Văn bản pháp luật: Quyết định 39/2006/QĐ-BGTVT

Hồ Nghĩa Dũng
Toàn quốc
Công báo số 19 & 20 - 11/2006;
Quyết định 39/2006/QĐ-BGTVT
Quyết định
Hết hiệu lực toàn bộ
03/12/2006
03/11/2006

Tóm tắt nội dung

Ban hành bổ sung Chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa

Bộ trưởng
2.006
Bộ Giao thông vận tải

Toàn văn

QUY?T Đ?NH C?A B? TRU?NG B? GIAO THÔNG V?N T?I

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Ban hành bổ sung Chương trình đào tạo thuyền viên,

người lái phương tiện thủy nội địa

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Chương trình bổ túc, bồi dưỡng thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa" bổ sung vào "Chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa" đã ban hành kèm theo Quyết định số 37/2004/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam trong phạm vi trách nhiệm của mình tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các vụ liên quan, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính, Thủ trưởng các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

CHƯƠNG TRÌNH BỔ TÚC, BỒI DƯỠNG THUYỀN VIÊN,

NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

(Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2006/QĐ-BGTVT

ngày 03 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

A. CHƯƠNG TRÌNH BỔ TÚC ĐỂ CẤP BẰNG

THUYỀN TRƯỞNG HẠNG BA HẠN CHẾ

 

I. Quy định chung

1. Thời gian toàn khóa: 47 giờ (07 ngày)

2. Điều kiện tuyển sinh: theo quy định hiện hành và đối tượng là những người đã có chứng chỉ thủy thủ, chứng chỉ lái phương tiện (kể cả được đào tạo theo chương trình hạn chế) có thời gian làm chức danh thuỷ thủ hoặc người lái phương tiện từ 36 tháng trở lên.

II. Mục tiêu

Sau khi hoàn thành chương trình và đạt yêu cầu bài thi cuối khóa, học viên được cấp bằng thuyền trưởng hạng ba hạn chế (T3 HC).

III. Nội dung chương trình và phân phối thời gian

1. Chương trình bổ túc

Số

TT

CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ

NỘI DUNG BỔ TÚC

THỜI GIAN

(Giờ học)

GHI CHÚ

I

CÁC HOẠT ĐỘNG CHUNG

10

 

1

Khai giảng, bế giảng

2

 

2

Ôn tập và thi

8

 

II

NỘI DUNG BỔ TÚC

37

16 giờ thực hành

1

An toàn cơ bản và sơ cứu

8

8 giờ thực hành

2

Pháp luật về giao thông đường thủy nội địa

15

 

3

Điều động tàu

6

 

4

Thực hành điều động

8

8 giờ thực hành

 

THỜI GIAN TOÀN KHOÁ

47

16 giờ thực hành

 

2. Thi kết thúc khóa học

SỐ

TT

NỘI DUNG THI

HÌNH THỨC

1

Pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa

Trắc nghiệm

2

Thực hành điều động

Thực hành

 

B. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ THUỶ THỦ

I. Quy định chung

1. Thời gian bồi dưỡng: 30 giờ (4 ngày).

2. Điều kiện tuyển sinh: theo quy định hiện hành.

 

II. Mục tiêu

Học viên học xong chương trình này và kiểm tra kết thúc khóa học đạt yêu cầu được cấp chứng chỉ thuỷ thủ (chương trình hạn chế), có thể đảm nhiệm chức danh thuỷ thủ trên phương tiện thuỷ nội địa.

 

III. Nội dung chương trình và phân phối thời gian

1. Chương trình bồi dưỡng

SỐ

TT

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG

THỜI GIAN

(Giờ học)

GHI CHÚ

1

An toàn cơ bản và sơ cứu

4

4 giờ thực hành

2

Pháp luật về giao thông đường thủy nội địa

8

 

3

Luồng chạy tàu thuyền

3

 

4

Vận tải (lên xuống hành khách, bảo quản, xếp dỡ hàng hóa)

3

 

5

Thuỷ nghiệp cơ bản

7

7 giờ thực hành

 

Kiểm tra kết thúc khoá học

5

 
 

THỜI GIAN TOÀN KHOÁ

30

11 giờ thực hành

 

2. Kiểm tra kết thúc khóa học

SỐ

TT

NỘI DUNG KIỂM TRA

HÌNH THỨC

1

Pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa

Trắc nghiệm

2

Thuỷ nghiệp cơ bản

Vấn đáp + Thực hành

C. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG ĐỂ CẤP

CHỨNG CHỈ LÁI PHƯƠNG TIỆN

 

I. Quy định chung

1. Thời gian bồi dưỡng: 30 giờ (4 ngày).

2. Điều kiện tuyển sinh: theo quy định hiện hành.

II. Mục tiêu

Học viên học xong chương trình này và kiểm tra kết thúc khóa học đạt yêu cầu được cấp chứng chỉ lái phương tiện (chương trình hạn chế), có thể điều khiển phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người.

III. Nội dung chương trình và phân phối thời gian

1. Chương trình bồi dưỡng

SỐ

TT

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG

THỜI GIAN

( Giờ học)

GHI CHÚ

1

An toàn cơ bản và sơ cứu

4

4 giờ thực hành

2

Pháp luật về giao thông đường thủy nội địa

8

 

3

Điều động

3

 

4

Luồng chạy tàu thuyền

2

 

5

Vận tải hàng hoá và hành khách

2

 

6

Thuỷ nghiệp cơ bản

3

3 giờ thực hành

7

Thực hành điều động

3

3 giờ thực hành

 

Kiểm tra kết thúc khoá bồi dưỡng

5

 
 

THỜI GIAN TOÀN KHOÁ

30

10 giờ thực hành

 

2. Kiểm tra kết thúc khóa học

SỐ

TT

NỘI DUNG KIỂM TRA

HÌNH THỨC

1

Pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa

Trắc nghiệm

2

Thực hành điều động

Thực hành

 

D. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ THỢ MÁY

 

I. Quy định chung

1. Thời gian bồi dưỡng: 30 giờ (4 ngày).

2. Điều kiện tuyển sinh: theo quy định hiện hành.

II. Mục tiêu

Học viên học xong chương trình này và kiểm tra kết thúc khóa học đạt yêu cầu được cấp chứng chỉ thợ máy (chương trình hạn chế), có thể đảm nhiệm chức danh thợ máy trên phương tiện thuỷ nội địa.

III. Nội dung chương trình và phân phối thời gian

1. Chương trình bồi dưỡng

SỐ

TT

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG

THỜI GIAN

( Giờ học)

GHI CHÚ

1

An toàn cơ bản và sơ cứu

4

4 giờ thực hành

2

Pháp luật về giao thông đường thủy nội địa

3

 

3

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, chăm sóc, bảo quản, quy trình vận hành máy, điện tàu

 

12

 

4

Thực hành máy, điện

6

6 giờ thực hành

 

Kiểm tra kết thúc khoá bồi dưỡng

5

 
 

THỜI GIAN TOÀN KHOÁ

30

10 giờ thực hành

 

2. Kiểm tra kết thúc khóa học

SỐ

TT

NỘI DUNG KIỂM TRA

HÌNH THỨC

1

Lý thuyết tổng hợp

Viết

2

Vận hành máy

Thực hành

 

Đ. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN

LÀM VIỆC TRÊN PHƯƠNG TIỆN CHỞ DẦU

(gọi tắt là chứng chỉ an toàn chở dầu)

I. Quy định chung

1. Thời gian bồi dưỡng: 46 giờ (6 ngày).

2. Điều kiện tuyển sinh: theo quy định hiện hành và là thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.

II. Mục tiêu

Học viên học xong chương trình này và kiểm tra kết thúc khóa học đạt yêu cầu được cấp chứng chỉ an toàn chở dầu, có thể làm việc trên phương tiện chở dầu. Những kiến thức và khả năng đạt được bao gồm:

- Biết tính chất hóa lý của dầu và ô nhiễm do dầu gây ra;

- Nắm chắc quy định an toàn chở dầu và biết cách xử lý khi gặp sự cố;

- Hiểu cấu trúc, trang thiết bị phương tiện chở dầu;

- Chuẩn bị, bảo quản, bảo dưỡng, vận hành hệ thống, thiết bị chứa đựng, vận chuyển dầu.

III. Nội dung chương trình và phân phối thời gian

1. Chương trình bồi dưỡng

SỐ

TT

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG

THỜI GIAN

( Giờ học)

GHI CHÚ

1

Giới thiệu về dầu

10

 
 

- Khái niệm, tính chất, các thuật ngữ

  
 

- Ô nhiễm do dầu gây ra

  

2

An toàn làm việc trên phương tiện chở dầu

14

4 giờ thực hành

 

- Các quy định về an toàn

  
 

- Công tác an toàn phòng chống cháy nổ

  
 

- Thực hành ứng cứu khi có tình huống cháy, nổ, ngộ độc

  

3

Vận hành hệ thống làm hàng trên phương tiện chở dầu

16

12 giờ thực hành

 

- Cấu trúc, trang thiết bị phương tiện chở dầu

  
 

- Vận hành hệ thống làm hàng trên phương tiện chở dầu

  
 

Kiểm tra kết thúc khoá bồi dưỡng

6

 
 

THỜI GIAN TOÀN KHOÁ

46

16 giờ thực hành

 

2. Kiểm tra kết thúc khóa học

SỐ

TT

NỘI DUNG KIỂM TRA

HÌNH THỨC

1

Lý thuyết tổng hợp

Viết

2

Vận hành hệ thống làm hàng và an toàn, cứu sinh, cứu hỏa, phòng độc

Thực hành

 

E. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN

LÀM VIỆC TRÊN PHƯƠNG TIỆN CHỞ HÓA CHẤT

(gọi tắt là chứng chỉ an toàn chở hóa chất)

I. Quy định chung

1. Thời gian đào tạo: 46 giờ (6 ngày).

2. Điều kiện tuyển sinh: theo quy định hiện hành và là thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.

II. Mục tiêu

Học viên học xong chương trình này và kiểm tra kết thúc khóa học đạt yêu cầu được cấp chứng chỉ an toàn chở hóa chất, có thể làm việc trên phương tiện chở hóa chất. Những kiến thức và khả năng đạt được bao gồm:

- Biết tính chất hóa lý của hóa chất và ô nhiễm do hóa chất gây ra;

- Nắm chắc quy định an toàn chở hóa chất và biết cách xử lý khi gặp sự cố;

- Hiểu cấu trúc, trang thiết bị phương tiện chở hóa chất;

- Chuẩn bị, bảo quản, bảo dưỡng, vận hành hệ thống, thiết bị chứa đựng, vận chuyển hóa chất.

III. Nội dung chương trình và phân phối thời gian

1. Chương trình bồi dưỡng

SỐ

TT

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG

THỜI GIAN

( Giờ học)

GHI CHÚ

1

Giới thiệu về hóa chất

10

 
 

- Khái niệm, tính chất, các thuật ngữ

  
 

- Ô nhiễm, độc hại do hóa chất gây ra

  

2

An toàn làm việc trên phương tiện chở hóa chất

14

4 giờ thực hành

 

- Các quy định về an toàn

  
 

- Công tác an toàn phòng chống cháy nổ

  
 

- Thực hành ứng cứu khi có tình huống cháy, nổ, ngộ độc

  

3

Vận hành hệ thống làm hàng trên phương tiện chở hóa chất

16

12 giờ thực hành

 

- Cấu trúc, trang thiết bị phương tiện chở hóa chất

  
 

- Vận hành hệ thống làm hàng trên phương tiện chở hóa chất

  
 

Kiểm tra kết thúc khoá bồi dưỡng

6

 
 

THỜI GIAN TOÀN KHOÁ

46

16 giờ thực hành

 

2. Kiểm tra kết thúc khóa học

SỐ

TT

NỘI DUNG KIỂM TRA

HÌNH THỨC

1

Lý thuyết tổng hợp

Viết

2

Vận hành hệ thống làm hàng và an toàn, cứu sinh, cứu hỏa, phòng độc

Thực hành

 

G. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ AN TOÀN

LÀM VIỆC TRÊN PHƯƠNG TIỆN CHỞ KHÍ HÓA LỎNG

(gọi tắt là chứng chỉ an toàn chở khí hóa lỏng)

 

I. Quy định chung

1. Thời gian bồi dưỡng: 46 giờ (6 ngày).

2. Điều kiện tuyển sinh: theo quy định hiện hành và là thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.

II. Mục tiêu

Học viên học xong chương trình này và kiểm tra kết thúc khóa học đạt yêu cầu được cấp chứng chỉ an toàn chở khí hóa lỏng, có thể làm việc trên phương tiện chở khí hóa lỏng. Những kiến thức và khả năng đạt được bao gồm:

- Biết tính chất hóa lý của khí hóa lỏng và ô nhiễm do khí hóa lỏng gây ra;

- Nắm chắc quy định an toàn chở khí hóa lỏng và biết cách xử lý khi gặp sự cố;

- Hiểu cấu trúc, trang thiết bị phương tiện chở khí hóa lỏng;

- Chuẩn bị, bảo quản, bảo dưỡng, vận hành hệ thống, thiết bị chứa đựng, vận chuyển khí hóa lỏng.

III. Nội dung chương trình và phân phối thời gian

1. Chương trình bồi dưỡng

SỐ

TT

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG

THỜI GIAN

( Giờ học)

GHI CHÚ

1

Giới thiệu về khí hóa lỏng

10

 
 

- Khái niệm, tính chất, các thuật ngữ

  
 

- Ô nhiễm, độc hại do khí hóa lỏng gây ra

  

2

An toàn làm việc trên phương tiện chở khí hóa lỏng

14

4 giờ thực hành

 

- Các quy định về an toàn

  
 

- Công tác an toàn phòng chống cháy nổ

  
 

- Thực hành ứng cứu khi có tình huống cháy, nổ, ngộ độc

  

3

Vận hành hệ thống làm hàng trên phương tiện chở khí hóa lỏng

16

12 giờ thực hành

 

- Cấu trúc, trang thiết bị phương tiện chở khí hóa lỏng

  
 

- Vận hành hệ thống làm hàng trên phương tiện chở khí hóa lỏng

  
 

Kiểm tra kết thúc khoá bồi dưỡng

6

 
 

THỜI GIAN TOÀN KHOÁ

46

16 giờ thực hành

 

2. Kiểm tra kết thúc khóa học

SỐ

TT

NỘI DUNG KIỂM TRA

HÌNH THỨC

1

Lý thuyết tổng hợp

Viết

2

Vận hành hệ thống làm hàng và an toàn, cứu sinh, cứu hỏa, phòng độc

Thực hành


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=14879&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận