ủy ban nhân dânQUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
V/v Ban hành chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 36/CT-TW
của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo
vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994;
Thực hiện Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25/6/1998 của Ban chấp hành Trung ương Đảng;
Xét đề nghị của Sở Khoa học Công nghệ - Môi trường;
Quyết định:
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25/6/1998 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/1998.
Điều 3: Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban,ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo lộc, thành phố Đà lạt chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Chương trình hành động
thực hiện Chỉ thị 36/CT-TW của ban chấp hành trung ương
Về Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
(Ban hành kèm theo quyết định số 2941 ngày 09/11/1998 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Bảo vệ môi trường là một trong những nội dung của đường lối, chủ trương, kế họach phát triển Kinh tế - Xã hội của địa phương nhằm phát triển bền vững, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc. Ngày 25 tháng 6 năm 1998 Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 36/CT-TW, nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị này trên địa bàn tỉnh ta UBND tỉnh Lâm Đồng triển khai chương trình hành động với những nội dung như sau:
i- mục tiêu:
1/ Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về môi trường để bảo đảm sự phát triển bển vững.
2/ Ngăn chặn sự phát sinh các nguồn gây ô nhiễm mới và từng bước cải thiện hiện trạng ô nhiễm môi trường trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
3/ ưu tiên tập trung đâu tư các dự án có thể cải thiện rõ rệt các vấn đề môi trường trong yêu cầu quản lý đô thị.
ii- nội dung, nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trường
1- Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về môi trường và nâng cao nhận thức môi trường:
1.1. Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về môi trường:
- Thể chế hóa công tác quản lý, công tác kiểm tra giám sát bảo vệ môi trường bằng các văn bản theo hướng dẫn của Trung ương phù hợp với tình hình địa phương.
- Tăng cường đội ngũ cán bộ, củng cố và kiện tòan hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về họat dộng môi trường các cấp phù hợp với phương án kiện tòan cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường của Chính phủ.
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho đội ngũ chuyên viên nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ và quản lý môi trường.
- Đầu tư xây dựng các phòng kiểm định, trạm quan trắc để phục vụ cho công tác quản lý, giám sát ô nhiễm môi trường nhằm nắm vững, cập nhật và dự báo được các diễn biến về chất lượng không khí, chất lượng nước mặt, nước ngầm để phục vụ điều hành phát triển kinh tế - xã hội.
- Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư, hợp tác trong và ngòai nước về kinh phí, kỹ thuật cho các dự án bảo vệ môi trường.
1.2 Nâng cao nhận thức môi trường:
- Tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục mọi người tự giác tham gia bảo vệ môi trường và kiểm sóat, xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường giáo dục nhận thức về môi trường cho học sinh trong các trường học.
- Tiếp tục vận động các phong trào xanh, sạch đẹp ở các Trung tâm đô thị và phong trào nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn.
- Thiết lập mối quan hệ và trao đổi thông tin trong lãnh vực môi trường với các tổ chức môi trường trong và ngòai nước.
2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường:
2.1 Trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
- Tiếp tục triển khai chương trình giảm thiểu ô nhiễm trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo nguyên tắc " ngăn chặn tại nguồn".
- Điều tra khảo sát, đánh giá tác động môi trường, kiểm tra việc thực hiện các phương án cải thiện ô nhiễm môi trường của các xí nghiệp, nhà máy theo tiến độ đã được ấn định. Đôn đốc thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm đối với các dự án đã được phê duyệt.
- Khuyến khích áp dụng công nghệ sạch hoặc ít phế thải khi xem xét các dự án đầu tư trên địa bàn.
- Tăng cường công tác thanh tra và quản lý khóang sản, chấm dứt các họat động khai thác khóang sản bừa bãi gây lãng phí tài nguyên, hủy họai rừng, suy thóai và ô nhiễm môi trường.
2.2 Trong giao thông:
- Tăng cường các biện pháp kiểm tra kỹ thuật và xử lý vi phạm, từng bước lọai bỏ các phương tiện đã lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.
- Kiểm sóat ngăn chặn việc vận chuyển các chất độc hại, hóa chất, thuốc Bảo vệ thực vật trong danh mục cấm sử dụng.
2.3 Trong nông lâm nghiệp:
- Khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp " sạch" nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu việc sử dụng các nguồn phân bón hóa học gây ô nhiễm đất và nước.
- Quản lý chặt chẽ việc khai thác, sử dụng các nguồn nước mặt, nước ngầm, nước khoáng; ngăn ngừa hiện tượng khai thác bừa bãi gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm các nguồn nước.
- Tăng cường các biện pháp để đẩy nhanh tốc độ che phủ rừng. Khai thác rừng hợp lý nhằm bảo đảm phát triển tốt hệ sinh thái; giải quyết tốt vấn đề định canh định cư và di dân tự do để hạn chế nạn phá rừng và cháy rừng.
- Xây dựng và triển khai có hiệu quả các dự án:
Bảo vệ và phát triển nguồn nước lưu vực sông Đồng nai, bảo vệ và chống xói mòn đất, chương trình phát triển nông thôn miền núi, đưa tiến bộ khoa học vào vùng nông thôn giảm áp lực tập trung dân cư vào khu vực trung tâm thành phố.
3- Cải thiện môi trường đô thị;
Thực hiện chương trình thu gom,vận chuyển và xử lý các lọai rác bằng công nghệ thích hợp, đáp ứng yêu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị.
Quy họach bãi chôn lấp chất thải và công nghệ xử lý chất thải đô thị, đặc biệt chú trọng xử lý chất thải các bệnh viện trung tâm.
Tăng cường diện tích cây xanh, thảm cỏ, công viên, nhất là đối với các điểm du lịch, các khu quy họach xây dựng mới, bảo đảm tỷ lệ cây xanh thảm cỏ theo quy định.
iii- phân công trách nhiệm;
Trên cơ sở quán triệt quan điểm cơ bản của Chỉ thị 36/CT-TW: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân" UBND tỉnh giao trách nhiệm cụ thể như sau:
1/ Sở Khoa học Công nghệ - Môi trường là cơ quan chức năng chuyên ngành, chịu trách nhiệm thường trực theo dõi, tổng hợp tất cả các nội dung, nhiệm vụ về công tác bảo vệ môi trường. Tổ chức, đôn đốc, kết hợp với các sở, ban, ngành và địa phương để thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường như trong phần II; trực tiếp triển khai các nội dung thuộc chức năng quản lý Nhà nước về môi trường của đơn vị mình.
2/ Sở Công nghiệp triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ ghi tại điểm II/2.1
3/ Sở Giao thông vận tải triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ ghi tại điểm II/2.2
4/ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ ghi tại điểm II/2.3
5/ Sở Ytế triển khai xử lý chất thải tại các bệnh viện.
Sở Xây dựng,Du lịch thực hiện việc quy họach đối với các dự án thuộc phạm vi thẩm định.
6/ Sở Giáo dục -đào tạo đưa chương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức môi trường vào trường học.
7/ Sở Văn hóa Thông tin - Thể thao, Đài phát thanh truyền hình, Báo Lâm Đồng triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ liên quan tại điểm I/1.2
8/ Sở Kế họach và đầu tư, sở Tài chính - Vật giá cân đối kế họach kinh phí gắn với kế họach kinh tế xã hội hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường ghi trong chương trình này.
9/ UBND các huyện, Thị xã,TP chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo ngành dọc và các nhiệm vụ ghi tại điểm II/3.
10/ Các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ bảo vệ môi trường phù hợp theo quy mô tính chất và điều kiện cụ thể của đơn vị mình.
11/ Đề nghị UBMTTQ tỉnh, các tổ chức xã hội tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên, đòan thể mình tích cực thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường ghi trong chương trình này.
vi- kinh phí thực hiện chương trình:
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường được huy động từ nhiều nguồn:
- Kinh phí do TW cấp cho các dự án.
- Kinh phí do ngân sách địa phương cân đối hàng năm theo kế họach.
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của các ngành, kể cả kinh phí lồng ghép các chương trình.
- Kinh phí của các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, hộ nhân dân đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Kinh phí từ các nguồn hỗ trợ đầu tư trong và ngòai nước.
Trên đây là một số định hướng về chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 36/CT-TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của tỉnh Lâm Đồng. Yêu cầu các ngành, các cấp tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc và cụ thể hóa theo chức năng của đơn vị mình nhằm góp phần thiết thực cải thiện và bảo vệ môi trường của tỉnh ta ngày càng tốt hơn.