QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ của các tổ chức phichính phủ nước ngoài
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh về ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế của Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 20 tháng 8 năm 1998;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ củacác tổ chức phi chính phủ nước ngoài (gọi tắt là PCPNN).
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số80/CT ngày 28 tháng 3 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướngChính phủ). Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3.Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Ngoạigiao, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chứchữu nghị Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thựchiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợcủa các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 4. CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệmthi hành Quyết định này./.
QUY CHẾ
Quản lý và sử dụng viện trợ của các tổ chức phi chínhphủ nước ngoài
(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/1999/QĐ-TTg
ngày 23 tháng 02 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Việntrợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (sau đây gọi tắt là PCPNN) đề cậptrong Quy chế này được hiểu là viện trợ không hoàn lại và trợ giúp không vì mụcđích lợi nhuận của các tổ chức nước ngoài, kể cả của người Việt Nam định cư ở nướcngoài, hỗ trợ cho các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể Việt Nam, baogồm các hình thức chủ yếu sau đây:
Việntrợ thông qua các chương trình, dự án.
Việntrợ phi dự án dưới dạng tiền, hiện vật (hàng hóa, vật tư, thiết bị ...) cho cácmục đích nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp, hợp tác khoa học, đào tạo.
Điều 2.Viện trợ của các tổ chức PCPNN là một nguồn của ngân sách nhà nước và được sửdụng cho các mục tiêu, các lĩnh vực ưu tiên trong phát triển kinh tế xã hội củaViệt Nam trong từng thời kỳ và phù hợp với quy định của tổ chức PCPNN.
Chương II
VẬN ĐỘNG, ĐÀM PHÁN, PHÊ DUYỆT VÀ KÝ KẾT
Điều 3.Công tác vận động viện trợ của các tổ chức PCPNN được tiến hành thường xuyên,theo định hướng và có tổ chức:
1.Việc vận động viện trợ cho các chương trình, dự án phát triển phải phù hợp vớiquy hoạch, mục tiêu thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2.Việc vận động viện trợ nhân đạo phải căn cứ vào tình hình xã hội và nhu cầuthực tế của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể... trong từng nămhoặc từng thời kỳ.
3.Việc vận động viện trợ khẩn cấp phải căn cứ vào mức độ thiệt hại cụ thể về người,tài sản, công trình... đối với từng vùng, địa phương bị thiên tai hoặc tai họakhác. Bộ Ngoại giao cùng với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam xem xéttrình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức độ kêu gọi viện trợ khẩn cấp với cáctổ chức PCPNN.
Điều 4.Cơ sở để đàm phán và ký kết thỏa thuận viện trợ với các tổ chức PCPNN.
1.Đối với các khoản viện trợ cho các chương trình dự án phải có văn kiện chươngtrình, dự án trong đó nêu rõ mục tiêu, các kết quả cần đạt được, nội dung cáchoạt động cần thực hiện và nguồn đầu vào cần thiết (kinh phí, vốn đối ứng,trang thiết bị, vật tư...) để thực hiện các hoạt động của chương trình, dự án.Nếu thời gian thực hiện trên 1 năm thì phải xây dựng kế hoạch hoạt động và dựkiến nguồn kinh phí cần thiết cho từng năm, cũng như xác định rõ nguồn kinh phímà tổ chức PCPNN đã có sẵn và phần kinh phí cần huy động trong những năm tiếptheo.
2.Đối với các khoản viện trợ nhân đạo, viện trợ khẩn cấp phải nêu rõ nội dungviện trợ, đối tượng nhận viện trợ, danh mục cụ thể các hàng viện trợ và ướctính tổng trị giá nếu là viện trợ dưới dạng hiện vật hoặc xác định rõ tổng giátrị viện trợ dưới dạng tiền mặt.
3.Khi xuất hiện các điều khoản nêu trong bản thỏa thuận viện trợ với các tổ chứcPCPNN không phù hợp với luật pháp Việt Nam, cơ quan chủ trì đàm phán phải lấy ýkiến bằng văn bản của Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao trìnhThủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Việcký kết các thỏa thuận viện trợ với các tổ chức PCPNN phải thực hiện theo cácquy định hiện hành về ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế và căn cứ vào sựphê duyệt các chương trình, dự án và các khoản viện trợ phi dự án theo quy địnhtại Điều 5 của Quy chế này.
Điều 5.Thẩm quyền phê duyệt các khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN quy định như sau:
1.Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
a)Các chương trình, dự án do các tổ chức PCPNN viện trợ có giá trị từ 500.000đôla Mỹ trở lên.
b)Các dự án và khoản viện trợ có liên quan đến thể chế, chính sách, luật pháp,văn hóa, thông tin, tôn giáo, quốc phòng, an ninh.
c)Các khoản viện trợ phi dự án có giá trị từ 200.000 đôla Mỹ trở lên hoặc cónhững mặt hàng thuộc diện hạn chế nhập khẩu (ô-tô, xe máy, hàng hóa và thiết bịđã qua sử dụng, một số loại tân dược...).
d)Mọi khoản viện trợ khẩn cấp.
2.Bộ trưởng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ và các tổ chức đoàn thể phê duyệt:
a)Các chương trình, dự án do các tổ chức PCPNN viện trợ có giá trị dưới 500.000đôla Mỹ. Trước khi phê duyệt cần có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạchvà Đầu tư.
b)Các khoản viện trợ phi dự án có giá trị dưới 200.000 đôla Mỹ. Trước khi phêduyệt cần có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Trongtrường hợp các cơ quan liên quan còn có ý kiến khác nhau thì cấp phê duyệt báocáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Saukhi được phê duyệt, toàn bộ hồ sơ của các khoản viện trợ nêu trên phải được gửivề Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ,Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam để theo dõi, quản lý và đánh giá việcthực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
Chương III
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VIỆN TRỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC PCPNN
Điều 6.Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước mọi nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNNtừ vận động đến đàm phán và ký kết thỏa thuận viện trợ với các tổ chức PCPNN,từ theo dõi giám sát quá trình thực hiện đến đánh giá kết quả, hiệu quả sử dụngcác khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN.
Việcquản lý viện trợ của các tổ chức PCPNN do các cơ quan chức năng của Chính phủthực hiện được quy định ở các Điều dưới đây.
Điều 7.Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc điều phối vàquản lý các chương trình, dự án do các tổ chức PCPNN tài trợ và tổng hợp chungtình hình viện trợ của các tổ chức PCPNN để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Bộ Kếhoạch và Đầu tư có các nhiệm vụ:
1.Chịu trách nhiệm cùng các cơ quan liên quan hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương,các tổ chức đoàn thể xây dựng các chương trình, dự án để tổ chức vận động tàitrợ của các tổ chức PCPNN.
2.Chịu trách nhiệm thẩm định các chương trình, dự án và tổng hợp ý kiến của cáccơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định như quy địnhtại khoản 1 Điều 5 của Quy chế này.
3.Tham gia ý kiến với Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyếtđịnh đối với các khoản viện trợ phi dự án có giá trị từ 200.000 đôla Mỹ trở lênhoặc có những mặt hàng thuộc diện hạn chế nhập khẩu.
4.Chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính bố trí vốn đối ứng trong kế hoạchngân sách Nhà nước hàng năm cho các chương trình, dự án đã cam kết với các tổchức PCPNN theo quy định của Luật Ngân sách.
5.Chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị ViệtNam và các cơ quan liên quan tổ chức việc theo dõi, kiểm tra tình hình tiếpnhận, quản lý và thực hiện; tổng hợp, phân tích và đánh giá hiệu quả các khoảnviện trợ của các tổ chức PCPNN; xử lý những vấn đề liên quan thuộc thẩm quyềnvà kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định những vấn đề vượt thẩmquyền.
Điều 8.Bộ Tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm chính về quản lý tài chính, điều phối,quản lý đối với mọi khoản viện trợ phi dự án của các tổ chức PCPNN. Bộ Tàichính có các nhiệm vụ:
1.Chịu trách nhiệm và phối hợp cùng các cơ quan liên quan xây dựng chế độ quản lýtài chính đối với các khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN theo thẩm quyền vàkiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các vấn đề vượt thẩm quyền.
2.Bố trí vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách Nhà nước hàng năm như nêu tại khoản4 Điều 7 của Quy chế này.
3.Tham gia công tác theo dõi, kiểm tra tình hình tiếp nhận, quản lý và thực hiệncác khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN.
4.Chịu trách nhiệm tổng hợp các khoản viện trợ phi dự án và tổng hợp quyết toántài chính của mọi khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN; tham gia với Bộ Kếhoạch và Đầu tư tổng hợp chung tình hình viện trợ của các tổ chức PCPNN để báocáo Thủ tướng Chính phủ.
5.Tham gia thẩm định các chương trình, dự án có giá trị từ 500.000 đôla Mỹ trởlên do các tổ chức PCPNN tài trợ.
6.Tổng hợp ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với các khoảnviện trợ phi dự án có giá trị từ 200.000 đôla Mỹ trở lên hoặc có những mặt hàngthuộc diện hạn chế nhập khẩu.
7.Đề xuất phương án quản lý việc tiếp nhận, phân phối các khoản viện trợ khẩn cấptrình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
8.Chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê ban hànhbiểu mẫu báo cáo về các khoản viện trợ phi dự án.
Điều 9.Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ:
1.Phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác vận động và tranh thủ việntrợ của các tổ chức PCPNN.
2.Phối hợp với Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam trong công tác kêu gọiviện trợ khẩn cấp với các tổ chức PCPNN như quy định tại khoản 3 Điều 3 của Quychế này.
Điều 10.Văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ:
1.Giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này.
2.Tham gia công tác thẩm định và đề xuất kiến nghị về chính sách, cơ chế... đốivới các chương trình, dự án; tham gia ý kiến đối với các khoản viện trợ phi dựán thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ do các tổ chức PCPNN tàitrợ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.
Điều 11.Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam chịu trách nhiệm chính trong công tácquan hệ và vận động viện trợ đối với các tổ chức PCPNN. Liên hiệp các tổ chứchữu nghị Việt Nam có các nhiệm vụ :
1.Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan tổ chức vận động viện trợcủa các tổ chức PCPNN trên cơ sở các lĩnh vực, định hướng ưu tiên và chính sáchđối ngoại chung.
2.Hướng dẫn và tổ chức kiểm tra hoạt động của các văn phòng đại diện, văn phòngdự án của các tổ chức PCPNN thực hiện theo Quyết định số 340/TTg ngày 24 tháng5 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế hoạt động của các tổ chức PCPNNtại Việt Nam.
3.Tham gia thẩm định các chương trình, dự án có giá trị từ 500.000 đôla Mỹ trởlên.
4.Tham gia ý kiến với Bộ Tài chính đối với các khoản viện trợ phi dự án có giátrị trên 200.000 USD trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
5.Tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình vận động viện trợ của các tổchức PCPNN 6 tháng và 1 năm để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung báo cáo Thủtướng Chính phủ.
6.Phối hợp với Bộ Ngoại giao kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về chủ trương vậnđộng viện trợ khẩn cấp.
Điều 12.Bộ Công an có nhiệm vụ hướng dẫn và hỗ trợ việc thực hiện các quy định về bảovệ an ninh cho các cơ quan tổ chức Việt Nam trong tiếp xúc, làm việc với các tổchức phi chính phủ nước ngoài.
Điều 13.Ban Tôn giáo của Chính phủ có nhiệm vụ hướng dẫn và hỗ trợ các cơ quan tổ chứcViệt Nam việc thực hiện đường lối, chính sách tôn giáo của Nhà nước trong quanhệ với các tổ chức PCPNN thuộc tôn giáo.
Điều 14.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương và cơ quan Trung ương của các đoàn thể có nhiệm vụ:
1.Xác định cơ quan, đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm điều phối, tiếp nhận vàquản lý viện trợ của các tổ chức PCPNN.
2.Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc vận động, tranh thủ viện trợ của các tổ chứcPCPNN trên cơ sở các lĩnh vực, định hướng ưu tiên của mình và chính sách đốingoại chung của Nhà nước.
3.Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị nội dung các chương trình, dự án, các đềxuất viện trợ nhân đạo, viện trợ khẩn cấp gửi các cơ quan quản lý Nhà nước nêutại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, và Điều 11 của Quy chế này để làm cơ sởvận động viện trợ của các tổ chức PCPNN.
4.Phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, cơ quan thường trực vềcông tác PCPNN của Ủy ban công tác về các tổ chứcphi chính phủ để liên hệ với các tổ chức PCPNN.
5.Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủvà các tổ chức đoàn thể phê duyệt các khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN theothẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 5 của Quy chế này. Quyết định phêduyệt được gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Liên hiệp các tổ chứchữu nghị Việt Nam trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký.
6.Chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các đơn vịtrực thuộc trong việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ của các tổ chứcPCPNN theo đúng các quy định hiện hành, thực hiện đúng cam kết với các tổ chứcPCPNN. Kịp thời phát hiện những sai phạm liên quan đến tôn giáo, an ninh, dântộc... trong quá trình triển khai công tác tiếp nhận viện trợ của các tổ chứcPCPNN để nhắc nhở, yêu cầu làm đúng và báo cáo với các cơ quan liên quan nêutại các Điều 8 đến Điều 13 của Quy chế này.
Tổnghợp các báo cáo định kỳ, kết thúc và đột xuất (nếu có) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ, Liên hiệp các tổ chức hữunghị Việt Nam và các cơ quan liên quan về kết quả thực hiện viện trợ của các tổchức PCPNN của cơ quan hoặc địa phương mình.
Điều 15.Thành lập Nhóm công tác theo dõi viện trợ của các tổ chức PCPNN gồm đại diệncủa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ vàLiên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam để xử lý và giải quyết các vấn đề liênquan đến việc quản lý và sử dụng viện trợ của các tổ chức PCPNN. Nhóm công tácdo một lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và quyết định Quy chế làm việccủa Nhóm.
Chương IV
THỰC HIỆN CÁC KHOẢN VIỆN TRỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC PCPNN
Điều 16.Vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải nhập khẩu từ nguồnviện trợ không hoàn lại của các tổ chức PCPNN đã được cấp có thẩm quyền phêduyệt được miễn thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) theo các Luậtthuế hiện hành.
Điều 17.Trách nhiệm của đơn vị trực tiếp tiếp nhận và thực hiện các khoản viện trợ củacác tổ chức PCPNN:
1.Đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị chương trình, dự án có trách nhiệm soạn thảovăn kiện chương trình, dự án để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khitriển khai thực hiện.
2.Làm rõ nội dung các khoản viện trợ nhân đạo, viện trợ khẩn cấp để trình các cấpcó thẩm quyền phê duyệt trước khi tiếp nhận, sử dụng.
3.Cùng các cơ quan liên quan phối hợp với phía tổ chức PCPNN để tiến hành cáccông việc chuẩn bị và hỗ trợ cần thiết.
4.Thực hiện các khoản viện trợ như đã thỏa thuận, cam kết với các tổ chức PCPNNvà phù hợp với các quy định hiện hành của Chính phủ về quản lý tài chính, tiềntệ, xây dựng cơ bản, đấu thầu mua sắm và thực hiện đúng hướng dẫn của cơ quancấp trên nêu tại khoản 6 Điều 14 của Quy chế này.
5.Chuẩn bị báo cáo định kỳ, kết thúc và đột xuất (nếu có) về tình hình tiếp nhận,thực hiện và tài chính các khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN của đơn vị mìnhtrình cơ quan chủ quản cấp trên để tổng hợp báo cáo các cơ quan chức năng nêutại khoản 2 Điều 18 của Quy chế này.
Điều 18.Chế độ báo cáo thực hiện các khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN được tiếnhành định kỳ 6 tháng, hàng năm và khi kết thúc thực hiện:
1.Các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cáctổ chức đoàn thể có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện và báo cáotài chính các khoản viện trợ của các tổ chức PCPNN.
2.Chậm nhất hai tuần sau khi hết 6 tháng và một tháng sau khi hết năm thực hiệncũng như 3 tháng sau khi kết thúc thực hiện các khoản viện trợ của các tổ chứcPCPNN, các báo cáo phải được gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Liênhiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Tổng cục Thống kê để theo dõi và tổng hợpbáo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3.Nội dung báo cáo:
a)Đối với các chương trình, dự án: thực hiện theo quy định về chế độ báo cáo thựchiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA tại Nghị định số 87/CP ngày 05tháng 8 năm 1997 của Chính phủ và Thông tư số 15/1997/TT-BKH ngày 24 tháng 10năm 1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 87/CP.
b)Đối với các khoản viện trợ phi dự án: thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn củaBộ Tài chính như quy định tại khoản 8 Điều 8 của Quy chế này.
Điều 19.Kiểm tra, thanh tra việc tiếp nhận, sử dụng viện trợ PCPNN:
CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng theo dõi,kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các ngành, các cấp và các đơn vị tiếp nhậnvà sử dụng viện trợ PCPNN đã được nêu trong Quy chế này; tiến hành thanh trađối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm Quy chế này.
Mọitổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật./.