Văn bản pháp luật: Quyết định 209/TS-QĐ

 
Công báo số 10/1984;
Quyết định 209/TS-QĐ
Quyết định
01/04/1984
27/03/1984

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành bản quy định tạm thời định mức cung ứng lương thực đối lưu thu mua thuỷ sản

 
1.984
 

Toàn văn

Quyết định

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN SỐ 209/TS-QĐ NGÀY 27-3-1984 VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN "QUY ĐỊNH TẠM THỜI ĐỊNH MỨC CUNG ỨNG LƯƠNG THỰC ĐỐI LƯU THU MUA THUỶ SẢN"

BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN

- Căn cứ Nghị định số 35-CP ngày 9-2-1981 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực Nhà nước;

- Thi hành Nghị quyết số 187-HĐBT ngày 22-11-1982 của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh thực hiện chế độ hợp đồng kinh tế hai chiều;

- Để tăng cường hiệu quả kinh tế của công tác cung ứng lương thực cho nghề cá; sau khi làm việc thống nhất với Bộ Lương thực,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Nay ban hành bản "Quy định tạm thời định mức cung ứng lương thực đối lưu thu mua thuỷ sản" cho khu vực nghề cá nhân dân trong cả nước để làm căn cứ trong việc cung ứng, quyết toán lương thực.

Điều 2.- Quyết định này thi hành từ ngày 1-4-1984. Mọi quy định trước đây trái với văn bản này đều bãi bỏ.

Điều 3.- Các đồng chí Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ vật tư tiêu thụ vật giá, kế hoạch, tài chính kế toán, tổ chức cán bộ đào tạo, hợp tác xã nghề cá biển... và các đồng chí Giám đốc các Sở Thuỷ sản chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

 

 

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

ĐỊNH MỨC CUNG ỨNG LƯƠNG THỰC ĐỐI LƯU THU MUA THUỶ SẢN.

(Ban hành theo Quyết định số 209 TS/QĐ ngày 27-3-1984
của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản)

 

A. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Định mức chung dùng trong việc lập kế hoạch nhu cầu và phân phối quỹ lương thực nghề cá.

2. Định mức theo loại cá, tôm dùng trong việc cung ứng lương thực đối lưu và quyết toán tương thực với đơn vị sản xuất (tập thể và cá thể).

3. Đối với các tỉnh từ thành phố Hồ Chí Minh trở vào do điều kiện riêng ở khu vực này, phần lớn ngư dân có ruộng tự túc được hoàn toàn hoặc một phần lương thực nên Bộ không quy định mức cụ thể. ở các tỉnh này, Sở Thuỷ sản phối hợp với Sở Lương thực xác định đối tượng được cung ứng lương thực và định mức cung ứng lương thực cho hợp lý để thi hành từ 1-4-1984.

 

B. ĐỊNH MỨC CUNG ỨNG LƯƠNG THỰC

1. Đối với cá:


Các tỉnh

Định mức chung

Định mức theo loại cá
(tấn cá/tấn LT)

 

Lượng tấn cá/tấn LT

Tiền 1000đ cá/tấn LT

1+2

3

4

5

6+7

Quảng Ninh

       

Hải Phòng

3,2

16,5

1,2

1,7

2,5

3,0

4,5

Thái Bình

       

Hà Nam Ninh

       

Thanh Hoá

       

Nghệ Tĩnh

2,5

14,0

1,0

1,4

2,2

2,5

3,5

Bình Trị Thiên

       

Quảng Nam-Đà Nẵng

       

Nghĩa Bình

5,0

22,0

2,0

2,5

4,0

5,5

8,0

Phú Khánh

       

Thuận Hải

       

Đồng Nai

5,5

22,0

2,0

3,0

4,5

6,5

10,0

Vũng Tàu-Côn Đảo

       

Chú ý: định mức quy ra tiền tính theo giá của Quyết định số 116-HĐBT ngày 22-10-1981 của Hội đồng Bộ trưởng. Trong trường hợp giá thay đổi, định mức về giá trị cũng thay đổi theo giá mới.

2. Đối với tôm:

Đơn vị: tấn tôm/tấn lương thực

Loại tôm

Từ Quảng Ninh đến Bình Trị Thiên

Quảng Nam - Đà Nẵng đến Vũng Tàu-Côn Đảo

Định mức chung

0,7

2,0

Loại 1

0,6

1,2

Loại 2

0,7

1,4

Loại 3

0,8

1,7

Loại 4

1,2

2,3

Loại 5

1,7

3,3

Loại 6

2,3

4,7

Loại 7

3,2

6,4

3. Đối với các loại thuỷ sản khác: như mực, ruốc..., căn cứ vào định mức đối với cá hoặc đối với tôm để quy đổi trên nguyên tắc bảo đảm tương ứng về mặt giá trị.

 

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương cần chỉ đạo chặt chẽ Sở Thuỷ sản, Sở Lương thực và các cơ quan có liên quan để thực hiện bản quy định.

2. Sở Thuỷ sản chịu trách nhiệm bàn bạc, phối hợp với Sở Lương thực các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chuẩn bị mọi điều kiện để thực hiện theo đúng văn bản này.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=3420&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận