CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 24/NH-QĐ NGÀY 6-4-1983 BAN HÀNH THỂ LỆ CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC VÀ XÃ VIÊN THUỘC CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TẬP THỂ LÀM KINH TẾ GIA ĐÌNH VÀ GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÓ KHĂN TRONG ĐỜI SỐNG
TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ quyết định số 35- CP ngày 9-2-1981 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bộ trưởng và chức năng của Bộ trong lĩnh vực quản lý Nhà nước;
Căn cứ quyết định số 163-CP ngày 16-6-1977 của Hội đồng Chính phủ quy định về cơ cấu của Hội đồng Chính phủ quy định về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước;
Căn cứ quyết định số 172-HĐBT ngày 9-10-1982 của Hội đồng bộ trưởng về tiền tệ, tín dụng, thanh toán trong thời gian trước mắt,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo quyết định này Thể lệ cho vay vốn đối với cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước và xã viên thuộc các tổ chức kinh tế tập thể làm kinh tế gia đình và giải quyết một số trường hợp khó khăn trong đời sống.
Điều 2.-
Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa có trách nhiệm tổ chức cho vay vốn đối với cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước và xã viên các hợp tác xã ở thành thị.
Hợp tác xã tín dụng tổ chức cho vay vốn đối với các xã viên thuộc các tổ chức kinh tế tập thể trong xã.
Điều 3.-
Bản thể lệ này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 5 năm 1983, thay thế các chế độ, thể lệ ban hành về vấn đề này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 4.-
Các đồng chí chánh văn phòng, chủ nhiệm quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa trung ương, giám đốc ngân hàng nông nghiệp, thủ trưởng các vụ, cục, ban ở Ngân hàng Nhà nước trung ương, giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương, trưởng ngân hàng, trưởng quỹ tiết kiện huyện, quận, thị xã, thành phố (thuộc tỉnh) trong phạm vi chức trách chịu trách nhiệm vụ tổ chức thực hiện quyết định này.
THỂ LỆ
CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC VÀ XÃ VIÊN THUỘC CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TẬP THỂ LÀM KINH TẾ GIA ĐÌNH VÀ GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÓ KHĂN TRONG ĐỜI SỐNG
(Ban hành theo quyết định số 24-NH/QĐ ngày 6-4-1983 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam )
I. MỤC ĐÍCH CHO VAY
Điều 1.-
Ngân hàng Nhà nước ban hành thể lệ cho vay này nhằm:
- Giúp cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước và xã viên các tổ chức kinh tế tập thể có thêm vốn để tận dụng thời gian lao động nhàn rỗi, phát triển kinh tế gia đình, đẩy mạnh sản xuất nghề phụ, chăn nuôi gia súc, gia cầm, hoặc giải quyết một số trường hợp khó khăn trong đời sống.
- Phát huy tác dụng đòn bẩy của tín dụng, thúc đẩy cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước và xã viên hợp tác xã thực hành tiết kiệm, tạo nguồn vốn tiền tệ đưa vào sản xuất, tăng thêm sản phẩm hàng hoá cho xã hội, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần cải thiện đời sống, chống nạn cho vay nặng lãi.
II. NGUYÊN TẮC, ĐIỀU KIỆN VAY VỐN
Điều 2.-
Người vay vốn phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
1. Tiền vay phải sử dụng đúng mục đích ghi trong đơn xin vay, phù hợp với mục đích cho vay của thể lệ này.
2. Phải hoàn trả nợ (cả vốn và lãi) đúng thời hạn.
Điều 3.-
Muốn được vay vốn, người cho vay phải có các điều kiện:
1. Có một phần vốn tự có đưa vào chi phí sản xuất, xây dựng hoặc mua sắm.
2. Làm nghề hợp pháp, có khả năng lao động thật sự, bảo đảm sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả.
3. Có hộ khẩu thường trú trong phạm vi địa giới hành chính của đơn vị cho vay.
4. Tham gia gửi tiền tiết kiệm thường xuyên, theo mức hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
III. LOẠI TÍN DỤNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
Điều 4.- Có 3 loại tín dụng như sau:
1. Vay vốn để sản xuất nghề phụ;
2. Vay vốn để sửa chữa, làm nhà ở;
3. Vay vốn để mua sắm đồ dùng cần thiết và giải quyết khó khăn trong đời sống.
Điều 5.-
Phạm vi áp dụng của từng loại tín dụng:
1. Vay vốn để sản xuất nghề phụ.
Á
p dụng đối với cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước và xã viên các tổ chức kinh tế tập thể (hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, vận tải ở thành phố, thị xã, thị trấn và hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân ở nông thôn).
Vốn vay để chi vào:
- Nguyên, nhiên vật liệu.
- Cây giống, hạt giống, con giống;
- Phân bón;
- Thức ăn gia súc;
- Thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng và gia súc;
- Công cụ đồ nghề, chuồng chăn nuôi.
2. Vốn để sửa chữa, làm nhà ở.
Loại vay này áp dụng ở khu vực thành thị, đối với nhà cấp 4 trở lên, nhà hiện có cần sửa chữa, hoặc xây dựng mới ở những nơi đã có quy hoạch cho nhân dân tự xây dựng, hay kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm. Vốn cho vay để mua vật liệu xây dựng và trả chi phí thuê nhân công xây dựng.
3. Vay vốn để giải quyết một số trường hợp khó khăn trong đời sống.
- Đối với những cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước phải đi lại thường xuyên từ nơi ở đến nơi làm việc, nhưng bản thân không có khả năng về vay vốn ngay một lúc để mua sắm phương tiện đi lại, ngân hàng cho vay để mua xe đạp cho thương nghiệp quốc doanh bán.
- Đối với những cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước, cần tiện nghi tối thiểu, ngân hàng cho vay để mua sắm giường, bàn, ghế, tủ, quạt trần, quạt bàn, v.v... do thương nghiệp quốc doanh bán.
- Đối với những cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước và xã viên thuộc các tổ chức kinh tế tập thể khi gặp khó khăn đột xuất trong đời sống.
IV. CÁCH CHO VAY VÀ THU NỢ
Điều 6.-
a) Người vay phải làm đơn xin vay, nói rõ lý do vay vốn, tổng số vốn cần thiết cho sản xuất, xây dựng, mua sắm; số vốn tự túc được, số cần xin vay, nguồn trả nợ, khả năng trả nợ hàng tháng và thời hạn trả xong nợ, lấy xác nhận của công đoàn nơi công tác (nếu là cán bộ, công nhân, viên chức) hoặc chủ nhiệm hợp tác xã, tập đoàn sản xuất (nếu là xã viên), nộp cho quỹ tiết kiệm cơ sở (khu vực thành thị) hoặc hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân (khu vực nông thôn nơi cư trú).
b) Người vay phải có một mức vốn tự có tối thiểu:
- Đối với sản xuất nghề phụ, tối thiểu bằng 20% mức vốn xin vay;
- Đối với sửa chữa, xây dựng nhà ở, tối thiểu bằng 50% mức vốn xin vay thể hiện bằng số dư trên sổ tiết kiệm;
- Đối với những trường hợp khó khăn trong đời sống, không bắt buộc phải có mức vốn tự có tối thiểu.
c) Người vay phải bảo đảm tiếp tục gửi tiền vào quỹ tiết kiệm hoặc hợp tác xã tín dụng đều đặn hàng tháng, mỗi tháng tối thiểu bằng mức nợ phải trả trong tháng kế tiếp (theo hợp đồng trả nợ).
Điều 7.-
Mức vốn để xem xét cho vay là nhu cầu vốn cần thiết cho sản xuất, xây dựng, mua sắm trừ phần vốn tự lực của người vay.
Mức vốn cho vay tối đa quy định như sau:
- Đối với sản xuất nghề phụ, không quá 20 000 đồng;
- Đối với sửa chữa và xây dựng nhà ở, không quá 30000 đồng;
- Đối với mua sắm đồ dùng, giải quyết khó khăn không quá 5000 đồng.
Điều 8.-
Những vật tư, hàng hoá do Nhà nước quản lý thì cho vay theo giá bán lẻ của Nhà nước, hoặc theo khung giá quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý giá ở địa phương. Những vật tư hàng hoá khác thì cho vay theo giá thị trường.
Điều 9.-
Thời hạn cho vay tối đa như sau:
- Cho vay sản xuất nghề phụ, không quá 12 tháng, riêng chăn nuôi đại gia súc sinh sản, tối đa không quá 36 tháng;
- Cho vay sữa chữa và xây dựng nhà ở, không quá 5 năm;
- Cho vay mua sắm đồ dùng, giải quyết khó khăn trong đời sống, không quá 12 tháng;
Điều 10.-
Tài khoản cho vay, cho vay theo tài khoản đơn giản. Người vay phải làm giấy nhận nợ có kỳ hạn; phải trả nợ cũ đúng hạn mới được vay món mới.
Tiền vay được phát làm một hoặc nhiều lần, tuỳ theo yêu cầu sử dụng của người vay, có thể chuyển khoản trả các đơn cị cung cấp vật tư hàng hoá, hoặc phát bằng tiền mặt cho người vay vốn.
Điều 11.-
Lãi xuất tiền vay thi hành theo chế độ hiện hành về lãi xuất tiền gửi và cho vay của ngân hàng và hợp tác xã tín dụng.
Điều 12.-
Thu nợ, người vay phải dùng khoản thu nhập về tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ (bán sản phẩm cho Nhà nước hoặc tự tiêu thụ trên thị trường, nếu Nhà nước không thu mua) hoặc bằng những khoản thu nhập khác để trả nợ đúng hạn quy định. Có thể nộp tiền mặt hoặc đề nghị trích số dư ở thẻ tiết kiệm để trả nợ (gốc và lãi).
Điều 13.
- Người vay gặp khó khăn đột xuất do nguyên nhân khách quan gây nên, không có khả năng trả nợ đúng hạn, thì có thể làm đơn xin gia hạn nợ. Trưởng quỹ tiết kiệm cơ sở, chủ nhiệm hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân được quyền gia hạn nợ không quá 3 tháng, đối với mỗi món nợ đến hạn. Nếu không có lý do chính đáng để được gia hạn, thì số nợ đến hạn không có khả năng trả bị chuyển sang nợ quá hạn, chịu lãi suất phạt theo chế độ Nhà nước quy định.
Điều 14.-
Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa và hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay. Nếu phát hiện vốn vay bị sử dụng sai mục đích thì phải thu hồi ngay trước hạn hoặc chuyển sang nợ quá hạn, theo dõi và đôn đốc người vay hoàn trả; nếu người vay có khả năng hoàn trả nhưng không chịu trả nợ thì lập biên bản gửi về cơ quan quản lý người vay (nếu là cán bộ, công nhân , viên chức Nhà nước) hoặc gửi Uỷ ban nhân dân xã để yêu cầu xử lý. Nếu người vay vẫn không chấp hành thì đơn vị cho vay lập hồ sơ khởi tố trước pháp luật.
Người vay vốn di chuyển hộ khẩu cư trú khỏi phạm vi địa giới hành chính của đơn vị cho vay thì phải hoàn trả toàn bộ số dư nợ trước khi đi.
Nếu người vay vốn chết trước khi trả xong nợ thì người thừa kế chịu trách nhiệm trả nốt số nợ còn lại.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15.-
Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa trung ương, Ngân hàng nông nghiệp và Vụ kế toán và quản lý quỹ ngân sách Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra tình hình thực hiện thể lệ này ở các cấp cơ sở và hợp tác xã tín dụng.
Điều 16.-
Vốn cho vay phải được kế hoạch hoá từ ngân hàng cơ sở. Hệ thống quỹ tiết kiệm chỉ được cho vay trong phạm vi chỉ tiêu kế hoạch do ngân hàng cấp trên duyệt hàng quý, năm. Các hợp tác xã tín dụng và quỹ tín dụng nhân dân cho vay trước hết bằng vốn tự có, trường hợp thiếu vốn ngân hàng có thể cho hợp tác xã tín dụng vay để làm nguồn vốn cho vay theo kế hoạch.
Riêng đối với cho vay theo sửa chữa và xây dựng nhà ở, trước mắt, chú trọng cho vay sửa chữa và chỉ thực hiện đối với cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước.
Điều 17.-
Hàng tháng, ngân hàng cơ sở phải lập báo cáo thống kê phản ánh hoạt động của các loại cho vay này theo chế độ báo cáo thống kê do Ngân hàng trung ương quy định.