Văn bản pháp luật: Quyết định 369/2001/QĐ-BTP

Nguyễn Đình Lộc
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 369/2001/QĐ-BTP
Quyết định
30/11/2001
30/11/2001

Tóm tắt nội dung

Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 20/2001/CT-TTg ngày 11 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự

Bộ trưởng
2.001
Bộ Tư pháp

Toàn văn

Bộ Tư pháp _ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

             Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉthị 20/2001/CT-TTg

            ngày11 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về

tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành ándân sự

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số38/CP ngày 04 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số30/CP ngày 02 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạncủa các cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sựvà Chấp hành viên;

Căn cứ Chỉ thị số20/2001/CT-TTg ngày 11 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cườngvà nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự;

Xét đề nghị của Cụctrưởng Cục quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp.

                                                           

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết địnhnày Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg ngày 11 tháng 9 năm2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thihành án dân sự.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kểtừ ngày ký.

Điều 3. Các đồng chí Cục trưởng Cụcquản lý thi hành án dân sự, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan thihành án, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyếtđịnh này./.

KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg

ngày 11 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ

về "tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thihành án dân sự".

(Ban hành kèm theo Quyết định số 369 /2001/QĐ-BTP ngày30 tháng11 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp).

 

Để tiếp tục tạo sựchuyển biến cơ bản trong công tác thi hành án dân sự, Bộ trưởng Bộ Tư pháp banhành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg ngày 11.9.2001 củaThủ tướng Chính phủ về "tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hànhán dân sự" như sau:

I- Mục đích, yêucầu:           

1- Mục đích của việcban hành Kế hoạch là tạo cơ sở để các đơn vị trong Bộ, các Ban chỉ đạo thi hànhán, các Sở Tư pháp và cơ quan thi hành án xây dựng đề án cụ thể, chủ động triểnkhai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ liên quan đến công tác thi hành án theotinh thần Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, góp phần thúc đẩymạnh mẽ công tác thi hành án dân sự.

2- Việc thực hiện Kếhoạch phải đạt các yêu cầu sau đây:

a- Nâng cao ý thứcchấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức xã hội và cán bộ, nhân dân trongviệc thi hành nghiêm chỉnh các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lựcpháp luật, góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương tăng cường pháp chế xã hội chủnghĩa;

b- Phát huy tính chủđộng, sáng tạo, tận tụy trong công việc của cán bộ làm công tác thi hành án; sựphối hợp cộng đồng trách nhiệm của chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chứcvà mọi công dân trong công tác thi hành án;

c- Tiến hành đồng bộcác giải pháp về tổ chức, biên chế nhân sự, cơ chế và cơ sở vật chất để đẩymạnh công tác thi hành án;

d- Tập trung thực hiệncác nhiệm vụ trọng tâm, chọn địa bàn, lĩnh vực, vụ việc trọng điểm để tập trungchỉ đạo giải quyết dứt điểm; từ đó, rút kinh nghiệm, nhân rộng điểm và diện chỉđạo.

II- Nội dung, tiếnđộ thực hiện kế hoạch

1- Thực hiện việcquán triệt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tại các địa phương.

Giám đốc Sở Tưpháp tham mưu giúp Hội đồng phối hợp công tác Phổ biến giáo dục pháp luật cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc xây dựng Kếhoạch, quán triệt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về "tăng cường và nângcao hiệu quả công tác thi hành án dân sự" tại địa phương từ tháng 12 năm2001.

2- Tiếp tục việc ràsoát phân loại, xử lý án tồn đọng, tạo sự chuyển biến cơ bản về thi hành án dânsự.

Cục quản lý thi hànhán dân sự, Sở Tư pháp chỉ đạo cơ quan thi hành án địa phương trong quý I năm2002 hoàn thành việc rà soát phân loại án. Đối với các vụ án có điều kiện thihành, còn tồn đọng từ trước năm 2000 cần có biện pháp tổ chức thi hành dứt điểmxong trước quý III năm 2002.

Giám đốc Sở Tư phápchỉ đạo cơ quan thi hành án tổng hợp, báo cáo cụ thể Ban chỉ đạo thi hành áncấp tỉnh tình trạng thi hành án đối với những trường hợp bên phải thi hành ánlà các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị xã hộitại địa phương mình; đề xuất Ban chỉ đạo thi hành án cho ý kiến xử lý cụ thểtừng trường hợp. Đối với những trường hợp có điều kiện thi hành án, thì cần cóbiện pháp tổ chức thi hành dứt điểm trong quý I năm 2002. Đối với những trườnghợp không có điều kiện thi hành án, thì báo cáo Ban chỉ đạo thi hành án xemxét, đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các ngành Trung ương chỉđạo việc hỗ trợ tài chính để bảo đảm việc thi hành án.

3- Củng cố, hoànthiện hệ thống tổ chức, biên chế các cơ quan thi hành án dân sự, nâng cao chấtlượng đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ làm công tác thi hành án.

3.1- Tiếp tục kiệntoàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cơ quan thi hành án cấp tỉnh, cấp huyện vàChấp hành viên.

Cục trưởng Cục quản lýthi hành án dân sự, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ - đào tạo và Sở Tư pháp, trongquý II năm 2002 kiện toàn xong đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cơ quan thi hành án,bổ nhiệm đủ các chức danh Trưởng Phòng thi hành án và Đội trưởng Đội thi hànhán; đến hết năm 2002 không để địa phương nào còn có trường hợp Lãnh đạo cơ quanTư pháp phải kiêm nhiệm Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự như hiện nay.

Đối với những đơn vịcòn thiếu Chấp hành viên, Giám đốc Sở Tư pháp tiến hành ngay việc rà soát lạisố cán bộ có đủ tiêu chuẩn để xem xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệmthêm Chấp hành viên. ở những nơi thiếu nguồn tại chỗ bổ sung cán bộ, Giám đốcSở Tư pháp có kế hoạch, chủ động đề xuất với Bộ Tư pháp, ủy ban nhân dân tăng cườngcán bộ khối Nội chính cho các cơ quan thi hành án địa phương, phấn đấu từ nayđến năm 2002 đảm bảo đủ số lượng Chấp hành viên theo yêu cầu đặt ra.

3.2- Tổ chức thực hiệntuyển dụng đủ biên chế cho các cơ quan thi hành án.

Cục quản lý thi hànhán dân sự; Vụ Tổ chức cán bộ - đào tạo phối hợp với Sở Tư pháp đến hết quý Inăm 2002 tổ chức tuyển dụng đủ biên chế còn lại cho các cơ quan thi hành án.

Trong quý I năm 2002Cục quản lý thi hành án dân sự chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp địa phương chỉđạo các cơ quan thi hành án tiến hành kiểm tra toàn bộ các vụ việc có điều kiệnthi hành ở từng địa phương, trên cơ sở đó có biện pháp điều động tạm thời Chấphành viên, cán bộ thi hành án từ nơi có số lượng việc thi hành án ít đến tăng cường,hỗ trợ cho nơi có số lượng vụ việc nhiều, nhằm giải quyết có hiệu quả lượng ántồn đọng. Cục quản lý thi hành án dân sự, Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Tư pháp vàGiám đốc Sở Tư pháp cần triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ, chế độ phụ cấptạm thời cho các Chấp hành viên và cán bộ thi hành án điều động đến địa phươngkhác, nhằm khắc phục khó khăn, tạo điều kiện cho Chấp hành viên, cán bộ thihành án yên tâm công tác.

3.3- Thực hiện kếhoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ Chấp hành viên vàcán bộ thi hành án.

Cục trưởng Cục quản lýthi hành án dân sự, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, đào tạo, Giám đốc trường Đàotạo các chức danh Tư pháp xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên về chuyênmôn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án; kết hợp đào tạo nghềvới việc đẩy mạnh tiêu chuẩn hoá đội ngũ Chấp hành viên. Xác định rõ cả tiêuchuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn về tác phong, đạo đức, lối sống đểđặt ra kế hoạch phù hợp. Bắt đầu từ năm 2002 trở đi mỗi năm mở một lớp đào tạoChấp hành viên cho 100 cán bộ có trình độ Đại học Luật, để tạo nguồn bổ nhiệmChấp hành viên. Thời gian đào tạo từ 10 đến 12 tháng. Thường xuyên mở các lớpbồi dưỡng nghiệp vụ cho tất cả các Chấp hành viên mới được bổ nhiệm và tổ chứclớp tập huấn cho các Chấp hành viên và Chấp hành viên trưởng.

Trước mắt, trong quý Inăm 2002, Giám đốc Sở Tư pháp cần tiến hành rà soát lại việc đào tạo, nhu cầubồi dưỡng nghiệp vụ đối với Chấp hành viên. ở những nơi số lượng Chấp hành viênchưa qua lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn còn nhiều, cần đề nghị Trường Đào tạocác chức danh Tư pháp, Cục quản lý thi hành án dân sự phối hợp với Sở Tư pháptổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các Chấp hành viên tại địa phương hoặc từngkhu vực, đảm bảo việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ Chấp hành viênlàm công tác thi hành án được thường xuyên, toàn diện.

4- Tăng cường côngtác kiểm tra, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ làm công tác thi hànhán dân sự.

4.1- Cục quản lý thihành án dân sự và Thanh tra Bộ tiếp tục công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịpthời các vi phạm trong công tác thi hành án dân sự. Giám đốc Sở Tư pháp có kếhoạch chỉ đạo cơ quan thi hành án định kỳ hàng năm tiến hành kiểm tra chéo,nhằm phát hiện những sai sót, vi phạm trong hoạt động thi hành án. Sau kiểm tratổ chức rút kinh nghiệm, uốn nắn những thiếu sót, hạn chế những sai phạm trongcông tác thi hành án.

4.2- Ban hành và tổchức thực hiện Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên.

Để nâng cao tinh thầntrách nhiệm, rèn luyện phẩm chất, đạo đức của Chấp hành viên, Bộ Tư pháp banhành Chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên. Cục trưởng Cục quản lý thi hành án dânsự và Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm quán triệt triển khai thực hiện đếncác cơ quan thi hành án và Chấp hành viên trong cả nước.

4.3- Thực hiện nghiêmtúc Quy chế dân chủ với dân.

Cục Trưởng Cục quản lýthi hành án dân sự, Giám đốc Sở Tư pháp thường xuyên có kế hoạch, chỉ đạo côngtác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế dân chủ với dân. Những trườnghợp Chấp hành viên vi phạm Quy chế dân chủ với dân, thường xuyên không hoànthành nhiệm vụ, năng lực yếu, vi phạm nghiêm trọng trình tự, thủ tục thi hànhán thì kịp thời xem xét, đề nghị miễn nhiệm, cách chức Chấp hành viên. Kiênquyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ thi hành án thoái hoá, biến chất, tham ô,hối lộ, sách nhiễu gây phiền hà cho dân.

4.4- Giải quyết kịpthời, dứt điểm các khiếu nại, tố cáo về công tác thi hành án dân sự.

Cục trưởng Cục quản lýthi hành án dân sự, Chánh Thanh tra Bộ và Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp chỉ đạocơ quan thi hành án địa phương giải quyết kịp thời, dứt điểm các khiếu nại, tốcáo của công dân, tránh việc khiếu kiện kéo dài, vượt cấp. Định kỳ thành lậpĐoàn kiểm tra trực tiếp làm việc tại địa phương xem xét, giải quyết dứt điểmngay tại chỗ các khiếu nại, tố cáo của dân, kiên quyết xử lý kịp thời các hiệntượng tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân.

5- Họp liên ngànhgiao ban rút kinh nghiệm về công tác thi hành án và kiểm tra liên ngành về côngtác thi hành án dân sự.

5.1- Họp liên ngành,giao ban thường kỳ về công tác thi hành án.

Hàng năm, Bộ Tư phápcó kế hoạch phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tốicao, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Tổng cục Địa chính... tổ chức cuộc họp giao banvề công tác thi hành án dân sự, trong đó tập trung xem xét đánh giá, rút kinhnghiệm việc thực hiện quyết định kháng nghị và yêu cầu hoãn thi hành án, về bảovệ cưỡng chế thi hành án; thảo luận biện pháp giải quyết những vướng mắc, khắcphục thiếu sót, thống nhất chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án đạt hiệu quả.

Trong quý I năm 2002,Cục quản lý thi hành án dân sự chuẩn bị nội dung cuộc họp liên ngành giữa Lãnhđạo Bộ Tư pháp và Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tốicao, nhằm rút kinh nghiệm việc yêu cầu hoãn và thực hiện kháng nghị về thi hànhán

5.2- Triển khai kếhoạch kiểm tra liên ngành về công tác thi hành án.

Cục quản lý thi hànhán dân sự - Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan của Viện kiểm sát nhân dân tốicao hàng năm tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành về công tác thi hành án.

Cục quản lý thi hànhán dân sự chủ động phối hợp với Vụ kiểm sát thi hành án - Viện kiểm sát nhândân tối cao xây dựng kế hoạch tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành về công tác thihành án dân sự tại một số địa phương vào tháng 12/2001.

6- Thành lập Banchỉ đạo thi hành án các cấp, ban hành và hướng dẫn Quy chế hoạt động của Banchỉ đạo thi hành án.

6.1- Trên cơ sở hướngdẫn của Bộ Tư pháp về Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban chỉ đạo thi hành án,Giám đốc Sở Tư pháp chủ động tham mưu, đề nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương trong tháng 12 năm 2001 triển khai thực hiệnQuy chế tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo thi hành án cấp tỉnh và huyện trênđịa bàn địa phương mình.

6.2- Ở những nơi chưa thành lập Banchỉ đạo thi hành án, căn cứ văn bản hướng dẫn của Bộ Tư pháp về việc thành lậpBan chỉ đạo thi hành án, trong quý IV năm 2001 Giám đốc Sở Tư pháp có kế hoạchchủ động liên hệ với các ngành, cơ quan hữu quan chuẩn bị nhân sự, báo cáo Chủtịch ủy ban nhân dân thành lập Ban chỉ đaọ thi hành án của cấp tỉnh, đồng thờihướng dẫn các cơ quan Tư pháp cấp huyện có kế hoạch đề nghị ủy ban nhân dân cấphuyện thành lập Ban chỉ đạo công tác thi hành án.

6.3- Giám đốc Sở Tưpháp chỉ đạo cơ quan thi hành án địa phương chủ động đề nghị Ban chỉ đạo thihành án có biện pháp xử lý nghiêm đối với những công dân, cơ quan, tổ chức...có điều kiện thi hành án, nhưng cố tình dây dưa, không chịu thi hành bản án; đềnghị Ban chỉ đạo thi hành án báo cáo Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân và Lãnh đạo khốiNội chính chỉ đạo các ngành Toà án, Công an, Kiểm sát ở địa phương lựa chọn mộtsố vụ điển hình về hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án mà có đủ dấuhiệu cấu thành tội phạm để truy tố, đưa ra xét xử lưu động, tuyên truyền rộngrãi, làm gương cho các đối tượng khác.

7- Thực hiện từng bướcphân cấp cho địa phương trong công tác thi hành án dân sự.

7.1- Việc phân cấp chođịa phương trong công tác thi hành án dân sự.

Viện nghiên cứu khoahọc pháp lý, Cục quản lý thi hành án dân sự phối hợp với các đơn vị hữu quantrong Bộ đề xuất các phương án trình Lãnh đạo Bộ báo cáo Chính phủ xem xét,quyết định cụ thể. Trong tháng 12 năm 2001 Cục quản lý thi hành án dân sự hoànchỉnh Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc chuyển giao cho ủy ban nhân dân xã, phường,thị trấn trực tiếp đôn đốc thi hành những vụ việc đơn giản, số tiền, tài sảnthi hành án có giá trị không quá 500.000 đồng, để ban hành và bắt đầu thực hiệntừ ngày 01.01.2002.

Cục quản lý thi hànhán dân sự khẩn trương biên soạn tài liệu cung cấp cho các địa phương để tổ chứctập huấn cho cán bộ xã, phường về nội dung Thông tư nói trên.

7.2- Để tạo điều kiệnhỗ trợ kinh phí cho các Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện tốt côngtác, trực tiếp đôn đốc việc thi hành án, trong tháng 12 năm 2001, Cục quản lýthi hành án dân sự, Vụ kế hoạch, Tài chính - Bộ Tư pháp phối hợp với các đơn vịliên quan của Bộ Tài chính hoàn chỉnh, trình Lãnh đạo hai ngành ký Thông tư hướngdẫn việc trích lại cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn số tiền mà cơ quannày trực tiếp đôn đốc thi hành án và đã thu được cho ngân sách nhà nước, để hỗtrợ cho công tác thi hành án tại cơ sở; Thông tư hướng dẫn việc quản lý tàichính về tạm ứng kinh phí cưỡng chế thi hành án; chi phí tổ chức thi hành ánđối với các trường hợp cơ quan thi hành án tiến hành thủ tục thu tài sản nộpngân sách nhà nước.

8- Phổ biến tuyêntruyền pháp luật về thi hành án.

Vụ Phổ biến tuyêntruyền giáo dục pháp luật, Báo Pháp luật và Tạp chí Dân chủ - Pháp luật giúpHội đồng phối hợp công tác Phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ, phối hợpvới các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Văn hoá Thông tin, Đài phát thanh truyềnhình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam..., trong tháng 12 năm 2001 xây dựng Đềán tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thi hành án, mở mục giải đáppháp luật về thi hành án dân sự trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nóiViệt Nam, thực hiện các phóng sự điều tra về thi hành án dân sự; phát hành tàiliệu, cung cấp cho tủ sách xã, phường hướng dẫn ủy ban nhân dân xã, phường, thịtrấn thực hiện đôn đốc thi hành án.

Sở Tư pháp phối hợpvới Sở Văn hoá Thông tin, Đài phát thanh truyền hình và các phương tiện thôngtin đại chúng khác giúp Hội đồng phối hợp công tác Phổ biến giáo dục pháp luậtmở đợt tuyên truyền sâu rộng về pháp luật thi hành án đến tận cơ sở.

9- Xây dựng khotang tài vật, phục vụ công tác thi hành án dân sự.

Cục quản lý thi hànhán dân sự, Vụ Kế hoạch - Tài chính phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quanthuộc Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành trong quý Inăm 2002 Đề án về kế hoạch xây dựng kho tang tài vật phục vụ cho công tác thihành án theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

10- Tăng cường côngtác bảo vệ, bảo đảm cho việc cưỡng chế thi hành án.

Bộ Tư pháp phối hợpvới Bộ công an chỉ đạo cơ quan tư pháp và Công an các cấp có biện pháp tăng cườngcông tác bảo vệ, bảo đảm cho việc cưỡng chế thi hành án. Quý II năm 2002 Cụcquản lý thi hành án dân sự chủ động phối hợp với Vụ kiểm sát thi hành án - Việnkiểm sát nhân dân tối cao, Cục Cảnh sát bảo vệ - Bộ Công an, tiến hành sơ kếtcông tác bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự, chuẩn bị nội dung cuộc họp củaLãnh đạo ba ngành, để rút kinh nghiệm về việc tổ chức cưỡng chế thi hành án dânsự.

địa phương, Sở Tư pháp chủ trìphối hợp với các cơ quan thường xuyên rút kinh nghiệm về công tác bảo vệ thihành án.

11- Xây dựng Đề ánvề Cảnh sát Tư pháp bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự.

Vụ pháp luật Hànhchính - Hình sự, Cục quản lý thi hành án dân sự và Viện nghiên cứu khoa họcpháp lý giúp Lãnh đạo Bộ Tư pháp chủ động phối hợp với các đơn vị hữu quanthuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, triển khai nghiên cứu xây dựng Đề án thành lậpCảnh sát Tư pháp.

12- Bổ sung kinhphí, đảm bảo phương tiện cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho các cơ quan thihành án.

Vụ Kế hoạch - Tàichính, Cục quản lý thi hành án dân sự chủ động phối hợp với các đơn vị liênquan thuộc Bộ Kế hoach - Đầu tư, Bộ Tài chính lập Đề án cân đối, bổ sung nguồnkinh phí, xác định tiến độ, để từ nay đến năm 2003 hoàn thành việc xây dựng nơilàm việc của các cơ quan thi hành án trong toàn quốc, trang bị đủ phương tiệnlàm việc cần thiết cho các cơ quan thi hành án, trước hết ưu tiên đối với nhữngđịa phương có lượng án lớn, phức tạp. Đề án phải được hoàn thành, trình Lãnhđạo Bộ Tư pháp và các ngành liên quan vào quý I năm 2002.

13- Hoàn thiện cơsở pháp lý, nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác thi hành án dân sự, gópphần giải quyết tình trạng án tồn đọng.

Cục quản lý thi hànhán dân sự, Vụ pháp luật dân sự kinh tế, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý cùngTổ biên tập Dự thảo Pháp lệnh thi hành án dân sự sửa đổi phối hợp với các đơnvị có liên quan trong Bộ, các ngành, cơ quan hữu quan, tiếp tục nghiên cứu,chỉnh lý, hoàn thiện dự án "Pháp lệnh thi hành án dân sự sửa đổi" vàcác văn bản hướng dẫn thi hành, để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình ủy ban thườngvụ Quốc hội xem xét, thông qua Pháp lệnh trong quí I năm 2002. Tiếp tục nghiêncứu đẩy nhanh tiến độ soạn thảo dự án Luật thi hành án.

III- Tổ chức thựchiện

Trên cơ sở nội dung,biện pháp, tiến độ thực hiện được quy định tại bản Kế hoạch này, các cơ quan,đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì phải lập kế hoạch cụ thể, đề ra các giải phápđể hoàn thành đúng thời hạn.

Cục quản lý thi hànhán dân sự, Văn phòng Bộ Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc đảm bảo thựchiện kịp thời, đúng tiến độ, nội dung Kế hoạch báo cáo Lãnh đạo Bộ về kết quảthực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch này./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22923&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận