QUYếT địNHQUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Về việc lập giấy phép mang ngoại tệ tiền mặt và séc du lịch ra nước ngoài
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty Tài chính công bố theo Lệnh số 37-LCT/HĐNN8 và số 38-LCT/NĐNN8 ngày 23-5-1990 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước;
Căn cứ Nghị định 15/CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ điều lệ quản lý ngoại hối của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành theo Nghị định số 161/HĐBT ngày 18-10-1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ quản lý Ngoại hối;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng đầu tư và phát triển được phép kinh doanh ngoại tệ và mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng ở nước ngoài được cấp giấy phép cho cán bộ nhân viên của Ngân hàng mình mang ra nước ngoài ngoại tệ tiền mặt thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh đến 500.000 USD hoặc các ngoại tệ khác có giá trị tương đương. Trường hợp mang trên 500.000 USD phải xin giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Trung ương.
Điều 2: Các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ được cấp giấy phép mang ngoại tệ tiền mặt và séc du lịch cho cá nhân (người Việt Nam hoặc người nước ngoài) trong mức từ trên 5.000 USD đến 10.000 USD hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương (bao gồm tiền mặt và séc du lịch). Giấy phép mang ngoại tệ ra nước ngoài chỉ được cấp trong các trường hợp sau đây:
1. Ngoại tệ rút ra từ tài khoản mở tại Ngân hàng của các tổ chức, đơn vị để sử dụng ở nước ngoài và được chủ tài khoản uỷ nhiệm cho cá nhân mang ra nước ngoài.
2. Ngoại tệ của cá nhân (người Việt Nam hoặc người nước ngoài) rút từ tài khoản của họ mở tại Ngân hàng (số ngoại tệ này là ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào hoặc thu nhập hợp pháp tại Việt Nam như: lương, thưởng, phụ cấp).
Trường hợp mang trên 10.000 USD phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.
Điều 3: Các Ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước uỷ nhiệm cấp giấy phép mang ngoại tệ nói tại Điều 2 phải đăng ký mẫu chữ ký của người được quyền cấp giấy phép (Tổng Giám đốc, Giám đốc Ngân hàng ký giấy phép mang ngoại tệ) cho Tổng cục Hải quan, cơ quan hải quan cửa khẩu và Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trên địa bàn biết để theo dõi và giám sát.
Điều 4: Hàng quý các Ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước uỷ quyền cấp giấy phép mang ngoại tệ nói trên phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước Trung ương về tình hình cấp giấy phép mang ngoại tệ tiền mặt và séc du lịch ra nước ngoài (bao gồm ngoại tệ của Ngân hàng và ngoại tệ của tổ chức, đơn vị và cá nhân) theo mẫu đính kèm. Báo cáo gửi về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) chậm nhất trước ngày 10 tháng đầu quý sau.
Điều 5: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các quy định của Ngân hàng Nhà nước đã ban hành trước đây trái với nội dung Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 6: Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện cấp giấy phép của các Ngân hàng trên địa bàn theo đúng Quyết định này.
Điều 7: Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ quản lý Ngoại hối. Giám đốc các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư và phát triển chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
- Tên Ngân hàng Báo cáo về việc cấp giấy phép
Địa chỉ: Hàng ngoại tệ tiền mặt và séc du lịch ra nước ngoài quý .../199
Số Người được Số hiệu Số, ngày Séc du lịch Tiền mặt Tổng số
TT cấp GP TK cấp GP ----------------------- (Quy Loại ng.tệ T.giá³Loại ng.tệ T.giá ra USD)
I. Của Ng. hàng
Ông A .................................
Ông B .......................................
Cộng ..........................................
I. Của kh. hàng .........................
Ô
ng C ......................................Ô
ng ....................................Cộng .....................................
Tổng cộng ................................
Lập bảng Ngày tháng năm 19...
Tổng giám đốc (giám đốc)