Quyết địnhQUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 1039/1997-QĐ-BTC
NGÀY 17 THÁNG 12 NĂM 1997 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC HIỆP HỘI, LIÊN ĐOÀN THỂ THAO
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ đã được Quốc hội thông qua ngày 30-9-1992;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28-10-1994 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 258-TTg ngày 14-6-1957 quy định chi tiết thi hành luật số 102-SL/L004 ngày 20-5-1957 về quyền lập hội;
Căn cứ Chỉ thị số 01-CT của Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng Chính phủ) ngày 5-1-1989 về việc quản lý tổ chức và hoạt động của các Hội quần chúng;
Để tăng cường công tác quản lý tài chính đối với các Hiệp hội, Liên đoàn thể thao, nhằm không ngừng phát triển phong trào và nâng cao thành tích thể thao nước nhà;
Xét đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Chính sách tài chính;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy chế quản lý tài chính đối với các Hiệp hội, Liên đoàn thể thao".Quy chế này áp dụng cho các Liên đoàn, Hiệp hội thể theo, Uỷ ban Olympic Quốc gia (dưới đây gọi tắt là các Liên đoàn) đã được thành lập theo quy định tại Luật số 102-SL/L04 ngày 20 tháng 5 năm 1957 và có điều lệ đã được Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ công nhận, bao gồm các Liên đoàn ở Trung ương và hệ thống các cấp ở địa phương và các ngành trong toàn quốc.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.Điều 3.
Vụ trưởng Vụ Chính sách tài chính và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng, quyền hạn, của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thi hành quyết định này.Ban chấp hành các Liên đoàn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
QUY CHẾ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC LIÊN ĐOÀN,
HIỆP HỘI THỂ THAO
(Ban hành kèm Quyết định số 1039/1997/QĐ-BTC
ngày 17 tháng 12 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chínhCHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Quy chế này áp dụng cho các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao (dưới đây gọi tắt là các Liên đoàn) đã được thành lập theo quy định tại Luật số 102-SL/L04 ngày 20 tháng 5 năm 1957 và có điều lệ đã được Ban tổ chức cán bộ Chính phủ công nhận, bao gồm các Liên đoàn ở Trung ương và hệ thống các cấp ở địa phương và các ngành trong toàn quốc.Điều 2.
Các Liên đoàn phải tự đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của mình và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên. Các khoản thu, chi của Liên đoàn phải tuân thủ theo phương án đã được Uỷ ban Thể dục - Thể thao phê chuẩn.Điều 3.
Nếu các Liên đoàn có các hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải tổ chức hạch toán riêng và phải thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước như đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh khác.
CHƯƠNG II
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA LIÊN ĐOÀN THỂ THAO
Điều 4.
Tài sản của Liên đoàn bao gồm toàn bộ các tài sản dưới dạng hiện vật, giá trị, được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên; tài sản được biếu, tặng và các tài sản được hình thành từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật.Điều 5.
Tài sản của Liên đoàn chỉ được sử dụng nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã được nêu trong Điều lệ hoạt động của Liên đoàn.Điều 6.
Định kỳ hàng năm Liên đoàn phải tổ chức đánh giá lại giá trị tài sản, xác định giá trị hao mòn của tài sản theo chế độ hiện hành.Điều 7.
Tổn thất tài sản của Liên đoàn là sự mất mát, hư hỏng làm giảm giá trị tài sản của Liên đoàn do các nguyên nhân chủ quan, khách quan gây ra.Khi sảy ra tổn thất tài sản Liên đoàn phải xác định rõ nguyên nhân gây tổn thất và lập phương án khắc phục tổn thất. Đối với những trường hợp tổn thất tài sản do nguyên nhân chủ quan gây ra thì Liên đoàn phải xác định trách nhiệm và mức độ thiệt hại của từng trường hợp để buộc đương sự phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 8.
Liên đoàn được quyền chủ động thanh lý, nhượng bán tài sản thuộc quyền sở hữu của Liên đoàn nhằm mục đích tăng cường hiệu quả hoạt động của Liên đoàn:1. Đại hội Liên đoàn quyết định thanh lý nhượng bán các bất động sản của Liên đoàn sau khi có ý kiến chấp thuận của Uỷ ban Thể dục - Thể thao.
2. Ban chấp hành Liên đoàn quyết định thanh lý, nhượng bán các tài sản của Liên đoàn (trừ các tài sản quy định tại Điểm 1 của Điều này). Riêng những tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên khi Liên đoàn muốn thanh lý, nhượng bán phải có ý kiến chấp thuận của Uỷ ban Thể dục - Thể thao.
3. Khi nhượng bán phải định giá lại tài sản và tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật. Phần chênh lệch giữa số tiền thu được do nhượng bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản nhượng bán và chi phí nhượng bán tài sản được hạch toán vào: khoản thu của Liên đoàn (nếu thu lớn hơn chi); khoản chi (nếu thu nhỏ hơn chi).
4. Khi tiến hành thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật không thể sử dụng được; tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi, Liên đoàn phải lập hội đồng thanh lý, trường hợp bán tài sản thanh lý phải tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật. Phần chênh lệch giữa số tiền thu được do thanh lý tài sản với giá trị còn lại của tài sản thanh lý và chi phí thanh lý tài sản được hạch toán vào thu của Liên đoàn (nếu thu lớn hơn chi) hoặc vào khoản chi (nếu thu nhỏ hơn chi).
CHƯƠNG III
CÁC KHOẢN THU, CHI CỦA LIÊN ĐOÀN THỂ THAO
Điều 9.
Các khoản thu của Liên đoàn gồm:1. Tiền đóng bắt buộc của các hội viên theo quy định tại Điều lệ của Liên đoàn (lệ phí hội viên, đóng góp của các tổ chức cơ sở);
2. Thu lệ phí hành chính và chuyên môn như: lệ phí vận động viên; lệ phí huấn luyện viên; lệ phí đăng ký thi đấu;
3. Tiền ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
4. Tiền tài trợ (trực tiếp hoặc thông qua môi giới) của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
5. Quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
6. Viện trợ của các cá nhân và tổ chức quốc tế;
7. Tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu có);
8. Tiền thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản của Liên đoàn;
9. Tiền thu từ các hoạt động kinh tế của Liên đoàn sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật như:
+ Sản xuất kinh doanh;
+ Hoạt động quảng cáo (kể cả các khoản tài trợ thông qua quảng cáo);
+ Biểu diễn, thi đấu;
+ Xuất bản sách, báo, nguyệt san, xổ số;
+ Tiền cho thuê tài sản của Liên đoàn;
+ Tiền bán các biểu trưng, biểu tượng, huy hiệu... của Liên đoàn;
+ Tiền bán bản quyền truyền hình các giải thi đấu thể thao.
10. Các khoản thu khác như: tiền phạt thẻ, tiền khiếu kiện....
Điều 10.
Các khoản chi của Liên đoànCác khoản chi của Liên đoàn phải đảm bảo nguyên tắc: đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả nhằm không ngừng phát triển phong trào và nâng cao thành tích thể thao và phù hợp với định mức chi tiêu đã được Đại hội Liên đoàn thông qua.
Các khoản chi cụ thể gồm:
1. Thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước theo các quy định hiện hành;
2. Chi cho hoạt động của Văn phòng, Ban chấp hành, Hội nghị, Đại hội Liên đoàn bao gồm: chi phí mua sắm máy móc, đồ dùng văn phòng, chi phí thuê địa điểm, chi phí lễ tân khánh tiết, tiền công tác phí, chi phí tiền lương, tiền công, cho nhân viên văn phòng (khoản chi này được xác định trên cơ sở hợp đồng lao động ký giữa Liên đoàn và người lao động), tiền điện, tiền nước, cước phí thông tin liên lạc...
3. Chi bồi dưỡng tập huấn, huấn luyện viên, trọng tài và hỗ trợ tập huấn vận động viên thi đấu trong và ngoài nước.
4. Chi về tuyên truyền, báo chí, xuất bản báo chí, thông tin khoa học.
5. Chi hỗ trợ các giải thi đấu chuyên môn theo quy định của Đại hội Liên đoàn.
6. Chi tặng các giải thưởng, khen thưởng, khuyến khích tài năng trẻ.
7. Chi xây dựng, trang bị sửa chữa cơ sở vật chất, thiết bị.
8. Chi phí cho các hoạt động kinh tế;
9. Chi cho các hoạt động quan hệ quốc tế;
10. Các khoản chi phí vận động các nguồn tài trợ, kể cả chi hoa hồng cho các nhà môi giới;
11. Các khoản chi hợp lý khác.
Điều 11.
Đối với các khoản viện trợ của các tổ chức và cá nhân nước ngoài Liên đoàn phải thực hiện đúng các cam kết với người viện trợ và các chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước đối với nguồn viện trợ nhận được.Việc quản lý, thu, chi các khoản hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước (nếu có), phải tuân thủ đúng các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hiện hành của Nhà nước.
Điều 12.
Liên đoàn có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.Hàng năm, Ban chấp hành Liên đoàn phải lập kế hoạch tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài trợ để báo cáo Uỷ ban Thể dục - Thể thao. Trước khi ký hợp đồng tài trợ Ban chấp hành Liên đoàn phải báo cáo Uỷ ban Thể dục - Thể thao để theo dõi. Tất cả các khoản chi phí liên quan đến việc vận động các nguồn tài trợ phải có chứng từ hợp lệ và phải theo dõi quản lý chặt chẽ theo chế độ kế toán thống kê đã quy định. Sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lệ (kể cả tiền hoa hồng nếu có) nguồn tài trợ chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển phong trào và nâng cao thành tích thể thao của Liên đoàn.
CHƯƠNG IV
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ, KIỂM TOÁN
Điều 13.
Liên đoàn phải tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước:+ Ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu;
+ Cập nhật sổ sách kế toán, phản ánh đầy đủ, trung thực, chính xác khách quan.
Điều 14.
Kết thúc năm tài chính Liên đoàn phải:+ Lập các báo cáo tài chính đầy đủ, đúng hạn theo quy định hiện hành (trong đó có quyết toán riêng phần tiếp nhận, sử dụng nguồn kinh phí tài trợ), thuê kiểm toán độc lập nếu thấy cần thiết.
+ Ban chấp hành Liên đoàn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính.
+ Công bố công khai tình hình tài chính của Liên đoàn.
+ Gửi đầy đủ, đúng hạn các báo cáo tài chính của Liên đoàn cho Uỷ ban Thể dục - Thể thao, Bộ Tài chính và các cơ quan hữu quan.
Năm tài chính của Liên đoàn bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
CHƯƠNG V
TRÁCH NHIỆM CỦA ĐẠI HỘI LIÊN ĐOÀN, BAN CHẤP HÀNH LIÊN ĐOÀN VÀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG VIỆC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH LIÊN ĐOÀN THỂ THAO
Điều 15.
Đại hội Liên đoàn là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn, có nhiệm vụ:1. Thông qua dự toán và quyết toán ngân sách của Liên đoàn;
2. Thông qua các nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu của Liên đoàn;
3. Kiểm tra và quyết định những vấn đề kinh tế - tài chính lớn của Liên đoàn.
4. Quyết định việc thanh lý, nhượng bán các bất động sản thuộc quyền sở hữu của Liên đoàn sau khi có sự thoả thuận bằng văn bản của Uỷ ban Thể dục - Thể thao. Quyết định phương án xử lý tổn thất về vốn, tài sản của Liên đoàn;
5. Thành lập và đề ra quy chế hoạt động của Ban Thanh tra để tiến hành kiểm tra giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản của Liên đoàn;
6. Quyết định việc thành lập hoặc giải thể các doanh nghiệp của Liên đoàn theo quy định của pháp luật.
Điều 16.
Ban chấp hành Liên đoàn là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa 2 nhiệm kỳ Đại hội của Liên đoàn, có nhiệm vụ:1. Xây dựng các nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu trình Đại hội Liên đoàn thông qua;
2. Tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được Đại hội Liên đoàn thông qua;
3. Duyệt kinh phí cho các chương trình;
4. Chịu trách nhiệm trước Đại hội Liên đoàn về toàn bộ các quyết định của mình liên quan đến vấn đề tài chính của Liên đoàn;
5. Quyết định việc thanh lý, nhượng bán các tài sản của Liên đoàn theo quy định tại Điểm 2, Điều 8 của Quy chế này.
6. Tổ chức khai thác mọi nguồn lực tài chính để phục vụ cho sự nghiệp phát triển nền thể thao nước nhà;
7. Hàng năm chịu trách nhiệm công khai hoá toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của Liên đoàn.
8. Lập dự toán thu, chi và quyết toán ngân sách tổng thể trình đại hội Liên đoàn thông qua và báo cáo Uỷ ban Thể dục - Thể thao phê chuẩn;
9. Lập dự toán thu, chi và quyết toán ngân sách hàng năm báo cáo Uỷ ban Thể dục - Thể thao để theo dõi giám sát;
10. Hàng năm lập kế hoạch tiếp nhận quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ và báo cáo Uỷ ban Thể dục - Thể thao;
11. Khi ký các hợp đồng tài trợ Ban chấp hành Liên đoàn phải báo cáo Uỷ ban Thể dục - Thể thao theo dõi giám sát;
12. Trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết với các nhà tài trợ cho các giải thi đấu và sự thoả thuận của các hội viên, quyết định phương án phân phối nguồn tài trợ, nhằm thù lao xứng đáng cho các vận động viên tham dự giải.
Điều 17.
Ban kinh tế - tài chính Liên đoàn là cơ quan do Ban chấp hành Liên đoàn thành lập, giúp việc cho Ban chấp hành thực hiện các nhiệm vụ:1. Xây dựng các kế hoạch kinh tế - tài chính và dự toán ngân sách hàng năm và dự toán ngân sách tổng thể;
2. Tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch kinh tế - tài chính đã được thông qua;
3. Xây dựng các phương án huy động và phân phối các nguồn tài trợ cho các giải thi đấu;
4. Tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính và kế toán - thống kê theo quy định của pháp luật.
Điều 18.
Ban Thanh tra của Liên đoàn có nhiệm vụ:1. Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính của Liên đoàn;
2. Hoạt động của Ban Thanh tra phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chế độ chính sách của Nhà nước và quy chế hoạt động do Đại hội Liên đoàn đã đề ra.
Điều 19.
Trách nhiệm của Uỷ ban Thể dục - Thể thao trong việc quản lý tài chính các Liên đoàn.1. Hướng dẫn, theo dõi giúp đỡ và kiểm tra các Liên đoàn quản lý, sử dụng tài sản theo đúng quy định của pháp luật.
2. Phê chuẩn các kế hoạch, dự toán ngân sách tổng thể của Liên đoàn;
3. Kiểm tra giám sát việc thực hiện các kế hoạch, dự toán ngân sách hàng năm và dự toán ngân sách tổng thể;
4. Giám sát việc thực hiện các hợp đồng tài trợ.
Điều 20.
Các Liên đoàn thể thao và các cơ quan hữu quan có trách nhiệm thi hành Điều lệ này, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.