QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
về việc ban hành Quy chế tổchức và hoạt động của các trường ngoài công lập
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO
Căn cứ Nghị định số15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lýnhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy củaBộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị củaChánh Văn phòng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết địnhnày Quy chế tổ chức và hoạt động các trường ngoài công lập.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lựcsau 15 ngày kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế các quyết định sau của Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo: Quyết định số 1245/QĐ ngày 11-9-1990 về việc ban hànhQuy chế nhóm trẻ gia đình, lớp mẫu giáo gia đình, nhóm trẻ và trường mẫu giáodân lập, Quyết định số 1447/GD-ĐT về việc ban hành Quy chế trường lớp mầm non tưthục, Quyết định số 1931/QĐ ngày 20-8-1991 về việc ban hành Quy chế trường phổthông dân lập, Quyết định số 1932/QĐ ngày 20-8-1991 về việc ban hành Quy chế trườngphổ thông bán công.
Điều 3. Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngangBộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệptrực thuộc; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị có liênquan thuộc cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,hiệu trưởng các trường có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNGCỦA CÁC TRƯỜNG NGOÀI CÔNG LẬP
(Ban hành kèm theo Quyết địnhsố: 39/2001/QĐ-BGDĐT
ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo )
Chương I
Những quy định chung
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này quyđịnh tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập thuộc giáo dục mầm non,tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, caođẳng.
2. Các trường ngoàicông lập tuân theo Quy chế này và các quy định của Điều lệ nhà trường tương ứngvới từng bậc học, cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Các cơ sở giáo dụckhác bao gồm nhà trẻ, nhóm trẻ, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp,trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học, trungtâm bồi dưỡng văn hóa, nếu là cơ sở giáo dục ngoài công lập, có trách nhiệmtuân theo các quy định tương ứng của Quy chế này.
Điều 2. Chính sáchkhuyến khích
1. Trường ngoài cônglập được hưởng các chính sách khuyến khích về cơ sở vật chất, đất đai, về thuế,phí, lệ phí, tín dụng, bảo hiểm, khen thưởng và phong tặng danh hiệu theo quyđịnh của Chính phủ.
2. Trường ngoài cônglập bình đẳng với trường công lập về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, củagiáo viên, giảng viên, nhân viên và học sinh, sinh viên trong việc thực hiệnmục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục - đào tạo và các quyđịnh liên quan đến tuyển sinh, dạy và học, thi, kiểm tra công nhận tốt nghiệp,cấp văn bằng, chứng chỉ.
Điều 3. Phân cấpquản lý
Trường ngoài công lậpchịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành, ủy bannhân dân các cấp theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao; chịu sự quảnlý trực tiếp của các cơ quan quản lý giáo dục theo quy định trong Điều lệ nhàtrường của bậc học, cấp học tương ứng.
Trường ngoài công lậpcó tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặcNgân hàng Thương mại để giao dịch.
Điều 4. Các loạihình trường ngoài công lập
1. Bán công: là trườngdo Nhà nước thành lập trên cơ sở tổ chức nhà nước phối hợp với các tổ chứckhông phải tổ chức nhà nước, thuộc mọi thành phần kinh tế hoặc với các cá nhâncùng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo một trong hai phương thức sau:
a. Thành lập mới;
b. Chuyển toàn bộ hoặcmột phần cơ sở vật chất từ trường công lập sang bán công.
2. Dân lập: là trườngdo tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức kinh tế xin phép thànhlập, tự đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước và huy động các nhà giáo, nhàkhoa học, nhà đầu tư cùng đóng góp công sức, kinh phí và cơ sở vật chất để xâydựng trường.
3. Tư thục: là trườngdo cá nhân hay một nhóm cá nhân xin phép thành lập và tự đầu tư.
Chương II
Thành lập, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động,chuyển đổi loại hình, giải thể trường ngoài công lập
Điều 5. Điều kiệnthành lập
1. Trường ngoài cônglập được xét thành lập khi bảo đảm có đủ các điều kiện quy định tại Điều lệ nhàtrường tương ứng.
2. Đối với các trườngngoài công lập đã được thành lập trước khi ban hành Quy chế này, cơ quan quảnlý giáo dục trực tiếp có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra để trong vòngba năm kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành, nhà trường có đủ các điềukiện quy định về đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, trường sở, trang thiết bị.
Điều 6. Hồ sơ xin thành lập trường
Khi bảo đảm các điềukiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Quy chế này, tổ chức, cá nhân xinthành lập trường gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ quy địnhtại Điều lệ nhà trường tương ứng. Hồ sơ xin thành lập trường, ngoài các giấy tờtheo quy định tại Điều lệ nhà trường tương ứng, còn có:
1. Dự thảo đề án tổchức và hoạt động của trường và bản cam kết trong vòng 5 năm xây dựng trường sởtương ứng với quy mô, ngành nghề đào tạo dự kiến của trường;
2. Văn bản do cấp cóthẩm quyền xác nhận về khả năng tài chính, về cơ sở vật chất - kỹ thuật của tổchức, cá nhân cam kết đóng góp đầy đủ và đúng hạn để xây dựng trường (sau đâygọi chung là thành viên góp vốn);
3. Hồ sơ xác nhậnquyền sử dụng đất hoặc văn bản thoả thuận của cơ quan có thẩm quyền về việcgiao đất xây dựng trường;
4. Hồ sơ về nhân sự:
a. Danh sách dự kiếnvà lý lịch của thành viên Hội đồng quản trị (nếu có), Hiệu trưởng và các cán bộquản lý của nhà trường có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhân sự;
b. Danh sách giáoviên, giảng viên cơ hữu, kèm theo bản cam kết tham gia giảng dạy cho trường.
Điều 7. Thủ tụcthành lập trường
1. Thủ tục thành lậptrường được thực hiện theo quy định tại Điều lệ nhà trường tương ứng.
2. Sau khi có quyếtđịnh thành lập trường, cấp có thẩm quyền quyết định thành lập trường có tráchnhiệm tiếp tục xem xét đề nghị của tổ chức, cá nhân xin thành lập để:
a. Quyết định côngnhận Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị (nếu có);
b. Quyết định bổnhiệm, công nhận Hiệu trưởng;
c. Phê duyệt đề án tổchức và hoạt động của trường;
d. Phê duyệt kế hoạch,quy mô tuyển sinh, và ngành, nghề đào tạo (đối với trường trung học chuyênnghiệp, cao đẳng);
đ. Cho phép tuyểnsinh.
Điều 8. Trách nhiệm kiểm tra của cơquan quản lý giáo dục các cấp
1. Sau khi trườngngoài công lập đã có quyết định thành lập, cơ quan quản lý giáo dục trực tiếpcủa nhà trường có trách nhiệm tổ chức kiểm tra nhằm bảo đảm trường được tổ chứcvà hoạt động theo đúng đề án và kế hoạch đã được phê duyệt.
2. Trong thời hạn mộtnăm kể từ ngày có quyết định thành lập trường, nếu nhà trường không được tổchức và hoạt động theo đề án và kế hoạch đã được phê duyệt hoặc nhà trườngkhông có đủ các văn bản quy định tại các điểm a, b, c và d, khoản 2 Điều 7 củaQuy chế này thì cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp của nhà trường có tráchnhiệm trình cấp có thẩm quyền thu hồi quyết định thành lập trường.
Điều 9. Sáp nhập,chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trường ngoài công lập
1. Cấp có thẩm quyềnquyết định thành lập thì có thẩm quyền quyết định việc sáp nhập, chia, tách,đình chỉ hoạt động, giải thể trường ngoài công lập.
2. Hồ sơ và thủ tụcsáp nhập, chia, tách trường ngoài công lập để thành lập trường ngoài công lậpmới cùng loại hình thực hiện theo quy định tại các Điều 6 và 7 của Quy chế này.
3. Việc đình chỉ hoạtđộng, giải thể trường ngoài công lập thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều22 của Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Giáo dục.
Điều 10. Chuyển đổiloại hình trường ngoài công lập
1.Trường ngoài cônglập loại hình này có thể đươc xem xét chuyển đổi thành trường ngoài công lậploại hình khác khi có sự thay đổi tương ứng về cơ cấu các thành viên góp vốnquy định đối với từng loại hình nhà trường.
2. Thủ tục chuyển đổiloại hình trường ngoài công lập được quy định như sau:
a. Tổ chức, cá nhânxin thành lập trường nộp hồ sơ gồm:
- Đơn xin chuyển đổiloại hình trường cùng với quyết định của Hội đồng quản trị (nếu có) về việc đềnghị chuyển đổi loại hình trường;
- Phương án chuyển đổiloại hình trường với những nội dung chủ yếu sau đây: loại hình mới của nhà trường;các thành viên góp vốn mới; thời hạn và điều kiện chuyển tài sản, phần vốn góptương ứng với loại hình mới; quyền lợi của nhà giáo và người học trong quátrình chuyển đổi; thời hạn thực hiện chuyển đổi;
- Văn bản của cơ quancó thẩm quyền xác nhận về khả năng tài chính của các thành viên góp vốn mới;
- Sơ yếu lí lịch củangười dự kiến sẽ làm hiệu trưởng và đề án về cơ cấu tổ chức quản lý mới của nhàtrường.
b. Cơ quan quản lýgiáo dục trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định, lấy ý kiến các đơn vị cóliên quan, trình cấp có thẩm quyền thành lập trường xem xét, quyết định. Việcquyết định chuyển đổi loại hình trường ngoài công lập đối với trường trung họcphổ thông, trường trung học chuyên nghiệp phải được báo cáo cho Bộ Giáo dục vàĐào tạo biết để theo dõi.
Chương III
Cơ cấu Tổ chức quản lý và hoạtđộng của trường ngoài công lập
Điều 11. Yêu cầuchung về cơ cấu tổ chức quản lý
1. Trường ngoài cônglập có trách nhiệm xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý bảo đảm các yêu cầu cơ bản đượcquy định trong Điều lệ nhà trường của từng bậc học, cấp học, phù hợp với điềukiện và quy mô của trường .
2. Tùy thuộc vào số lượngcác thành viên góp vốn, trong cơ cấu tổ chức quản lý của trường ngoài công lậpcòn được phép tổ chức Hội đồng quản trị.
Điều 12. Hội đồngquản trị
1. Hội đồng quản trịlà tổ chức đại diện quyền sở hữu của nhà trường, có trách nhiệm và quyền tự chủquyết định những vấn đề quan trọng về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức,nhân sự và tài chính, tài sản của trường.
2. Trường ngoài cônglập có từ hai thành viên góp vốn trở lên phải có Hội đồng quản trị.
3. Hội đồng quản trịgồm không quá mười một thành viên, có Chủ tịch và các thành viên khác, do cấpcó thẩm quyền quyết định thành lập trường công nhận. Nhiệm kỳ của Hội đồng quảntrị là 5 năm. Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đầu tiên do tổ chức hoặc nhóm cá nhânxin thành lập trường đề cử. Từ nhiệm kỳ thứ hai, việc thành lập Hội đồng quảntrị được thực hiện theo nguyên tắc bầu trực tiếp và bằng phiếu kín tại Đại hộicác thành viên góp vốn và đại biểu giảng viên, giáo viên, nhân viên nhà trường.
4. Hội đồng quản trịhọp thường kỳ ít nhất ba tháng một lần. Các cuộc họp bất thường do Chủ tịch Hộiđồng quản trị quyết định, khi có ít nhất 1/3 số thành viên Hội đồng đề nghị.Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ýkiến bằng văn bản. Các thành viên Hội đồng quản trị bình đẳng về quyền biểuquyết. Quyết định của Hội đồng quản trị chỉ có hiệu lực khi được quá nửa sốthành viên Hội đồng nhất trí. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết địnhcuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Văn bản vàquyết định của Hội đồng quản trị phải do Chủ tịch Hội đồng quản trị ký.
Điều 13. Nhiệm vụvà quyền hạn của Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị cónhững nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Quyết định, điềuchỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường;
2. Xây dựng và quyếtđịnh các chế độ thu chi tài chính trong trường theo quy định của Nhà nước vềchế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnhvực giáo dục - đào tạo;
3. Huy động các nguồnvốn để xây dựng trường; giám sát việc quản lý tài chính và tài sản của nhà trường;phê duyệt dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm do Hiệu trưởng trình;
4. Giải quyết các yêucầu đột xuất về việc bổ sung, thay đổi thành viên Hội đồng quản trị trong nhiệmkỳ và đề nghị cấp có thẩm quyền thành lập trường công nhận;
5. Đề cử và đề nghịcông nhận hoặc đề nghị thôi công nhận người giữ chức vụ hiệu trưởng, phó hiệutrưởng, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Điều lệ nhà trườngtương ứng;
6. Phê duyệt phương ánvề tổ chức bộ máy, biên chế và các vấn đề có liên quan đến nhân sự của trườngdo Hiệu trưởng đề xuất;
7. Xây dựng đề án tổchức và hoạt động của trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
8. Giám sát hiệu trưởngvà kế toán trưởng trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước, của Bộ Giáodục và Đào tạo, của cơ quan quản lý trực tiếp và các quyết định của Hội đồngquản trị.
Điều 14. Chủ tịchHội đồng quản trị
1. Hội đồng quản trịbầu Chủ tịch Hội đồng quản trị trong số thành viên Hội đồng quản trị bằng hìnhthức bỏ phiếu kín.
2. Chủ tịch Hội đồngquản trị phải có quốc tịch Việt Nam, có trình độ tối thiểu bằng trình độ chuẩnđược đào tạo của giáo viên, giảng viên nhà trường, có sức khoẻ, khi được đề cửkhông quá 70 tuổi .
3. Chủ tịch Hội đồngquản trị chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về các quyết định của Hộiđồng quản trị; chủ trì các hoạt động của Hội đồng quản trị, theo dõi quá trìnhtổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị và kiểm soát việc điềuhành của Hiệu trưởng; được quyền sử dụng bộ máy tổ chức và con dấu của trườngtrong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị.
4. Trường hợp Chủ tịchHội đồng quản trị vắng mặt hoặc mất khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao, thìthành viên được Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền sẽ thực hiện các quyền vànhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trường hợp không có người được ủyquyền thì các thành viên còn lại chọn một người trong số họ tạm thời giữ chứcChủ tịch Hội đồng quản trị.
5.Chủ tịch Hội đồngquản trị có thể được đồng thời đề cử là hiệu trưởng nếu có đủ các tiêu chuẩncủa hiệu trưởng được quy định tại Điều lệ nhà trường tương ứng.
Điều 15. Hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng là ngườitrực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường; chịu trách nhiệmtrước pháp luật, trước cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp và trước Hội đồngquản trị (nếu có) về việc thực hiện các quy định, quy chế về giáo dục - đàotạo, bảo đảm chất lượng hoạt động giáo dục - đào tạo và những hoạt động kháccủa trường trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
2. Hiệu trưởng phảibảo đảm có đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ nhà trường tương ứng,khi được đề cử không quá 70 tuổi.
3. Đối với trường cóHội đồng quản trị, ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại các Điều lệ nhàtrường tương ứng, hiệu trưởng trường ngoài công lập còn có nhiệm vụ và quyềnhạn:
a. Tổ chức thực hiệncác quyết định của Hội đồng quản trị;
b. Kiến nghị biện pháphuy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục,phát triển trường và các biện pháp bảo đảm chất lượng, hiệu quả giáo dục-đàotạo, hoạt động khoa học - công nghệ, trình Hội đồng quản trị phê duyệt;
c. Đề xuất danh sáchgiáo viên, giảng viên và là chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng tuyển dụng giáoviên, giảng viên; thực hiện các quy định của Nhà nước đối với trường ngoài cônglập về lao động - tiền lương, tiền công, bảo hiểm, học bổng, học phí, trợ cấpxã hội, khen thưởng, kỷ luật;
d. Lập dự toán vàquyết toán ngân sách hằng năm, trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Tổ chức thựchiện kế hoạch tài chính đã được Hội đồng quản trị phê duyệt. Báo cáo định kỳ vềtài chính và các hoạt động của nhà trường theo quy định với Hội đồng quản trị,các cấp quản lý có liên quan;
đ. Bảo đảm trật tự, anninh và môi trường sạch, đẹp, an toàn trong nhà trường;
e. Được tham dự cáccuộc họp của Hội đồng quản trị (nếu không phải là thành viên) nhưng không cóquyền biểu quyết. Trong trường hợp cần thiết, hiệu trưởng có quyền bảo lưu ýkiến không nhất trí với quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo cơ quanquản lý giáo dục trực tiếp;
g. Có thể được đề cửđồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị nếu có đủ các tiêu chuẩn quy định đốivới Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Điều 16. Ban Kiểmtra tài chính
Ban Kiểm tra tàichính, do Hội đồng quản trị thành lập, là bộ phận có chức năng giúp Hội đồngquản trị kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính của nhà trường và thực hiệnchế độ tài chính công khai. Ban Kiểm tra tài chính có từ ba đến năm thành viênđược chọn trong các thành viên góp vốn và giảng viên, giáo viên, nhân viên nhàtrường, trong đó ít nhất phải có một thành viên có chuyên môn về kế toán.Thànhviên Hội đồng quản trị, hiệu trưởng, kế toán trưởng không được làm thành viênBan Kiểm tra tài chính. Cơ cấu, quyền hạn, nhiệm vụ và chế độ làm việc của BanKiểm tra tài chính do Hội đồng quản trị quy định.
Điều 17. Trườngkhông có Hội đồng quản trị
1. Trường ngoài cônglập, nếu chỉ có một thành viên góp vốn, không nhất thiết có Hội đồng quản trị.
2. Trường chỉ có mộtthành viên góp vốn bao gồm:
a. Trường bán công doNhà nước đầu tư toàn bộ để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu; chi phí thườngxuyên và các chi phí khác được thực hiện thông qua nguồn thu ngoài ngân sáchnhà nước bao gồm học phí, tiền đóng góp xây dựng trường, các khoản thu kháctheo quy định của pháp luật;
b. Trường tư thục domột cá nhân đầu tư toàn bộ trong việc xây dựng trường, tổ chức và điều hành cáchoạt động của trường .
3. Đối với trường báncông không có Hội đồng quản trị thì Hiệu trưởng thuộc biên chế nhà nước; đượcbổ nhiệm theo thủ tục quy định trong Điều lệ nhà trường tương ứng; có thêm cácnhiệm vụ và quyền hạn sau đây ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định trongĐiều lệ nhà trường:
a. Xây dựng đề án tổchức và họat động của trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b. Huy động các nguồnvốn để xây dựng và phát triển trường;
c. Thực hiện các chếđộ thu chi tài chính trong trường theo quy định của Nhà nước về chế độ quản lýtài chính đối với các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục -đào tạo;
d. Tổ chức tuyển dụnggiáo viên, giảng viên; thực hiện các quy đinh của Nhà nước đối với trường ngoàicông lập về lao động – tiền lương, tiền công, bảo hiểm, học bổng, học phí, trợcấp xã hội, khen thưởng, kỷ luật;
đ. Bảo đảm trật tự, anninh và môi trường sạch, đẹp, an toàn trong nhà trường.
4. Đối với trường tưthục không có Hội đồng quản trị thì các nhiệm vụ và quyền hạn của cá nhân đầu tưxây dựng trường được thực hiện theo quy định tại các khoản 1,2,3,5,6,7,8 Điều13 của Quy chế này. Cá nhân đầu tư xây dựng trường có thể trực tiếp là hiệu trưởngnếu có đủ các tiêu chuẩn của hiệu trưởng được quy định tại Điều lệ nhà trường tươngứng. Trường hợp hiệu trưởng là người khác thì hiệu trưởng có trách nhiệm trướccá nhân đầu tư xây dựng trường về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn tươngứng quy định tại khoản 3 Điều 15 của Quy chế này.
Điều 18. Chương trình giáo dục - đàotạo và kế hoạch dạy học
Việc thực hiện chươngtrình giáo dục - đào tạo và kế hoạch dạy học được quy định như sau:
1. Trường ngoài cônglập thực hiện chương trình giáo dục - đào tạo và kế hoạch dạy học theo quy địnhcủa Điều lệ nhà trường tương ứng.
2. Trường ngoài cônglập bảo đảm việc dạy đủ và đúng tiến độ chương trình quy định cho cấp học, lớphọc; thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh; không dạybớt, dạy dồn.
3. Trường ngoài cônglập thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học như các trường công lậpcùng cấp học, bậc học. Riêng trường trung học cơ sở, trung học phổ thông đượcbổ sung thời gian học tập không quá 04 tuần/năm nhằm bảo đảm mặt bằng kiến thứcvà kết quả các kỳ thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh vào cấp học, bậc học cao hơn.
4. Trường phổ thôngngoài công lập được tổ chức học 2 buổi/ngày nếu có đủ các điều kiện cần thiếtvề cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Căn cứ vào thời lượng được xác định, trườngngoài công lập xây dựng thời khoá biểu của trường bảo đảm việc sắp xếp hợp lýgiữa giờ học trên lớp với giờ tự học, làm bài tập, thực hành; giờ giáo viên hướngdẫn học sinh học tập, thảo luận; bảo đảm giải quyết phần lớn các yêu cầu củagiáo viên trên lớp trong một ngày học tại trường. Thời khoá biểu phải ổn định,phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, bảo đảm quyền lợi học tập của học sinh và phùhợp với điều kiện cụ thể của trường.
Chương IV
CƠ SỞ VẬT CHẤT - THIẾT BỊ VÀQUẢN LÝ TÀI CHÍNH
Điều 19. Yêu cầutối thiểu về quy mô nhà trường
Các trường ngoài công lập đượcthành lập sau thời điểm ban hành Quy chế này phải bảo đảm có đủ cơ sở vật chấtcho hoạt động của trường với quy mô ít nhất như sau:
1. Đối với trường mầmnon phải có từ ba nhóm, lớp trở lên theo quy định của Điều lệ trường mầm non;
2. Đối với trường tiểuhọc, trung học cơ sở và trung học phổ thông, phải có quy mô ba lớp cho mỗi khốilớp;
3. Đối với trườngtrung học chuyên nghiệp phải có hai trăm học sinh cho các ngành nghề đăng kýđào tạo;
4. Đối với trường caođẳng phải có ba trăm sinh viên cho các ngành nghề đăng ký đào tạo.
Điều 20. Yêu cầu vềcơ sở vật chất-thiết bị
Các trường ngoài cônglập có trách nhiệm thực hiện đúng cam kết về xây dựng trường quy định tại khoản1 Điều 6 của Quy chế này để bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất - thiết bịquy định trong Điều lệ nhà trường tương ứng và Quy chế về thiết bị giáo dục doBộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Điều 21. Tài sản
Tài sản của trườngngoài công lập gồm tài sản thuộc phần vốn góp ban đầu của tổ chức, tập thể, cánhân và tài sản tăng thêm trong quá trình hoạt động. Tài sản của trường ngoàicông lập sau khi trừ phần vốn góp của tổ chức, tập thể, cá nhân và phần chi phícho các hoạt động của trường kể cả phần trả lãi vốn vay, vốn góp là tài sảnkhông chia thuộc sở hữu Nhà nước và các tổ chức liên kết (đối với trường báncông), thuộc sở hữu tập thể (đối với trường dân lập), cá nhân hoặc nhóm cá nhânđầu tư (đối với trường tư thục), được Nhà nước bảo vệ theo quy định của phápluật, không ai được chiếm đoạt.
Điều 22. Tài chính
1. Trường ngoài cônglập được hưởng chế độ tài chính khuyến khích theo quy định của Nhà nước về chếđộ tài chính khuyến khích đối với các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáodục, y tế, văn hóa, thể thao.
2. Trường ngoài cônglập thực hiện chế độ quản lý tài chính theo quy định của Nhà nước về chế độquản lý tài chính đối với các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vựcgiáo dục - đào tạo.
Chương V
Nhà giáo, cán bộ, nhân viên vàngười học
Điều 23. Yêu cầu vềtỷ lệ giáo viên, giảng viên cơ hữu
1. Trường ngoàicông lập phải bảo đảm từ năm học đầu tiên tỷ lệ giáo viên, giảng viên cơ hữutrên tổng số giáo viên, giảng viên của nhà trường như sau:
a. Trường mầm non, trườngtiểu học: 100 %;
b. Trường trung học cơsở: không dưới 40%;
c. Trường trung họcphổ thông: trong hai năm đầu không dưới 30 %, từ năm thứ ba trở đi không dưới40%;
d. Trường trung họcchuyên nghiệp, trường cao đẳng: không dưới 30 %.
2. Số giáoviên, giảng viên còn lại của trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trunghọc chuyên nghiệp, cao đẳng là giáo viên, giảng viên thỉnh giảng.
3. Số giáo viên, giảngviên (cơ hữu và thỉnh giảng) của trường ngoài công lập phải bảo đảm không thấphơn định mức về giáo viên, giảng viên theo quy định của Nhà nước đối với từngbậc học, cấp học.
Điều 24. Tuyển dụng
1. Cán bộ quản lý,giảng viên cơ hữu, giáo viên cơ hữu và nhân viên của trường ngoài công lậpkhông ở trong biên chế nhà nước, trừ hiệu trưởng trường bán công (theo quy địnhtại khoản 3 Điều 17 của Quy chế này) và những trường hợp đặc biệt đối với giáodục mầm non theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; được tuyển dụng và thực hiệncác chế độ theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động; được hưởng chế độtiền công, tiền lương hợp lý theo kết quả hoạt động của trường, được đóng bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
2. Cán bộ quản lý,giảng viên, giáo viên của trường bán công đang thuộc biên chế Nhà nước được hưởngcác chế độ theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức chuyển sanglàm việc trong cơ sở bán công.
Điều 25. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ vàquyền của nhà giáo
Giáo viên, giảng viên(cơ hữu và thỉnh giảng) của trường ngoài công lập phải có đủ các tiêu chuẩn vềphẩm chất, đạo đức, trình độ chuẩn và sức khoẻ theo quy định của Luật Giáo dục;có nhiệm vụ và quyền theo quy định tại các Điều lệ nhà trường tương ứng; đượcxét tặng các danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, huy chương "Vìsự nghiệp giáo dục"và các danh hiệu cao quý khác như giáo viên, giảng viêncác trường công lập và được hưởng tiền thưởng theo mức quy định của Nhà nước từnguồn ngân sách nhà nước.
Điều 26. Nhiệm vụvà quyền của người học
1. Trẻ em, học sinh,sinh viên trường ngoài công lập có các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ nhà trườngtương ứng
2. Trẻ em, họcsinh, sinh viên trường ngoài công lập được hưởng các quyền quy định tạiĐiều lệ nhà trường tương ứng; được hưởng chế độ, chính sách theo quy định củaChính phủ; và được bình đẳng trong cơ hội tiếp tục học lên, tìm kiếm việc làmnhư học sinh, sinh viên các trường công lập.
Chương VI
Thanh tra, khen thưởng và xử lývi phạm
Điều 27. Tráchnhiệm kiểm tra, thanh tra
1.Trường ngoài cônglập có trách nhiệm tổ chức thực hiện thường xuyên việc tự kiểm tra các hoạtđộng của nhà trường theo các quy định hiện hành.
2. Các cơ quan quản lýgiáo dục có trách nhiệm thực hiện kiểm tra, thanh tra theo quy định các hoạtđộng của trường ngoài công lập, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo và viphạm theo Luật khiếu nại tố cáo và Pháp lệnh thanh tra.
Cơ quan, tổ chức, cánhân có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo về các hành vi trái pháp luậttrong hoạt động giáo dục của trường.
Điều 28. Cấm lợi dụng danh nghĩa trườngngoài công lập
Trường ngoài công lậpkhông được phép cho bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa, sửdụng cơ sở của nhà trường để tiến hành các hoạt động bất hợp pháp và thực hiệncác hành vi thương mại hoá hoạt động giáo dục, vụ lợi, không đúng với tôn chỉmục đích hoạt động của trường ngoài công lập.
Điều 29. Khen thưởng
Tập thể, cá nhân trườngngoài công lập có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục được khen thưởngtheo quy định của nhà nước.
Điều 30. Xử lý viphạm
Trong trường hợp có đủcăn cứ về trường ngoài công lập không chấp hành đúng pháp luật, các quy chế,quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; không bảo đảm chất lượng giáo dục - đàotạo; không bảo đảm yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụviệc giảng dạy học tập; không bảo đảm điều kiện vệ sinh và an toàn thì tuỳ mứcđộ nặng nhẹ, cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp có trách nhiệm:
1. Quyết định tạmngừng giảng dạy;
2. Quyết định tạmngừng tuyển sinh;
3. Trình cấp có thẩmquyền quyết định đình chỉ hoạt động hoặc giải thể trường./.