Chỉ thị số 07/CT-UBQUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Về việc ban hành quy định tạm thời về tổ chức
và hoạt động của Ban đền bù thành phố Hải Phòng
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Quyết định 1852/QĐ-UB ngày 21/8/2001 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc thành lập Ban đền bù thành phố;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Địa chính tạ Tờ trình số 26/TT-SĐC ngày 10/7/2001 và đề nghị của Trưởng ban Ban tổ chức chức chính quyền thành phố tại Tờ trình số 284/TT-TCCQ ngày 19/7/2001,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Ban hành theo Quyết định này bản quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động của Ban đền bù thành phố Hải Phòng.
Điều 2: Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định của Uỷ ban nhân dân thành phố trước đây trái với nội dung bản quy định này, nay bãi bỏ.
Điều 3: Các ông, bà: Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố, Trưởng ban Ban tổ chức chính quyền thành phố, Giám đốc Sở Địa chính, Trưởng ban Ban đền bù thành phố, Thủ trưởng các ngành, địa phương, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
QUY ĐỊNH
Về tổ chức và hoạt động của Ban đền bù thành phố Hải Phòng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1999/QĐ-UB ngày 23/8/2001 của Uỷ ban nhân dân thành phố)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Ban đền bù thành phố Hải Phòng được thành lập theo Quyết định số 1852/QĐ-UB ngày 21/8/2001 của Uỷ ban nhân dân thành phố về việc thành lập Ban đền bù để triển khai các dự án đầu tư xây dựng có thu hồi đất trên địa bàn thành phố.
Trụ sở của Ban đền bù thành phố đặt tai số 2 phố Thất Khê, Hồng Bàng, Hải Phòng.
Điện thoại giao dịch: 031. 822049 Fax: 031. 822058
Điều 2: Ban đền bù thành phố là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước thành phố Hải Phòng, có con dấu riêng để giao dịch. Sở Địa chính Hải Phòng được giao quản lý Nhà nước trực tiếp Ban đền bù thành phố.
Điều 3: Ban đền bù được sử dụng cán bộ biệt phái do các ngành liên quan cử sang, số lượng cụ thể do Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Địa chính và Trưởng ban Ban tổ chức chính quyền thành phố (trước mắt năm 2001 Ban có 15 người được điều động từ nội bộ Sở Địa chính và trưng dụng từ các Sở: Tài chính-Vật giá, Xây dựng).
Chương II
CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ
Điều 4: Chức năng của Ban đền bù:
Là cơ quan chuyên môn giúp việc Hội đồng đền bù giải phóng mặt bặng thành phố để lập phương án đền bù cho các dự án đầu tư có thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt.
Điều 5: Nhiệm vụ của Ban đền bù:
Thực hiện việc kiểm kê lập hồ sơ, lập phương án đền bù cho các dự án đầu tư có diện tích từ 01 ha trở lên hoặc kinh phí đền bù trên 500 triệu đồng để trình Uỷ ban nhân dân phê duyệt.
Phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã và chính quyền địa phương xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai phương án đền bù đã được duyệt, hướng dẫn chủ đầu tư chi trả tiền đền bù đến đối tượng được đền bù.
Tham gia cùng chủ đầu tư, Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã và chính quyền địa phương giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện đền bù.
Hướng dẫn Hội đồng đền bù cấp quận, huyện, thị xã việc lập hồ sơ, phương án đền bù cho các dự án thuộc thẩm quyền của cấp huyện, quận, thị xã theo phân cấp.
Thực hiện công tác tổ chức - cán bộ, công tác tài chính kế hoạch, thống kê, lưu trữ, quản lý hồ sơ theo quy định của Nhà nước và yêu cầu của Sở quản lý trực tiếp.
Chương III
TRÌNH TỰ LẬP VÀ TRÌNH DUYỆT PHƯƠNG ÁN ĐỀN BÙ
Điều 6:
Ký kết hợp đồng và triển khai thực hiện công tác kiểm kê.
Căn cứ vào quy mô diện tích, dự toán kinh phí đền bù và yêu cầu tiến độ của từng dự án, Ban đền bù thành phố và chủ dự án tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế.
Trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã được ký, Ban đền bù thành phố chủ trì cùng chính quyền địa phương nơi có đất bị thu hồi tiến hành triển khai việc kiểm kê, lập hồ sơ, lập phương án đền bù đến từng chủ sử dụng đất.
Điều 7: Lập hồ sơ lập phương án đền bù:
Ban đền bù thành phố chủ trì cùng chính quyền địa phương và chủ sử dụng đất tiến hành xác định diện tích loại, hạng đất, nguồn gốc sử dụng đất, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu, vật nuôi trên đất; số nhân khẩu trong hộ...theo quy định hiện hành về lập phương án đền bù.
Trên cơ sở số liệu thu thập được Ban đền bù tổng hợp xây dựng hồ sơ đền bù.
Căn cứ chính sách, đơn giá về đền bù, trợ cấp Ban đền bù tổng hợp xây dựng hồ sơ đền bù.
Căn cứ chính sách, đơn giá về đền bù, trợ cấp Ban đền bù lập phương án đền bù trợ cấp gồm: đền bù về đất đai, tài sản trên đất, mức hỗ trợ thông qua Sở quản lý trực tiếp để trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt.
Điều 8: Triển khai thực hiện phương án đền bù:
Sau khi phương án đền bù đã được phê duyệt, Ban đền bù cùng chính quyền địa phương tổ chức triển khai thực hiện phương án đền bù, hướng dẫn, chủ đầu tư chi trả tiền đền bù cho đối tượng được đền bù.
Trường hợp người có đất khiếu nại về phương án đền bù, Ban đền bù phối hợp với chủ đầu tư giải quyết các vướng mắc hoặc đề nghị các cơ quan liên quan thẩm định lại phương án để báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định.
Chương IV
QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM
Điều 9: Ban đền bù thành phố có những quyền hạn sau:
1- Được yêu cầu các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang và chủ sử dụng đất cung cấp các số liệu, tài liệu cần thiết (trừ tài liệu bí mật Quốc gia có quy định riêng) để phục vụ cho công tác chuyên môn được giao.
2- Tham mưu đề xuất hoặc kiến nghị với cấp trên để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
3- Chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ của Ban.
Điều 10: Ban đền bù thành phố có trách nhiệm:
1- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và các chính sách, chế độ của Nhà nước, đồng thời chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân thành phố, Sở Địa chính về các hoạt động của Ban.
2- Sử dụng đúng, có hiệu quả nguồn ngân sách và các trang thiết bị được cấp để thực hiện nhiệm vụ được giao.
3- Báo cáo tình hình hoạt động của Ban theo định kỳ hàng tháng với Uỷ ban nhân dân thành phố và các cơ quan hữu quan của thành phố.
4- Phục vụ tốt các tổ chức và công dân trong việc giải quyết các công việc có liên quan tới chức năng nhiệm vụ của Ban.
Chương V
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11: Ban đền bù hoạt động theo các quy định của Nhà nước và thành phố đối với các đơn vị sự nghiệp có thu.
Điều 12: Tổ chức bộ máy của Ban đền bù gồm có:
Lãnh đạo gồm Trưởng ban và một Phó trưởng ban do Sở Tài chính - Vật giá cử sang kiêm nhiệm. Trưởng ban do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở Địa chính.
Thành viên bao gồm:
Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của các ngành là thành viên Hội đồng đền bù thành phố cử sang làm việc theo chế độ biệt phái (theo thoả thuận giữa Giám đốc Sở Địa chính và Thủ trưởng các ngành có cán bộ biệt phái).
Căn cứ nhiệm vụ hàng năm, Ban đền bù được sử dụng lao động hợp đồng có nghiệp vụ chuyên môn phù hợp. Kinh phí chi trả lấy từ nguồn chi phí cho công tác đền bù của dự án.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13: Trong quá trình thực hiện nếu có nội dung cần bổ sung, sửa đổi, Trưởng ban Ban đền bù báo cáo Giám đốc Sở Địa chính và Trưởng ban Ban tổ chức chính quyền thành phố nghiên cứu trình Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định./.