QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Về việc ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết
khu di dân Đồng Tàu, tỷ lệ 1/500.
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Quyết định số 66/2001/QĐ-UB ngày 30 tháng 8 năm 2001 của Uỷ ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu di dân Đồng Tàu, tỷ lệ 1/500;
Xét đề nghị của Kiến trúc sư trưởng Thành phố;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết khu di dân Đồng Tàu, tỷ lệ 1/500.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký
Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố, Kiến trúc sư trưởng Thành phố, Giám đốc các Sở: Kế hoạch - Đầu tư, Địa chính Nhà đất, Xây dựng, Giao thông Công chính; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Thịnh Liệt, Giám đốc Ban quản lý Dự án công trình giao thông công chính; Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên uan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH CHI TIẾT
KHU DI DÂN ĐỒNG TÀU, TỶ LỆ 1/500.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 67/2001/QĐ-UB, ngày 30 tháng 8 năm 2001 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Điều lệ này hướng dẫn việc quản lý xây dựng, sử dụng các công trình theo đúng đồ án quy hoạch chi tiết khu di dân Đồng Tàu, tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt.
Điều 2.
Ngoài những quy định trong Điều lệ này, việc quản lý xây dựng tại khu di dân Đồng Tàu cần phải tuân theo các quy định pháp luật khác có liên quan của Nhà nước.
Điều 3.
Việc điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi Điều lệ này phải được Uỷ ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.
Điều 4.
Uỷ ban nhân dân Thành phố giao cho Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, Sở Xây dựng và Văn phòng Kiến trúc sư trưởng Thành phố quản lý, kiểm tra, giám sát xây dựng tại khu di dân Đồng Tàu theo đúng quy hoạch và các quy định của pháp luật.
CHƯƠNG II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5.
Phạm vi và quy mô nghiên cứu:
Thuộc địa giới hành chính xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Phía Đông giáp đường quy hoạch rộng 30m.
Phía Bắc giáp dân cư thôn Giáp Nhị.
Phía Tây giáp dân cư thông Giáp Nhị.
Phía Nam là đường quy hoạch 30m.
Quy mô:
Tổng diện tích khu đất: 100384m2.
Điều 6.
Khu di dân được thiết kế, phân chia thành các khu chức năng như sau:
Các khu công trình công cộng của Thành phố và khu vực (ký hiệu: CC...).
Trường học (ký hiệu: TH...).
- Nhà trẻ (ký hiệu: NT...).
- Các khu nhà ở cao tầng theo quy hoạch (ký hiệu: CT ...).
- Các khu nhà ở thấp tầng theo quy hoạch (ký hiệu: CX-DX...).
Ngoài ra còn có các loại đất sử dụng cho giao thông.
Các chỉ tiêu quy hoạch đạt được:
* Tổng diện tích trong phạm vi quy hoạch: 100384m2.
Bao gồm:
- Đất đường thành phố : 18066m2 18%
- Đất đường tiểu khu : 15747m2 15,68%
- Đất công cộng đơn vị ở : 7269m2 7,24%
- Đất nhà trẻ : 3069m2 3,06%
- Đất trường tiểu học : 7475m2 7,45%
- Đất ở cao tầng kết hợp dịch vụ : 26210m2 26,11%
- Đất ở thấp tầng : 16202m2 6,32%
- Đất xây xanh kết hợp bãi đỗ xe : 6346m2 6,32%
Tổng cộng:100384m2 100%
Điều 7.
Các khu công trình công cộng được bố trí theo mặt đường 30m ở phía Nam, tại điểm giao nhau của đường giao thông chính sẽ xây dựng các công trình công cộng, văn phòng cho thuê kết hợp dịch vụ ... ngoài ra ở phía Tây Bắc khu di dân còn có khu chợ tạm trước mắt để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của nhân dân trong khu vực (Bao gồm các khu chức năng có ký hiệu CC1; CC2) có tổng diện tích đất khoảng: 7269m2.
+ Chợ tạm:
Tổng diện tích đất khoảng : 3.206m2
Tổng diện tích sàn : 320m2
Mật độ xây dựng : 10%
Hệ số sử dụng đất : 0.1
Tầng cao trung bình : 1 tầng
+ Công trình thương mại tổng hợp dự kiến xây dựng CC2:
Tổng diện tích đất khoảng : 4.063m2
Tổng diện tích sàn : 9.903m2
Mật độ xây dựng : 32,5%
Hệ số sử dụng đất : 2.44
Tầng cao trung bình : 7,5 tầng
* Thiết kế các công trình phải đảm bảo hình thức kiến trúc hài hoà với cảnh quan xung quanh, đóng góp vào bộ mặt kiến trúc của đường phố và khai thác các lô đất mặt đường có hiệu quả. Cây xanh, sân vườn, đường nội bộ và bãi đỗ xe được tổ chức phù hợp với các công trình và phù hợp với quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
* Phải đảm bảo chỉ giới xây dựng công trình là 6m đối với đường giao thông lớn, 3m đối với đường nhánh.
* Đối với khu chợ tạm là đất tạm giao cho Ban quản lý công trình Giao thông công trình quản lý, trước mắt cho phép xây dựng chợ tạm để phục vụ cho nhân dân trong khu vực, không được xây dựng kiên cố. Về lâu dài, khi tiến hành xây dựng các khu lân cận, Thành phố sẽ thu hồi để xây dựng công trình theo đúng quy hoạch.
Điều 8.
Khu trường tiểu học (ký hiệu TH) Có diện tích khoảng: 7475m2.
Tổng diện tích đất khoảng : 7.475m2
Tổng diện tích sàn : 3.223m2
Mật độ xây dựng : 24%
Hệ số sử dụng đất : 0.41
Tầng cao trung bình : 1,7 tầng
* Hình thức kiến trúc của các khu trường phải đẹp, đồng nhất, mầu sắc hài hoà, phù hợp với các công trình xung quanh. Cây xanh, sân vườn được bố trí để kết hợp được các khu cây xanh khác tạo sự thông thoáng. Chỉ giới xây dựng là 6m để đảm bảo yên tĩnh cho lớp học môi trường sư phạm.
Điều 9.
Khu nhà trẻ (ký hiệu NT) Có diện tích khoảng: 3.069m2.
Tổng diện tích đất khoảng: 3.609m2
Tổng diện tích sàn: 854m2
Mật độ xây dựng: 28%
Hệ số sử dụng đất: 0.28
Tầng cao trung bình: 1 tầng
* Hình thức kiến trúc phải đẹp, màu sắc hài hoà, phù hợp với các công trình xung quanh. Cây xanh, sân vườn được bố trí để kết hợp được các khu cây xanh khác tạo sự thông thoáng. Chỉ giới xây dựng là 6m đối với đường lớn, 3m đối với đường nội bộ.
Điều 10.
Các khu nhà ở cao tầng theo quy hoạch chủ yếu nằm dọc theo tuyến đường 30m, xây dựng khối nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ ở tầng 1 để phục vụ nhu cầu dân sinh, lùi vào phía trong chiều cao giảm dần tạo sự thông thoáng cho khu vực. Có tổng diện tích khoảng: 26.210m2.
+ Khu nhà ở cao tầng (CT1):
Tổng diện tích đất khoảng: 17.762m2
Tổng diện tích sàn ở: 47.188m2
Tổng diện tích sàn dịch vụ: 3.778m2
Mật độ xây dựng: 36,1%
Hệ số sử dụng đất: 2,87
Tầng cao trung bình: 7,96 tầng
+ Khu nhà ở cao tầng (CT2):
Tổng diện tích đất khoảng: 2.172m2
Tổng diện tích sàn ở: 5.528m2
Tổng diện tích sàn dịch vụ: 691m2
Mật độ xây dựng: 31,8%
Hệ số sử dụng đất: 2,86
Tầng cao trung bình: 9 tầng
+ Khu nhà ở cao tầng (CT3):
Tổng diện tích đất khoảng: 6.276m2
Tổng diện tích sàn ở: 12.384m2
Tổng diện tích sàn dịch vụ: 2.404m2
Mật độ xây dựng: 38,3%
Hệ số sử dụng đất: 2,36
Tầng cao trung bình: 6,15 tầng
* Khu nhà ở cao tầng phải có kiến trúc đẹp hài hoà với cảnh quan và kiến trúc mặt đường tạo được môi trường sống tốt cho dân cư, chú ý các nhu cầu về bãi đỗ xe, cũng như để xe cho nhà cao tầng.
* Phải đảm bảo chỉ giới xây dựng công trình là 6m tính từ chỉ giới đường đỏ đối với đường giao thông lớn, 3m đối với đường nhánh.
Điều 11.
Các khu nhà ở thấp tầng chủ yếu nằm dọc theo tuyến đường 13,5m, kết hợp với các khu nhà cây xanh tạo sự thông thoáng cho khu vực, (ký hiệu NO). Có tổng diện tích khoảng: 16202m2.
+ Khu nhà ở thấp tầng (NO):
Tổng diện tích đất khoảng: 16.202m2
Tổng diện tích sàn ở: 21.504m2
Mật độ xây dựng: 44,2%
Hệ số sử dụng đất: 1,33
Tầng cao trung bình: 3 tầng
* Khu nhà ở thấp tầng có kiến trúc đẹp hài hoà với cảnh quan và kiến trúc mặt đường phù hợp với khí hậu nhiệt đới tạo ra môi trường sống tốt cho dân cư, chú ý tới các nhu cầu đỗ xe.
* Phải đảm bảo chỉ giới xây dựng công trình là 3m tính từ chỉ giới đường đỏ đối với đường nhánh và đường vào nhà.
Điều 12.
Khu cây xanh kết hợp bãi đỗ xe. Tổ chức cây xanh kết hợp bãi đỗ xe của khu vực tạo thành một không gian xanh, dọc theo tuyến đường chính và nối từ phía Nam lên phía Bắc (Ký hiệu CX-DX1, CX-DX2). Tổng diện tích khoảng 6.346m2.
+ Cây xanh kết hợp bãi đỗ xe (CX-DX1):
Tổng diện tích đất khoảng: 2.240m2
Tổng diện tích sàn ở: 45m2
Mật độ xây dựng: 2%
Hệ số sử dụng đất: 0,02
Tầng cao trung bình: 1 tầng
+ Cây xanh kết hợp bãi đỗ xe (CX-DX2):
Tổng diện tích đất khoảng: 4.106m2
Tổng diện tích sàn ở: 82m2
Mật độ xây dựng: 2%
Hệ số sử dụng đất: 0,02
Tầng cao trung bình: 1 tầng
* Các công trình trong khu cây xanh phải phù hợp với không gian và cảnh quan của công viên, chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân.
Cây xanh, sân vườn, đường nội bộ và bãi đỗ xe được tổ chức phù hợp với các công trình và phù hợp với các quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
* Ngoài ra còn có cây xanh, đường dạo tại từng khu chức năng khác (không tính trong phần này) như cây xanh trong các nhóm ở thấp tầng, các khoảng đất lưu không của nhà cao tầng ...
* Dọc theo các tuyến đường trồng các cây có tán rộng, nhiều bóng mát, kết hợp trồng thảm cỏ, cây cảnh, cây bụi để tạo ra cảnh quan đẹp cũng như cải tạo vi khí hậu toàn khu vực.
Điều 13.
Hệ thống giao thông.
a. Mạng lưới đường quy hoạch:
- Phía Đông và Nam khu di dân có tuyến đường phân khu vực có mặt cắt ngang rộng 30m, bao gồm lòng đường rộng 15m, hè mỗi bên rộng 7,5m.
Cắt qua khu di dân theo hướng Bắc - Nam có tuyến đường mặt cắt ngang rộng 21,5m, bao gồm lòng đường rộng 11,5m, hè mỗi bên rộng 5m.
- Các mạng đường nhánh bên trong khu di dân được bố trí dựa trên cơ sở quy mô các nhóm nhà ở và các khu trường học, nhà trẻ, các công trình công cộng v.v.. phục vụ giao thông thuận tiện trong khu vực cũng như nối với mạng đường phân khu vực. Phải đảm bảo bề rộng hè tối thiểu ³ 3m để bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật chính như cấp điện, cấp nước...
Đường nhánh chính có mặt cắt ngang rộng 13,5m:
(Lòng đường rộng 7,5m, hè rộng mỗi bên 3m)
Các đường nội bộ, đường vào nhà trong các nhóm nhà có mặt cắt ngang rộng 11,5m, lòng đường rộng 5,5m, hè rộng mỗi bên 3m.
b. Bãi đỗ xe tập trung:
- Bãi đỗ xe kết hợp cây xanh có diện tích khoảng 0,63ha. Các bãi đỗ xe phải được xây dựng có mặt phủ và ranh giới rõ ràng, thuận tiện cho xe ra vào và đảm bảo phòng chống cháy, nổ theo quy hoạch.
c. Cây xanh dọc đường:
- Đối với hè có bề rộng 5m trở lên trồng cây bóng mát cả hai bên hè.
- Đường 13,5m có 2 bên hè rộng 3m trồng cây 1 bên hè.
- Cây trồng cách mép bó vỉa 1,2 - 1,5m. Khoảng cách trung bình giữa 2 cây khoảng từ 5m đến 7m.
Điều 14.
San nền và thoát nước mưa:
a. San nền:
- Cao độ thiết kế của nền phải đảm bảo yêu cầu thoát nước của công trình, phù hợp với địa hình, nhằm tạo vẻ đẹp của khu vực.
- Trước khu san đắp nền phải điều tra các công trình ngầm và nổi trong phạm vi thi công để có kế hoạch dịch chuyển hoặc bảo vệ. Trong quá trình thi công cần có biện pháp giải quyết thoát nước tốt để tránh gây úng ngập cho khu vực, đặc biệt là đối với các khu dân cư hiện có xung quanh khu di dân Đồng Tầu.
Cao độ san nền thấp nhất : +5,80
Cao độ san nền cao nhất : +6,40
Cao độ san nền trung bình : +6,10
b-Thoát nước mưa:
- Hệ thống thoát nước mưa khu di dân Đồng Tàu là hệ thống cống riêng, trước mắt khi chưa xây dựng được trạm bơm và trạm xử lý nước thải của thành phố, nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý qua bể bán tự hoại rồi thoát vào các tuyến cống riêng và chỉ được đấu nối vào các tuyến cống thoát nước mưa của khu vực tại một số vị trí.
- Các trụ thoát nước chính như sau:
Trục thoát nước D=1000mm ¸ S1250mm nằm ở giữa khu đất.
Tuyến cống D=1000mm ¸ 1500mm nằm ở trục đường quy hoạch ở phíaNam ô đất.
Tuyến cống D=600mm ¸ D8000mm nằm ở trên đường quy hoạch ở phía Đông ô đất.
Các tuyến cống nói trên được thoát vào tuyến cống D=1750mm ở phía Nam ô đất rồi chảy vào mương thoát nước Linh Đàm cách ô đất khoảng 150m.
Điều 15.
Hệ thống cấp nước.
a. Nguồn nước:
Nguồn nước phân phối chính có đường kính D160mm, được đấu nối 1 điểm với tuyến ống truyền dẫn D600mm, hiện có trên quốc lộ 1A. Từ tuyến ống D160mm này hình thành các tuyến ống phân phối có đường kính ống nhỏ hơn tạo thành mạng lưới phân phối chính được khép kín trong toàn bộ khu di dân và cung cấp nước đến chân các công trình.
+ Đối với nhà ở cao tầng, nước được cấp thông qua trạm bơm, bể chứa đặt trong khu vực đất cây xanh và đất bố trí hạ tầng kỹ thuật.
+ Đối với nhà ở thấp tầng (3 tầng trở xuống), nước được cấp trực tiếp từ tuyến ống phân phối trong khu vực.
c. Cấp nước phòng cháy, chữa cháy:
Đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam, phù hợp với hệ thống cấp nước phòng cháy, chữa cháy chung của Thành phố.
Điều 16.
Hệ thống cấp điện và thông tin bưu điện
a. Hệ thống cấp điện:
Nguồn cao thế cấp điện cho khu vực di dân được lấy từ trạm biến thế 110/35/6KV Văn Điển hiện có ở phía Tây Nam, cách khu vực di dân khoảng 3km.
Vị trí các trạm biến thế được bố trí gần trung tâm phụ tải dùng điện, với bán kính phục vụ khoảng 300m và gần đường giao thông.
Xây dựng 3 trạm biến thế cấp điện cho khu vực (Trạm N1, N2, N3), để đảm bảo an toàn và mỹ quan, các trạm biến thế được xây kín.
TT | Tên trạm biến thế | Điện áp (KV) | Công suất đặt (KVA) |
1 | Trạm N-1 | 6-(22)/0,4 | 1000+750 |
2 | Trạm N-2 | 6-(22)/0,4 | 2x630 |
3 | Trạm N-3 | 6-(22)/0,4 | 560 |
Hướng tuyến dây cao thế dẫn vào trạm: Tuyến điện cao thế dẫn vào các trạm biến thế đi bằng cáp ngầm có điện áp chuẩn 22KV (trước mắt có thể vận hành 6KV phụ thuộc vào cấp điện áp trung thế hiện có của trạm 110/35/6KV Văn Điển).
Lưới hạ thế có cấp điện áp 380/220V.
Từ các trạm biến thế có các lộ hạ thế 0,4KV đến các phụ tải cấp điện cho công trình (Các lộ cáp trục có tiết diện từ XLPE-95 trở lên).
Mạng lưới đường của khu vực được chiếu sáng bằng đèn thuỷ ngân cao áp.
b. Thông tin bưu điện:
Phục vụ các thuê bao của khu di dân sẽ là tổng đài vệ tinh Giáp Bát hiện có ở phía Tây Bắc, cách khu di dân khoảng 3KM (tổng đài này sẽ được cải tạo thành tổng đài điều khiển với công suất 62.000 số), thông qua 3 tủ cáp; Mạng lưới bưu điện trong khu vực được thiết kế bằng cáp ngầm.
Điều 17.
Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường
a. Thoát nước bẩn:
- Về lâu dài được thực hiện theo điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được phê duyệt. Hệ thống thoát nước bẩn khu vực này là hệ thống cống riêng sau đó được đưa về trạm bơm khu vực rồi đưa về trạm xử lý tập trung.
- Trước mắt hệ thống thoát nước bẩn ở khu vực này là hệ thống cống nửa chung nửa riêng như sau:
Nước bẩn được xử lý qua bể bán tự hoại xây dựng bên trong công trình, hoặc bên trong ô đất, rồi được đấu nối ra rãnh đậy nắp đan thoát nước bẩn được xây dựng dọc theo trục đường, các đường cống nước bẩn này trước mắt nối tạm vào đường cống thoát nước mưa tại một số điểm. Sau này khi có hệ thống thoát nước bẩn riêng của Thành phố sẽ xây dựng tiếp đoạn cống nối ra cống nước bẩn.
b. Vệ sinh môi trường:
- Đối với khu vực nhà cao tầng xây dựng hệ thống đổ rác từ trên tầng cao xuống bể rác bố trí trong từng đơn nguyên, xe chở rác sẽ thu rác trực tiếp từ bể rác này, kinh phí tính trong kinh phí xây dựng công trình.
- Đối với khu vực trường học và các công trình công cộng có bể rác hoặc container có nắp đậy kín và hợp đồng thu gom, vận chuyển rác với đơn vị làm công tác vệ sinh môi trường.
- Đối với khu nhà thấp tầng hàng ngày rác được thu gom, vận chuyển theo giờ cố định.
- Đối với các trục đường chính đặt thùng rác nhỏ công cộng, khoảng cách giữa các thùng là 60m-80m.
CHƯƠNG III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18.
Điều lệ này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, mọi quy định trước đây trái với Điều lệ này đều bãi bỏ.
Điều 19.
Các cơ quan có trách nhiệm quản lý xây dựng căn cứ đồ án quy hoạch chi tiết được duyệt và quy định cụ thể của Điều lệ này để hướng dẫn thực hiện xây dựng theo quy hoạch và quy định của pháp luật.
Điều 20.
Mọi vi phạm các điều khoản của Điều lệ này, tuỳ theo hình thức và mức độ vi phạm, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 21.
Đồ án quy hoạch chi tiết khu di dân Đồng Tàu, tỷ lệ 1/500 và bản Điều lệ này được côn bố công khai cho mọi cơ quan, đơn vị và cá nhân được biết và thực hiện.
Bản điều lệ này được lưu giữ tại:
- UBND Thành phố Hà Nội
- Sở Xây dựng
- Sở Địa chính Nhà đất
- Văn phòng Kiến trúc sư trưởng Thành phố
- Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội
- UBND huyện Thanh Trì
- UBND xã Thịnh Liệt