Văn bản pháp luật: Quyết định 66/2001/QĐ-UB

Hoàng Văn Nghiên
Hà Nội
STP TP Hà Nội;
Quyết định 66/2001/QĐ-UB
Quyết định
15/09/2001
30/08/2001

Tóm tắt nội dung

Về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu di dân Đồng Tàu, tỷ lệ 1/500 Thuộc xã Thịnh Liệt- huyện Thanh Trì- Hà Nội

Chủ tịch
2.001
UBND thành phố Hà Nội

Toàn văn

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND THÀNH PHỐ

Về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu di dân Đồng Tàu, tỷ lệ 1/500

Thuộc xã Thịnh Liệt- huyện Thanh Trì- Hà Nội

 

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;

Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị.

Căn cứ Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020.

Căn cứ Quyết định số 322/BXD-ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban hành quy định lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị.

Xét đề nghị của Kiến trúc sư trưởng Thành phố tại tờ trình số: 398/2001/TTr-KTST ngày 6 tháng 8 năm 2001.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

Phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu di dân Đồng Tàu, tỷ lệ 1/500 thuộc xã Thịnh Liệt- huyện Thanh Trì- Hà Nội, do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập với nội dung chính như sau:

1- Vị trí, ranh giới và quy mô lập quy hoạch chi tiết;

1.1. Vị trí:

Khu di dân Đồng Tàu thuộc địa giới hành chính xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì- Hà Nội.

1.2. Ranh giới:

Phía Đông giáp đường quy hoạch rộng 30m

Phía Bắc và Phía Tây giáp khu dân cư thôn Giáp Nhị.

Phía Nam là đường quy hoạch 30m.

2- Quy mô

Tổng diện tích: 100.384m2

Số dân dự kiến: 3172 người

3- Nội dung quy hoạch chi tiết:

3.1. Mục tiêu:

Xây dựng một khu đô thị mới hoàn chỉnh, đồng bộ các công trình cơ sở hạ tầng đô thị phù hợp với quy hoạch chi tiết huyện Thanh Trì, điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội và tình hình phát triển kinh tế- xã hội huyện Thanh Trì và Thành phố.

Tạo quỹ nhà đất phục vụ di dân, giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1 và các công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố.

Làm cơ sở để quản lý xây dựng theo quy hoạch và quy định của pháp luật.

3.2. Các chỉ tiêu quy hoạch đạt được:

Tổng diện tích đất trong phạm vi quy hoạch: 100384 m2 100%.

Bao gồm:

- Đất đư­ờng thành phố

18066 m2

18%

- Đất đư­ờng tiểu khu

15747 m2

15,68%

­- Đất công cộng đơn vị ở

7269 m2

7,24%

- Đất nhà trẻ

3069 m2

3,06%

- Đất tr­ường tiểu học

7475 m2

7,45%

- Đất ở cao tầng kết hợp dịch vụ

26210 m2

26,11%

- Đất ở thấp tầng

16202 m2

16,14%

- Đất  cây xanh kết hợp bãi đỗ xe

6346 m2

6,32%

                   Tổng cộng:

100384 m2

100%

Tổng diện tích đất ở: 42412m2 trong đó:

- Đất ở cao tầng:                         26210 m2         chiếm 61,8%

- Đất ở thấp tầng:                        16202m2          chiếm 38,2%

 

Các chỉ tiêu đạt được của quy hoạch

Stt

Ký hiệu

Chức năng

DT đất

DT sàn

Mật độ

Tầng cao tb

Hệ số sdd

Dịch vụ

 

 

 

m2

m2

m2

%

Tầng

Lần

1

CC1

Chợ tạm

3206

320

 

10

1

0.1

2

CC2

Công cộng dịch vụ

4063

9903

 

32.5

7.5

2.44

3

TH

Trường tiểu học

7475

3223

 

24

1.8

0.43

4

NT

Nhà trẻ

3069

854

 

28

1

0.28

5

CX-DX1

Cây xanh kết hợp bãi đỗ xe

2240

45

 

2

1

0.02

6

CX-DX2

Cây xanh kết hợp bãi đỗ xe

4106

82

 

2

1

0.02

7

CT1

Nhà ở cao tầng

17762

3778

47188

36.1

7.96

2.87

8

CT2

Nhà ở cao tầng

2172

691

5528

31.8

9

2.86

9

CT3

Nhà ở cao tầng

6276

2404

12384

38.3

6.15

2.36

10

NO

Nhà ở thấp tầng

16202

 

21504

44.2

3

1.33

Tổng số căn hộ đạt được: 793 căn hộ(khoảng 3172 người), bao gồm;

Khu cao tầng: 650 căn hộ( khoảng 2600 người, t/c 25m2 sàn/người)

Khu cao tầng: 143 căn hộ( khoảng 572 người, t/c 50m2 sàn/người)

3.3. Quy hoạch sử dụng đất:

Khu đất ở ngã ba đường 30m ở phía Đông Nam khu di dân bố trí công trình công cộng khu vực (có diện tích khoảng 4063 m2, mật độ xây dựng 32,5%, tầng cao trung bình 7,5 tầng từ 2-11 tầng) phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của dân cư trong khu vực (CC2).

Khu đất ở phía Nam và phía Đông khu di dân sát đường 30m bố trí nhà ở căn hộ 9-11 tầng, tầng 1 kết hợp dịch vụ để tận dụng mặt đường 30m phục vụ cho kinh doanh (ký hiệu CT1 diện tích 17762 m2, CT2 diện tích 2172 m2 và CT3 diện tích 6276 m2)

Khu đất xây dựng nhà trẻ, trường học được bố trí ở phía trong đơn vị ở, đảm bảo bán kính phục vụ cho khu ở.

Nhà trẻ (Ký hiệu NT) quy mô 160 cháu (Tiêu chuẩn 22 m2 đất/1 chỗ học, khoảng 3 nhóm trẻ) có diện tích khoảng 3069 m2, mật độ 28%, tầng cao trung bình 1 tầng.

Trường tiểu học (Ký hiệu TH) quy mô 370 học sinh (Tiêu chuẩn 20 m2 đất/1 học sinh, khoảng 10-12 lớp học) có diện tích khoảng 7475 m2, mật độ 24%, tầng cao trung bình 1-2 tầng

Khu đất xây dựng nhà ở thấp tầng (ký hiệu NO), có tổng diện tích khoảng 16202 m2, mật độ xây dựng 44,2%, tầng cao trung bình: 3 tầng. Tại lõi của các nhóm ở thấp có vườn hoa, cây xanh kết hợp để bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật như trạm điện, tổng đài điện thoại, bể chứa nước...

Cây xanh khu ở kết hợp bãi đỗ xe bố trí ở trung tâm khu ở, tổng diện tích khoảng 6346m2, ký hiệu CX-DX1 (diện tích khoảng: 2240m2) và CX-DX2 (diện tích khoảng 4106m2)

Phía Tây ô đất, trong giai đoạn trước mắt xây dựng chợ tạm (cấp 4) kết hợp với các kiốt phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của nhân dân trong khu vực, diện tích khoảng 3206m2, mật độ xây dưng 10%, tầng cao 1 tầng (ký hiệu CC1). Về lâu dài sẽ thu hồi lại để xây dựng nhà ở theo quy hoạch. Khu thương nghiệp dịch vụ phục vụ cho khu vực sẽ được đầu tư xây dựng ở khu đất tại góc đường 30m với đường 21,5m ở phía Tây.

3.4. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc:

Các công trình cao tầng bố trí bên ngoài, các công trình thấp tầng bố trí bên trong. Dọc theo tuyến đường phân khu vực có mặt cắt ngang rộng 30m bố trí các công trình nhà ở cao 9 tầng (kết hợp dịch vụ tầng 1), kết hợp với khối nhà cao từ 2-11 tầng tại vị trí ngã 3 đường, tạo thành quần thể kiến trúc hài hoà, phù hợp với yêu cầu của quy hoạch khu vực.

Trung tâm khu ở bố trí các công trình công cộng đơn vị ở thấp tầng có mật độ xây dựng thấp, kết hợp với cây xanh trong khu nhà ở tạo nên quần thể xanh trong lõi, tạo cảnh quan và cải thiện điều kiện vi khí hậu cho khu vực.

Nhà ở thấp tầng được bố trí thành nhóm ở dọc theo tuyến đường 13,5m có lõi là vườn hoa, nhằm tạo cảnh quan đẹp và cải tạo vi khí hậu cho nhóm ở.

3.5. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:

3.5.1. Quy hoạch giao thông:

a. Mạng lưới đường quy hoạch.

Đường phân khu vực ở phía Đông và Nam khu di dân có mặt cắt ngang rộng 30m. Bao gồm lòng đường rộng 15m, hè mỗi bên rộng 7,5m.

Cắt qua khu di dân theo hướng Bắc- Nam bố trí tuyến đường có mặt cắt ngang rộng 21,5m, lòng đường rộng 11,5m, hè mỗi bên rộng 5m.

Các mạng đường nhánh bên trong khu di dân được bố trí dựa trên cơ sở quy mô các nhóm nhà ở và các khu chức năng như trường học, nhà trẻ, các công trình công cộng v.v.. giải quyết tốt cho giao thông trong khu vực cũng như nối với mạng đường phân khu vực; bề rộng vỉa hè tối thiểu phải ≥ 3m để có đủ diện tích bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật chính như cấp điện, cấp nước..., đường nhánh chính có mặt cắt ngang rộng 13,5m, lòng đường rộng 7,5m, hè mỗi bên rộng 3m; Các đường nội bộ, đường vào nhà trong các nhóm nhà có mặt cắt ngang rộng 11,5m, lòng đường rộng 5,5m, hè mỗi bên rộng 3m.

b. Bãi đỗ xe tập trung:

Bãi đỗ xe kết hợp cây xanh có diện tích khoảng 0,63ha. Các bãi đỗ xe phải được xây dựng có mặt phủ và ranh giới rõ ràng, thuận tiện cho xe ra vào và đảm bảo phòng chống cháy nổ.

c. Cây xanh dọc đường

Đối với hè có bề rộng 5m trở lên trồng cây bóng mát cả hai bên hè.

Đường 13,5m có 2 hè rộng 3m trồng cây 1 bên hè.

Cây trồng cách mép bó vỉa 1,2-1,5m. Khoảng cách trung bình giữa 2 cây là 7m.

3.5.2. Quy hoạch san nền và thoát nước mưa:

a. San nền:

Cao độ thiết kế của nền phải đảm bảo yêu cầu thoát nước của công trình, phù hợp với địa hình, tạo vẻ đẹp cho khu vực, khối lượng san đắp ít nhất.

Trước khi san đắp nền phải điều tra các công trình ngầm và nổi trong phạm vi thi công để có kế hoạch dịch chuyển hoặc bảo vệ. Trong quá trình thi công, cần có biện pháp giải quyết thoát nước tốt để tránh gây úng ngập cho khu vực, đặc biệt là đối với các khu dân cư hiện có xung quanh khu di dân.

Cao độ san nền thấp nhất:   +5,80

Cao độ san nền cao nhất:    +6,40

Cao độ san nền trung bình: +6,10

b. Thoát nước mưa:

Hệ thống thoát nước mưa khu di dân Đồng Tàu là hệ thống cống riêng, trước mắt khi chưa xây dựng được trạm bơm và trạm xử lý nước thải của thành  phố, nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý qua bể bán tự hoại rồi thoát vào các tuyến cống riêng và chỉ được đấu nối vào các tuyến cống thoát nước mưa của khu vực tại một số vị trí.

Các trục thoát nước chính như sau:

Trục thoát nước D= 1000mm ÷ D1250mm nằm ở giữa khu đất.

Tuyến cống D= 1000mm ÷ D1500mm nằm ở trục đường quy hoạch ở phía nam ô đất.

Tuyến cống D= 600mm ÷ D800mm nằm ở trên đường quy hoạch ở phía Đông ô đất.

Các tuyến cống nói trên được thoát vào tuyến cống D = 1750mm ở phía Nam ô đất rồi chảy vào mương thoát nước Linh Đàm cách ô đất khoảng 150m.

3.5.3. Quy hoạch cấp nước:

a.  Nguồn nước:

Nguồn nước cung cấp cho khu di dân Đồng Tàu được lấy từ nhà máy nước Pháp Vân thông qua tuyến ống truyền dẫn D600mm hiện có trên quốc lộ 1A.

b. Mạng lưới.

Tuyến ống phân phối chính có đường kính D160mm, được đấu nối 1 điểm với tuyến ống truyền dẫn D600mm hiện có trên quốc lộ 1A. Từ tuyến ống D160mm này hình thành các tuyến ống phân phối có đường kính ống nhỏ hơn tạo thành mạng lưới phân phối chính được khép kính trong toàn bộ khu di dân và cung cấp nước đến chân các công trình.

Đối với nhà ở cao tầng, nước được thông qua trạm bơm, bể chứa đặt trong khu vực đất cây xanh và đất bố trí hạ tầng kỹ thuật.

Đối với nhà ở thấp tầng (3 tầng trở xuống), nước được cấp trực tiếp từ tuyến ống phân phối trong khu vực.

c. Cấp nước phòng cháy, chữa cháy.

Đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam, phù hợp với hệ thống cấp nước phòng cháy, chữa cháy chung của Thành phố.

3.5.4. Quy hoạch cấp điện;

a. Nguồn:

Nguồn cao thế cấp điện cho khu vực di dân được lấy từ trạm biến thế 110/35/6KV Văn điển hiện có ở phía Tây Nam các khu vực di dân khoảng 3km.

b. Trạm biến thế.

Vị trí các trạm biến thế được bố trí gần trung tâm phụ tải dùng điện với bán kính phục vụ khoảng 300m và gần đường giao thông.

Xây dựng 3 trạm biến thế cấp điện cho khu vực (Trạm N1, N2, N3) để đảm bảo an toàn và mỹ quan, các trạm biến thế được xây kín.

TT

Tên trạm biến thế

Điện áp(KV)

Công suất đặt(KVA)

1

Trạm N-1

6-(22)/0,4

1000+750

2

Trạm N-2

6-(22)/0,4

2x630

3

Trạm N-3

6-(22)/0,4

560

 

Cộng

 

3570

c.Hướng truyền dây cao thế dẫn vào trạm:

Tuyến điện cao thế dẫn vào các trạm biến thế đi bằng cáp ngầm có điện áp chuẩn 22KV( trước mắt có thể vận hành 6KV phụ thuộc vào cấp điện áp trung thế hiện có của trạm 110/35/6KV Văn Điển).

d. Lưới điện thế

Lưới hạ thế có cấp điện áp 380/220V.

Từ các trạm biến thế có các lộ hạ thế 0,4KV đến các phụ tải cấp điện cho công trình ( Các lộ cáp trục có tiết diện từ XLPE-95 trở lên)

Mạng lưới đường của khu vực được chiếu sáng bằng đèn thuỷ ngân cao áp.

3.5.5 Quy hoạch mạng lưới thông tin bưu điện

Phục vụ các thuê bao của khu di dân sẽ là tổng đài vệ tinh Giáp Bát hiện có ở phía Tây Bắc, cách khu di dân khoảng 3KM( tổng đài này sẽ được cải tạo thành tổng đài điều khiển với công suất 62.000 số), thông qua 3 tủ cáp: Mạng lứơi bưu điện trong khu  vực được thiết kế bằng cáp ngầm.

3.6.6. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường.

a. Thoát nước bẩn:

Về lâu dài được thực hiện theo điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được phê duyệt. Hệ thống thoát nước bẩn khu vực này là hệ thống cống riêng sau đó được đưa về trạm bơm khu vực rồi đưa về trạm xử lý tập trung.

Trước mắt hệ thống thoát nước bẩn ở khu vực này là hệ thống cống nửa chung nửa riêng như sau:

Nước bẩn được xử lý qua bể bán tự hoại xây dựng bên trong công trình hoặc bên trong ô đất, rồi được đấu nối ra rãnh đậy nắp đan thoát nước bẩn được xây dựng dọc theo trục đường, các đường cống nước bẩn này trước mắt được nối tạm vào đường cống thoát nước mưa tại một số điểm. Sau này khi có hệ thống thoát nước bẩn riêng của Thành phố sẽ xây dựng tiếp đoạn cống nối ra cống nước bẩn.

b. Vệ sinh môi trường;

Đối với khu vực nhà cao tầng, xây dựng hệ thống đổ rác từ trên tầng cao xuống bể rác bố trí trong từng đơn nguyên, xe chở rác sẽ thu rác trực tiếp từ bể rác này, kinh phí tính trong kinh phí xây dựng công trình.

Đối với khu vực trường học và các công trình công cộng có bể rác hoặc container có nắp đậy kín và hợp đồng thu gom, vận chuyển rác với đơn vị làm công tác vệ sinh môi trường.

Đối với khu vực nhà thấp tầng hàng ngày rác được thu gom, vận chuyển theo giờ cố định.

Đối với các trục đường chính đặt thùng rác nhỏ công cộng, khoảng cách giữa các thùng là 60m - 80m.

Điều 2:

Giao Kiến trúc sư trưởng Thành phố kiểm tra, xác nhận hồ sơ bản vẽ thiết kế theo quy hoạch chi tiết được duyệt để thực hiện và quản lý; chỉ đạo Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với đồ án quy hoạch này theo quy định của pháp luật, trình các cấp có thẩm quyền thẩm dịnh và phê duyệt; tổ chức công bố quy hoạch chi tiết cho các tổ chức, cơ quan và nhân dân biết để thực hiện.

Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát xây dựng theo quy hoạch và xử lý việc xây dựng sai quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Điều 3:

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Thành phố, Kiến trúc sư trưởng Thành phố, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và đầu tư, Xây dựng, Giao thông Công chính, Địa chính- Nhà đất; Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì,  Chủ tịch UBND xã Thịnh Liệt, Giám đốc Ban quản lý Dự án công trình giao thông công chính; Giám đốc, thủ trưởng các Sở, Ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nguồn: vbpl.vn/hanoi/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=20522&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận