Văn bản pháp luật: Quyết định 2048/QĐ-PC

 
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 2048/QĐ-PC
Quyết định
...
06/08/1996

Tóm tắt nội dung

Về quản lý và cấp giấy phép vận tải thuỷ nội địa

 
1.996
 

Toàn văn

QUYếT địNH

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ

Về quản lý và cấp giấy phép vận tải thuỷ nội địa

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu bộ máy của Bộ Giao thông vận tải,

Căn cứ Nghị định số 40/CP ngày 5 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

Xét đề nghị của các ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục đường sông Việt Nam,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải thuỷ nội địa sau khi đăng ký kinh doanh phải làm thủ tục xin cấp cho mỗi phương tiện một Giấy phép vận tải hàng hoá thuỷ nội địa hoặc Giấy phép vận tải hành khách thuỷ nội địa (sau đây gọi chung là Giấy phép vận tải).

Phương tiện để vận chuyển khách du lịch theo chương trình của tổ chức kinh doanh du lịch quản lý có quy định riêng.

Điều 2. Thủ tục xin cấp Giấy phép vận tải quy định như sau:

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (gọi tắt là chủ phương tiện) phải nộp cơ quan cấp giấy phép đơn xin cấp giấy phép vận tải theo mẫu (phụ lục 1 và 2) và xuất trình các giấy tờ sau:

a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư đối với chủ phương tiện có vốn đầu tư nước ngoài.

b) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa. Nếu phương tiện thuê phải có hợp đồng thuê phương tiện kèm theo.

c) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật.

d) Giấy phép vận tải hàng nguy hiểm, độc hại do cơ quan quản lý chuyên ngành cấp, nếu phương tiện vận tải loại hàng này.

2. Đối với phương tiện vận tải hành khách liên tỉnh còn phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của các Sở giao thông vận tải, Sở giao thông công chính nơi đặt bến đầu, bến cuối của tuyến vận tải hành khách.

3. Đối với phương tiện vận tải hàng hoá, hành khách liên vận quốc tế, quá cảnh còn phải có văn bản cho phép của Bộ Giao thông vận tải.

Từ lần cấp thứ hai trở đi, nếu phương tiện không thay đổi nội dung kinh doanh và tuyến vận tải thì chủ phương tiện được miễn nộp các văn bản nêu tại khoản 2 và 3 Điều này.

Điều 3. Sau khi nhận đơn và kiểm tra các giấy tờ quy định tại Điều 2 Quyết định này, nếu đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì cơ quan cấp phép cấp ngay cho mỗi phương tiện một giấy phép vận tải.

Điều 4. Giấy phép vận tải hàng hoá thuỷ nội địa và giấy phép vận tải hành khách thuỷ nội địa áp dụng trong cả nước theo mẫu thống nhất ban hành kèm theo Quyết định này (phụ lục 3 và 4).

Những giấy phép không đúng mẫu, tẩy xoá, sao chụp không có giá trị.

Điều 5. Thời hạn hiệu lực của giấy phép vận tải quy định như sau:

1. Sáu tháng: Đối với phương tiện của chủ thuộc đối tượng áp dụng Nghị định 66/HĐBT ngày 2 tháng 3 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

2. Một năm: Đối với phương tiện của chủ không thuộc diện nêu tại khoản 1 Điều này.

Điều 6.

Căn cứ đặc tính kỹ thuật của phương tiện và nội dung đăng ký kinh doanh của chủ phương tiện, cơ quan cấp giấy phép quy định tuyến vận tải của từng phương tiện.

Mỗi giấy phép vận tải hành khách chỉ cho phép phương tiện hoạt động không quá 3 tuyến vận tải.

Điều 7.

1. Cục đường sông Việt Nam quản lý việc cấp giấy phép vận tải thống nhất trong cả nước và trực tiếp cấp Giấy phép vận tải cho các phương tiện thử nghiệm, phương tiện của tổ chức cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Các Sở giao thông vận tải, Sở giao thông công chính cấp Giấy phép vận tải cho các phương tiện không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 8. Cơ quan cấp Giấy phép vận tải được thu và sử dụng lệ phí cấp phép theo quy định của Nhà nước.

Điều 9. Việc cấp Giấy phép vận tải áp dụng thống nhất trong cả nước từ ngày 01 tháng 9 năm 1996 thay cho Giấy phép phương tiện hành nghề trên sông ban hành theo Quyết định 2309 QĐ/VT ngày 22 tháng 11 năm 1993 của Bộ Giao thông vận tải. Sau ngày 01/9/1996 những giấy phép phương tiện hành nghề trên sông còn thời hạn được phép tiếp tục sử dụng cho tới khi hết hạn.

Điều 10. Các Sở giao thông vận tải, Sở giao thông công chính được phép in Giấy phép để sử dụng trong phạm vi trách nhiệm của mình nhưng phải theo đúng mẫu quy định tại phụ lục 3 và 4 Quyết định này.

Điều 11. Định kỳ các Sở giao thông vận tải, Sở giao thông công chính báo cáo tình hình cấp giấy phép vận tải về Cục đường sông Việt Nam theo mẫu quy định (phụ lục 5).

Báo cáo quý gửi trước ngày 10 tháng đầu của quý sau.

Báo cáo năm gửi trước ngày 31 tháng 1 năm sau.

Điều 12. Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục đường sông Việt Nam, Giám đốc các Sở giao thông vận tải, Sở giao thông công chính, các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

PHỤ LỤC 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

........, ngày..... tháng.... năm 199...

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP VẬN TẢI HÀNG HOÁ THUỶ NỘI ĐỊA

Kính gửi:............................

Tên chủ phương tiện:

Địa chỉ:

Số điện thoại (số fax):

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư) số:

Nơi cấp:

Ngày cấp:

Nội dung kinh doanh:

Làm đơn này xin được cấp giấy phép vận tải hàng hoá thuỷ nội địa cho các phương tiện theo bản kê khai dưới đây:

Số TT

Tên phương tiện

Số đăng ký phương tiện

Công suất (CV)

Trọng tải (T.PT)

Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật số

Loại hàng vận tải

Tuyến vận tải

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan thực hiện đầy đủ những quy định về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa hiện hành.

Hồ sơ kèm theo: Chủ phương tiện

Văn bản cho phép của

Bộ GTVT nếu phương tiện vận chuyển hàng quá cảnh hoặc liên vận quốc tế

PHỤ LỤC SỐ 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

........, ngày..... tháng.... năm 199...

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP VẬN TẢI HÀNH KHÁCH THUỶ NỘI ĐỊA

Kính gửi:............................

Tên chủ phương tiện:

Địa chỉ:

Số điện thoại (số fax):

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư) số:

Nơi cấp:

Ngày cấp:

Nội dung kinh doanh:

Làm đơn này xin được cấp giấy phép vận tải hành khách thuỷ nội địa cho các phương tiện theo bản kê khai dưới đây:

Số TT

Tên phương tiện

Số đăng ký phương tiện

Công suất (CV)

Trọng trải

Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật

Tuyến vận tải hành khách

Ghi chú

 

 

 

 

(Ghế)

(Tấn)

số

Từ bến

Đến bến

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam đoan thực hiện đầy đủ những quy định về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa hiện hành.

Hồ sơ kèm theo: Người làm đơn

Văn bản chấp thuận của Sở GTVT, Sở GTCC nơi đặt bến đầu, bến cuối.

Văn bản cho phép của Bộ GTVT nếu phương tiện vận chuyển quá

cảnh hoặc liên vận quốc tế.

PHỤ LỤC SỐ 3

PHỤ LỤC SỐ 4

PHỤ LỤC SỐ 6

HƯỚNG DẪN NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý VỀ GIẤY PHÉP VẬN TẢI THUỶ NỘI ĐỊA

*****

I. VỀ ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP VẬN TẢI

1. Mẫu đơn: Có hai mẫu đơn là:

Mẫu đơn xin cấp Giấy phép vận tải hàng hoá thuỷ nội địa và mẫu đơn xin cấp giấy phép vận tải hành khách thuỷ nội địa.

Mẫu đơn và mẫu giấy phép vận tải hành khách thuỷ nội địa sử dụng cho cả loại phương tiện chở khách và phương tiện vừa chở khách vừa chở hàng.

2. Chủ phương tiện xin cấp giấy cho nhiều phương tiện một lúc, chỉ viết chung một tờ đơn. Các thông số kỹ thuật phương tiện, số và ký hiệu giấy tờ của từng phương tiện sẽ thống kê theo bảng quy định trong mẫu giấy phép. Khi nộp đơn, chủ phương tiện xuất trình giấy tờ gốc (hoặc bản sao có công chứng) của mỗi phương tiện. Cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ và đối chiếu với nội dung đơn xin, xác nhận tính trung thực của tờ đơn.

 

II. CÁC GIẤY TỜ NỘP KÈM THEO ĐƠN

1. Đối với phương tiện vận tải hành khách liên tỉnh, chủ phương tiện phải nộp bản sao có công chứng văn bản chấp thuận của Sở GTVT, GTCC nơi đặt bến đầu, bến cuối.

2. Đối với phương tiện vận tải quá cảnh hoặc liên vận quốc tế, phải nộp kèm theo đơn, bản sao có công chứng văn bản cho phép của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Hai văn bản nêu tại điểm 1 và 2 trên đây, chủ phương tiện chỉ phải nộp một lần và nộp chung cho các phương tiện hoạt động trên tuyến được quy định trong văn bản.

 

III. GIẤY PHÉP VẬN TẢI

1. Mẫu giấy phép vận tải:

Mẫu áp dụng thống nhất trong cả nước với các đặc điểm sau đây:

a) Khổ giấy 14 x 18 cm; giấy trắng, cứng, in hai mặt.

b) Góc trên bên trái có dải băng mầu rộng 0,8 cm.

Băng mầu xanh nước biển: đối với giấy phép vận tải hàng hoá.

Băng mầu đỏ tươi: đối với giấy phép vận tải hành khách.

c) Kiểu chữ:

Hàng chữ: Giấy phép: Loại chữ in, nét đậm chiều cao 0,8 cm.

Hàng chữ: Vận tải hàng hoá (hoặc hành khách) thuỷ nội địa: Loại chữ in hoa, nét đậm chiều cao 0,5 cm.

Hai hàng chữ trên cùng mầu với dải băng chéo góc trên bên trái giấy phép.

Hàng chữ Sở giao thông....... (Ghi tên đầy đủ của Sở giao thông địa phương cấp giấy phép). Loại chữ in hoa, nét mảnh mầu đen cao 0,3 cm. Nếu cơ quan cấp phép là Cục đường sông thì hàng chữ này được thay bằng Cục đường sông Việt Nam (hoặc tên của cơ quan được Cục Đường sông Việt Nam uỷ quyền cấp giấy phép).

Các chữ còn lại: Loại chữ in thường, màu đen. - Các hàng chữ: Uỷ ban nhân dân................ Sở giao thông..................

góc trên bên trái giấy phép được in tên đầy đủ của Uỷ ban nhân dân và Sở giao thông nơi cấp phép.

Nếu có quan cấp phép là Cục đường sông Việt Nam thì sẽ đổi thành:

Bộ Giao thông vận tải

Cục đường sông Việt Nam

2. Sử dụng và bảo quản giấy phép

Thuyền trưởng có trách nhiệm bảo quản giấy phép vận tải, không làm bẩn, rách nát, ẩm ướt và để nơi thuận tiện khi được kiểm tra.

Giấy phép không gia hạn, không cấp phó bản.

Mặt sau giấy phép vận tải hàng hoá và giấy phép vận tải hành khách:

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=9130&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận