Văn bản pháp luật: Quyết định 393/1998/QĐ-TCCP/CCVC

Đỗ Quang Trung
Công báo điện tử;
Quyết định 393/1998/QĐ-TCCP/CCVC
Quyết định
03/10/1998
03/10/1998

Tóm tắt nội dung

Quyết định về việc ban hành quy định thi nâng ngạch bảo tàng viên, thư viện viên, thư mục viên lên bảo tàng viên chính, thư viện viên, thư mục viên chính trong các bảo tàng, thư viện

Bộ trưởng (Trưởng ban)
1.998
Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ

Toàn văn

Quyết định

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG, TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ
SỐ 393/1998-QĐ-TCCP-CCVC NGÀY 3 THÁNG 10 NĂM 1998
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH THI NÂNG NGẠCH BẢO TÀNG VIÊN,
THƯ VIỆN VIÊN, THƯ MỤC VIÊN LÊN BẢO TÀNG VIÊN CHÍNH,
THƯ VIỆN VIÊN, THƯ MỤC VIÊN CHÍNH TRONG CÁC BẢO TÀNG,
THƯ VIỆN.

BỘ TRƯỞNG, TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30/9/1992;

Căn cứ Nghị định 181/CP ngày 9/11/1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Bộ máy của Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ;

Căn cứ Điều 14 Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định việc nâng ngạch công chức;

Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Văn hoá và thông tin tại Công văn số 3914/VHTT-TCCB ngày 21/9/1998.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Ban hành kèm theo quyết định này bản quy định thi nâng ngạch bảo tàng viên, thư viện viên, thư mục viên lên bảo tàng viên chính, thư viện viên chính, thư mục viên chính trong các bảo tàng và thư viện.

Điều 2.- Bản quy định có hiệu lực từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.

Điều 3- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này.

 

 

 

 

 

QUY ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC THI NÂNG NGẠCH BẢO TÀNG VIÊN, THƯ VIỆN VIÊN,
THƯ MỤC VIÊN LÊN BẢO TÀNG VIÊN CHÍNH, THƯ VIỆN VIÊN CHÍNH,
THƯ MỤC VIÊN CHÍNH TRONG CÁC BẢO TÀNG, THƯ VIỆN.

(Ban hành kèm theo quyết định số 393 ngày 3 tháng 10 năm 1998
của Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức cán bộ Chính phủ)

Căn cứ Điều 14 Nghị định 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ qui định việc thi nâng ngạch cho công chức;

Việc thi nâng ngạch được thực hiện theo nguyên tắc: Nâng ngạch phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí làm việc và kỳ thi;

Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ phối hợp với Bộ Văn hoá - thông tin tổ chức thi nâng ngạch bảo tàng viên, thư viện viên, thư mục viên lên bảo tàng viên chính, thư viện viên chính, thư mục viên chính theo những quy định sau đây:

 

CHƯƠNG I
ĐIỀU KHOẢN QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1:

Đối tượng thi nâng ngạch bảo tàng viên, thư viện viên, thư mục viên lên bảo tàng viên chính, thư viện viên chính, thư mục viên chính là công chức làm việc trực tiếp tại các bảo tàng, thư viện.

Điều 2:

- Cơ quan chủ trì tổ chức thi nâng ngạch bảo tàng viên, thư viện viên, thư mục viên lên bảo tàng viên chính, thư viện viên chính, thư mục viên chính là Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ với sự phối hợp của Bộ Văn hoá - thông tin.

- Hội đồng thi nâng ngạch do Bộ trưởng, trưởng Ban tổ chức cán bộ Chính phủ quyết định. Chủ tịch Hội đồng thi ra quyết định thành lập Ban coi thi, Ban chấm thi.

Điều 3:

Hình thức thi nâng ngạch gồm 3 phần thi bắt buộc:

1. Phần thi viết;

2. Phần thi vấn đáp;

3. Phần thi ngoại ngữ.

Điều 4:

Những người dự thi là công chức làm công tác chuyên môn về bảo tồn, bảo tàng, thư viện, thư mục ở ngạch bảo tàng viên (mã số 17.166) ở ngạch thư viện viên (mã số 17.170) đang làm việc tại bảo tàng, thư viện, phải được Hội đồng sơ tuyển của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (goi chung là Bộ), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) xét duyệt và cử đi dự thi.

 

CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ DỰ THI VÀ TỔ CHỨC SƠ TUYỂN

Điều 5:

Người được dự thi nâng ngạch (gọi là thí sinh) phải đủ các điều kiện sau đây:

1. Đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch bảo tàng viện, thư viện viên, thư mục viên ban hành tại Quyết định số 428/TCCP - VC ngày 2 tháng 6 năm 1993 của Bộ trưởng - Trưởng Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức ngành văn hoá - thông tin;

2. Có đủ văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch bảo tàng viên chính, thư viện viên chính, thư mục viên chính;

3. Nếu thi ngạch bảo tàng viên chính thì người dự thi đã chủ trì lập, hoàn chỉnh hồ sơ khoa học của các di tích và sưu tập hiện vật có giá trị hoặc soạn thảo các đề cương trình bày bảo tàng.

Nếu người dự thi nâng ngạch thư viện viên chính, thư mục viên chính thì đã chủ trì (hoặc tham gia) biên soạn các qui trình nghiệp vụ, quy tắc kỹ thuật công tác thư viện, thư mục.

Điều 6:

Mỗi Bộ, tỉnh có bảo tàng, thư viện thành lập Hội đồng sơ tuyển do Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định để xét tuyển người đi dự thi.

1. Hội đồng sơ tuyển có 5 thành viên gồm:

- Chủ tịch Hội đồng: là đại diện lãnh đạo Bộ hoặc lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Phó Chủ tịch Hội đồng:

Bộ là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;

tỉnh là Trưởng Ban tổ chức chính quyền;

- Các uỷ viên: Do yêu cầu cụ thể của Bộ, tỉnh mà quyết định (một số Vụ trưởng, Cục trưởng, Giám đốc Sở) là thành viên.

2. Nhiệm vụ của Hội đồng sơ tuyển:

- Hướng dẫn các bảo tàng, thư viện trực thuộc Bộ, tỉnh lập hồ sơ của người đăng ký dự thi theo đúng yêu cầu tại Khoản 1, Điều 7 của bản quy định này và đảm bảo đúng chỉ tiêu được phân bổ trong kỳ thi.

Điều 7:

Hồ sơ đăng ký dự thi và qui trình tổ chức việc sơ tuyển cử người dự thi:

A- HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI (HỒ SƠ CÁ NHÂN) GỒM:

1. Đơn xin dự thi nâng ngạch: Bảo tàng viên lên bảo tàng viên chính;

Thư viện viên, thư mục viên lên thư viện viên chính, thư mục viên chính;

2. Bản nhận xét của cơ quan thư viện, bảo tàng về phẩm chất, đạo đức, năng lực, hiệu quả về nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học trong các thư viện, bảo tàng;

3. Phiếu đăng ký dự thi nâng ngạch (theo mẫu)

4. Các văn bằng, chứng chỉ (có xác nhận của bảo tàng, thư viện);

5. Các nghiệm thu đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học (được áp dụng trong phạm vi thư viện, bảo tàng của tỉnh hoặc Trung ương);

6. 2 ảnh cỡ 4x6 và 2 phong bì có dán tem, ghi địa chỉ liên lạc.

Hồ sơ của người dự thi được đựng trong một túi hồ sơ cỡ 21 cm x 32 cm và gửi về Hội đồng sơ tuyển Bộ, ngành hoặc tỉnh.

B- HỘI ĐỒNG SƠ TUYỂN CỦA BỘ, NGÀNH, TỈNH XÉT DUYỆT CỬ
NGƯỜI ĐI DỰ THI THEO NGUYÊN TẮC:

1. Các bảo tàng, thư viện có người đi dự thi phải có nhu cầu, vị trí công việc chuyên môn ở ngạch bảo tàng viên chính, thư viện viên chính, thư mục viên chính;

2. Hội đồng sơ tuyển tổ chức thẩm định, xét duyệt hồ sơ của từng người theo các điều kiện đã nêu ở Điều 5, sau đó tiến hành bỏ phiếu kín. Người được cử đi dự thi phải đạt được từ 2/3 số phiếu trở lên so với tổng số thành viên Hội đông sơ tuyển;

3. Hội đồng sơ tuyển lập danh sách thí sinh (theo mẫu) và trình lãnh đạo Bộ, ngành, tỉnh ký văn bản cử người đi dự thi về Hội đồng thi nâng ngạch (trụ sở Bộ Văn Hoá - Thông tin số 51 - 53 Ngô Quyền Hà nội). Văn bản gửi về Hội đồng thi nâng ngạch gồm:

- Công văn cử người tham gia thi của Bộ, ngành, tỉnh;

- Danh sách thí sinh (theo mẫu);

- Hồ sơ cá nhân (theo danh sách).

 

CHƯƠNG III
NỘI DUNG THI VÀ TỔ CHỨC THI

Điều 8:

Nội dung thi căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch bảo tàng viên chính, thư viện viên chính, thư mục viên chính ban hành tại Quyết định số 428/TCCP-VC ngày 2 tháng 6 năm 1993 của Bộ trưởng - Trưởng Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngành Văn hoá - thông tin.

 

A- NGẠCH BẢO TÀNG VIÊN CHÍNH:

I. NỘI DUNG PHẦN THI VIẾT:

1. Quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hoá trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá;

2. Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII của Đảng về văn hoá;

3. Định hướng phát triển của ngành bảo tồn bảo tàng từ nay đến năm 2020;

4. Pháp lệnh bảo tồn bảo tàng và những văn bản khác về công tác bảo tồn bảo tàng;

5. Pháp lệnh cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp lệnh cán bộ, công chức;

6. Một số vấn đề cơ bản, những mốc chính lịch sử Việt Nam và văn hoá việt Nam;

7. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn bảo tồn học và bảo tồn di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh;

8. Vai trò, vị trí ngành bảo tồn bảo tàng trong sự nghiệp xây dựng một nên văn hoá Việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

9. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Bộ Văn hoá - thông tin. Hệ thống tổ chức của ngành văn hoá - thông tin.

II- NỘI DUNG PHẦN THI VẤN ĐÁP:

1. Một số vấn đề cơ bản của các khâu công tác nghiệp vụ bảo tàng và bảo tồn di tích;

2. Những vấn đề đổi mới trong công tác bảo tồn, bảo tàng của Việt Nam;

3. Hệ thống tổ chức của ngành bảo tồn bảo tàng;

4. Chức trách, nhiệm vụ và những hiểu biết của ngạch bảo tàng viên chính.

III- NỘI DUNG PHẦN THI KỸ NĂNG:

1. Nội dung thi ngoại ngữ: Trình độ B theo đăng ký dự thi của thí sinh;

2. Thi tin học theo đăng ký dự thi của thí sinh.

B - NGẠCH THƯ VIỆN VIÊN CHÍNH, THƯ MỤC VIÊN CHÍNH.

I - NỘI DUNG PHẦN THI VIẾT GỒM:

1. Quan điềm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hoá trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá;

2. Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII của Đảng về công tác văn hoá;

3. Định hướng phát triển của ngành thư viện từ nay đến năm 2000 đến 2005;

4. Dự thảo Pháp lệnh thư viện và các văn bản khác về công tác thư viện;

5. Pháp lệnh cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp lệnh cán bộ, công chức;

6. Những kiến thức cơ bản về xây dựng vốn tài liệu, công tác xây dựng bộ máy tra cứu, công tác bạn đọc, những ứng dụng cơ bản của công nghệ tin học trong công tác thư viện;

7. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hoá - thông tin, hệ thống tổ chức của ngành văn hoá - thông tin.

II.- NỘI DUNG PHẦN THI VẤN ĐÁP:

1. Những kiến thức cơ bản về tổ chức lao động khoa học trong công tác thư viện, thư mục;

2. Các quy tắc, qui trình, qui phạm về nghiệp vụ thư viện, thư mục, bảo hộ lao động, phòng chống cháy, bảo vệ sách báo...;

3. Công tác quản lý thư viện;

4. Hệ thống tổ chức của ngành thư viện;

5. Chức trách, nhiệm vụ và những hiểu biết của ngạch thư viện viên chính, thư mục viên chính.

III.- NỘI DUNG PHẦN THI KỸ NĂNG:

1. Nội dung thi ngoại ngữ: Trình độ B theo đăng ký dự thi của thí sinh;

2. Thi tin học theo đăng ký dự thi của thí sinh.

Điều 9:

Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin tổ chức thi nâng ngạch cho bảo tàng viên, thư viện viên, thư mục viên lên bảo tàng viên chính, thư viện viên chính, thư mục viên chính. Hội đồng thi nâng ngạch do Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ra quyết định thành lập.

1. Thành phần Hội đồng thi nâng ngạch gồm có:

a) Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ;

b) Phó chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo bộ văn hoá - thông tin:

c) Uỷ viên thường trực: Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Văn hoá - Thông tin;

d) Các uỷ viên đại diện của:

- Vụ Công chức viên chức - Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ,

- Vụ thư viện bộ Văn Hoá - thông tin,

- Cục Bảo tồn, bảo tàng Bộ Văn hoá - thông tin;

e) Ban thư ký giúp việc Hội đồng thi gồm các chuyên viên của Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Văn hoá - Thông tin, Vụ Công chức viên chức của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ.

2. Hội đồng có nhiệm vụ:

- Hướng dẫn các Bộ, ngành, tỉnh triển khai thực hiện bản quy định này,

- Xét duyệt danh sách người dự thi,

- Tổ chức việc ra đề thi, chọn đề thi, quy định việc chấm thi, điểm đạt yêu cầu theo quy chế,

- Tổ chức thi,

- Thành lập ban coi thi, Ban chấm thi, qui định nhiệm vụ quyền hạn của Ban coi thi, chấm thi,

- Báo cáo Bộ trưởng, Trưởng Ban tổ chức cán bộ Chính phủ kết quả thi, danh sách yêu cầu những người đạt yêu cầu được bổ nhiệm vào ngạch bảo tàng viên chính, thư viện viên chính, thư mục viên chính,

- Tổng kết rút kinh nghiệp kỳ thi.

 

CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10:

1. Bản quy định tạm thời này gồm 4 chương, 10 Điều được áp dụng tổ chức thi nâng ngạch bảo tàng viên, thư viện viên, thư mục viên lên bảo tàng viên chính, thư viện viên chính, thư mục viên chính có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những qui định trước đây trái với qui định này đều bãi bỏ.

2. Sau khi tổ chức thi cần được điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện và ban hành chính thức.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=7447&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận