QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn của các Vụ,
Thanh tra và Văn phòng Bộ Công nghiệp
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số74/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;
Theo đề nghị của Vụtrưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết địnhnày Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của:
Vụ Kế hoạch và Đầu tư,
Vụ Tài chính-Kế toán;
Vụ Quản lý Công nghệvà Chất lượng sản phẩm;
Vụ Hợp tác Quốc tế;
Vụ Tổ chức - Cán bộ;
Vụ Pháp chế;
Thanh tra Bộ;
Văn phòng Bộ.
Điều 2. Trên cơ sở chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn được giao, các Vụ trưởng, Chánh Thanh tra và Chánh Văn phòng Bộcó trách nhiệm:
1. Hoàn thiện tổ chức,sắp xếp, bố trí cán bộ theo đúng chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức,viên chức Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tinh giản, gọn nhẹ, có hiệu quả, khôngchồng chéo trùng lắp;
2. Xây dựng quy chếlàm việc và mối quan hệ công tác theo sự phân công, phân cấp quản lý của Bộ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 38/2000/QĐ-BCN ngày 28 tháng 6năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của các Vụ, Thanh tra và Văn phòng Bộ Công nghiệp;
Chánh Văn phòng Bộ,Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng và Thủ trưởng các cơ quan, doanhnghiệp thuộc Bộ, có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY ĐỊNH
Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Vụ, Thanh tra và Vănphòng Bộ Công nghiệp
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 39/2001/QĐ-BCN ngày22 tháng 8 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)
Chương I. Điềukhoản chung
Điều 1. Các Vụ, Thanh tra và Văn phòngBộ (sau đây gọi tắt là các cơ quan Bộ) là các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiệnchức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước các ngành công nghiệp: cơ khí, luyện kim,điện tử - tin học, hoá chất, địa chất, tài nguyên khoáng sản, mỏ (bao gồm than,dầu mỏ, khí đốt, đá quý), điện, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp tiêu dùngtrong phạm vi cả nước theo Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 củaChính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơquan ngang Bộ; Nghị định số 74/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp; và Nghị định số47/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ vàcông cụ hỗ trợ.
Điều 2. Trong khi thực hiện chức năng,nhiệm vụ được giao, thủ trưởng các cơ quan được quyền:
1. Yêu cầu các cơquan, đơn vị cung cấp những thông tin, số liệu, tư liệu cần thiết phục vụ chocông việc được giao;
2. Quan hệ công tácvới các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội khi được Bộ uỷ quyền;
3. Tổ chức việc theodõi, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ trong lĩnh vực đượcgiao quản lý; kiến nghị với lãnh đạo Bộ, thủ trưởng các đơn vị trong Bộ vềnhững biện pháp xử lý một số vấn đề cần thiết để bảo đảm thực hiện đúng phápluật, chính sách, chế độ trong lĩnh vực đó;
4. Từng bước hoànthiện tổ chức, sắp xếp, bố trí cán bộ của cơ quan theo đúng chức danh, tiêuchuẩn nghiệp vụ công chức Nhà nước, theo yêu cầu nhiệm vụ và biên chế Bộ giao;bảo đảm nguyên tắc tinh giản, gọn nhẹ, có hiệu quả, không chồng chéo, trùnglắp;
5. Tham gia với Vụ Tổchức - Cán bộ trong việc đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng,kỷ luật và giải quyết chính sách, chế độ, đối với cán bộ, công chức của cơ quanmình và theo các quy định của hệ thống ngành dọc.
Điều 3. Trong trường hợp cần thiết, Bộtrưởng có thể giao cho các Vụ trưởng, Chánh Thanh tra và Chánh Văn phòng Bộ mộtsố công việc cụ thể ngoài phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định trongvăn bản này.
Điều 4. Trong những lĩnh vực công táchoặc công việc có liên quan đến nhiều cơ quan Bộ, Bộ trưởng chỉ phân công chomột cơ quan chủ trì giúp Bộ tổ chức việc thực hiện, các cơ quan khác có tráchnhiệm tham gia theo chức năng, nhiệm vụ được quy định tại văn bản này;
Mối quan hệ và phươngthức giải quyết công việc giữa các cơ quan Bộ, thực hiện theo Quy chế làm việccủa Bộ Công nghiệp được ban hành theo Quyết định số 31/1998/QĐ-BCN ngày 04tháng 5 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Điều 5. Các Vụ, Thanh tra và Văn phòngBộ có trách nhiệm giúp Bộ nghiên cứu, xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, cácvăn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến ngành công nghiệp do Bộ quảnlý, để trình Chính phủ ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền và tổ chứcthực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đó;
Giúp Bộ thực hiện chứcnăng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp theo cácquy định của pháp luật.
Chương II. Chứcnăng, nhiệm vụ của các Vụ, Thanh tra và Văn phòng Bộ Công nghiệp
Mục 1. Vụ Kế hoạchVà đầu tư
Điều 6. Vụ Kế hoạch và Đầu tư là cơquan tham mưu của Bộ trưởng, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nướcvề lĩnh vực kế hoạch và đầu tư ngành công nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Nhiệm vụ chủ yếu của Vụ:
1. Tổ chức nghiên cứu,xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành công nghiệp để Bộtrình Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện sau khi đượcChính phủ phê duyệt;
2. Cụ thể hoá chiến lược,quy hoạch thành các dự án phát triển các ngành công nghiệp trong phạm vi cả nước,trên từng vùng lãnh thổ, từng địa phương, đảm bảo cơ cấu kinh tế hợp lý trongsản xuất - kinh doanh, đầu tư, xuất - nhập khẩu, hợp tác quốc tế, liên doanh,liên kết kinh tế;
3. Tổ chức thực hiệncông tác thống kê phần sản xuất công nghiệp theo các quy định của Nhà nước;cung cấp kịp thời các thông tin và báo cáo thống kê phục vụ công tác chỉ đạo vàđiều hành của Bộ;
4. Chủ trì việc nghiêncứu, trình Bộ xét duyệt hoặc tham gia xét duyệt theo phân cấp các dự án đầu tư,các luận chứng kinh tế - kỹ thuật, thiết kế, dự toán và các dự án hợp tác liêndoanh với nước ngoài có liên quan đến ngành công nghiệp;
5. Xây dựng các chínhsách phát triển công nghiệp, các dự án đầu tư các vùng nguyên liệu của ngành;chính sách điều tra địa chất, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên khoángsản, chính sách bảo hộ công nghiệp, chính sách đầu tư, chính sách hội nhập quốctế về công nghiệp, phòng chống lụt bão, thiên tai... nhằm tạo môi trường thuậnlợi cho hoạt động của các ngành, các địa phương và cơ sở;
6. Tổng hợp, cân đốikế hoạch 5 năm và hàng năm (kể cả kế hoạch động viên thời chiến) của ngành đểBộ trình Chính phủ. Theo dõi, hướng dẫn, việc thực hiện kế hoạch và giải quyếtcác cân đối lớn về năng lượng, hạn ngạch, vốn đầu tư, nguyên vật liệu... theodanh mục Nhà nước phân bổ (nếu có);
7. Phối hợp với các Vụchức năng triển khai, giải quyết những vấn đề có liên quan đến đổi mới quản lý,cổ phần hoá, bán, khoán cho thuê doanh nghiệp Nhà nước; quản lý ngành kết hợpvới quản lý theo địa phương và tổ chức sắp xếp lại sản xuất theo quy định củaNhà nước;
8. Nghiên cứu, chuẩnbị trình Bộ cấp giấy phép hành nghề đối với những ngành nghề do Bộ quản lý theocác quy định của Chính phủ;
9. Làm đầu mối, theodõi, quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệpvà phối hợp với các Vụ giải quyết các vấn đề theo chức năng của Bộ Công nghiệpđối với các doanh nghiệp đó;
10. Tổ chức quản lýhoạt động đối với các dự án điện độc lập và phát triển điện nông thôn do BộCông nghiệp đầu tư theo các hình thức BOT, BTO, BT của ngành công nghiệp, baogồm từ việc vận động đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thẩm định đánh giá dự án đến đàmphán, ký kết hợp đồng và quản lý dự án trong suốt thời gian vận hành; tổ chứctiếp nhận bàn giao công trình BOT;
11. Làm đầu mối phốihợp công việc với các chương trình quốc gia về kinh tế - kỹ thuật có liên quannhiều đến ngành công nghiệp;
12. Đầu mối xây dựngvà quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá dự toán chuyên ngành;
13. Làm đầu mối theodõi, quản lý công nghiệp địa phương;
14. Thường trực Ban chỉđạo công tác phòng chống lụt bão và Ban chỉ đạo công tác quốc phòng của Bộ;
15. Theo dõi, tổnghợp, đánh giá tình hình và làm các báo cáo về hoạt động sản xuất-kinh doanhtrong toàn ngành theo định kỳ.
Mục 2. Vụ Tài chính- Kế toán
Điều 8. Vụ Tài chính-Kế toán là cơ quantham mưu của Bộ trưởng, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước vềtài chính, kế toán, giá cả trong ngành công nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Nhiệm vụ chủ yếu của Vụ:
1. Nghiên cứu và xâydựng trình Bộ trưởng ban hành các quy chế, thông tư hướng dẫn liên quan đến tàichính, kế toán, giá cả thuộc thẩm quyền của Bộ; tham gia, đề xuất với Bộ Tàichính và các Bộ tổng hợp về việc xây dựng và ban hành mới, sửa đổi, bổ sung cácchế độ về tài chính, thuế, giá cả và hạch toán có liên quan đến các ngành côngnghiệp do Bộ quản lý;
2. Tổ chức quản lýkinh phí hành chính sự nghiệp.
a) Hướng dẫn các đơnvị trực thuộc lập dự toán và phân tích, tổng hợp để trình cấp có thẩm quyền phêduyệt. Trên cơ sở dự toán kinh phí được Nhà nước duyệt, phân bổ và cấp phátkinh phí hành chính sự nghiệp cho các đơn vị thụ hưởng;
b) Hướng dẫn, chỉ đạocác đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc thực hiện công tác quản lý tài chínhvà kế toán;
c) Thực hiện kiểm trakế toán, tổ chức xét duyệt quyết toán của các đơn vị dự toán trực thuộc, tổnghợp và báo cáo quyết toán với cơ quan tài chính theo đúng chế độ kế toán củaNhà nước.
3. Tổ chức quản lý tàisản công:
a) Hướng dẫn đăng kýsố lượng, giá trị tài sản Nhà nước do các đơn vị hành chính sự nghiệp trựcthuộc Bộ quản lý sử dụng với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
b) Hướng dẫn và kiểmtra các đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện các quy chế của Nhà nước về sửdụng tài sản công;
c) Quản lý tài sảncông thuộc cơ sở hạ tầng, nhà đất được Nhà nước giao sử dụng;
d) Tổng hợp tình hìnhquản lý sử dụng, số liệu và thực trạng các loại tài sản công nêu trên để cungcấp kịp thời, đầy đủ theo quy định cho cơ quan quản lý tài chính Nhà nước.
4. Quản lý vốn đầu tưxây dựng:
a) Tham gia hội đồngthẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ;
b) Chủ trì phối hợpvới các Vụ, tổ chức kiểm tra, thẩm định quyết toán vốn đầu tư các dự án hoànthành thuộc thẩm quyền, trình lãnh đạo Bộ phê duyệt;
c) Tham gia hội đồngthẩm định, kiểm tra quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành theo yêu cầu củaBộ Tài chính.
5. Quản lý tài chínhdoanh nghiệp:
a) Đề xuất các chế độ,biện pháp quản lý, bình ổn giá và xây dựng phương án giá các sản phẩm thuộcngành kinh tế - kỹ thuật do Bộ quản lý theo cơ chế quản lý giá hiện hành;
b) Tổng hợp tình hìnhtài chính tổng quát của các doanh nghiệp trong ngành về một số chỉ tiêu tàichính hàng quý và năm để phân tích, đánh giá, đề xuất với lãnh đạo Bộ các biệnpháp quản lý vĩ mô nâng cao hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Đối với nhữngdoanh nghiệp có tình hình tài chính khó khăn, trình Bộ đề xuất với các cơ quanchức năng của Nhà nước các biện pháp chấn chỉnh quản lý, tháo gỡ những khó khănkhách quan, tạo điều kiện để đi vào sản xuất-kinh doanh ổn định và phát triển;
c) Tham gia một sốnhiệm vụ do Bộ trưởng giao như ban kiểm soát của tổng công ty, nhân sự kế toántrưởng, đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước;
6 - Tổ chức công tácbồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức tài chính - kế toán trongngành.
Mục 3. Vụ Quản lýcông nghệ và Chất lượng sản phẩm
Điều 10. Vụ Quản lý Công nghệ và Chất lượngsản phẩm là cơ quan tham mưu của Bộ trưởng, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năngquản lý Nhà nước về khoa học, công nghệ, môi trường và chất lượng sảnphẩm theo quy định của pháp luật.
Đièu 11. Nhiệm vụ chủ yếu của Vụ:
1. Chủ trì nghiên cứuxây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển khoa học, công nghệ, bảovệ môi trường và chất lượng sản phẩm để Bộ trình Chính phủ phê duyệt hoặc Bộquyết định theo thẩm quyền; tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện sau khi đượcChính phủ hoặc Bộ phê duyệt;
2. Tổ chức xây dựng,trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn,định mức kinh tế - kỹ thuật đối với các ngành kinh tế - kỹ thuật do Bộ quản lý;
3. Tổ chức quản lýchất lượng sản phẩm công nghiệp, quản lý phát triển khoa học - côngnghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong các ngành kinh tế - kỹthuật do Bộ quản lý;
4. Tổ chức và hướngdẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, các giải pháp kỹthuật - công nghệ để bảo vệ môi trường, kiểm soát ngăn ngừa giảm thiểuảnh hưởng tác hại môi trường của hoạt động công nghiệp;
5. Tổ chức quản lýthống nhất công tác: tiêu chuẩn hoá, đo lường, sở hữu công nghiệp, sáng chế,phát minh của các ngành kinh tế - kỹ thuật do Bộ quản lý. Phối hợp với Bộ Khoahọc, Công nghệ và Môi trường và các cơ quan có liên quan trong việc tổ chứcthực hiện quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá;
6. Xây dựng, chỉ đạothực hiện các chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm về nghiên cứu,ứng dụng khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trườngtrong ngành công nghiệp;
7. Tham gia thẩm định,xét duyệt các dự án đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp; chủ trì việcthẩm định công nghệ, thiết bị, chất lượng sản phẩm và đánh giá tác động môi trườngcủa các dự án đầu tư mới hoặc cải tạo các công trình công nghiệp;
8. Tổ chức mạng lướithông tin khoa học, công nghệ, chất lượng sản phẩm, môi trường. Chỉ đạo côngtác xây dựng và khai thác các dữ liệu kinh tế-kỹ thuật phục vụ cho công tác dựbáo, quy hoạch, kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ, chất lượng sản phẩm vàmôi trường ngành công nghiệp để phục vụ sự chỉ đạo của Bộ.
Mục 4. Vụ Hợp tácquốc tế
Điều 12. Vụ Hợp tác quốc tế là cơ quantham mưu của Bộ trưởng, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước vềhợp tác quốc tế ngành công nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Nhiệm vụ chủ yếu củaVụ:
1. Tổ chức nghiên cứu,dự báo xu hướng và xây dựng chiến lược phát triển trong lĩnh vực hợp tác kinhtế với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực đối với các ngành công nghiệpđể Bộ trình Chính phủ phê duyệt; chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện;
2. Nghiên cứu thị trườngkhu vực, các tổ chức, cá nhân người nước ngoài là đối tác với các tổ chức kinhtế, đào tạo, nghiên cứu khoa học - công nghệ của các ngành công nghiệp thuộcBộ, đặc biệt nghiên cứu các mặt: Tư cách pháp nhân, tiềm lực kinh tế, khả năngđầu tư, cơ chế đầu tư, xuất nhập khẩu của các đối tác liên doanh,hợp tác kinh tế, xuất nhập khẩu, hạn ngạch v. v.. để cung cấp các thông tin vàhướng dẫn các ngành, các doanh nghiệp và cơ quan thuộc Bộ thiết lập các quan hệhợp tác kinh tế, đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế với các tổ chức, cá nhânngười nước ngoài;
3. Phối hợp với các cơquan Bộ để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân người nước ngoài, các chủ đầu tư ViệtNam về thực hiện các luật, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về đầu tưnước ngoài tại Việt Nam, về chuẩn bị và ký kết các hợp đồng liên doanh, hợpđồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng BOT, về thực hiện giấy phép đầu tư, giấy phépkinh doanh, các văn bản cam kết khác theo đúng luật pháp Việt Nam và thông lệquốc tế;
4. Nghiên cứu, soạnthảo bản ghi nhớ, công hàm, hiệp định, công ước, kế hoạch tham gia với các tổchức quốc tế, các quan hệ kinh tế, song phương hoặc đa phương bao gồm các quanhệ với các tổ chức phi chính phủ, các tổ công tác của tổ chức khu vực và quốctế để Bộ tiến hành tiếp xúc, đàm phán, ký kết các hiệp định về kinh tế, khoa học-công nghệ, đào tạo, hợp tác lao động... cấp Chính phủ khi được uỷ quyền;
5. Chuẩn bị nội dung,chương trình đi công tác nước ngoài của lãnh đạo Bộ để trình Chính phủ; trìnhlãnh đạo Bộ về nội dung, chương trình, kế hoạch đoàn vào và đoàn ra;
6. Phối hợp với các cơquan Nhà nước, các tổ chức kinh tế thuộc Bộ, xem xét, hướng dẫn việc xử lý cáckhiếu nại, tranh chấp, vi phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam và pháp luậtquốc tế trong việc thực hiện hợp đồng hoặc các cam kết đã ký kết;
7. Bố trí người làm nhiệmvụ thường trực phân ban hợp tác kinh tế song phương cấp Chính phủ, trong trườnghợp Bộ trưởng được Thủ tướng Chính phủ giao cho giữ chức Chủ tịch phân ban phíaViệt Nam;
8. Tiến hành các côngviệc có tính chất thủ tục về lễ tân trong hoạt động đối ngoại của Bộ;
9. Xây dựng các dự ánnhằm khai thác nguồn tài trợ của các nước và tổ chức quốc tế;
Xây dựng các tài liệu,thông tin để phục vụ cho việc xúc tiến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và xúctiến thương mại.
10. Thường trực côngtác hợp tác quốc tế đa biên như: ASEAN, ASEM, APEC, UNDP, UNIDO, WTO, EU, WB,ADB, OECD, Uỷ ban sông Mê Kông, công ước cấm vũ khí hoá học, thường trực côngtác hội nhập kinh tế quốc tế...
11. Giải quyết các thủtục đi công tác nước ngoài cho các đối tượng thuộc diện quản lý của Bộ, giảiquyết các thủ tục xuất - nhập cảnh và hoạt động trên đất Việt Nam có liên quanđến công tác cho người nước ngoài là khách công tác của Bộ hoặc của các đơn vịtrực thuộc Bộ;
12. Chịu trách nhiệmlập kế hoạch kinh phí cho đoàn vào, đoàn ra hàng năm của Bộ và cùng với các đơnvị có liên quan quản lý nguồn kinh phí này.
Mục 5. Vụ Tổ chức -Cán bộ
Điều 14. Vụ Tổ chức - Cán bộ là cơ quantham mưu của Bộ trưởng, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước vềcông tác tổ chức, cán bộ, đào tạo và lao động - tiền lương trong ngành côngnghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Nhiệm vụ chủ yếu của Vụ:
1. Nghiên cứu, xâydựng để Bộ trưởng trình Chính phủ ban hành các Nghị định về chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các Cục quản lý Nhà nước chuyên ngành; hướngđẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó;
2. Nghiên cứu, xâydựng trình Bộ ban hành chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức, biên chế của cácVụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ; hướng dẫnchức năng, nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy các Sở Công nghiệp tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương và các Phòng Công nghiệp quận, huyện, thành phố thuộctỉnh;
3. Nghiên cứu, đề xuấttheo phương hướng cải cách bộ máy hành chính, đổi mới và phát triển doanhnghiệp Nhà nước, bổ sung ngành nghề... nhằm không ngừng hoàn thiện hệ thống tổchức quản lý của ngành từ Bộ đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vàcơ sở;
4. Nghiên cứu, xâydựng, trình Bộ phê duyệt quy hoạch cán bộ, ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ côngchức, viên chức Nhà nước ngành công nghiệp. Theo dõi quản lý cá nhân và quản lýđội ngũ cán bộ trong ngành theo sự phân cấp quản lý của Chính phủ và của Bộ;
5. Hướng dẫn các đơnvị trong ngành thực hiện đúng chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối vớicán bộ; làm các thủ tục đối với cán bộ công chức theo phân cấp quản lý của Bộ;
6. Hướng dẫn các đơnvị trong ngành thực hiện công tác quản lý hồ sơ, lý lịch cán bộ, công chức vàquản lý hồ sơ cán bộ, công chức theo phân cấp quản lý;
7. Phối hợp với Vụ Hợptác Quốc tế về nhân sự đi công tác nước ngoài;
8. Thường trực côngtác bảo vệ chính trị nội bộ;
9. Nghiên cứu, xâydựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, cán bộ quảnlý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật lành nghề để trình Bộxét duyệt và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện. Chuẩn bị trình Bộ những ý kiếntham gia với Bộ Giáo dục và Đào tạo về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đào tạonhân lực cho ngành;
10. Chủ trì, phối hợpvới các Vụ để triển khai các hoạt động có liên quan đến công tác đào tạo baogồm: lập kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu đào tạo - bồi dưỡng cán bộ và công nhân kỹthuật, kinh phí theo hạn mức; cử cán bộ đi học trong và ngoài nước theo các quyđịnh của Nhà nước và của Bộ;
11. Nghiên cứu xây dựngtrình Bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội ban hành các chính sách chế độ đối với người lao động trong ngànhcông nghiệp; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chính sách chế độ đó;
12. Trình Bộ về kếhoạch, định mức, đơn giá, quỹ tiền lương khu vực sản xuất - kinh doanh; phân bổchỉ tiêu biên chế, tiền lương khu vực hành chính sự nghiệp mà Nhà nước giao choBộ;
13. Thực hiện công tácthống kê lao động và thu nhập của người lao động;
14. Theo dõi công tácy tế, vệ sinh môi trường lao động và sức khoẻ người lao động trong toàn ngànhcông nghiệp.
Mục 6. VụPháp chế
Điều 16. Vụ Pháp chế là cơ quan tham mưucủa Bộ trưởng, giúp Bộ trưởng về mặt pháp luật để thực hiện chức năng, nhiệm vụquản lý Nhà nước; làm đầu mối tổ chức công tác xây dựng pháp luật, thẩm định,rà soát các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ, hệ thống hoávăn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật và kiểm tra việc thựchiện các văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 17. Nhiệm vụ chủ yếu của Vụ:
1. Đề xuất và trình Bộtrưởng phê duyệt chương trình xây dựng pháp luật dài hạn và hàng năm của BộCông nghiệp; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chương trình đó;
2. Thẩm định về mặtpháp lý các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ soạnthảo trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành;
3. Giúp Bộ trưởng chủtrì soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật được giao(bao gồm các loại văn bản quy phạm pháp luật có sự tài trợ của nước ngoài);
4. Làm đầu mối giúp Bộtrưởng tham gia ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan,Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi lấy ý kiến;
5. Thường xuyên tổchức việc rà soát, hệ thống hoá, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật liênquan đến hoạt động của ngành; đề xuất trình Bộ trưởng phương án xử lý kết quảrà soát văn bản quy phạm pháp luật và kiến nghị với Chính phủ đình chỉ việc thihành những quy định của các Bộ, ngành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyếtđịnh và Chỉ thị của UBND các cấp trái với văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nướcvà văn bản quy phạm pháp luật do Bộ ban hành;
6. Tổ chức việc phổbiến, giáo dục pháp luật trong phạm vi ngành;
7. Theo dõi, đôn đốc,kiểm tra việc thi hành pháp luật và đề xuất với Bộ trưởng các biện pháp thựchiện pháp luật, ngăn ngừa, loại trừ các vi phạm pháp luật trong ngành côngnghiệp;
8.Theo dõi, quản lý, hướngdẫn và kiểm tra công tác pháp chế của các cơ quan, doanh nghiệp trong ngànhcông nghiệp và các Sở Công nghiệp;
9. Thực hiện các việckhác về pháp luật được Bộ trưởng giao.
Mục 7. Thanh tra Bộ
Điều18. Thanh tra Bộ là cơ quan của BộCông nghiệp và là tổ chức nằm trong hệ thống thanh tra Nhà nước, chịu sự lãnhđạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và sự chỉ đaọ về nghiệp vụ của TổngThanh tra Nhà nước;
Thanh tra Bộ là cơquan chuyên môn giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng thanh tra các cơ quan, đơnvị trong ngành công nghiệp trong việc thực hiện các quyết định quản lý của Bộtrưởng Bộ Công nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nướckhác có liên quan đến ngành công nghiệp.
Điều 19. Nhiệm vụ chủ yếu của Thanh traBộ:
1. Thanh tra việc thựchiện chính sách, pháp luật mà trước hết và chủ yếu là các quyết định quản lýcủa Bộ trưởng ở các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội và công dân,các cơ quan đơn vị, cá nhân do Bộ trực tiếp quản lý;
2. Kiến nghị với Bộ trưởnggiải quyết khiếu nại, tố cáo mà thủ trưởng các đơn vị đã giải quyết nhưng đươngsự vẫn còn khiếu nại hoặc khi phát hiện việc giải quyết có dấu hiệu vi phạmpháp luật;
3. Hướng dẫn, kiểm traThủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ thực hiện các Quyết định của Nhà nước về côngtác thanh tra, xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo;
4. Hướng dẫn nghiệp vụthanh tra đối với các Ban Thanh tra nhân dân, Thanh tra của thủ trưởng ở cácđơn vị thuộc Bộ và Thanh tra chuyên ngành;
5. Phối hợp với cácVụ, Văn phòng Bộ lập kế hoạch thanh tra trình Bộ duyệt và chỉ đạo triển khaithực hiện kế hoạch được duyệt; báo cáo định kỳ với Bộ trưởng về kết quả thanhtra và thông báo cho các Vụ có liên quan về kết luận của Đoàn Thanh tra và kếtluận của Bộ trưởng về các vụ, việc thanh tra; theo dõi kiểm tra việc xử lý củacác đơn vị theo kết luận, Quyết định của Bộ trưởng;
6. Quyền hạn của Thanhtra thực hiện theo Điều 9 của Pháp lệnh Thanh tra ban hành ngày 29 tháng 3 năm1990
Mục 8. Văn phòng Bộ
Điều 20. Văn phòng Bộ là bộ máy làmviệc của Bộ trưởng, giúp Bộ trưởng tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo, chỉđạo thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Bộ đối với toàn ngành công nghiệp;
Chịu trách nhiệm bảođảm điều kiện làm việc và góp phần chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinhthần cho cán bộ, công nhân viên các cơ quan Bộ.
Điều 21. Nhiệm vụ chủ yếu của Văn phòngBộ:
1. Giúp Bộ trưởng, xâydựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác ngắn dài hạn; xâydựng quy chế làm việc và tổ chức làm việc theo quy chế; lập báo cáo tổng hợp vềhoạt động của Lãnh đạo Bộ, theo định kỳ và đột xuất;
2.Tổ chức công tácthông tin phục vụ Lãnh đạo Bộ; tiếp nhận, thu thập, phân phối kịp thời và chínhxác tới Lãnh đạo Bộ và các cơ quan Bộ các công văn, tài liệu được gửi đến Bộ;làm đầu mối quan hệ với các cơ quan thông tin đại chúng; đầu mối tổ chức phốihợp chuẩn bị các bài viết, trả lời chất vấn, phỏng vấn cho Lãnh đạo Bộ;
Quản lý thống nhấtviệc ban hành các văn bản của Bộ Công nghiệp. Tổ chức thực hiện tốt công tácvăn thư, lưu trữ của cơ quan Bộ; hướng dẫn, kiểm tra công tác văn thư, lưu trữtrong toàn ngành theo đúng thể thức của Nhà nước quy định, bảo vệ bí mật Nhà nước,bí mật công vụ cơ quan Bộ;
3. Tổ chức việc côngbố, truyền đạt các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng;theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình và đề xuất các biện pháp đểthực hiện có hiệu qủa các chỉ thị, nghị định, quyết định, nghị quyết của Nhà nướcvà của Bộ đối với toàn ngành;
Theo dõi, đôn đốc cáccơ quan chức năng được Bộ giao về việc chuẩn bị các văn bản (bao gồm các vănbản quy phạm pháp luật, các dự án...), tham gia ý kiến về nội dung trong quátrình soạn thảo và thẩm tra các văn bản đó để bảo đảm các yêu cầu về hồ sơ, thểthức và thủ tục theo quy định hiện hành và báo cáo Lãnh đạo Bộ quyết định;
4. Nghiên cứu, đề xuấtvới Bộ trưởng về các vấn đề cơ chế, chính sách, pháp luật, các công việc thườngxuyên thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng cần giao cho các cơ quan chức năng nghiêncứu trình Bộ trưởng xem xét và quyết định;
5. Tổ chức và phục vụcác cuộc họp, làm việc, tiếp khách của Lãnh đạo; biên tập và quản lý hồ sơ,biên bản các hội nghị, cuộc họp, làm việc và tiếp khách đó;
6. Bảo đảm điều kiệnvật chất và phương tiện làm việc phục vụ Lãnh đạo Bộ và các cơ quan chức năngcủa Bộ; góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, côngchức, viên chức cơ quan Bộ; quản lý tổ chức, biên chế, nhân sự Văn phòng Bộ; cơsở vật chất, tài sản, các loại kinh phí hành chính sự nghiệp, vãng lai, ngoạitệ cơ quan Bộ;
7. Làm nhiệm vụ lễtân, khánh tiết (đối nội và đối ngoại), làm đầu mối tổ chức thực hiện các nghĩavụ của toàn khối cơ quan Bộ đối với địa phương;
8. Chỉ đạo và hướngdẫn nghiệp vụ văn phòng cho các văn phòng cơ quan, doanh nghiệp trong ngànhcông nghiệp;
9. Giúp Bộ quản lý Vănphòng Đại diện của Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh.
Chương III. Điềukhoản thi hành
Điều 22. Trong quá trình thực hiện quyđịnh này nếu thấy có vấn đề cần bổ sung, điều chỉnh, Thủ trưởng các đơn vị báocáo Bộ trưởng xem xét, quyết định./.