếp lại theo Nghị định 388/HĐBT đến nay toàn ngành Thương mại - du lịch có 20 doanh nghiệp kinh doanh thương mại - du lịch - dịch vụ (trong đó thuộc Sở quản lý có 08 doanh nghiệp).
Về xuất nhập khẩu: Tổng trị giá xuất khẩu năm 1997 là 10.824.000USD tăng 91,84% so với năm 1990 và bằng 151,68% so với năm 1996, chè, lạc, chuối, quế, thịt đông lạnh và hàng may mặc sẵn. Nhập khẩu của Phú Thọ cũng như cả nước còn khá lớn (năm 1997 Phú Thọ nhập 13.821.000USD. Tỷ trọng nhập khẩu của tỉnh so với cả nước không đáng kể, mặt hàng chủ yếu là thiết bị phụ tùng phục vụ sửa chữa, thay thế máy móc của các nhà máy và nguyên liệu phục vụ sản xuất. Kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh còn nhiều đầu mối tham gia nên phân tán, chồng chéo cạnh tranh nhau trên thị trường.
Các đơn vị có chức năng xuất nhập khẩu là: Công ty Xuất nhập khẩu tỉnh, Công ty thương mại Sông Lô, Công ty Vật tư tỉnh, Công ty Thương mại Tổng hợp tỉnh, Công ty May Vĩnh Phú, Công ty May xuất khẩu Việt Trì, Công ty May Sông Hồng, Công ty Chè, Xí nghiệp Súc sản Phú Thọ, Xí nghiệp Dệt Phú Cát...
Trong cơ chế thị trường ngoài các tổ chức thương nghiệp có nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng tham gia kinh doanh thương mại hàng hoá, trực tiếp tiêu thụ sản phẩm của mình với nhiều hình thức bán buôn, bán đại lý, bán lẻ, xuất khẩu trực tiếp góp phần tạo ra sự sôi động và cạnh tranh trên thị trường.
2. Thương nghiệp hợp tác xã:
Trước năm 1990 khối thương nghiệp tập thể HTX mua bán giữ vai trò làm trợ thủ đắc lực cho Thương nghiệp Quốc doanh, tổ chức mạng lưới tới khắp các xã, phường trong tỉnh. Từ khi chuyển đổi cơ chế, sau 1990 vai trò HTX mua bán không còn tồn tại.
3. Thương nghiệp ngoài quốc doanh:
Do chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước, mấy năm gần đây khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh ở đô thị, thị trấn, thị tứ nhưng chưa có quy hoạch. 'Tính đến đầu năm 1998 đã có 57 Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần và 13.878 hộ kinh doanh thương mại dịch vụ theo Nghị định 66/HĐBT, với trên 16.000 lao động gấp 10 lần so với thương nghiệp quốc doanh, doanh thu năm 1997 đạt 939.359 triệu đồng chiếm 56,3% tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội toàn tỉnh.
4. Hệ thống chợ:
Chợ đã trở thành nơi giao dịch trao đổi mua bán quan trọng thường nhật các hàng nông sản thực phẩm, hàng tiêu dùng và cả một số vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất của phần lớn các hộ ngoài quốc doanh, và của nhân dân nhất là vùng nông thôn miền núi. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 175 chợ trong đó 30 chợ họp hàng ngày, 145 chợ họp theo phiên, 20 chợ ở thành phố thị xã, thị trấn và 155 chợ ở khu vực nông thôn, miền núi nhưng còn thiếu sự quản lý thường xuyên của Nhà nước. Hệ thống chợ nhất là ở nông thôn miền núi cơ sở vật chất còn nghèo, lạc hậu có tới 80 - 85% tranh tre, hàng hoá còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa đa dạng phong phú.
B. Đánh giá chung về tình hình mạng lưới và kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ:
Trong những năm qua khi chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, tình hình thị trường và hoạt động thương mại có:
a. Một số kết quả chính:
Các hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn bao gồm: bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu, dịch vụ, du lịch đều có mức tăng trưởng khá, góp phần quan trọng thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển, tham gia vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Ngành Thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng nhân dân, đảm bảo cung ứng phục vụ hành chính sách cho đồng bào dân tộc miền núi. Trên thị trường hàng hoá đa dạng phong phú, chất lượng ngày được nâng cao - các loại hình dịch vụ gắn liền với lưu thông hàng hoá, phát triển, thúc đẩy phục vụ sản xuất, đời sống và giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp ngày càng tăng cho ngân sách Nhà nước (năm 1997 các doanh nghiệp thuộc Sở Thương mại - Du lịch quản lý nộp ngân sách trên 20 tỷ đồng), các doanh nghiệp kinh doanh đều có lãi riêng Công ty Xuất nhập khẩu do phải gánh chịu hậu quả cũ nên kinh doanh chưa có hiệu quả.
- Kết quả nổi bật trong những năm qua đã huy động được các cá nhân, các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động thương mại - dịch vụ, lực lượng này có mặt ở khắp mọi nơi, mọi chốn ở đâu có nhu cầu là ở đó có thương mại phục vụ và đã huy động được nguồn vốn đáng kể trong dân cư đưa vào lưu thông làm cho bộ mặt xã hội thay đổi, thị trường phát triển nhanh.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động thương mại - dịch vụ có sự biến đổi từng bước đưrợc tăng cường, hệ thống mạng lưới cửa hàng, quầy hàng, các hộ đại lý mua bán hàng hoá được phát triển ở các cụm xã miền núi và nông thôn, hiện nay đã có 101 điểm bán hàng chính sách ở 45 cụm xã trong đó có 69 hộ đại lý. Trên địa bàn tỉnh bước đầu đã hình thành một số trung tâm thương mại - dịch vụ, hệ thống chợ và cần được củng cố phát triển.
b) Một số tồn tại chính.
- Thương nghiệp Phú Thọ chưa là vị trí trung tâm thương mại của các tỉnh phía Bắc, chưa làm tốt công tác tiếp thị mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, chưa thể hiện vai trò trung tâm phát luồng hàng, đầu mối giao lưu hàng hoá. Hoạt động thương mại chưa gắn được với dịch vụ sản xuất nhất là vùng nông thôn, miền núi và các doanh nghiệp sản xuất Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.
- Hoạt động xuất nhập khẩu đã có bước phát triển, nhưng cơ cấu hàng xuất khẩu chưa có chuyển biến đáng kể, chủ yếu vẫn là xuất các sản phẩm thô bằng phương thức thu gom là chính, xuất uỷ thác qua các Công ty Xuất nhập khẩu Trung ương chưa tạo được vùng chuyên sản xuất hàng xuất khẩu có khối lượng lớn, giá trị cao. Mặt khác việc tổ chức khai thác hàng trong tỉnh và đầu tư cùng với người sản xuất để có nguồn hàng xuất khẩu ổn định chưa được chú ý, còn chú trọng khai thác hàng ngoài tỉnh, nên việc tham gia thúc đẩy hàng sản xuất tại địa phương còn bị hạn chế.
- Mạng lưới kinh doanh thương mại - dịch vụ ngoài quốc doanh phát triển nhanh nhưng phân bổ không đều, quy mô nhỏ, chưa có quy hoạch và có sự phân công giữa thương nghiệp Nhà nước với các thành phần kinh tế khác tham gia kinh doanh thương mại - du lịch, dịch vụ.
- Các doanh nghiệp thương nghiệp Nhà nước, kinh doanh còn chồng chéo, thiếu vốn, cơ sở vật chất xuống cấp mạng lưới bị thu hẹp, ngành hàng kinh doanh chưa phát triển được nhiều, nhất là việc tiêu thụ hàng nông sản thực phẩm cho nông dân. Do không có thị trường tiêu thụ, phẩm cấp hàng nông sản thấp khối lượng không lớn, đây là một khó khăn tồn tại chưa thể giải quyết được.
- Chưa tạo được mối quan hệ hợp tác gắn bó giữa thương nghiệp với nhà sản xuất, giữa các doanh nghiệp Trung ương và địa phương với các tỉnh. Các doanh nghiệp có khuynh hướng kinh doanh tổng hợp, nhưng thiếu hợp tác phối hợp để tạo sức mạnh cạnh tranh. Các trung tâm thương mại - dịch vụ, hệ thống chợ, cửa hàng, quầy hàng phát triển nhưng chưa có quy hoạch và chưa có sự phối hợp tổ chức thị trường. Chưa có chính sách khuyến khích người làm kinh doanh thương mại, dịch vụ ở nông thôn, miền núi.
- Công tác quản lý Nhà nước Thương mại - Dịch vụ chưa được thống nhất giữa ngành và cấp, việc phân giao trách nhiệm chưa rõ ràng. Chưa làm được công tác quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại - dịch vụ và chiến lược phát triển thương mại. Hiệu lực của cơ quan tham mưu giúp việc cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh chưa cao dẫn đến quản lý các doanh nghiệp vừa bị chồng chéo vừa bị buông lỏng, bỏ trống thị trường nông thôn. Hệ thống quản lý Nhà nước về thương mại du lịch, dịch vụ từ Sở đến Huyện chưa được kiện toàn thống nhất về cán bộ vừa thiếu, vừa yếu nhất là ở Huyện. Trang bị phương tiện làm việc chưa đảm bảo cho thông tin nắm bắt thị trường, chưa có điều kiện khảo sát thị trường trong nước, ngoài nước nên hạn chế đến việc tham mưu hoạch định chương trình, biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại - du lịch, dịch vụ phát triển.
PHẦN THỨ HAI
Quy hoạch phát triển mạng lưới
thương mại - dịch vụ 1998 - 2010 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
I. Đặc điểm của thị trường Phú Thọ:
1- Hoạt động thương mại trong cơ chế thị trường trong khi thị trường đang phát triển sôi động, cũng có lúc, có nơi gặp khó khăn do phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ ở khu vực và Châu á tác động gay gắt đến kinh tế xã hội cả nước nói chung và Phú Thọ nói riêng. Đặc biệt là đến lĩnh vực thương mại - dịch vụ, hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ...
2- Là tỉnh miền núi, địa bàn rộng, có tính phức tạp khác nhau, nhất là vùng sâu, vùng xa. Sản xuất hàng hoá phẩm cấp thấp, khối lượng nhỏ, chủ yếu là sản xuất tự cung tự cấp, kinh tế và đời sống khó khăn nhất là đồng bào dân tộc miền núi vùng sâu, vùng xa đã ảnh hưởng lớn đến sức mua của dân cư.
3- Trên địa bàn tỉnh những mặt hàng thiết yếu, quan trọng Nhà nước quản lý do các tổ chức thương nghiệp Trung ương nắm, chi phối. ở địa phương chủ yếu kinh doanh những mặt hàng phục vụ đời sống và một số mặt hàng chính sách phục vụ đồng bào miền núi.
4- Phú Thọ gần trung tâm thương mại Hà Nội, thị trường lớn của cả nước tạo lợi thế góp phần tích cực cho thị trường Phú Thọ phát triển thành trung tâm thương mại của cả vùng phía Bắc. Nhưng cũng là những bất lợi trong việc tổ chức vận động hàng hoá do cự ly khoảng cách gần.
II. Dự báo thị trường 1998 - 2010
1. Thị trường trong nước:
Với chính sách đổi mới trong những năm qua, kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng và đang trên đà phát triển. Theo dự báo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư: tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước sẽ tăng bình quân 9,5% ở giai đoạn 1996 - 2000 và 9% ở giai đoạn 2001 - 2010; kim ngạch xuất khẩu tăng 28%, nhập khẩu tăng 24% (giai đoạn 1996 - 2000), xuất khẩu tăng 24%, nhập khẩu tăng 20% (giai đoạn 2001 - 2010).
Hiện nay thị trường Phú Thọ có mối quan hệ mật thiết với một số vùng như vùng đông bắc, đồng bằng Sông Hồng và đặc biệt là thủ đô Hà Nội và các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong giai đoạn 1998 - 2010 cần khai thác triệt để các khu vực trên và thị trường của cả nước, thúc đẩy mối quan hệ sẵn có để tiêu thụ sản phẩm, cung ứng nguyên liệu cho sản xuất trên địa bàn, khuyến khích sản xuất phát triển.
Sau đây là đặc điểm thị trường một số vùng mà Phú Thọ có quan hệ bạn hàng, trao đổi hàng hoá phục vụ sản xuất, tiêu dùng dân cư.
a. Thị trường Hà Nội: là trung tâm thương mại dịch vụ, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đầu mối thương mại của Bắc Bộ và cả nước. Các yếu tố đó đã gắn bó chặt chẽ Hà Nội với các trung tâm thương mại trong cả nước và tạo điều kiện cho Hà Nội tiếp nhận các thông tin, các thành tựu về khoa học kỹ thuật thế giới, hoà nhập vào quá trình phát triển của quốc tế và khu vực.
Hà Nội là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn (theo niên giám thống kê 1996 có dân số 2.397.000 người) chiếm 3,l8% dân số cả nước, mật độ dân số 2.585 người/km2, gấp 11,35 lần so với cả nước và gấp gần 7 lần so với Phú Thọ - Hà Nội tập trung nhiều các cơ quan Trung ương, các trường, là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước... Hàng năm Hà Nội tiếp đón một khối lượng rất lớn khách trong và ngoài nước có nhu cầu tiêu thụ khối lượng hàng hoá lớn chất lượng cao. Mức thu nhập bình quân Hà Nội cao hơn nhiều vùng khác trong cả nước nên có sức mua lớn, hàng năm tiêu thụ với khối lượng lớn các loại vật tư; nguyên. liệu sản xuất trong nước và nhập khẩu. Hà Nội là thị trường tiêu thụ hàng hoá quan trọng và có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng.
Dự báo cung cầu hàng hoá nông sản thực phẩm của Hà Nội đến năm 2010
Mặt hàng | Đơn vị | Năm 2000 | Năm 2010 |
Lương thực quy thóc | 1.000 tấn | 145 | 388 |
Thịt các loại | " | 29,4 | 46,5 |
Cá | " | 52,3 | 82,8 |
Trứng gia cầm | Tr. quả | 163,4 | 258,7 |
Rau các loại | 1.000 tấn | 179,7 | 284,6 |
Quả tươi các loại | " | 98 | 155,2 |
Chè uống | " | 0,49 | 0,78 |
Cành hoa | 1.000 cành | 172 | 272,4 |
Cây cảnh | 1.000 chậu | 860 | 1.167,4 |
(Nguồn: Bộ Thương mại)
b) Thị trường các tỉnh miền núi phía Bắc và vùng Đông Bắc:
Vùng Đông Bắc gồm 13 tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang với tổng diện tích là 67.012km
2 chiếm. 20% diện tích cả nước.
Vùng Đông Bắc có đường biên giới với Trung Quốc dài 800 krn, với nhiều cửa khẩu quan trọng như: Móng Cái, Lạng Sơn, Lào Cai, Thanh Thuỷ, Trùng Khánh.. có ý nghĩa quan trọng trong việc giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc. Phú Thọ đã có quan hệ thương mại với các doanh nghiệp của Trung Quốc thông qua các cửa khẩu trên. Nhập khẩu một số mặt hàng cần thiết phục vụ sản xuất và tiêu dùng dân cư, xuất khẩu các mặt hàng sản xuất trên địa bàn và thu gom từ các địa phương khác.
Các tỉnh miền núi, vùng Đông Bắc có nhiều tài nguyên khoáng sản với trữ lượng lớn nhất nước ta như; than đá, apatít, sắt, đồng, nhôm... Các sản phẩm hàng hoá lâm nông sản đa dạng, phong phú cung cấp khối lượng lớn cho các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn Phú Thọ (than, quặng apatít, nguyên liệu, giấy...) và ngược lại Phú Thọ cung ứng cho các tỉnh miền núi Đông Bắc những sản phẩm sản xuất trên địa bàn.
2. Thị trường nước ngoài:
Để hướng dẫn sản xuất chuyển dịch cơ cấu phù hợp với thị trường xuất khẩu và có hiệu quả kinh tế cao thì vấn đề tìm hiểu nhu cầu thị trường từng nước, từng khu vực nhất là nhu cầu về hàng xuất khẩu chủ lực của Phú Thọ là vấn đề quan trọng mang tính quyết định. Sau đây là dự báo thị trường xuất nhập khẩu đối với một số sản phẩm của Phú Thọ.
Trong những năm qua Phú Thọ đã có một số mặt hàng xuất khẩu sang các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore... Về tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đến năm 2000 là 73 - 74 Tr.USD, nhịp độ tăng bình quân hàng năm 14,9%, các sản phẩm chủ yếu là chè từ 6,5 - 7.000 tấn, lạc nhân 1.000 tấn, chuối tươi 5.000 tấn, thịt đông lạnh 1.000 tấn, vải 5 triệu mét, giày thể thao 1 triệu đôi, gia công hàng may mặc 2,5 Tr.USD. Tập trung đầu tư phát triển sản xuất hàng hoá, các sản phẩm mà tỉnh ta có ưu thế để xuất khẩu, tìm cách thiết lập và mở rộng xuất khẩu các sản phẩm này.
3. Dự báo phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ 1998 - 2010:
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000.
- Nhịp độ tăng trưởng GDP là 10% (giai đọạn 1998 - 2000) và tăng 10% giai đoạn 2001 - 2010.
- Giá trị xuất khẩu có nhịp độ tăng trưởng khoảng 16 - 18% (1998-2000) và 15 - l6% (2001- 2010).
- GDP bình quân đầu người đạt 290 - 300 USD vào năm 2000 và đạt 450 - 500 USD vào năm 2010.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ, đến năm 2000 có cơ cấu: công nghiệp xây dựng 36,5% dịch vụ 34,5%, nông lâm nghiệp 29%. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên, thu nhập tăng, sức mua của dân cư cũng tăng, thương mại dịch vụ phát triển.
III. Quan điểm
1. Phát triển mạng lưới thương mại tỉnh Phú Thọ gắn với sự phát triển các ngành kinh tế khác nhằm thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.
2- Phát triển mạng lưới thương mại, được xuất phát từ quy luật cung cầu, có tác động của con người, nắm bắt lợi dụng quy luật để phát triển mạng lưới thương mại.
3- Phát triển mạng lựới thương mại dịch vụ phải quán triệt tinh thần Nghị định 20/CP, đảm bảo phát triển mạng lưới thương mại ở thị trường miền núi đặc biệt là khu vực III.
4- Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại phải phù hợp với từng thị trường nông thôn, miền núi và đô thị tăng cường khuyến khích phát triển mạnh các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại đảm bảo phát huy vai trò chủ đạo của thương nghiệp Nhà nước, về giá cả các mặt hàng thiết yếu, hành chính sách miền núi nhằm mở rộng phát triển thị trường, phục vụ việc cung ứng nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất, đời sống nhân dân, khai thác tiêu thụ hàng hoá cho nông dân góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
IV. Muc tiêu:
Từ năm 1998 - 2010 phấn đấu đạt được:
1- Sắp xếp ổn định mạng lưới đối với các cơ sở Thương nghiệp Nhà nước ở thị trừờng đô thị, đồng thời khuyến khích phát triển mạnh các thành phần kinh tế ở các vùng nông thôn miền núi, đặc biệt là khu vực III (Sau 2000 sẽ giảm dần thương nghiệp quốc doanh (trừ miền núi, khu vực III), tăng thương nghiệp ngoài quốc doanh)
2- Phát triển mạng lưới thương mại - dịch vụ gắn kết với các đơn vị sản xuất, cung ứng vật tư hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân - nâng cao vai trò của thương mại Nhà nước về văn minh thương nghiệp, phương thức dịch vụ, chất lượng và giá cả.
3- Xây dựng Phú Thọ thành một trung tâm thương mại - du lịch - dịch vụ của cả vùng Trung du và các tỉnh miền núi phía Bắc, có nền thương nghiệp phát triển lành mạnh trật tự, kỷ cương kinh doanh theo đúng pháp luật, thực hiện văn minh thương nghiệp, từng bước tiến lên hiện đại hoá theo hướng xã hội chủ nghĩa có khả năng hội nhập với thị trường cả nước và thế giới.
V. Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại:
Theo hướng sắp xếp Thương nghiệp quốc doanh để ổn định mạng lưới quốc doanh ở đô thị đồng thời khuyến khích tăng cường các thành phần kinh tế phát triển mạnh dưới các hình thức đại lý mua bán, tổ hợp tác thương mại - dịch vụ, Công ty TNHH, Cổ phần ,Doanh nghiệp tư nhân.
1- Quy hoạch phát triển thị trường nông thôn, miền núi:
Quy hoạch mạng lưới thương mại dịch vụ trên địa bàn nông thôn miền núi cần đảm bảo cho dân bán được nông lâm sản, mua vật tư sản xuất, hàng hoá tiêu dùng một cách thuận lợi, giá cả hợp lý phù hợp với chính sách và cơ chế quản lý của Đảng và Nhà nước, nhằm phát triển thị trường nông thôn miền núi. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 07 huyện miền núi và 01 huyện có xã miền núi với tổng số 214 xã miền núi; trong đó có 40 xã, 23 thôn bản khu vực III (có 02 huyện, 31 xã đặc biệt khó khăn). Số dân ở địa bàn nông thôn miền núi chiếm gần 90% dân số toàn tỉnh - Dự kiến quy hoạch mạng lưới thương mại, dịch vụ ở địa bàn này từ nay đến năm 2010 như sau:
TT | Điểm bán | 1998 | Mạng lưới đến |
2000 | 2005 | 2010 |
1 | Điểm bán hàng của thương nghiệp Nhà nước | 113 | 115 | 100 | 80 |
2 | Hộ đại lý mua bán, tổ HT thương mại - dịch vụ | 69 | 90 | 125 | 130 |
3 | Cụm xã miền núi | 45 | 67 | 80 | 80 |
- Để đảm bảo được yêu cầu trên, kinh doanh Thương mại - dịch vụ trên địa bàn nông thôn miền núi: Cần phải gắn sản xuất nông lâm nghiệp với công nghiệp chế biến và các dịch vụ khác. Mô hình đó là cụm kinh tế công nghiệp thương mại dịch vụ ở trung tâm các huyện, trung tâm các cụm xã có đầu mối giao thông thuận tiện. Cụm kinh tế gồm tất cả các thành phần kinh tế tham gia, có các cửa hàng, quầy hàng thương nghiệp Nhà nước hộ đại lý mua bán, tổ hợp tác thương mại - dịch vụ, chế biến bao gói...Theo mô hình này sẽ hình thành một số trung tâm thương mại như sau:
a- Thời kỳ 1998 - 2005
1- Trung tâm thương mại. - dịch vụ Thị trấn Hạ Hoà (Gắn với khu du lịch Hồ Ao Châu)
2- Trung tâm thương mại thị trấn Đoan Hùng.
3- Trung tâm thương mại Đồng Xuân Thanh Ba.
4- Trung tâm thương mại thị trấn Phong Châu.
5- Trung tâm thương mại thị trấn Lâm Thao.
6 - Trung tâm thương mại thị trấn Hưng Hoá - Tam Thanh.
7- Trung tâm thương mại cụm xã La Phù - Tam Thanh.
8- Trung tâm thương mại Thị trấn Thanh Sơn.
9- Trung tâm thương mại cụm xã Văn Miếu, Thanh Sơn.
10- Trung tâm thương mại thị trấn Yên Lập
11 -Trung tâm thương mại thị trấn Sông Thao.
b. Thời kỳ 2006 - 2010:
1- Trung tâm thương mại cụm xã Hiền Lương, Hạ Hoà.
2- Trung tâm thương mại cụm xã Xuân Đài, Thanh Sơn.
3- Trung tâm thương mại cụm xã Lương Sơn, Yên Lập.
4- 'Trung tâm thương mại cụm xã Phương Xá, Sông Thao.
(Các trung tâm này trên cơ sở các điểm bán hàng hiện có cải tạo nâng cấp thành các trung tâm thương mại)
Trên cơ sở các trung tâm thương mại - dịch vụ từng bước hình thành các cụm kinh tế công nghiệp - thương mại - dịch vụ vào sau năm 2010.
Để thực hịện Nghị định 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, Hải đảo và vùng Đồng bào Dân tộc giai đoạn 1998 - 2005, xây dựng thêm 17 trung tâm cụm xã miền núi (theo công văn số 1022/HC ngày 08/7/1997 của UBND tỉnh Phú Thọ)
Chợ nông thôn miền núi có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động kinh tế, xã hội của nông dân. Là nơi diễn ra việc trao đổi hàng hoá bình thường nhất của nông dân, chiếm tới 30% - 40% tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ của toàn tỉnh. Do đó việc xây dựng quản lý tốt hoạt động của chợ có tác dụng tích cực đến sản xuất và đời sống nông dân. Hướng quy hoạch là trên cơ sở các chợ đã được xây dựng có lịch sử lâu đời, cần nâng cấp mở rộng phù hợp với lực lượng hàng hoá và tập quán tiêu dùng của nhân dân. Đồng thời sẽ hình thành phát triển thêm một số chợ phiên ở các cụm xã, để đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá của nông dân. Cần phải bố trí quỹ đất và kinh phí xây dựng, củng cố các chợ mới hình thành ở những khu tập trung đông dân, trong quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá. Từ nay đến năm 2010 dự kiến nâng cấp và tôn tạo 08 chợ hiện có, xây dựng mới 09 chợ trên cơ sở các chợ đã được hình thành (trong đó giai đoạn1998 - 2005 nâng cấp 04, xây dựng mới 03,từ năm 2006 - 2010 nâng cấp 04, xây dựng mới 06). Đầu tư xây dựng chợ theo nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm, chủ yếu do địa phương tự huy động nhân dân đóng góp từ nguồn thu phí của chợ và một phần đo đóng góp của những người đang, sẽ kinh doanh trong chợ.
Như vậy nông dân sẽ trực tiếp mua bán tại các trung tâm thương mại, các chợ hoặc ở tại các cụm xã qua tổ hợp tác thương mại - dịch vụ và hệ thống đại lý mua bán hàng hoá để:
- Cung ứng vật tư cho nông nghiệp (nông cụ, cây, con giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, dịch vụ bảo vệ thực vật...) máy móc thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, (chủ yếu là công nghiệp chế biến nông lâm sản và hàng thủ công) vật liệu xây dựng và hàng hoá tiêu dùng.
- Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá do nông dân sản xuất ra (các loại hàng nông lâm sản, các sản phẩm của xí nghiệp chế biến và sản phẩm sản xuất thủ công, cây công nghiệp nguyên liệu phục vụ sản xuất chế biến giấy...)
2. Quy hoạch phát triển thương mại và dịch vụ 1998 - 2010 ở thị trường đô thị Phú Thọ:
Theo các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch chuyên ngành thì tốc độ đô thị hoá sẽ tăng lên cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với sự hình thành đô thị như Thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ, Thị trấn Phong Châu, 'I'hanh Sơn, Đoan Hùng... Đây là trung tâm sản xuất, chế biến, tiêu thụ tập trung với nhu cầu hết sức đa dạng, phong phú và là đầu mối giao lưu, hội tụ, các nhu cầu và khả năng khác nhau của quá trình sản xuất, lưu chuyển hàng hoá đồng thời là nơi phát luồng hàng có khả năng định hướng và điều tiết thị trường XH.
Trong thời kỳ 1998 - 20l0 thị trường đô thị Phú Thọ đòi hỏi có một hệ thống tổ chức kinh doanh thương mại dịch vụ đa dạng với nhiều hình thức, quy mô, phương thức khác nhau. Các công ty chuyên doanh một số mặt hàng, nhóm hàng có nhiệm vụ chủ yếu là bán buôn, phát luồng mua, bán tập trung hàng nông lâm sản để bán buôn và xuất khẩu như là Công ty Thương mại, Xuất nhập khẩu, Vật tư tỉnh, Vật tư nông nghiệp, Xăng dầu.... Các Công ty này cần có cán bộ giỏi, được trang bị phương tiện hiện đại phục vụ hoạt động kinh doath. Đặc biệt là hệ thống thu nhận và xử lý thông tin, liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất và tiêu thụ bằng mối liên hệ trực tiếp hoặc thông qua các đại lý để ổn định nguồn hàng, ổn định thị trường cung ứug và tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. Các Công ty này sẽ là tác nhân năng động và có hiệu quả đối với sự phát triển nhất các ngành sản xuất mũi nhọn, có lợi thế của tỉnh trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trực thuộc các Công ty là hệ thống các cửa hàhg kinh doanh tổng hợp, chuyên doanh ở thành phố, thị xã, các thị trấn, các cửa hàng bán buôn, bán lẻ với phương thức phục vụ. văn minh, hiện đại, kết hợp với thương nghiệp tư nhân, tổ hợp tác thương mại dịch vụ và mạng lưới đại lý phân bổ rộng trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của nhân dân.
Phú Thọ đã hình thành và sẽ tập trung đầu tư xây dựng hai trung tâm thương mại 1ớn 1à trung tâm thương mại. Viêt Trì và trung tâm thương mại thị xã Phú Thọ đây là các đầu mối chính để điều phối hoạt động thương mại, trung tâm phát luồng hàng bán buôn chính, trung lâm xuất nhập khẩu của tỉnh và có lợi thế để làm đầu mối thương mại của các tỉnh miền núi phía Bắc.
2.1. Thành phố Việt Trì
Đây là một trung tâm thương mại chính và lớn nhất của tỉnh.Tập trung ở khu vực Tiên Cát, ngoài ra còn hình thành các cụm thương mại khu vực như Thanh Miếu, Ngã ba Đền Hùng, Chợ Dầu, Ga Việt Trì, Bạch Hạc, khu công nghiệp Thuỵ Vân; ở tại các trung tâm này có các cửa hàng bán buôn, bán lẻ, các hộ đại lý ngành hàng ở các chợ và các tiệm, sạp hàng, quầy hàng... của các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh thương mại đa dạng với nhiều hình thức, quy mô, phương thức kinh doanh khác nhau.
Công Ty thương mại Tổng hợp tỉnh là đầu mối bán buôn phát luồng hàng tới các trung tâm thương mại khu vực trong và ngoài tỉnh. Tập trung đầu tư nâng cấp cải tạo cửa hàng thương mại Tiên Cát thành cửa hàng tự chọn vào năm 1 999, và tiến tới nâng cấp thành siêu thị vào khoảng năm 2003.
Trung tâm thương mại Việt Trì là trung tâm dẫn dắt, làm gương cho các đơn vị thương nghiệp về văn minh thương mại, giá cả và chất lượng hàng hoá, là nơi cung ứng các mặt hàng chính sách theo địa bàn được phân công, có các cửa hàng hoặc quầy hàng chuyên doanh sắt thép, xăng dầu, phân bón, gạo, đường, xi măng, muối Iốt, các mặt hàng cao cấp như: Mặt hàng điện tử, tin học.... Trung tâm này còn là đầu mối thực hiện các hoạt động và xúc tiến thương mại của tỉnh, có các cửa hàng của các ngành hàng, chợ bán buôn, bán lẻ, các văn phòng đại diện, nơi cung cấp thông tin, tổ chức hội chợ, triển lãm và các dịch vụ thương mại khác... Giữa các trung tâm thương mại có mối quan hệ mật thiết cùng hợp tác cạnh tranh trong việc cung cấp thông tin và thực hiện các hoạt động thương mại dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
Gắn liền với các trung tâm thương mại có hệ thống khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí - từ nay (đến năm 2010 cần nâng cấp cải lạo khách sạn Sông Lô, xây dưng khu công viên trung tâm, hình thành khu du lịch bến gót Việt Trì, khu vui chơi du lịch xung quanh di tích lịch sử văn hoá Đền Hùng nối liền với trung lâm thương mại ngã ba Đền Hùng - Phát triển du lịch lữ hành theo các tour tuyến du lịch nội địa và quốc tế đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch, phấn đấu để có những sản phẩm du lịch đặc thù, mang đậm bản sắc văn hoá của các dân tộc tỉnh Phú Thọ.
2.2. Thị xã Phú Thọ
Từ nay đến năm 2000 hình thành trung tâm thương mại ở trung tâm thị xã làm nhiệm vụ phát luồng hàng bán buôn, cung ứng vật tư hàng hoá, hàng tiêu dùng, hàng chính sách xã hội cho các huyện Yên Lập, Sông Thao, Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba. Tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; ngoài ra Phú Thọ còn là đầu mối giao lưu hàng hoá với các tỉnh miền núi phía Bắc. Củng cố, nâng cấp các cơ sở vật chất của Ngành thương mại hiện có tại thị xã Xây dựng cửa bàng chất lượng cao, khách sạn, các dịch vụ phục vụ khách du lịch, có văn phòng các đại diện giao dịch, thông tin tư vấn thương mại - dịch vụ
Từ 2001 - 2010 mở rộng phát triển thêm trung tâm thương mại Phú Hộ gắn với các trung tâm thươmg mại thị xã Phú Thọ và thị trấn Phong Châu.
2.3. Phát triển hệ thống chợ thành phố, thị xã phân bố theo cụm dân cư trên cơ sở các chợ đã có, củng cố nâng cấp để đảm bảo văn minh thương nghiệp, năm 1998 - 2005 nâng cấp cải tạo 03 chợ Gia Cẩm, Nông Trang, chợ trung tâm Tim Cát dịch chuyển quầy rau cá ra khu vực bến xe cũ (Minh Vượng) và thành lập khu sát sinh ở đó để đảm bảo vệ sinh môt trường. Xây dựng mới chợ, chợ Vân Phú, (Ngã ba Đền Hùng) chợ Mộ Xi - phường tân Dân, chợ Vân Cơ (gần Khách sạn Hoàng Long)
Giai đoạn 2006 - 2010 tiếp tục cải tạo nâng cấp 4 chợ (chợ Nú Việt Trì, chợ Dầu, chợ Thụy Vân, chợ Phú Thọ - Xây dựng mới 04 chợ: chợ Mẻ Quàng (Nông Trang), chợ Bạch Hạc, chợ Cầu Nang (Việt Trì), Thanh Hà (Phú thọ).
Các ngành thương mại - du lịch, nông nghiệp và phát triển nông thôn, Khoa học Công nghệ môi trường, UBND Thành phố Việt Trì thị xã Phú Thọ, các huyện Phong Châu, Đoan hùng, Thanh Sơn, Hạ Hoà... sớm phối hợp tổ chức quy hoạch và quản lý các hệ thống giết mổ gia súc tậr trung đảm bảo vệ sinh môi trường và tổ chức kiểm dịch trước khi đưa vào lưu thông đồng thời nghiên cứu, tổ chức sản xuất và kinh doanh rau sạch đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân.
Vl. Các giải pháp chủ yếu.
1. Mở rộng thị trường lưu thông hàng hoá
Là biện pháp hàng đầu để phát triển mạng lưới thương mại tăng cường mạng lưới mở rộng giao lưu hàng hoá giữa các vùng, của các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất nhập khẩu là biện pháp quan trọng để tăng trưởng kinh tế, do đó phải tìm được thị trường ổn định, xây dựng được các vùng sản xuất một số mặt hàng chủ lực mũi nhọn, khối lượng lớn để chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp.
2. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực thương mại - dịch vụ.
Sở Thương mại - Du lịch là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước theo chnyên ngành đối với tất cả các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, du lịch trên địa bàn tỉnh: làm nhiệm vụ nghiên cứu, hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản của Nhà nước, Bộ ngành (luật thương mại, các nghị định, thông tư) đIều chỉnh hoạt động thương mại dịch vụ.
- Xây dựng quy hoạch phát triển thương mại dịch vụ, kế hoạch thực hiện các mục tiêu chiến lược của ngành.
Tổ chức sắp xếp mạng lưới thương mại, tổ chức thị trường trên địa bàn
- Xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ, nhân viên thương nghiệp cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt độug thương mại du lịch - dịch vụ.
- Tổ chức thanh tra kiểm tra các hoạt động thương mại về việc chấp hành kinh doanh theo pháp luật (đăng ký kinh doanh, đóng thuế, chế độ, kế toán thống kê và thông tin báo cáo), kiểm tra kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn lưu thông hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, xử lý vi phạm theo luật, từng bước xiết chặt kỷ cương trật tự theo pháp luật.
3. Củng cố thương nghiệp quốc doanh và sắp xếp lại hệ thống thương nghiệp Nhà nước.
Thương nghiệp quốc doanh tuy đã được sắp xếp lại nhiều lần, nhưng quy mô doanh nghiệp còn quá nhỏ bé, kinh doanh còn chồng chéo, hiệu quả thấp, thực hiện Chỉ thị 20/CP và Nghị quyết 04/NQ-TU tiêp tục đổi mới tổ chức hoạt động thương mại; sắp xếp lại các doanh nghiệp theo hướng giảm đầu mối, tập trung vốn, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đảm bảo vai trò chủ đạo của Thương nghiệp Nhà nước, giữ được vị ưí then chốt ở một số lĩnh vực mặt hàng như: cung ứng vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, đảm bảo cung cấp đầy đủ các mặt hàng chính sách và những mặt hàng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và tiêu dùng như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, đường, gạo, than muối Iốt, giấy, phân bón, thuốc trừ sâu, cây con giống, và các mặt hàng thiết yếu khác và phát luồng hàng bán buôn, đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu, mở rộng hệ thống đại lý mua bán của thương nghiệp Nhà nước và mạng lưới bán lẻ,hình thành các trung tâm thương mại dịch vụ gắn với việc củng cố phát triển hệ thống chợ. Thương nghiệp Nhà nước phải có cửa hàng ở trung tâm cụm xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc để đủ sức chủ đạo chi phối thị trường về bán hàng chính sách và mua một số sản phẩm quan trọng của đồng bào sản xuất ra. Đặc biệt chú ý quan tâm phát triển thương mại ở khu vực III.
Trong năm 1998 Sở Thương mại - Du lịch củng cố, sắp xếp Công ty Thương mại tổng hợp tỉnh và Công ty Thương mại tổng hợp phú Thọ II. Đồng thời phải tiến hành kiểm tra, rà soát toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Sở quản lý, nhằm xác định rõ thực trạng tài chính và hiệu quả kinh tế, xã hội để tiếp tục củng cố xắp xếp. Xúc tiến cổ phần hoá một số cơ sở thương nghiệp qụốc doanh, từ nay đến năm 2000 phấn đấu làm thí điểm cổ phần hoá hoặc cổ phần hoá từng bộ phận từ 1 - 2 doanh nghiệp. Xây dựng một số doanh nghiệp mạnh, có vốn lớn, cán bộ giỏi có đủ sức cạnh tranh thị trường, hướng chuyển mạnh sang kinh doanh xuất khẩu và các ngành hàng quan trọng ảnh hưởng đến sản xuất tiêu dùng, đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả cao. Từ năm 2001 -2010 phấn đấu cổ phần hoá 20 % số doanh nghiệp quốc doanh thuộc Sở quản lý.
4. Chấn chỉnh, củng cố, phát triển mạnh thương nghiệp ngoài quốc doanh:
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thương nghiệp ngoài quốc doanh có điều kiện phát triển ngày càng chiếm vị trí quan trọng, đóng góp nhiều cho ngành thương mại cũng như phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh.
Nhưng mang tính tự phát và thiếu sự kiểm soát và quản lý thường xuyên của Nhà nước. Lực 1ượng thương nghiệp ngoài quốc doanh,về số lượng nhiều nhưng phân bổ chưa đều,cần được sắp xếp,điều chỉnh bằng việc quản lý các điều kiện kinh doanh tăng cường việc kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp này chấp hành các qui định của pháp luật về thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước và người lao động. Điều chỉnh bằng chính sách thuế và các chính sách khuyến khích thhương nhân kinh doanh ở vùng sâu,vùng xa, thực hiện chế độ hoạch toán kế toán và báo cáo thống kê.
Trong khi thương nghiệp Nhà nước sắp xếp theo hướng chỉ làm ở một số lĩnh vực và mặt hàng chiến lược, cần khuyến khích phát triển mạnh lực luợng thương nghiệp ngoài quốc doanh, mở rộng kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực, mặt hàng, địa bàn còn lại. Đặc biệt là kinh doanh, chế biến hàng nông lâm sản, thực phẩm, hàng hoá tiêu dùng cho nông dân nhất là địa bàn thuộc khu vực III. Hướng dẫn phát triển theo quy hoạch phù hợp với sự phát triển của các trung tâm thương mại, có hệ thống đại lý tổ hợp tác thương mại dịch vụ tới khắp các địa bàn dân cư. Khuyến khích kinh doanh nâng quy mô chất lượng hàng hoá, giá cả hợp lý, đảm bảo kinh doanh theo pháp luật không hạn chế về số lượng mặt hàng, quy mô có thể tồn tại độc lập hoặc 1iên doanh với các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh kể cả doanh nghiệp nước ngoài, tạo điều kiện để ngày càng có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá.
Duy trì, củng cố, phát triển hệ thống chợ cũng là biện pháp quan trọng để mở rộng mạng lưới cung ứng, tiêu thụ hàng hoá, cũng là một hình thức khuyến khích tạo điều kiện cho thương nghiệp ngoài quốc doanh phát triển đúng hướng theo quy hoạch.
5. Tăng cường cơ sở vât chất kỹ thuật cho hoạt động thương mại:
Ngoài việc phát triển mạng lưới bán lẻ, cơ sở hạ tầng trên tất cả các vùng, miền ở địa bàn tỉnh, hình thành các trung tâm thương mại, phát triển hệ thống chợ. Việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động thương mại là cần thiết. Hướng tới sẽ hình thành các cụm kinh tế công nghiệp thương mại - du lịch ở một số trung tâm huyện, ở đây sẽ có những Xí nghiệp chế biến nông lâm sản,thực phẩm, phải được trang thíết bị kỹ thuật theo kịp sự tiến bộ khoa học, nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hoá được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận.
Đồng thời việc đầu tư thiết bị tiên tiến phục vụ công tác quản lý kinh doanh nhất là ở các trung tâm thương mại, siêu thị... như thiết bị thông tin, dây trruyền công nghệ bán hàng, nghệ bán hàng, cũng như yêu cầu đào tạo cán bộ có như vậy mới thực hiện văn minh thương nghiệp, từng bước tiến lên hiện đại hoá theo định hướng XHCN.
Về vốn đầu tư cơ sở vật chất thương mại cho cả giai đoạn từ 1 998 - 2010 cần khoảng 86.500 tr.đồng, trong đó kinh phí cho:
Nâng cấp, xây dựng mới chợ: 34.500 Tr.đồng.
Xây dựng các trung tâm TM: 26.500 Tr.đồng.
-Cụm xã khu vực 3: 25.500 Tr.đồng. (trong đó 11 cụm xãĐB K khăn)
Phân ra các giai đoạn:
Năm 1998 - 2005 tổng vốn đầu tư khoảng 48.200Tr.đồng.
Trong đó:
+ Nâng cấp, xây dựng chợ: 1 7.700Tr.đồng.
+ Các trung tâm thương mại: 15.500 Tr.đồng.
+ Xây dựng cụm xã miền núi: 15.000 Tr.đồng.
Giai đoạn 2006 - 2010, tổng vốn khoảng: 38.300 Tr.đồng.
Trong đó:
+ Nâng cấp xây dựng chợ: 16.800 Tr.đồng.
+ Đầu tư cho trung tâm thương mại: 11.000 Tr.đồng.
+ Xây dựng cụm xã miền núi: 1 0.500 Tr.đồng
Về đầu tư xây dựng hệ thống chợ và các trung tâm thương mại theo nguyên tắc Nhà nước và người kinh doanh cùng làm Nghị định 20/CP và Thông tư liên bộ số 11/TM-UBDT MN, TC, KHĐT đối với khu vực III. Các trung tâm thương mại, chợ thuộc chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước, khu vực II (Ngân sách địa phương); khu vực I được hỗ trợ một phần.
Vốn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu từ nguồn vay tín dụng, huy động vốn trong dân, bằng nguồn lực của chính mình. Vốn liên doanh của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Khuyến khích hình thức đầu tư BOT, xây dựng các trung tâm thương mại, chợ cho thuê khi có lãi chuyển giao.
6. Có các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia thị trường nông thôn miền núi:
Ngoài việc miễn giảm thuế doanh thu, lợi tức, giảm lãi suất tín dụng và miễn giảm thuế đất theo quy định của Nghị định 20/1998/CP và các Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách trợ cước bán hàng chính sách, mua một số sản phẩm sản xuất ở miền núi... phải bổ sung vốn lưu động và cấp vốn dự trữ cho các đơn vị thương nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ cung ứng mặt hàng chính sách và quy định một số chính sách khuyến khích các thương nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh ở địa bàn nông thôn, miền núi:
6.1. Khuyến khích các cá nhân, các tổ chức, thành phần kinh tế tìm được thị trường tiêu thụ hàng hoá cho nông dân. Có chính sách đầu tư (kỹ thuật, vốn, giống) hình thành được vùng sản xuất hàng hoá có phẩm cấp cao, khối lượng lớn, được thị trường chấp nhận, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.
6.2. Đề nghị TW cho tiền trợ cước các mặt hàng chính sách đến các trung tâm xã miền núi khu vực III. Có như vậy người dân tộc miền núi mới được hưởng chính sách theo giá ưu đãi.
6.3. Tăng thêm 15 cụm xã thuộc chương trình xây dựng cụm xã miền núi
7. Chính sách đối với người lao động:
Có chính sách đào tạo cán bộ và sử dụng lao động: đối với cán bộ và đội ngũ lao động thương mại phải được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Cán bộ làm kinh doanh xuất nhập khẩu phải biết ngoại ngữ, am hiểu luật lệ kinh doanh quốc tế - Các doanh nghiệp được giành một phần kinh phí cho đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ lao động.
Cần có chính sách tiền lương, tiền thưởng, điều kiện làm việc, nhằm thu hút các cá nhân, tổ chức, thành phần kinh tế ở các tỉnh, Kiều bào nước ngoài tham gia làm việc và đầu tư xây dựng cho ngành thương mại Phú Thọ ngày càng phát triển - miễn phí đào tạo cho cán bộ nhân viên kinh doanh Thương mại ở khu vực III.
PHẦN THỨ BA
Tổ chức thực hiện
1. Giao Sở Thương mại - Du lịch căn cứ vào quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại trên địa bàn tỉnh, làm quy hoạch cụ thể về vị trí của các trung tâm thương mại, chợ. Thống nhất với UBND địa phương để quản đất trong quy hoạch, xây dựng các trung tâm thương mại, các chợ. Căn cứ quy hoạch này tổ chức thực hiện quy hoạch theo thứ tự ưu tiên, làm dự án đưa vào kế hoạch hàng năm:
- Các trung tâm thương mại ở nông thôn,miền núi và đô thị.
- Cụm xã thuộc chương trình xây dựng xã miền núi.
- Hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Địa chính cùng với Văn Phòng UBND tỉnh, Sở Thương mại và Du lịch lập các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp các hệ thống chợ, trung tâm thương mại ở nông thôn, miền núi và đô thị cho giai đoạn 1998 - 2005; 1006 - 1001 từng năm kế hoạch, hoàn chỉnh các thủ tục để trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thêm cụm xã thuộc chương trình xây dựng cụm xã miền núi.
3. Sở tài chính vật giá, Cục thuế, Cục Quản lý vốn và tài sản tại các doanh nghiệp... triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về khuyến khích phát triển thương mại nói chung và thương mại nông thôn miền núi nói riêng đồng thời nghiên cứu đề xuất các biện pháp cụ thề nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế tham gia kinh doanh thương mại ở địa bàn nông thôn miền núi.
4- Sở giao thông vận tải ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông vào vùng sâu vùng xa, vùng nông dân sản xuất nhiều sản phẩm hàng hoá.
5. Các ngành nông nghiệp phát triển nông thôn, văn hoá thông tin - thể thao, y tế giáo dục đào tạo theo chức năng nhiệm vụ và có tham gia hoạt động thương mại - dịch vụ căn cứ vào quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại để xây dựng mạng lưới của ngành phù hợp với định hướng phát triển chung ở thị trường nông thôn, miền núi và đô thị.
6. Giao Sở Thương mại - Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở kế hoạch đầu tư và UBND các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hoà tổ chức chỉ đạo điểm các cụm xã miền núi (Văn Miếu, Yên Lương, Hiền Lương) và xây dựng chợ nông thôn, trung tâm thương mại, tổ hợp tác Thương mại - Dịch vụ để cuối năm 1999 sơ kết rút kinh nghiệm chỉ đạo chung.
7. UBND các huyện, thành, thị và các ngành có liên quan phối hợp với Sở Thương mại - Du lịch tổ chức chỉ đạo thực hiện ở địa phương, ngành mình, tham gia quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý Nhà nước về thương mại - dịch vụ trên địa bàn đạt hiệu quả thiết thực.