Căn cứ Nghị định 22/CP ngày 22/4/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải.
Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông công bố theo Lệnh 38L/CTN ngày 10/12/1994.
Căn cứ Nghị định 36/CP về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
Căn cứ tình trạng thực tế của cầu đường và theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Cho phép xe có tải trọng thực tế không quá giới hạn quy định trong bản phụ lục kèm theo được lưu hành theo khả năng cầu đường trên các quốc lộ sau: 1, 2, 3, 4E, 5, 6, 7, 9, 18, 19, 20, 21, 22, 22B, 27, 30, 52, 70, 80, 91, 183 và đường Bắc Thăng Long - Nội Bài.
Các xe trong giấy phép lưu hành có tải trọng thiết kế cao hơn quy định thì chỉ được chở hàng sao cho không vượt quá quy định. Các xe trong giấy phép lưu hành có tải trọng thiết kế thấp hơn quy định thì chỉ được chở hàng như tải trọng thiết kế.
Điều 2: Giao cho Cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông, Kiểm soát quân sự tổ chức kiểm tra, cân tải trọng xe, xử lý vi phạm... nhằm thực hiện tốt việc quản lý tải trọng trên đường bộ.
Các xe tham gia lưu thông trên các quốc lộ ghi ở Điều 1 ngoài việc thực hiện các quy định tải trọng ở phụ lục vẫn phải thực hiện các quy định trong Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông 38L/CTN, Nghị định 36/CP, NGhị định 49/CP và Thông tư 239/TT-PC... nhằm đảm bảo an toàn giao thông, an toàn phương tiện.
Điều 3: Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm quản lý các quốc lộ ghi ở Điều 1 để luôn đáp ứng khả năng vận tải đã quy định. Trong trường hợp công trình bị sự cố mất an toàn giao thông, Cục đường bộ Việt Nam phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức cắm biển hướng dẫn: hạn chế tải trọng, cử ly xe, tốc độ v. v... và tổ chức đảm bảo giao thông khôi phục lại tải trọng quy định trong thời gian ngắn nhất và báo cáo Bộ quyết định nếu phải hạ lâu dài tài trọng đã quy định.
Điều 4: Các ông Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế vận tải, Vụ KHKT, Trưởng ban chỉ đạo 36/CP và các bộ phận liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
PHỤ LỤC
Kèm theo quyết định số 2487/ĐBVN, ngày 19 tháng 9 năm 1996
Tải trọng cho phép theo khả năng cầu - đường
Thứ tự
Quốc lộ
Đoạn đường
Chiều dài (Km)
Tổng trọng tải xe + hàng khi qua cầu đơn chiếc
Trọng tải một trục đơn sau xe
Ghi chú
1
1A
Đồng Đăng - Nam cầu Mẹt (Km 0 - Km 87)
87
13
Nam cầu Mẹt - Bắc cầu Cai Lậy (Km 87 - Km 1992)
1905
25
8,2
Trừ cầu Giáp 404 + 874 Km và cầu Bình Điền Km 1917+771 xe qua cầu đơn chiếc có tổng trọng tải 17 tấn
Bắc cầu Cai Lậy - TP Cần Thơ (Km 1992 - Km 2100)
108
17
8,2
TP Cần Thơ - Cà Mau (Km 2100 - 2300)
200
13
2
2
Phủ Lỗ - Tuyên Quang (Km 0 - Km 136)
136
25
8,2
Tuyên Quang - Hà Giang (Km 136 - Km 290)
154
17
8,2
3
3
Cầu Đuống - Bờ Đậu (Km 0 - Km 79)
79
25
8,2
Bờ Đậu - Tà Lùng (Km 79 - Km 345)
266
17
8,2
4
4E
Bắc Ngầm - Kim Tân (Km 0 + Km 46)
46
25
8,2
Trừ cầu Kim Tân cũ chỉ cho xe đơn chiếc 13T qua cầu