Văn bản pháp luật: Quyết định 43/2000/QĐ-UB

Hoàng Ky
Nghệ An
STP tỉnh Nghệ An;
Quyết định 43/2000/QĐ-UB
Quyết định
04/06/2000
19/06/2000

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành quy định chế độ thu, quản lý sử dụng học phí trong các cơ sở đào tạo nghề công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Phó Chủ tịch
2.000
UBND tỉnh Nghệ An

Toàn văn

quyết định của UBND tỉnh Nghệ An

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN

Về việc ban hành quy định chế độ thu, quản lý

sử dụng học phí trong các cơ sở đào tạo nghề công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994,

Căn cứ Quyết định số 70/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ "Về việc và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Thông tư liên tịch số 54/TTLT-GD và ĐT-TC ngày 31/8/1998 của Bộ Giáo dục - đào tạo - tài chính hướng dẫn thực hiện thu, chi quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Xét đề nghị của ông Giám đốc Sở lao động TBXH Nghệ An tại tờ trình số 334/LĐTBXH-TT ngày 16/6/2000 sau khi có ý kiến của Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá tại công văn số 195/CV/TC-VG ngày 09/6/2000.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về chế độ thu và sử dụng học phí ở các cơ sở đào tạo nghề công lập treen địa bàn tỉnh Nghệ An.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3: Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, hiệu trưởng, Giám đốc các trường và Trung tâm dạy nghề dịch vụ việc làm chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ THU VÀ SỬ DỤNG HỌC PHÍ

Ở CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2000/QĐ-UB ngày 19/6/2000 của UBND tỉnh Nghệ An)

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Bản quy định này cụ thể hóa một số quy định tại quyết định số 70/TTg ngày 03/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ "về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân" và Thông tư liên tịch số 54/TTLT-GD&ĐT-TC ngày 31/8/1998 của Bộ Giáo dục - đào tạo - tài chính để vận dụng cho phù hợp với điều kiện, thực tiễn đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Điều 2: Học phí ở các cơ sở đào tạo nghề công lập quy định trong quyết định này là khoản đóng góp của người học nghề và chủ sử dụng lao động có người học nghề ở cơ sở đào tạo nghề cùng với Nhà nước bảo đảm hoạt động dạy nghề có hiệu quả.

Điều 3: Đối tượng thu và mức thu học phí:

1. Thu học phí của những người học nghề ở cơ sở đào tạo nghề, trừ những người thuộc đối tượng miễn học phí.

2. Ngoài học phí các cơ sở đào tạo nghề được thu lệ phí tuyển sinh theo quy định hiện hành.

3. Tiền thu học phí phải nộp vào kho bạc Nhà nước và được sử dụng vào các công việc quy định tại khoản 2 điều 7 bản quy định này.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4: Khung học phí:

1. áp dụng vào các trường dạy nghề.

Từ 80.000đ - 100.000 đ/tháng/học sinh.

2. áp dụng ở các cơ sở dạy nghề ngắn hạn:

Từ 100.000đ - 120.000đ/tháng/học sinh.

3. Học phí đào tạo nghề lái xe cơ giới, đường bộ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 25/TC/HCSN ngày 21/5/1996 của Bộ tài chính.

Điều 5: Đối tượng miễn giảm học phí:

Thực hiện đúng quy định theo Thông tư 54/1998/TTLT-GD&ĐT-TC ngày 31/8/1998 của Liên bộ Giáo dục - đào tạo - tài chính.

Điều 6: Tổ chức thu, sử dụng và quản lý quỹ học phí:

1. Cơ sở đào tạo nghề được thu học phí và nộp vào Kho bạc Nhà nước, nơi cơ sở đào tạo nghề giao dịch và mở tài khoản quỹ học phí. Biên lại thu học phí do cơ quan tài chính phát hành.

2. Học phí thu theo định kỳ hàng tháng, cớ ở dạy nghề ngắn hạn thu theo số tháng thực học, cơ sở dạy nghề dài hạn thu 10 tháng trong năm.

3. Học phí thu được sử dụng vào các việc sau đây:

- 45% tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy học tập.

- 45% chi cho nghiệp vụ chuyên môn, hoạt động trực tiếp giảng dạy của giáo viên và phục vụ của CBCNV, chi khen thưởng, phúc lợi tập thể.

- 10% hỗ trợ công tác quản lý và điều tiết chung thuộc ngành.

4. Quản lý quỹ học phí:

a. Việc quản lý thu, chi quỹ học phí ở cơ sở đào tạo nghề được thực hiện ở phòng tài vụ - kế toán, hoặc văn phòng (nếu cơ sở không có phòng tài vụ - kế toán). các cơ sở đào tạo nghề phải mở sổ sách kế toán theo dõi, thu, chi quỹ học phí. Nghiêm cấm việc tọa chi và để ngoài sổ sách kế toán quỹ học phí.

b. Kho bạc Nhà nước nơi cơ sở đào tạo nghề giao dịch mở tài khoản quỹ học phí có trách nhiệm cấp lại tiền gửi ở tài khoản quỹ học phí có trách nhiệm cấp lại tiền gửi ở tài khoản quỹ học phí cho các cơ sở đào tạo nghề như quy định tại quyết định 70/1998/QĐ-TTg và Thông tư 54/1998/TTLT-BGD&ĐT-TC.

c. Hàng năm, cùng với việc lập dự toán thu, chi nguồn ngân sách Nhà nước, các cơ sở đào tạo nghề lập dự toán thu, chi quỹ học phí báo cáo cơ quan quản lý tưực tiếp về đào tạo nghề phê duyệt tổng hợp gửi cơ quan tài chính đồng cấp và chuyển kho bạc Nhà nước làm căn cứ cấp lại và kiểm soát chi tiêu.

d. Sở lao động TBXH lập dự toán thu, chi khoản kinh phí dành hỗ trợ công tác quản lý và điều tiết chung thuộc ngành cho các cơ sở đào tạo nghề nộp gửi Sở Tài chính - Vật giá để trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

e. Sau khi kết thúc năm, các cơ sở đào tạo nghề phải báo cáo quyết toán thu, chi quỹ học phí và chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo tài chính - quyết toán thu, chi quỹ học phí, phải tổng hợp chung và quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm (ghi ở mục nguồn kinh phí khác).

Báo cáo quyết toán thu, chi quỹ học phí phải gửi cho cơ quan quản lý đào tạo nghề và cơ quan tài chính cung cấp để tổng hợp báo cáo cơ quan quản lý cấp trên.

f. Hàng năm trướng ngày 20/3 Sở lao động TBXH tổng hợp báo cáo quyết toán thu, chi quỹ học phí của các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh gửi UBND tỉnh, Sở Tài chính - Vật giá và Bộ lao động TBXH (TCDN).

i. Các khoản thu khác.

Các cơ sở đào tạo nghề được thu lệ phí tuyển sinh gồm:

- Lệ phí đăng ký học nghề: 20.000đ/học sinh.

- Lệ phí kiểm tra văn hóa (nếu trường tổ chức kiểm tra văn hóa) 15.000đ/học sinh.

Điều 7: Thủ tục miễn giảm học phí:

1. Học sinht huộc đối tượng miễn giảm học phí phải làm đơn xin miễn, giảm học phí theo mẫu thống nhất do Hiệu trưởng khác trường, Giám đốc các trung tâm dạy nghề dịch vụ việc làm có xác nhận nội dung kê khai của gia đình học sinh do cơ quan có thẩm quyền ở địa phương (như phòng lao động TBXH, UBND phường, xã) ký tên đóng dấu, có ý kiến của giáo viên chủ nhiệm lớp.

2. Hiệu trưởng các trường, Giám đốc các trung tâm dạy nghề dịch vụ việc làm căn cứ vào các quy định cụ thể tại bản quy định này, căn cứ vào ý kiến xác nhận của địa phương và đề nghị của giáo viên chủ nhiệm lớp để quyết định việc miễn giảm học phí đối với học sinh và lập danh sách báo cáo các cơ quan quản lý đào tạo cấp trên trực tiếp.

3. Việc miễn giảm học phí được thực hiện trong suốt thời gian học tập của học sinh tại các trường và cơ sở đào tạo, trừ trường hợp gia đình thuộc hộ đói, hộ nghèo được xem xét theo từng năm học.

4. Những trường hợp đột xuất khi có thiên tai lớn xảy ra trong khu vực. Liên sở lao động TBXH và Tài chính - Vật giá xem xét trình UBND tỉnh ra quyết định miễn giảm học phí cho các đối tượng học sinh từng vùng theo mức độ thiệt hại và trong thời hạn nhất định. Trường hợp cá biệt học sinh có khó khăn đột xuất được địa phương xác nhận thì nhà trường xem xét và quyết định việc miễn giảm học phí trong thời hạn nhất định.

Điều 8: Các cơ sở đào tạo nghề căn cứ vào cung học phí quy định ở điều 4 và mức hao phí cần thiết cho từng nghề đào tạo ở đơn vị báo cáo với cơ quan quản lý đào tạo nghề để được phê duyệt và thực hiện.

Chương III

TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN

Điều 9: Xử lý vi phạm: Các cơ sở đào tạo nghề và người học nghề có trách nhiệm phải thực hiện đúng những nội quy quy định tại bản quy định này: Nếu vi phạm làm thất thoát quỹ học phí đều phải xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Điều 10:

1. Sở lao động TBXH chủ trì phối hợp các ngành liên quan thường xuyên tổ chức kiểm tra hướng dẫn việc thu, chi quản lý quỹ học phí ở các cơ sở đào tạo nghề để đảm bảo việc thu đúng chế độ, chi đúng mục đích sử dụng hợp lý quỹ học phí.

2. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc các cấp, các ngành, các đơn vị đào tạo nghề phản ánh về Sở lao động TBXH để trình UBND tỉnh xem xét quyết định sửa đổi bổ sung.


Nguồn: vbpl.vn/nghean/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=4922&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận