QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶBAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Về việc ban hành Qui chế tạm thời về việc khen thưởngvà xử lý trách nhiệm vật chất
đối với Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước gắn với kết quảsản xuất kinh doanh bảo toàn
và phát triển vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp Nhà nước;
Căn cứ vào Nghị định 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ ban hànhQui chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước;Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quichế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước;
Xét đề nghị của Sở Tài chính - Vật giá tại Tờ trình số 256/TT-TC-VGngày 05/11/2001;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:Ban hành kèm theo Quyết định này Qui chế tạm thời về việc khen thưởng và xử lýtrách nhiệm vật chất đối với Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước do Uỷ ban nhân dânthành phố Hải Phòng quyết định thành lập, gắn với kết quả sản xuất kinh doanhbảo toàn và phát triển vốn.
Điều 2:Sở Tài chính - Vật giá chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan hướngdẫn thi hành Quyết định này.
Điều 3:Các ông (bà): Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố,Giám đốc các Sở, thủ trưởng các ngành có liên quan và Giám đốc các doanh nghiệpchịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực thi hànhtừ ngày ký./.
QUI CHẾ
VỀ VIỆC KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT
ĐỐI VỚI GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC GẮN VỚI KẾT QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH, BẢOTOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3535/QĐ-UB ngày12-12-2001
của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
Chương I
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1:Qui chế này qui định về khen thưởng và xử lý trách nhiệm đối với Giám đốc doanhnghiệp Nhà nước do Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng quyết định thành lập,gắn với kết quả sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tạidoanh nghiệp.
Điều 2:Trách nhiệm của Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước:
1.Là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp có quyền điều hành cao nhất trong doanhnghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thànhphố về điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
2.Nhận vốn Nhà nước giao, điều hành và sử dụng vốn trong kinh doanh theo nguyêntắc bảo toàn và phát triển vốn; thực hiện phương án phân phối lợi nhuận sau khinộp các khoản cho ngân sách theo qui định của pháp luật.
3.Chịu trách nhiệm trước Nhà nước và trước pháp luật về việc huy động và sử dụngcác nguồn vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về dân sự trướcpháp luật bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
4.Xây dựng các định mức chi phí phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệptheo qui định của pháp luật.
5.Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê theo đúng qui địnhcủa Nhà nước; chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báocáo tài chính, số liệu quyết toán và các thông tin tài chính khác.
6.Thực hiện đúng các chế độ chính sách đối với CNVC theo qui định của Luật Laođộng và các văn bản qui định chi tiết thực hiện Luật Lao động.
7.Xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn, kế hoạch tài chính hàng năm phù hợp với kếhoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đăng ký với Sở Tài chính - Vậtgiá.
8.Điều hành doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệpđược qui định từ Điều 6 đến Điều 12 và Điều 39 - Luật Doanh nghiệp Nhà nước.
9.Thực hiện các trách nhiệm khác theo qui định của Nhà nước.
Điều 3:Trong Qui chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.Vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn có nguồn gốcngân sách và vốn của doanh nghiệp tự tích luỹ (bao gồm số dư vốn kinh doanh,nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các quỹ của doanh nghiệp (trừ quỹ khen thưởngvà phúc lợi)). Tính theo số dự tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm thực hiện.
2.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước:
a-Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nướclà tổng số lợi nhuận phát sinh trong năm chia tổng số vốn Nhà nước tại doanhnghiệp nhân 100%.
b-Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích, tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước làtổng số lợi nhuận phát sinh trong năm cộng với khoản giảm lỗ theo kế hoạch đượcduyệt cấp bù (nếu có) chia tổng số vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhân 100%.
3-Thu nhập của Giám đốc bao gồm: Tiền lương theo đơn giá trong tổng quỹ tiền lươngtheo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và tiền thưởng gắn vớikết quả sản xuất kinh doanh được trích từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanhnghiệp.
Chương II
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ TRÁCHNHIỆM CỦA GIÁM ĐỐC
GẮN VỚI KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH, BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN
NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
Điều 4:Thu nhập của Giám đốc doanh nghiệp được xác định căn cứ tiền lương theo đơn giávà tiền thưởng gắn với kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nướcđược trích theo tỷ lệ lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp:
1-Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không có lãi thì mức thu nhập của Giám đốcdoanh nghiệp tối đa bằng lương cơ bản theo hạng của doanh nghiệp.
2-Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi thì mức thu nhập của Giám đốc doanhnghiệp ngoài tiền lương theo đơn giá được cộng thêm tiền thưởng gắn với kết quảsản xuất kinh doanh tính theo tỷ suất lợi nhuận và tỷ lệ lợi nhuận hàng năm củadoanh nghiệp cụ thể như sau:
a-Trong điều kiện lợi nhuận thực hiện trong năm bằng lợi nhuận thực hiện năm trướcliền kề và tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhỏ hơn hoặc bằng 5% thì tổng tiền thưởnggắn với kết quả sản xuất kinh doanh của Giám đốc cả năm bằng 10% tổng lợi nhuậnthực hiện sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm của doanh nghiệp.
b-Khi tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhỏ hơn hoặc bằng 5% và lợi nhuận thực hiệntrong năm cao hơn (hoặc giảm lỗ) so với năm trước liền kề thì cứ tăng thêm 10%lợi nhuận thì tiền thưởng gắn với kết quả sản xuất kinh doanh trong năm ngoàimức ở mục (a) được cộng thêm 1% tổng lợi nhuận thực hiện sau thuế thu nhậpdoanh nghiệp trong năm và mức tăng thêm tối đa không quá 5% tổng lợi nhuận thựchiện sau thuế thu nhập trong năm. Ngược lại lợi nhuận thực hiện trong năm thấphơn năm trước liền kề thì cứ giảm 10% lợi nhuận thì tiền thưởng gắn với kết quảsản xuất kinh doanh trong năm phải trừ đi 1% tổng lợi nhuận thực hiện sau thuếthu nhập doanh nghiệp trong năm và mức giảm tối đa không quá 5% tổng lợi nhuậnthực hiện sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm.
c-Trường hợp tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao hơn 5%: Nếu tăng thêm 5% tỷ suất lợinhuận trên vốn thì tỷ lệ tiền thưởng gắn với kết quả sản xuất kinh doanh trongnăm ngoài mức ở mục (a) và mục (b) được cộng thêm 1% tổng lợi nhuận thực hiệnsau thuế thu nhập trong năm và mức tăng thêm tối đa không quá 5% tổng lợi nhuậnthực hiện sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm. Riêng doanh nghiệp mới đầutư nếu phải trả lãi vay đầu tư thì khoản lãi vay này được tính coi như lợinhuận để tính tỷ suất lợi nhuận trong thời hạn 03 năm kể từ khi phải trả lãivay đầu tư.
d-Đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành: Công nghiệp cơ khí, xây dựng, sảnxuất hàng xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng, trồng trọt, nuôi trồng, đánhbắt thuỷ sản, tiền thưởng theo lương gắn với kết quả sản xuất kinh doanh trongnăm sau khi đã tính đủ ở các mục trên được cộng thêm 2% tổng lợi nhuận thựchiện sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm. Trường hợp doanh nghiệp kinhdoanh nhiều ngành nghề thì tính theo ngành có tỷ trọng lợi nhuận lớn nhất.
e-Nếu doanh nghiệp vi phạm một trong các qui định sau đây thì tiền thưởng gắn vớikết quả kinh doanh của cả năm của Giám đốc bì trừ đi 5% cho mỗi vi phạm:
Khônghoàn thành những nhiệm vụ đột xuất đặc biệt do Nhà nước giao.
Khôngthực hiện đúng các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách theo qui địnhcủa pháp luật, bị cơ quan Thuế xử lý phạt.
Báocáo tài chính năm: Không phản ảnh trung thực lợi nhuận thực hiện trong năm hoặcgửi sau ngày 01 tháng 4 năm sau (chậm quá 60 ngày so với qui định của Bộ Tàichính).
Viphạm các chế độ, chính sách đối với người lao động (bằng văn bản xử lý của cơquan có thẩm quyền).
3.Tiền thưởng gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của Giám đốc doanh nghiệp đượctrích từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Tổng mức tiền thưởng đượctrích gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của Giám đốc doanh nghiệp một nămtheo cơ chế này không vượt quá 200 triệu đồng, trường hợp đặc biệt báo cáo Uỷban nhân dân thành phố quyết định.
4.Căn cứ vào kết quả kinh doanh cả năm của doanh nghiệp được cơ quan Tài chínhcông nhận và căn cứ vào các qui định trên, doanh nghiệp trích tiền thưởng Giámđốc gắn với kết quả sản xuất kinh doanh và chi theo qui định sau: Tổng mức chitiền thưởng gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của Giám đốc doanh nghiệp cảnăm không quá 5 lần mức lương cơ bản và không quá 50% số được trích trong năm.Chênh lệch số tiền thưởng gắn với kết quả sản xuất kinh doanh được trích và sốchi thưởng cho Giám đốc doanh nghiệp theo Qui chế này được trích vào Quỹ dựphòng tiền thưởng Giám đốc.
Ví dụ 1:Doanh nghiệp A thuộc ngành cơ khí có số vốn Nhà nước đến ngày 01/01/2001: 5.000triệu đồng. Kết quả kinh doanh năm 2001: Tổng lợi nhuận thực hiện trong năm: 1.200triệu đồng (năm 2000: Lãi 1.000 triệu đồng). Lương cơ bản của Giám đốc cả năm:11.000.000đ. Thuế thu nhập doanh nghiệp 25%. Doanh nghiệp không vi phạm các quiđịnh tại mục d khoản 2 Điều 4.
Tiềnthưởng của Giám đốc gắn với kết quả kinh doanh được xác định như sau:
a-Doanh nghiệp có lãi nên tỷ lệ tiền thưởng của Giám đốc mức chuẩn: 10% lợi nhuậnthực hiện sau thuế thu nhập.
b-Tỷ lệ tiền thưởng của Giám đốc được cộng thêm do lợi nhuận thực hiện trong nămtăng so với năm trước là: 2,0%.
1.200tr:1.000tr x 100% = 120%; so với năm trước lợi nhuận tăng 20%; cứ tăng 10% lợinhuận so với năm trước thì tỷ lệ tiền thưởng được hưởng thêm là 1%, nên tỷ lệtiền thưởng được cộng thêm là: 20% : 10% = 2,0.
c-Tỷ lệ tiền thưởng của Giám đốc được cộng thêm do tỷ suất lợi nhuận trong nămcao hơn 5% là: 3,8%.
1.200tr:5.000tr x 100% = 24%; so với mức chuẩn 5% thì tỷ suất lợi nhuận tăng 19%; Tỷsuất lợi nhuận cứ tăng 5% so với mức chuẩn thì tỷ lệ tiền thưởng được hưởngthêm là 1% nên tỷ lệ tiền thưởng được cộng thêm là: 19%: 5% = 3,8.
d-Tỷ lệ tiền thưởng của Giám đốc được cộng thêm 2% do thuộc nhóm cơ khí được hưởngưu đãi.
Tổngtỷ lệ tiền thưởng của Giám đốc được hưởng: 17,8% (10+2,0+3,8+2).
Doanhnghiệp chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định là 25% nên lợi nhuậnsau thuế thu nhập doanh nghiệp: 1.200.000.000đ x (100%-25%) = 900.000.000đ.
Tổngtiền thưởng gắn với kết quả sản xuất kinh doanh được trích của Giám đốc: 900triệu x 17,8 = 160.200.000 đồng.
Mứcchi tiền thưởng gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của Giám đốc tối đa:11.000.000đ x 5 = 55.000.000đ và không quá 5% tổng tiền thưởng gắn với kết quảsản xuất kinh doanh được trích của Giám đốc: 160.200.000 x 50% = 80.100.000đ.
Sốtiền còn lại đưa vào Quỹ dự phòng tiền thưởng Giám đốc: 160.200.000đ -55.000.000đ = 105.200.000đ.
Ví dụ 2:Doanh nghiệp B thuộc ngành Thương mại có số vốn Nhà nước đến ngày 01/01/2001:5.000 triệu đồng. Kết quả kinh doanh năm 2001: Tổng lợi nhuận thực hiện trongnăm: 820 triệu đồng (năm 2000 lãi 900 triệu đồng). Lương cơ bản của Giám đốc cảnăm: 11.000.000đ. Trong năm có chi trả lãi vay đầu tư 80 triệu đồng (dự án đầutư 2.000 triệu đồng, trong đó bằng vốn Nhà nước là 1.000 triệu đồng, bằng vốnvay 1.000 triệu đồng hoàn thành trong năm 1999 và trả lãi cho dự án từ năm1999). Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ngành Thương mại là 32%. Doanh nghiệpvi phạm 01 qui định tại mục d khoản 2 Điều 4.
Tiềnthưởng của Giám đốc theo lương gắn với kết quả kinh doanh được xác định nhưsau:
a-Doanh nghiệp có lãi nên tỷ lệ tiền thưởng của Giám đốc mức chuẩn: 10% lợi nhuậnthực hiện sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
b-Tỷ lệ tiền thưởng của Giám đốc phải trừ do lợi nhuận thực hiện trong năm giảmso với năm trước là: 0,9%.
820tr:900tr x 100% = 91%; lợi nhuận so với năm trước giảm 9% nên tỷ lệ tiền thưởnggiảm là: 9% : 10% = 0,9%.
c-Tỷ lệ tiền thưởng của Giám đốc được cộng thêm do tỷ suất lợi nhuận trong nămcao hơn là 5% là: 2,6%.
(820tr+ 80tr): 5.000tr x 100% = 18%; so với mức chuẩn 5% thì tỷ suất lợi nhuận tăng13%; Tỷ suất lợi nhuận cứ tăng 5% so với mức chuẩn thì tỷ lệ tiền thưởng được hưởngthêm là 1% nên tỷ lệ tiền thưởng được cộng thêm là: 13% : 5 = 2,6.
d-Tỷ lệ tiền thưởng của Giám đốc không được cộng thêm ưu đãi ngành nghề.
Tổngtỷ lệ tiền thưởng của Giám đốc được trích: 11,7% (10-0,9+2,6+0).
Doanhnghiệp chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 32% nên lợi nhuận sau thuế thunhập doanh nghiệp là: 820tr x (100%-32%) = 557.6tr.
Tổngtiền thưởng gắn với kết quả sản xuất kinh doanh cuả Giám đốc được trích:557,6tr x 11,7% = 65.239.200 đồng.
Doanhnghiệp vi phạm 01 qui định tại mục d khoản 2 Điều 4 do đó bị trừ đi 5% nên tổngtiền thưởng gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của Giám đốc còn được trích là:65.239.200đ x 95% = 61.977.240đồng.
Mứcchi tiền thưởng tối đa của Giám đốc: 11.000.000đ x 5 = 55.000.000đ nhưng khôngvượt quá 50% tổng số trích: 61.977.240đ x 50% = 30.988.620đ vì vậy số tiền cònlại đưa vào Quỹ dự phòng tiền thưởng Giám đốc: 61.977.240đồng - 30.988.620đồng= 30.988.620đồng.
Điều 5:Khen thưởng đối với Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh có lãi:
Nếudoanh nghiệp liên tục trong 03 năm liền hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách theoluật định, có tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm sau cao hơn năm trước,bảo toàn và phát triển được vốn Nhà nước giao; chấp hành tốt pháp luật của Nhànước thì ngoài tiền thưởng Giám đốc được Uỷ ban nhân dân thành phố khen thưởng,được nâng bậc lương trước thời hạn 01 năm nếu chưa hết bậc.
Điều 6:Xử lý trách nhiệm vật chất đối với Giám đốc, khi doanh nghiệp phát sinh lỗ:
1-Về trách nhiệm vật chất:
a-Nếu doanh nghiệp bị thua lỗ thì Giám đốc doanh nghiệp phải bồi thường 5% số lỗphát sinh trong năm (trừ lỗ do nguyên nhân: thiên tai, địch hoạ, lỗ luỹ kế, dothực hiện nhiệm vụ cụ thể của Uỷ ban nhân dân thành phố giao, lỗ do thực hiệnsáp nhập doanh nghiệp, do phải trả lãi vay đầu tư trong thời hạn 03 năm kể từkhi phải trả lãi vay đầu tư).
Nếulỗ phát sinh trong năm giảm so với năm trước liền kề thì cứ giảm 10% so với nămtrước liền kề thì được giảm tỷ lệ bồi thường 1% số lỗ phát sinh trong năm, nhưnggiảm tối đa không quá 5% số lỗ phát sinh trong năm.
b-Các khoản lỗ do chủ quan cá nhân Giám đốc gây ra, Giám đốc phải chịu tráchnhiệm bồi thường bằng 100% số lỗ do chủ quan gây ra.
c-Nguồn bồi thường: Từ Quỹ dự phòng tiền thưởng Giám đốc, thu nhập hoặc tài sảnriêng của Giám đốc doanh nghiệp.
2-Hình thức kỷ luật:
Doanhnghiệp kinh doanh bị thua lỗ thì Giám đốc doanh nghiệp phải báo cáo giải trìnhvới Uỷ ban nhân dân thành phố, Sở Tài chính - Vật giá, Sở quản lý chuyên ngànhnêu rõ mức lỗ, nguyên nhân, trách nhiệm của Giám đốc và có phương án khắc phục.
a-Nếu doanh nghiệp bị thua lỗ 1 đến 2 năm liền và làm thua lỗ mất từ 10% đến 20%số vốn Nhà nước giao thì Giám đốc doanh nghiệp bị cảnh cáo và hạ bậc lương.
b-Nếu doanh nghiệp bị thua lỗ 2 năm liền trở lên và làm thua lỗ mất trên 20% đếndưới 50% số vốn của Nhà nước giao thì Giám đốc doanh nghiệp bị cảnh cáo và hạbậc lương.
c-Trường hợp doanh nghiệp bị thua lỗ mất trên 50% số vốn Nhà nước giao thì Giámđốc doanh nghiệp bị cách chức đương nhiệm.
3-Các sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng của Giám đốc nếu cấu thành tội phạm thìphải truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử lý theo pháp luật.
Ví dụ:Doanh nghiệp C có số vốn Nhà nước đến ngày 01/01/2001: 5.000 triệu đồng, lỗ năm2000: 500 triệu đồng. Tổng lỗ phát sinh trong năm 2001: 380 triệu đồng. Trongnăm doanh nghiệp có chi trả lãi vay đầu tư 80 triệu đồng (trả lãi cho dự án năm1999).
a-Số lỗ để tính tiền bồi thường là: 380 triệu - 80 triệu = 300 triệu.
b-xác định tỷ lệ bồi thường:
-Tỷ lệ bồi thường chuẩn là 5%.
-Tỷ lệ bồi thường được giảm do số lỗ phát sinh trong năm giảm so với năm trướclà: 2,4%.
380tr:500tr x 100% = 76%; 100 - 76% = 24%; 24%: 10% = 2,4.
Tỷlệ bồi thường là: 5% - 2,4% = 2,6%.
c-Số tiền Giám đốc phải bồi thường là: 300 triệu đồng x 2,6% = 7.800.000đ.
Điều 7:Quỹ dự phòng tiền thưởng Giám đốc.
1-Nguồn hình thành của Quỹ dự phòng tiền thưởng Giám đốc: Từ tiền thưởng gắn vớikết quả kinh doanh của Giám đốc sau khi đã chi thưởng trực tiếp cho Giám đốctheo qui định trên.
2-Nội dung chi của Quỹ dự phòng tiền thưởng Giám đốc:
a-Bồi thường các khoản lỗ theo qui định tại khoản 2 Điều 6 của Qui chế.
b-Khen thưởng cho Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và các cá nhân khác có công đónggóp. Mức thưởng do Giám đốc quyết định, nhưng tổng số khen thưởng cho các đối tượngkhác tối thiểu bằng 30% và không vượt quá 60% mức trích vào Quỹ dự phòng tiềnthưởng Giám đốc hàng năm.
c-Số còn lại chi cho cá nhân Giám đốc khi thôi giữ chức Giám đốc tại doanh nghiệp(trừ trường hợp thôi giữ chức do bị kỷ luật).
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8:Trách nhiệm của doanh nghiệp:
1-Giám đốc và Kế toán trưởng doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phố Hải Phòng cótrách nhiệm tổ chức thực hiện đúng các qui định trong Qui chế này.
2-Doanh nghiệp phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Sở Tài chính - Vật giá và cáccơ quan có thẩm quyền đối với báo cáo tài chính và kết quả lãi, lỗ do doanhnghiệp lập.
Điều 9:Trách nhiệm của Sở Tài chính - Vật giá Hải Phòng.
1-Hàng năm Sở Tài chính - Vật giá phải chủ trì phối hợp với các Sở quản lý chuyênngành, Cục Thuế thành phố tổ chức phân tích hình hình sử dụng bảo toàn và pháttriển vốn, kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của từng doanh nghiệp; xác địnhmức khen thưởng cho Giám đốc doanh nghiệp theo kết quả kinh doanh, mức tríchQuỹ dự phòng tiền thưởng Giám đốc doanh nghiệp sau khi kết thúc niên độ tàichính hàng năm; Tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố và thông báo với BanTổ chức chính quyền thành phố.
2-Chủ trì phối hợp với Sở quản lý chuyên ngành, Ban Tổ chức chính quyền tham mưuđề xuất các hình thức xử lý trách nhiệm về vật chất đối với Giám đốc doanhnghiệp gắn với kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tạidoanh nghiệp sau khi kết thúc niên độ tài chính hàng năm báo cáo Uỷ ban nhândân thành phố quyết định.
3-Tổ chức phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng Qui chế.
Điều 10:Trách nhiệm của Ban Tổ chức chính quyền:
Chủtrì phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá, Sở quản lý chuyên ngành, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng thành phố vàcác ngành để tham mưu đề xuất các hình thức khen thưởng, kỷ luật hành chính đốivới Giám đốc doanh nghiệp gắn với kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triểnvốn Nhà nước tại doanh nghiệp sau khi kết thúc niên độ tài chính hàng năm.
Điều 11:Trong quá trình thực hiện Qui chế tạm thời về việc khen thưởng và xử lý tráchnhiệm đối với Giám đốc doanh nghiệp; nếu có vướng mắc, Sở Tài chính - Vật giá,các doanh nghiệp và các ngành có liên quan có trách nhiệm phản ảnh và báo cáokịp thời về Uỷ ban nhân dân thành phố để điều chỉnh bổ sung cho phù hợp./.