Văn bản pháp luật: Quyết định 32/2001/QĐ-UB

Phan Văn Vượng
Hà Nội
STP TP Hà Nội;
Quyết định 32/2001/QĐ-UB
Quyết định
08/06/2001
08/06/2001

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành quy định cấp phát, quản lý vốn Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Thành phố Hà Nội

Phó Chủ tịch
2.001
UBND thành phố Hà Nội

Toàn văn

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Về việc ban hành quy định cấp phát, quản lý vốn Ngân sách Nhà nước

cấp bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp Nhà nước

thuộc Thành phố Hà Nội

 

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ban hành ngày 20/03/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ngân sách nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 20/06/1998;

Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 và Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18/07/1998 của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 11/2001/NQ-HĐ ngày 04/01/2001 (Khoá XII - kỳ họp thứ 4) của HĐND Thành phố;

Căn cứ vào công văn số 1634/TC-TCDN ngày 08/05/1998 của Bộ Tài chính về việc cấp bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp Nhà nước;

Xét đề nghị của Liên ngành Tài chính - Vật giá và Kế hoạch & Đầu tư tại Tờ trình số 1382/TTr - LN ngày 04/06/2001,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Bản quy định về cấp phát và quản lý vốn Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Thành phố Hà Nội.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố, Giám đốc : Sở Tài chính-Vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước Hà Nội; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành có liên quan và Giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Thành phố được hưởng khoản cấp bổ sung vốn lưu động chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

QUY ĐỊNH

Về việc cấp phát và quản lý vốn Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung vốn lưu

động cho các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Thành phố Hà Nội

(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2001/QĐ-UB

ngày 08/06/2001 của UBND Thành phố Hà Nội)

Điều 1: Mục đích của việc cấp bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp Nhà nước thuộc Thành phố

Để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội Thủ đô và giảm bớt khó khăn về vốn trong trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Thành phố, đảm bảo mức tăng trưởng về kinh tế của Thành phố đã được ghi trong Nghị quyết của HĐND Thành phố, tạo đà cho các doanh nghiệp thực hiện tiến trình hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.

Điều 2: Đối tượng doanh nghiệp Nhà nước được cấp bổ sung vốn lưu động

1. Các doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định của UBND Thành phố, không nằm trong diện tổ chức sắp xếp lại hoặc chuyển đổi sở hữu (cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê hoặc giao doanh nghiệp); Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển được vốn, hoàn thành tốt nhiệm vụ nộp Ngân sách Nhà nước, nhưng thiếu vốn lưu động.

2. Trường hợp đặc biệt xét thấy cần thiết, UBND Thành phố sẽ xem xét, quyết định trên cơ sở báo cáo và đề xuất của Liên ngành.

Điều 3: Điều kiện để xét cấp bổ sung vốn lưu động

1 - Đối với các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh

Là các doanh nghiệp Nhà nước thuộc đối tượng tại Mục 1 - Điều 2.

Doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh có lãi, thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách đầy đủ (trừ những trường hợp đặc biệt nêu tại Mục 2 - Điều 2). Ưu tiên đối với các doanh nghiệp Nhà nước có số thu nộp Ngân sách cao, nộp vượt kế hoạch được giao; các doanh nghiệp có đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng, đầu tư mới làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh; các doanh nghiệp Nhà nước đang xuất khẩu và có hướng đẩy mạnh xuất khẩu.

Doanh nghiệp Nhà nước có mức tăng trưởng khá, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ được, doanh thu năm trước và ước thực hiện năm kế hoạch tại thời điểm xét cấp vốn lưu động không thấp hơn so với cùng kỳ năm trước liền kề.

Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ nộp báo cáo tài chính theo pháp lệnh kế toán - thống kê.

2 - Đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích

Doanh nghiệp có quyết định của UBND Thành phố thành lập doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích hoặc chuyển từ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sang hoạt động công ích.

Doanh nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ công ích được giao hoặc theo đơn đặt hàng của cơ quan có thẩm quyền, phấn đấu giảm lỗ hoặc giảm phần chi của Ngân sách Nhà nước.

3 - Hồ sơ làm căn cứ xét duyệt và qui trình xét duyệt bao gồm

+   Công văn gửi UBND Thành phố đề nghị cấp bổ sung vốn lưu động có ý kiến thống nhất của cơ quan quản lý trực tiếp.

+   Kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch thu chi tài chính (bao gồm cả kế hoạch xác định nhu cầu vốn lưu động) có ý kiến xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp.

+   Báo cáo tài chính 02 năm trước liền kề và quyết toán thuế kèm theo bản xác nhận của cơ quan thuế về số đã nộp ngân sách năm trước.

Hồ sơ được về Văn phòng UBND Thành phố, đồng gửi tới Sở Tài chính-Vật giá (Chi cục tài chính doanh nghiệp) và Sở Kế hoạch & Đầu tư.

-  Căn cứ vào hồ sơ, đối tượng và điều kiện xét duyệt, Sở Tài chính-Vật giá chủ trì phối hợp cùng Văn phòng UBND Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành thẩm định, tổng hợp kết quả, cân đối lại dự toán chi ngân sách Thành phố để trình UBND Thành phố quyết định.

Điều 4: Cấp phát và hạch toán

-  Khi có quyết định của UBND Thành phố về cấp bổ sung vốn lưu động cho từng doanh nghiệp, Sở Tài chính-Vật giá thực hiện cấp phát kịp thời cho các doanh nghiệp.

-  Doanh nghiệp Nhà nước được nhận vốn phải hạch toán phần vốn cấp bổ sung theo đúng quy định của Bộ tài chính (doanh nghiệp hạch toán tăng vốn nhà nước và có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích, bảo toàn vốn và nộp tiền thu sử dụng vốn).

-  Sở Tài chính-Vật giá (Chi cục Tài chính doanh nghiệp) có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc hạch toán của doanh nghiệp./.

 


Nguồn: vbpl.vn/hanoi/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=20546&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận