Ban hành kèm theo Quyết định này mẫu tờ khi hàng hoá xuất, nhập khẩu ký hiệu HQ-96 (theo mẫu đính kèm) và bản hướng dẫn sử dụng.
Điều 2: Huỷ bỏ mẫu tờ khai HQ1AKD-95; HQ1DT-95; HQ1AGC-95 và bản hướng dẫn sử dụng ban hành kèm theo Quyết định số 244/TCHQ-GSQL ngày 16-8-1995 của Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan.
Điều 3: Mẫu tờ khai HQ-96 được sử dụng từ ngày 1-1-1996.
Điều 4: Các ông thủ trưởng các Vụ, Cục và các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục, Cục trưởng Cục hải quan các tỉnh, thành phố và các đơn vị xuất, nhập khẩu có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Mục số,
Chỉ tiêu Nội dung chỉ tiêu trên tờ khai
"Dấu tiếp nhận tờ khai"
Cán bộ hải quan tiếp nhận tờ khai có trách nhiệm kiểm tra đầy đủ, chính xác hồ sơ tiếp nhận, nếu hợp lệ thì đóng dấu tiếp nhận tờ khai ghi rõ ngày, tháng, năm đăng ký tờ khai, ký và ghi rõ họ và tên vào ô dấu trên.
"Dấu đã làm thủ tục hải quan"
Do cán bộ hải quan đóng khi lô hàng đã làm xong thủ tục hải quan, nhận thông báo thuế chính thức và giải phóng hàng.
"Dấu phúc tập tờ khai"
Sau khi kiểm tra lại hồ sơ, cán bộ phúc tập có trách nhiệm ký, ghi rõ họ và tên và đóng dấu trước khi đưa hồ sơ vào lưu trữ. Nếu phát hiện sai sót thì chưa được đóng dấu và phải báo cáo lãnh đạo trực tiếp để xử lý.
Phần khai báo của đơn vị xuất nhập khẩu
Từ mục 1 đến mục 22 (trừ các mục 4, mục 6 và phần tỷ giá mục 11). Đơn vị xuất nhập khẩu có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của tờ khai.
1.2.3 Ghi tên chính thức (kể cả tên giao dịch) và địa chỉ của đơn vị. Mã của đơn vị xuất (nhập) khẩu kê khai theo bảng mã số do Tổng cục hải quan thống nhất quy định. Đơn vị xuất nhập khẩu là đơn vị đứng tên trong hợp đồng thương mại.
5 Loại hình xuất, nhập khẩu:
Tuỳ theo từng loại hình, thống nhất ghi theo một trong những cụm từ sau đây:
Xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại ghi là "kinh doanh".
Đầu tư nước ngoài: ghi là "đầu tư".
Tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập: ghi rõ từng loại hình.
Gia công ghi là "gia công".
Sản xuất hàng xuất khẩu ghi là "sản xuất hàng xuất khẩu" Không dùng các cụm từ mậu dịch, mậu dịch TW, mậu dịch địa phương hoặc bất kỳ một ký hiệu gì khác.
7 Số giấy phép ... ngày hết hạn:
Ghi theo số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của giấy phép xuất/nhập khẩu hoặc văn bản cho phép và ngày, tháng, năm hết hạn của các văn bản trên.
8 Hợp đồng số:
Ghi số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của hợp đồng thương mại
9 Số Vận tải đơn:
Dùng trong trường hợp hàng nhập khẩu. Ghi số, ngày, tháng, năm của vận đơn (B/L) hoặc chứng từ vận tải có giá trị thay thế B/L có giá trị nhận hàng từ người vận tải.
10 Phương thức thanh toán:
Ghi rõ phương thức thanh toán cho lô hàng trên theo phương thức nào (L/C, DA, DP, TTr, hoặc hàng đổi hàng ...).
11 Đồng tiền thanh toán:
Ghi đồng tiền mà người mua thông qua ngân hàng để trả cho người bán. Không ghi theo đồng tiền tính toán.
12 Điều kiện và địa điểm giao hàng:
Ghi rõ điều kiện và địa điêm giao hàng mà 2 bên mua và bán thoả thuận (ví dụ FOB Hải phòng, CIF Sài Gòn).
13 Phương tiện vận tải:
Ghi tên và phương tiện vận tải chở hàng nhập khẩu tới cửa khẩu Việt Nam hoặc phương tiện chở hàng xuất khẩu từ cửa khẩu Việt Nam ra nước ngoài.
14 Cửa khẩu xuất/nhập:
Ghi cửa khẩu Việt Nam mà ở đó phương tiện vận tải chở hàng xuất nhập khẩu được làm thủ tục xuất nhập cảnh.
15 Tên hàng, mã số:
Ghi rõ tên hàng nhập khẩu và mã số của hàng hoá nhập khẩu theo đúng danh mục biểu thuế xuất, nhập khẩu hiện hành. Mỗi một loại hàng hoá nhập khẩu được gắn liền với số thứ tự của loại hàng đó ở cột "số thứ tự" bên cạnh. Việc ghi rõ tên hàng và số thứ tự tên hàng đúng có tác dụng kiểm tra lại phần kết quả kiểm hoá và tính thuế (sẽ nói ở phần sau)
16 Xuất xứ:
Kê khai theo hướng dẫn Thông tư liên Bộ Thương mại - Tổng cục hải quan số 280/TTLB ngày 29-11-1995.
Từ 17-20:
Trên cơ sở lượng hàng hoá nhập khẩu, giá ngoại tệ, để tính ra trị giá ngoại tệ của từng mặt hàng xuất nhập khẩu.
21 Giấy tờ kèm theo:
Liệt kê toàn bộ các loại văn bản, giấy tờ kèm theo, đúng quy định hiện hành của cơ quan hải quan.
22 Người khai cam đoan:
Chủ hàng phải cam đoan lời khai trên là đúng, ký ghi rõ họ tên và đóng dấu.
Phần ghi chép của cán bộ hải quan làm công tác GS-QL
4 Số tờ khai... ngày đăng ký
Số tờ khai là số thứ tự được ghi trong sổ đăng ký tờ khai. Ghi rõ ngày, tháng, năm đăng ký tờ khai, kèm theo ký hiệu loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu. Các ký hiệu loại hình kinh doanh XNK được thống nhất như sau:
Loại hình kinh doanh: NKD (nhập kinh doanh) XKD (xuất kinh doanh)
Tạm nhập - tái xuất: TN-TX Tạm xuất - tái nhập: TX-TN
Đầu tư nước ngoài: NĐT (nhập đầu tư) XĐT (xuất đầu tư)
Gia công: NGC (nhập gia công) XGC (xuất gia công)
Nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu ghi là: NSXXK
Xuất hàng xuất khẩu: XSXXK
Ngoài ra không dùng bất kỳ một ký hiệu nào khác.
6 Nước nhập/xuất: (ghi mã nước nhập, xuất khẩu để phục vụ thống kế).
Ghi tên nước xuất/ nhập khẩu hàng cho các đơn vị xuất nhập khẩu của Việt Nam - Nếu là tờ khai hàng hoá nhập khẩu: thì khai tên nước xuất khẩu hàng cho doanh nghiệp Việt Nam.
Nếu là tờ khai hàng hoá xuất khẩu: thì khai tên nước nhập khẩu hàng của doanh nghiệp Việt Nam. Căn cứ vào hợp đồng thương mại để xác định nước xuất khẩu hay nhập khẩu. Người đứng tên trên hợp đồng thương mại ở nước nào thì đó là nước xuất/ nhập khẩu.
11 Tỷ giá:
Cán bộ đăng ký tờ khai ghi tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trong ngày đăng ký tờ khai hải quan.
23.24.25 Địa điểm, thời gian, phương pháp kiểm hoá
Ghi rõ địa điểm kiểm hóa, thời gian kiểm hoá và ngày... đến và áp dụng phương pháp kiểm hoá nào? (tỷ lệ hay toàn bộ lô hàng). Trường hợp kiểm hoá theo tỷ lệ phải ghi rõ lượng hàng kiểm tra, số, ký hiệu kiện, lô hàng đã kiểm hoá theo đúng các văn bản quy định.
26 Tên hàng, mã hàng:
Cán bộ kiểm hoá có trách nhiệm xác định và ghi rõ tên và mã số hàng hoá thực nhập, theo đúng ngôn ngữ và các mã số ghi trong biểu thuế xuất, nhập khẩu. Trường hợp Biểu thuế xuất, nhập khẩu không có tên của loại hàng hoá đó thì phải ghi theo đúng ngôn ngữ và mã số trong Cuốn "Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu" do Tổng cục thống kê ban hành hàng năm. Trong trường hợp cả hai tài liệu trên đều không có mặt hàng đó thì cán bộ kiểm hoá phải mô tả chi tiết (tên thường gọi quy cách hình dáng đặc biệt... của hàng hoá đó) vào mục này hoặc mục 29 (nhận xét kết quả kiểm hoá). Mỗi một loại mặt hàng sẽ được đánh số thứ tự thống nhất với số thứ tự và tên hàng do chủ hàng khai báo đã nói ở phần trước (mục 15).
27 Lượng:
Căn cứ vào kết quả kiểm hoá hàng thực nhập để xác định số lượng cụ thể (phải phù hợp với đơn vị tính như ở phần trước).
28 Xuất xứ:
Căn cứ vào giấy chúng nhận xuất xứ, các văn bản hướng dẫn và các giấy tờ có liên quan do chủ hàng xuất trình đối chiếu với kết quả kiểm hoá để xác định xuất xứ của hàng hoá để ghi vào mục này.
Lưu ý: Tên hàng, mã số, lượng, xuất xứ của từng loại mặt hàng phải phù hợp với số thứ tự của mặt hàng đó (đã ghi ở mục 15).
29 Nhận xét kết quả kiểm hoá:
Kiểm hoá viên ghi nhận xét kết quả kiểm hoá và ký tên. Nếu phát hiện có vi phạm thì ghi tóm tắt nội dung vi phạm đồng thời lập biên bản kèm theo.
30 Chủ hàng xác nhận kết quả kiểm hoá:
Sau khi kết thúc kiểm hoá, cán bộ kiểm hoá phải yêu cầu chủ hàng xác nhận. Căn cứ vào kết quả kiểm hoá hàng thực nhập (có sự chứng kiến của chủ hàng) chủ hàng phải xác nhận và ghi rõ họ và tên vào mục này. Trường hợp chủ hàng có ý kiến khác thì cũng phải ghi vào mục này hoặc dẫn chiếu đến một văn bản đề nghị hay giải trình cụ thể (đính kèm).
31 Trưởng phòng giám sát quản lý hoặc Trưởng hải quan cửa khẩu: Căn cứ vào kết quả kiểm hoá, lãnh đạo Phòng hoặc cửa khẩu trực tiếp phụ trách ký và duyệt cho xuất (nhập) khẩu hoặc Quyết định biện pháp xử lý các vấn đề phát sinh có liên quan (bao gồm cả lĩnh vực giám sát - quản lý và các lĩnh vực khác) (ký ghi rõ họ và tên, đóng dấu).
Phần ghi chép của cán bộ hải quan làm công tác tính thuế và thu thuế
32 Loại thuế, lệ phí, mã số hàng hoá:
Ghi các loại thuế, lệ phí mà hàng hoá xuất, nhập khẩu phải chịu (được xác định cụ thể từng loại thuế, lệ phí). Cán bộ tính thuế có trách nhiệm kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ có liên quan và kết quả kiểm hoá (một số trường hợp đặc biệt phải căn cứ vào mô tả cụ thể của cán bộ kiểm hoá) và các quy định hiện hành để xác định lại đúng mã số hàng hoá xuất nhập khẩu theo
Biểu thuế xuất, nhập khẩu hiện hành để làm cơ sở tính thuế.
Chú ý: Số thứ tự tên hàng (STT.TH) ở mục 32 phải khớp với STT. TH ở mục 26.
Một mặt hàng có thể chịu nhiều loại thuế, vì vậy khi tính thuế đều phải ghi STT. TH vào mục thuế đó.
27 Lượng:
Căn cứ vào số thứ tự tên hàng và mục 27-lượng (ở phần ghi kết quả kiểm hoá) để ghi số thứ tự tên hàng phù hợp với mã số và lượng ở phần này.
Từ 33 đến 36:
Đơn giá tính thuế, tổng trị giá tính thuế, thuế suất, số thuế, lệ phí phải nộp.
Sau khi kiểm tra lại việc áp mã số và các hồ sơ liên quan, căn cứ vào các chế độ, chính sách hiện hành (tỷ giá, giá tính thuế, thuế suất ...) của từng loại thuế, lệ phí theo quy định của pháp luật và các văn bản quy định của Bộ tài chính và Tổng cục hải quan để tính các loại thuế, lệ phí phải nộp (nếu có).
Trường hợp chưa đủ điều kiện để tính thuế thì cán bộ làm công tác tính thuế yêu cầu cán bộ kiểm hoá bổ sung hồ sơ hoặc kết quả kiểm hoá để làm cơ sở tính thuế chính xác.
37 Số biên lai:
Theo quy định hiện hành, mỗi loại thuế, lệ phí được thu bằng một loại biên lai khác nhau, căn cứ vào tống số thuế (mỗi loại) và lệ phí phải nộp để ghi vào từng loại biên lai cho thích hợp, ghi rõ số biên lai, ngày, tháng, năm
38 Số thông báo thuế:
Căn cứ vào từng loại thuế, lệ phí phải nộp, cán bộ làm công tác thu thuế viết thông báo thuế, ghi rõ số, ngày, tháng, năm của thông báo thuế.
39.40 Cán bộ tính thuế, duyệt thuế:
Ký xác nhận; chịu trách nhiệm về kết quả tính thuế theo luật định và ghi rõ họ và tên. Duyệt thuế: nếu làm thủ tục hải quan ở cửa khẩu, do lãnh đạo đội kiểm tra thu thuế ký. Nếu làm thủ tục hải quan ở hải quan tỉnh, thành phố, do lãnh đạo phòng KTTT trực tiếp phụ trách ký duyệt.
41 Phần ghi chép khác:
Dùng để ghi kết quả tái kiểm, thanh tra và kiểm tra (nếu có). Trường hợp có tái kiểm thì cán bộ tái kiểm ghi tóm tắt sự việc vào mục này và dẫn chiếu đến biên bản ghi chi tiết việc tái kiểm, nếu có thanh tra, kiểm tra thì cũng thực hiện tương tự như hướng dẫn trên, cán bộ thanh tra, kiểm tra phải ký ghi rõ họ và tên.
Không có trường hợp nào có thanh tra, kiểm tra, tái kiểm mà không được ghi vào mục này. Cán bộ hải quan phúc tập, lưu trữ hồ sơ trước khi nhận lại hồ sơ từ cán bộ thanh tra, kiểm tra phải xem xét lại mục này đã được ghi như hướng dẫn chưa? Nếu chưa thì phải yêu cầu ghi đầy đủ.
Ngoài ra, mục này còn ghi số ngày, tháng, năm biên bản vi phạm và số ngày, tháng, năm chứng nhận kết quả giám định (nếu có) và một số thông tin cần thiết khác (tuỳ theo tính chất phức tạp của mỗi lô hàng).
42 Chứng nhận thực xuất/nhập khẩu:
Dành cho hải quan cửa khẩu ghi chứng nhận hàng thực xuất, thực nhập, số lượng thùng, kiện, container hàng hoá xuất nhập khẩu. Nếu có kiểm tra trước khi cho hàng nhập chuyển tiếp hoặc tái kiểm hàng xuất, khẩu trước khi cho xếp lên phương tiện vận tải thì ghi tóm tắt sự việc và dẫn chiếu số biên bản đã lập. Sau khi xác nhận, đội trưởng giám sát kho bãi hoặc xếp dỡ ký xác nhận ghi rõ họ và tên. Trường hợp hàng nhập khẩu chuyển tiếp hoặc hàng xuất khẩu do hải quan tỉnh, thành phố khác làm thủ tục thì Trưởng, (phó) hải quan cửa khẩu ký và đóng dấu xác nhận.