Văn bản pháp luật: Quyết định 2019/QĐ-UBTC

Đặng Đức Lợi
Lâm Đồng
STP tỉnh Lâm Đồng;
Quyết định 2019/QĐ-UBTC
Quyết định
19/12/1997
19/12/1997

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng

Phó Chủ tịch
1.997
 

Toàn văn

Uỷ ban nhân dân

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÂM ĐỒNG

Về việc ban hành qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy

của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994;

Căn cứ Thông tư liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Ban TCCB Chính phủ số 01/LBTT ngày 11/1/1995 "Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy làm công tác lao động thương binh và xã hội các cấp ở địa phương";

Xét đề nghị của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Lâm Đồng tại Tờ trình số 190/TT-LĐTBXH ngày 28/3/1997 "Về qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng";

Theo đề nghị của Ban TCCQ tỉnh Lâm Đồng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Bản qui định "Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng".

Điều 2: Bản qui định kèm theo quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các qui định trước đây trái với qui định này đều không có hiệu lực thi hành.

Điều 3: Các ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban TCCQ tỉnh, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng, thủ trưởng các sở ban ngành có liên quan, Chủ tịch UBND: thành phố Đà Lạt; các huyện và thị xã Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

BẢN QUI ĐỊNH

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức

"Bộ máy của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng"

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2019/QĐ-UB/TC ngày 19/12/1997

của UBND tỉnh Lâm Đồng)

A. Chức năng:

Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực Lao động Thương binh và Xã hội ở địa phương và tổ chức thực hiện một số công tác sự nghiệp theo lĩnh vực nói trên ở địa bàn tỉnh theo pháp luật, chính sách của Nhà nước và sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

B. Nhiệm vụ chủ yếu của sở là:

1. Căn cứ pháp luật, chính sách của Nhà nước, sự hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh; xây dựng kế hoạch dài hạn hàng năm của tỉnh về lĩnh vực lao động thương binh và xã hội trình UBND tỉnh quyết định và tổ chức, chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch được duyệt.

2. Tổ chức thực hiện:

Thống kê tổng hợp nguồn lao động (không bao gồm công chức, viên chức Nhà nước) và các đối tượng chính sách xã hội.

Xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch hàng năm về giải quyết sắp xếp việc làm cho người lao động, quản lý sử dụng quỹ việc làm quốc gia.

Hướng dẫn, kiểm tra và quản lý Nhà nước với các dự án về giải quyết việc làm, đưa lao động (trên địa bàn tỉnh) đi làm việc ở nước ngoài.

Hướng dẫn và kiểm tra thực hiện chế độ tiền lương, tiền công khu vực sản xuất, kinh doanh.

Hướng dẫn giám sát thực hiện hợp đồng lao động, cấp sổ lao động.

Hướng dẫn, đăng ký, nhận và giám sát thực hiện thoả ước lao động, nội qui lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Quản lý Nhà nước các đơn vị dạy nghề và dịch vụ việc làm xã hội trên địa bàn tỉnh.

Quản lý và chỉ đạo trực tiếp các cơ sở dạy nghề và dịch vụ việc làm xã hội trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

Kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội.

Tổ chức thực hiện và kiểm tra các ngành, các cấp thực hiện chính sách đối với cán bộ lão thành cách mạng, người và gia đình có công với cách mạng, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, quân nhân phục viên chuyên ngành, người tàn tật, trẻ mồ côi, người già yếu không còn người thân chăm sóc, người gặp khó khăn hiểm nghèo, các nạn nhân chiến tranh và các đối tượng xã hội khác cần có sự cứu trợ, trợ giúp của Nhà nước và xã hội.

Hướng dẫn và thực hiện Lễ tưởng niệm liệt sĩ nhân ngày lễ lớn, truy điệu liệt sĩ khi báo tử, tổ chức cất bốc, quy tập, nâng cấp các Nghĩa trang liệt sĩ, thăm viếng gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng.

Quản lý Nghĩa trang liệt sĩ và các công trình bia ghi công liệt sĩ ở địa phương.

Hướng dẫn và quản lý các hoạt động của câu lạc bộ Hưu trí và người cao tuổi.

3. Chủ trì sự phối hợp của các cơ quan liên quan về các mặt:

Điều tra tai nạn lao động.

Hoà giải và giải quyết các vụ tranh chấp lao động giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.

Quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình liên ngành phòng chống TNXH (Trước hết là nạn mại dâm, ma tuý)

Thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo.

Xây dựng, phát triển các hình thức bảo trợ xã hội, nhân đạo, từ thiện đối với các đối tượng cứu trợ xã hội..

Làm thường trực Hội đồng xếp hạng Doanh nghiệp Nhà nước

4. Tham gia với các ngành:

Theo dõi, giúp đỡ các hội quần chúng hoạt động nhân đạo vì đối tượng do ngành Lao động Thương binh Xã hội quản lý theo luật pháp quy định.

Là thành viên của hội đồng giám định y khoa về thương tật, khả năng lao động cho người lao động và các đối tượng chính sách xã hội.

Điều tra hậu quả chiến tranh để phục vụ công tác giáo dục, tuyên truyền đối nội, đối ngoại của tỉnh.

Tham gia củng cố tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác lao động xã hội cấp huyện và cơ sở.

5. Kiểm tra, thanh tra việc thi hành Pháp luật thuộc lĩnh vực nhiệm vụ công tác Lao động Thương binh Xã hội. Tổ chức quản lý, chỉ đạo công tác thanh tra của ngành Lao động Thương binh Xã hội ở địa phương.

Xem xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực lao động thương binh xã hội.

6. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, vật tư của ngành (kể cả chương trình, dự án tài trợ Quốc tế); thống nhất quản lý các nguồn kinh phí, vật tư được cấp, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, theo kế hoạch được duyệt.

7. Quản lý tổ chức cán bộ và các đơn vị trực thuộc, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác lao động thương binh xã hội trên địa bàn.

Sơ kết, tổng kết các mặt công tác lao động thương binh xã hội, thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với UBND tỉnh. Bộ Lao động Thương binh Xã hội, tổng hợp và đề nghị khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác lao động thương binh xã hội.

C. Tổ chức bộ máy sở Lao động - Thương binh và xã hội:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do Giám đốc Sở phụ trách, giúp Giám đốc sở có 1 đến 2 Phó Giám đốc quản lý từng mặt công tác theo sự phân công của Giám đốc Sở.

A) Các đơn vị giúp việc Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ Quản lý nhà nước:

1. Phòng Tổng hợp - Tổ chức - Hành chính.

2. Phòng Thương binh - Liệt sĩ và người có công cách mạng.

3. Phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công.

4. Phòng Tài chính - Kế toán.

5. Phòng Bảo trợ Xã hội

6. Thanh tra chính sách Lao động - Xã hội.

7. Thanh tra an toàn lao động.

B) Các tổ chức do sở quản lý:

Tổ chức quản lý chuyên ngành:

Chi cục phòng chống TNXH.

Các tổ chức sự nghiệp:

Trung tâm Bảo trợ xã hội

Câu lạc bộ hưu trí và người cao tuổi

Ban quản lý Nghĩa trang liệt sĩ

Trung tâm Xúc tiến việc làm

Làng SOS

Trường Haerman Gmeiner

C) Biên chế

Biên chế Quản lý Nhà nước của Sở Lao động Thương binh Xã hội và biên chế các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở do UBND tỉnh giao theo kế hoạch hàng năm./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=4483&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận