Văn bản pháp luật: Quyết định 3744/QĐ-UB

Nguyễn Hoàng Kim
Nghệ An
STP tỉnh Nghệ An;
Quyết định 3744/QĐ-UB
Quyết định
18/10/1996
18/10/1996

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành quy định công tác kiểm dịch thực vật

Chủ tịch
1.996
UBND tỉnh Nghệ An

Toàn văn

Quyết định số 3744/QĐUB ngày 18/10/1996 của UBND tỉnh nghệ an

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN

Về việc ban hành quy định công tác kiểm dịch thực vật

trên địa bàn tỉnh Nghệ An

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/06/1994.

Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 15/12/1993.

Căn cứ Nghị định số 92/CP ngày 27/12/1993 của Chính phủ hướng dẫn thi hành pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Xét đề nghị của ông Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tại tờ trình số 611/TT-TC ngày 20/09/1996. Ông Trưởng Ban tổ chức Chính quyền tỉnh.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành theo Quyết định này bản quy định về công táckiểm dịch thực vật trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Điều 2: Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký, các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thủ trưởng các cấp, các ngành có liên quan và ông Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật Nghệ An chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

  

Quy định

Về công tác kiểm dịch thực vật trên địa bàn tỉnh Nghệ An

(Ban hành theo Quyết định số 3744/QĐUB ngày 18/10/1996 của UBND tỉnh)

Để thực hiện tốt công tác kiểm dịch thực vật, theo Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật và Nghị định số 92/CP ngày 27/11/1993 của Chính phủ ban hành điều lệ về kiểm dịch thực vật.

- Căn cứ tình hình đặc điểm của tỉnh Nghệ An.

- Xét tờ trình của ông Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Theo đề nghị của ông Trưởng ban tổ chức chính quyền tỉnh.

UBND tỉnh Nghệ An ra một số điểm quy định về công tác kiểm dịch thực vật nội địa như sau:

 

Chương I

Những điều khoản quy định chung về công tác kiểm dịch thực vật trong tỉnh

Điều 1: Nhiệm vụ của công tác kiểm dịch thực vật là ngăn chặn sự lây lan của một số loại dịch hại thuộc đối tượng kiểm dịch trên cây trồng và nông sản phẩm bảo vệ sản phẩm và phục vụ công tác xuất nhập khẩu giống cây trồng và nông sản thực phẩm nội địa.

Điều 2: Việc vận chuyển lưu thông các loại giống cây trồng hay nông sản thực vật phục vụ sản xuất hay xuất, nhập khẩu các loại sinh vật, công trùng... đều phải qua thủ tục kiểm dịch thực vật, phải đảm bảo sạch các đối tượng kiểm dịch và sâu bệnh hại nguy hiểm.

Điều 3: Các cơ sở sản xuất nong, lâm, sản, chế biến thức ăn cho con người, gia súc và chim chóc, nghiên cứu thực hiện hay nhân giống cây trồng đều chịu sự giám sát kiểm tra cơ quan chuyên môn về kiểm dịch thực vật.

Điều 4: Các kho nông sản, lâm sản, kho giống, kho dự trữ lương thực, thức ăn gia súc và các loại vật nuôi khác nói chung, đất đai máy móc, công cụ canh tác, nhà máy dụng cụ chế biến thực vật, kho tàng bến bãi lưu chứa thực vật và sản phẩm thực vật, tàu thuyền, xe lửa, ô tô, máy bay chuyên chở thực vật và sản phẩm thực vật, bao bì đồ đựng, chèn lót hàng hóa thực vật mà có khả năng đang mang sinh vật gây hại đều là vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

 

Chương II

Nhiệm vụ chủ vật thể

Điều 5: Chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải thực hiện việc theo dõi, phòng trừ sinh vật gây hại, xử lý các vật thể nhiễm dịch không đủ tiêu chuẩn để vận chuyển xuất nhập ra khỏi vùng dịch theo quy định của kiểm dịch vật.

Điều 6: Trong trường hợp việc xử lý vật thể nhiễm dịch phải được thực hiện khẩn cấp và chủ vật thể không có khả năng thực hiện thì cơ quan kiểm dịch thực vật xử lý chủ vật thể phải trả phí tổn.

Điều 7: Trong trường hợp cùng một lúc xử lý vật thể nhiễm dịch của nhiều chủ vật thể nhưng các chủ vật thể không thoả thuận được với nhau thì cơ quan KDTV quyết định buộc các chủ vật thể phải thực hiện.

Điều 8: Các chủ phương tiện chuyên chở, bảo quản thực hiện những quy định về kiểm dịch thực vật đối với phương tiện và vật thể mà mình bảo quản chuyên chở theo phương tiện.

Điều 9: Khi vận chuyển các vật thể thực vật thuộc diện KDTV từ vùng này sang vùng khác, từ tỉnh này sang tỉnh khác đến ranh giới vùng dịch thì chủ vật thể phải làm đủ các thủ tục sau:

a. Khai báo với cơ quan KDTV nơi gần nhất và ít nhất là trước 24 giờ, đối với hành lý xách tay, hành lý gửi theo phương tiện chuyên chở, lương thực, thực phẩm mang theo có nguồn gốc là thực vật thì phải khai báo tại chỗ khi cán bộ KDTV yêu cầu.

b. Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ KDTV kiểm tra lấy mẫu vật thể thuộc kiểm dịch thực vật như: Mở, đóng kho, phương tiện chuyên chở, kiện hàng, cung cấp mẫu vật thể kiểm nghiệm, nhân lực để lấy mẫu kiểm tra...

c. Nộp lệ phí và phí tồn KDTV theo quy định.

d. Khi vật thể đó đã được kiểm tra đảm bảo cấp giấy phép thì mới được trao đổi xuất, nhập, biếu cho, quà tặng hoặc dùng vào việc nghiên cứu KHKT, đưa ra khỏi vùng có sâu bệnh nguy hiểm, nếu lô hàng đó không đủ tiêu chuẩn có đối tượng dịch hại nguy hiểm thì phải xử lý theo quy định của điều lệ KDTV.

 

Chương III

Trách nhiệm của cơ quan kiểm dịch thực vật

Điều 10: Cán bộ kiểm dịch thực vật làm nhiệm vụ được vào những nơi có vật thể thực vật, phương tiện công cụ thuộc diện KDTV. Riêng với những nơi cơ quan mật thuộc về an ninh quốc phòng thì phải được cấp có thẩm quyền quản lý đồng ý và tạo điều kiện hướng dẫn làm nhiệm vụ để đảm bảo được cả hai yêu cầu mật và kiểm dịch thực vật.

Điều 11: Sau khi chủ vật thể được khai báo, cơ quan kiểm dịch thực vật phải kiểm tra cấp giấy chứng nhận KDTV ngay sau 24 giờ. Trong trường hợp phải kéo dài thời gian quá 24 giờ thì cơ quan KDTV phải báo cho chủ vật thể biết.

Điều 12: Thao tác kỹ thuật kiểm tra vật thể và thủ tục hồ sơ giấy tờ về KDTV phải được thống nhất trong phạm vi cả nước theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Điều 13: Những nới có ổ dịch và có dấu hiệu khả năng lây lan thành vùng dịch thì cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật khoanh vùng, bao vây, tổ chức diệt trừ đòng thời lập hồ sơ báo cáo với cơ quan chuyên môn ngành đọc cấp trên, trước khi trình UBND chính quyền địa phương cấp có thẩm quyền để công bố dịch hoặc xoá bỏ dịch, các tổ chức, cá nhân có liên quan đều phải thực hiện dập dịch theo điều 11 của pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Điều 14: Nghiêm cấm việc di chuyển đối tượng kiểm dịch thực vật nội địa còn sống đến các vùng chưa có dịch. Trong trường hợp di chuyển nhằm mục đích nghiên cứu thì phải được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép.

Điều 15: Cơ quan kiểm dịch thực vật phối hợp với cơ quan cảng. Hải quan, bưu điện, công an, bộ đội biên phòng để khi cần kiểm tra ngăn chặn, đuổi bắt các đối tượng vi phạm chế độ KDTV.

Điều 16: Quy định trách nhiệm và chế độ thưởng phạt.

a. Trách nhiệm: Tất cả các cơ quan đơn vị có tích luỹ, cất giưc nông sản, lâm sản, thức ăn gia súc đều phải chấp hành nghiêm túc điều lệ KDTV nhất là kho giống cây trồng như: Lúa, ngô, đậu, lạc...

b. Thưởng phạt: Tất cả các cá nhân đơn vị thực hiện tốt điều lệ KDTV ngăn chặn kịp thời không cho lây lan thì được xét khen thưởng đích đáng.

- Nếu ai cố tình vi phạm điều lệ, pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật và cản trở cán bộ KDTV làm nhiệm vụ. Để xẩy ra hư hỏng, mất mát về nông sản phẩm thì sẽ bị xử phạt nghiêm minh và phải chịu bồi thường thiệt hại về số nông sản phẩm đó.

Điều 17: Tổ chức và biên chế.

Chi cục bảo vệ thực vật được thành lập bộ phận kiểm dịch thực vật, trực thuộc Chi cục quản lý. Biên chế của bộ phận kiểm dịch thực vật rút trong tổng biên chế được giao năm 1996 và được tỉnh bổ sung thêm 10 - 12 biên chế.

Chi cục bảo vệ thực vật phối hợp với các ngành có kiểm soát ở các đầu mối giao thông như: Cảng vụ, hải quan, công an, bộ đội biên phòng để lồng ghép công tác kiểm dịch thực vật, phát hiện và nắm bắt kịp thời những tổ chức và cá nhân vi phạm quy chế kiểm dịch thực vật.

Lề lối làm việc và hoạt động của Bộ phận kiểm dịch thực vật do chi cục bảo vệ thực vật quy định và điều hành chung.

Điều 18: Bản quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Thủ trưởng các ban ngành có liên quan, UBND các huyện, các Công ty, xí nghiệp, trạm trại, các HTX nông nghiệp, các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, các ki ốt của các tổ chức và cá nhân kinh doanh buôn bán giống cây trồng và nông sản phẩm trên địa bàn tỉnh và chi cục bảo vệ thực vật có trách nhiệm thực hiện tốt những quy định trên.


Nguồn: vbpl.vn/nghean/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=5213&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận