Văn bản pháp luật: Quyết định 47/2001/QĐ-TTg

Phạm Gia Khiêm
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 47/2001/QĐ-TTg
Quyết định
Hết hiệu lực toàn bộ
19/04/2001
04/04/2001

Tóm tắt nội dung

Về việc phê duyệt ''Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001 - 2010"

Phó Thủ tướng
2.001
Thủ tướng Chính phủ

Toàn văn

chính phủ

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Phê duyệt ''Quy hoạch mạng lưới trường đại học, caođẳng giai đoạn 2001 - 2010"

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Giáodục ngày 02 tháng 12 năm 1998;

Căn cứ Nghị quyếtcủa Chính phủ số 18/2000/NQ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2000 tại phiên họp thườngkỳ tháng 11 năm 2000;

Xét đề nghị của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại tờ trình số 713/KHTC ngày 02 tháng 02 năm2001 về Đề án ''Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng Việt Nam giaiđoạn 2001 - 2010'',

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt ''Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng Việt Nam giai đoạn2001 - 2010'' với các nội dung cơ bản sau đây:

1. Mục tiêu quy hoạch:

a)Xây dựng mạng lưới trường đại học, cao đẳng đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồnnhân lực, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninhquốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước;

b)Phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống đại học, cao đẳng và của toàn xãhội; bảo đảm tính đa dạng, đồng bộ và từng bước nâng cao chất lượng đào tạonguồn nhân lực;

c)Tạo điều kiện thuận lợi để cho các tầng lớp nhân dân đều có cơ hội tiếp thugiáo dục sau trung học.

2. Nguyên tắc quy hoạch:

Sựphát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng phải:

a)Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng vùngvà địa phương; bảo đảm cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ và cơ cấu vùng miềnhợp lý;

b)Phù hợp với năng lực đầu tư của nhà nước và sự huy động nguồn lực của toàn xãhội; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, với sản xuất và dịch vụ; từng bướckhắc phục tình trạng manh mún, phân tán của hệ thống hiện nay;

c)Tập trung đầu tư cho các Đại học Quốc gia, các trường trọng điểm, các lĩnh vựcthen chốt, đồng thời bảo đảm khả năng liên thông giữa các loại hình, các trìnhđộ đào tạo;

d)Các bước triển khai phải phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo chất lượng đàotạo và ổn định để phát triển.

3. Nội dung quy hoạch:

a)Hệ thống trường đại học, cao đẳng:

Hệthống trường đại học, cao đẳng bao gồm: các đại học quốc gia, các đại học khuvực, các trường đại học trọng điểm, các học viện, các trường đại học, các trườngcao đẳng, các trường đại học mở và các trường cao đẳng cộng đồng.

Pháttriển hợp lý các trường đại học, cao đẳng bán công, dân lập, tư thục và các trườngđược đầu tư 100% bằng vốn nước ngoài. Nghiên cứu chuyển một số trường công lậpsang loại hình bán công, dân lập. Phấn đấu đến năm 2010, số sinh viên học trongcác trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đạt khoảng 30% tổng số sinh viên.

Xâydựng một hệ thống đại học, cao đẳng không khép kín, có những hình thức liên kếtgiữa các đơn vị trong trường và giữa các trường đại học, cao

đẳngđể nâng cao chất lượng đào tạo và bảo đảm hiệu quả đào tạo cao.

b)Quy mô đào tạo:

Căncứ vào nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, khả năng đào tạo của hệ thống giáodục quốc dân, quy mô đào tạo trong giai đoạn đầu tăng bình quân hàng năm khoảng5%. Phấn đấu đến năm 2010 tổng quy mô đào tạo đại học, cao đẳng đạt khoảng 200sinh viên/1 vạn dân. Các ngành công nghệ thông tin và một số ngành kỹ thuật -công nghệ trọng điểm khác được ưu tiên tăng nhanh quy mô đào tạo để đáp ứng cácyêu cầu định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước.

c)Cơ cấu ngành nghề đào tạo:

Điềuchỉnh các ngành nghề đào tạo theo hướng: tăng tỷ lệ đào tạo các ngành kỹ thuật- công nghệ, nông lâm ngư nghiệp, y, dược, văn hóa - nghệ thuật - thể dục thểthao; bảo đảm tỷ lệ đào tạo hợp lý các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hộivà nhân văn, pháp lý, các ngành kinh tế - tài chính - quản trị kinh doanh. Kịpthời điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển kinhtế - xã hội;

Ưutiên đào tạo nguồn nhân lực phù hợp về trình độ và đạt chất lượng cao trong cáclĩnh vực công nghệ: thông tin, sinh học, vật liệu mới, chế tạo máy, tự động hóavà một số ngành phục vụ công nghiệp hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ưu tiên đào tạo đội ngũ chuyêngia, đội ngũ công chức cao cấp và cán bộ quản lý kinh tế giỏi đạt trình độ khuvực trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng và khoa học quản lý. Chú trọngđổi mới các nội dung đào tạo thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn;

Tiếptục củng cố các trường sư phạm và sư phạm kỹ thuật để có thể đào tạo đủ giáoviên với chất lượng cao. Tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cánbộ y tế cho các tuyến cơ sở, đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, thể dục thểthao ở địa phương.

d)Cơ cấu trình độ đào tạo:

Xâydựng và chuẩn hoá cơ cấu trình độ đào tạo; có giải pháp bảo đảm khả năng liênthông giữa các trình độ đào tạo;

Tỷlệ lao động được đào tạo ở các trình độ đến năm 2010 đạt khoảng 40%. Từng bướcđiều chỉnh cơ cấu trình độ để 6% người lao động có trình độ đại học, cao đẳng,8% người lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và 26% người lao động cótrình độ công nhân kỹ thuật;

Ưutiên đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao và kỹ thuật viên có trình độ cao đẳng.

e)Phân bố trường theo vùng:

Đốivới Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: tập trung đầu tư xây dựng và pháttriển Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, hai trườngĐại học Sư phạm trọng điểm và một số trường trọng điểm khác. Củng cố và nângcấp các trường đại học và cao đẳng hiện có. Thành lập mới một số trường đạihọc, cao đẳng thuộc các lĩnh vực trọng điểm phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hóavà hiện đại hóa đất nước và phù hợp với quy hoạch phát triển của thành phố.

Cáctrường đại học và cao đẳng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cần phải đi đầutrong quá trình hội nhập với nền giáo dục đại học, cao đẳng của các nước trongkhu vực và quốc tế, đa dạng hoá các hình thức đầu tư trong và ngoài nước, liênkết với các trường đại học, cao đẳng có uy tín trên thế giới để nâng cao chất lượngđào tạo.

Đốivới vùng đồng bằng sông Cửu Long: Củng cố và phát triển các trường đại học, caođẳng hiện có, tiếp tục chuẩn bị để thành lập thêm một số trường đại học và caođẳng khi có đủ điều kiện, nhằm tăng số sinh viên tính trên một vạn dân trongvùng.

Đốivới vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên: Tập trung đầu tư phát triển trường Đại họcTây Nguyên, trường Đại học Tây Bắc để nâng cao năng lực thu nhận sinh viên, đảmnhận vai trò chủ đạo trong đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao và hỗ trợ chocác cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ trong vùng.

Đốivới các vùng khác: nâng cấp cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị của các trườngđại học, cao đẳng hiện có để nâng cao chất lượng đào tạo; mở thêm một số trườngở những vùng đông dân, nhu cầu đào tạo lớn nhưng chưa có trường đại học, caođẳng nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong vùng.

Đốivới các khu công nghệ cao, vùng kinh tế trọng điểm: thành lập một số trường đạihọc, cao đẳng công nghệ ở trong hoặc gần khu công nghệ cao, vùng kinh tế trọngđiểm để nâng cao hiệu quả đào tạo, gắn đào tạo với nghiên cứu và ứng dụng côngnghệ, đáp ứng trực tiếp nhu cầu nhân lực cho các khu công nghệ cao và vùng kinhtế trọng điểm.

Việccho mở thêm các trường mới phải đáp ứng cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo vànhu cầu nhân lực của cả nước nói chung và của mỗi vùng nói riêng; phải có đầyđủ các điều kiện mở trường theo quy định nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.

g)Về đội ngũ giảng viên:

Vềsố lượng: có kế hoạch, cơ chế thích hợp để tăng nhanh số lượng và nâng cao chấtlượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học và cao đẳng; phấn đấu đến năm2010 đảm bảo chỉ tiêu sinh viên/giảng viên như sau:

Từ5 - 10 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo năng khiếu;

Từ10 đến 15 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học, kỹ thuậtvà công nghệ;

Từ20 đến 25 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học xã hội,nhân văn và kinh tế - quản trị kinh doanh.

Vềtrình độ chuyên môn: Có ít nhất 50% số giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và tiếnsĩ. Huy động các nhà khoa học và quản lý có đủ điều kiện tham gia giảng dạy đạihọc, cao đẳng.

h)Về cơ sở vật chất - kỹ thuật:

Tậptrung đầu tư xây dựng hai đại học quốc gia tại địa điểm mới đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt quy hoạch. Tăng cường cơ sở vật chất cho hai trường đại họcsư phạm trọng điểm và các trường đại học trọng điểm khác.

Huyđộng mọi nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn hệ thống giáodục đại học, cao đẳng. Phấn đấu đến năm 2010 đạt chỉ tiêu bình quân 6 m2 diệntích chỗ học tập cho 1 sinh viên; nâng cấp, đổi mới và hiện đại hóa trang thiếtbị các phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, cơ sở thực hành; từng bước áp dụng cáccông nghệ dạy học mới trong các trường đại học và cao đẳng.

Nângcấp các khu ký túc xá hiện có và xây mới các ký túc xá cho sinh viên, đặc biệtđối với các trường ở khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Phấn đấu đến năm2010 diện tích chỗ ở và sinh hoạt bình quân chung cho 1 sinh viên đạt khoảng 3m2.

Tăngcường năng lực và nâng cao chất lượng hoạt động thư viện; hình thành hệ thốngthư viện điện tử kết nối giữa các trường, từng bước kết nối với hệ thống thưviện của các trường đại học, thư viện quốc gia của các nước trong khu vực vàtrên thế giới. Mở cổng kết nối Internet trực tiếp cho hệ thống giáo dục đạihọc.

i)Hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học, cao đẳng:

Xâydựng một số phòng thí nghiệm quốc gia trong các Đại học Quốc gia, các trườngđại học trọng điểm, đầu ngành, các cơ sở thực nghiệm về công nghệ ở một số trườngcao đẳng.

Từngbước hình thành các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ mạnh ở cáctrường đại học; nghiên cứu để tiến tới sáp nhập một số viện nghiên cứu khoa họccơ bản, viện nghiên cứu khoa học chuyên ngành vào các đại học, các trường đạihọc trọng điểm và các học viện.

k)Phân cấp quản lý:

Đẩymạnh việc đổi mới quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng;thực hiện phân cấp quản lý theo các nội dung đã được quy định trong Luật Giáodục.

4- Về giải pháp và bước đi thực hiện quy hoạch:

a)Những giải pháp chủ yếu:

Vềtổ chức:

Xâydựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về: tiêu chuẩn và điều lệ trườngđại học, trường cao đẳng; quy chế tổ chức và hoạt động của các loại hình trường;tiêu chí, điều kiện và quy trình thành lập mới, chia tách, sáp nhập các trườngđại học, cao đẳng hoặc nâng cấp lên đại học, cao đẳng; tiêu chí, điều kiện vànhiệm vụ cơ bản của các trường trọng điểm, các trường cao đẳng cộng đồng; tiêuchí, điều kiện và quy trình thành lập các cơ sở đào tạo của nước ngoài tại ViệtNam.

Giữnguyên mô hình hiện có của các đại học khu vực ở Huế, Đà Nẵng và Thái Nguyên.Tổ chức lại để các trường đại học, cao đẳng không có các phân hiệu hoặc cơ sởII ở quá xa. Đổi tên gọi những cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng cho phù hợpvới quy định của Luật Giáo dục.

Củngcố các trường cao đẳng sư phạm ở 61 tỉnh và thành phố trong cả nước, bảo đảmvững chắc nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Ở một số địa phương, khi có đủđiều kiện sẽ mở thêm tại các trường này một số ngành nghề đào tạo ở trình độcao đẳng hoặc thấp hơn để đáp ứng nhu cầu nhân lực của địa phương, huy độngnguồn lực của cộng đồng; nghiên cứu mở một số chương trình để chuyển tiếp sangcác trường đại học nhằm tăng cơ hội học đại học cho học sinh nông thôn, vùngsâu, vùng xa.

Việcmở rộng ngành nghề và lĩnh vực đào tạo đối với các trường đại học, phát triểncác phương thức đào tạo mở, đào tạo từ xa phải trên cơ sở quy hoạch chung về cơcấu ngành nghề đào tạo và có đủ các điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượngđào tạo.

Khuyếnkhích các hình thức gắn kết đào tạo với nghiên cứu và ứng dụng trong các tổchức kinh tế lớn.

Vềcơ sở vật chất kỹ thuật:

Tăngmức đầu tư cho các trường đại học, cao đẳng từ ngân sách nhà nước, từ vốn vayvà viện trợ không hoàn lại của nước ngoài, vốn huy động từ xã hội và các nguồnlực khác để đáp ứng yêu cầu đào tạo. Tập trung đầu tư của Nhà nước để xây dựngcơ sở mới của hai Đại học Quốc gia trên địa điểm đã được Thủ tướng Chính phủphê duyệt; đầu tư cho các ngành đào tạo theo các hướng ưu tiên tại các trường trọngđiểm.

Tăngcường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động nghiên cứu khoa học và côngnghệ ở các trường đại học. Tăng mức đầu tư nghiên cứu khoa học, công nghệ nóichung và khoa học cơ bản nói riêng cho các trường đại học phù hợp với nhiệm vụđào tạo và thế mạnh trong công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ của từng trường.

Từngbước triển khai quy hoạch đất đai, xây dựng trường sở, phòng học, phòng thínghiệm, thư viện hiện đại, ký túc xá sinh viên, khu văn hóa thể thao, các côngtrình dịch vụ theo chuẩn quốc gia để đáp ứng những yêu cầu trước mắt và tạođiều kiện phát triển trong tương lai.

Tạocơ chế cho tất cả các trường có điều kiện để tự đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuậtvà trang thiết bị.

Vềđổi mới đào tạo:

BộGiáo dục và Đào tạo phải có kế hoạch chung, chỉ đạo các trường có định hướng vàkế hoạch cụ thể để:

Đổimới và hiện đại hoá nội dung, chương trình đào tạo; có cơ chế, chính sách trongviệc biên soạn chương trình, viết và xuất bản giáo trình theo nội dung chươngtrình đã được hiện đại hóa và thường xuyên cập nhật; đảm bảo đủ giáo trình, tàiliệu học tập cho sinh viên;

Đổimới phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập ở bậc đại học, cao đẳng;

Đổimới về căn bản cách đánh giá kết quả học tập và thi cử;

Thựchiện quy trình đào tạo linh hoạt; từng bước chuyển quy trình tổ chức đào tạotheo niên chế sang học chế tín chỉ. Xây dựng các chương trình chuyển đổi và quyđịnh về liên thông giữa các trình độ, hình thức tổ chức đào tạo và các cơ sởđào tạo khác nhau nhằm tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập hoặc chuyển đổi nghềnghiệp cho mọi tầng lớp nhân dân.

Cóquy định chung về chế độ thực tập thực tế cho sinh viên; trên cơ sở đó, các trườngxây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và tổ chức tốt, có hiệu quả việc đi thựctập thực tế cho sinh viên trong quá trình học tập tại trường. Khuyến khích cáchình thức liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất kinh doanh,các cơ quan nhà nước, các địa phương tạo điều kiện thực hiện tốt việc thực tậpthực tế của sinh viên.

Xâydựng hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn đào tạo cho các loại hình trường và cáchình thức đào tạo. Thực hiện việc kiểm định chất lượng đào tạo trong toàn bộ hệthống các trường đại học, cao đẳng.

Vềxây dựng đội ngũ giảng viên:

BộGiáo dục và Đào tạo và các trường cần khẩn trương xây dựng kế hoạch phát triểnđội ngũ, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ giảng viên đáp ứng nhu cầu pháttriển trước mắt và lâu dài;

Ưu tiên đào tạo giảng viên cótrình độ cao trong các chương trình của Nhà nước gửi người đi đào tạo tại nướcngoài; xây dựng và ban hành chính sách tuyển dụng, chế độ hợp đồng, thỉnhgiảng, kiêm nhiệm giảng dạy và cơ chế hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trìnhđộ giảng viên của các loại hình trường đại học, cao đẳng.

Vềquản lý:

Kiênquyết và khẩn trương đổi mới cơ chế quản lý giáo dục đại học, cao đẳng. Đặcbiệt chú trọng nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước: xâydựng chiến lược và kế hoạch phát triển ngành; xây dựng cơ chế chính sách và quychế quản lý nội dung và chất lượng đào tạo; tổ chức thanh tra, kiểm tra và thẩmđịnh.

Tăngcường năng lực của công tác lập kế hoạch; tiến hành dự báo quy mô, cơ cấu ngànhnghề và trình độ đào tạo của đội ngũ lao động đáp ứng nhu cầu nhân lực của xãhội; thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước thông qua việc đổi mới cơ chếgiao chỉ tiêu, giao vốn, khoán quỹ lương cho các trường nhằm tạo ra mối quan hệhợp lý giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Tăngcuờng quyền chủ động và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường.

Đàotạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục - đào tạoở cấp nhà nước và các trường đại học, cao đẳng.

b)Bước đi:

1.Giai đoạn một, từ năm 2001 đến năm 2003:

Trọngtâm của giai đoạn này là mở rộng hợp lý ngành nghề đào tạo ở các trường đại họchiện có. Chỉ thành lập mới một số trường đại học thực sự cần thiết khi có đủđiều kiện và phù hợp với quy hoạch vùng. Thành lập mới một số trường cao đẳngkỹ thuật, công nghệ tại các vùng trọng điểm kinh tế, một số trường cao đẳngcộng đồng ở các địa phương trên cơ sở khai thác tối đa các nguồn lực trong vàngoài nước.

Tậptrung chỉ đạo thực hiện các giải pháp về quản lý, tổ chức đào tạo, xây dựng độingũ giảng viên và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm tạo bước chuyển biếnquan trọng về chất lượng đào tạo.

Tổngkết, phát hiện và khắc phục những bất hợp lý trong hệ thống đại học, cao đẳng.Chấn chỉnh việc quản lý và tổ chức đào tạo ở các trường đại học ngoài công lập,đại học mở, hệ đào tạo tại chức. Thực thi việc phân cấp quản lý cho các trường.

Tổchức rút kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các trường đại học, cao đẳng đểlàm rõ chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ chuyên ngành và chính quyềnđịa phương. Về nguyên tắc, chưa thực hiện việc chuyển các trường từ Bộ Giáo dụcvà Đào tạo sang các Bộ, ngành khác. Chính phủ chỉ xem xét, quyết định việcchuyển đổi khi thật cần thiết.

Dựbáo nhu cầu, chuẩn bị điều kiện để tiếp tục xây dựng các trường đại học, caođẳng mới.

Tổngkết, rút kinh nghiệm và đề xuất những điều chỉnh cần thiết về nội dung quyhoạch và các giải pháp cho giai đoạn hai.

2-Giai đoạn hai, từ năm 2004 đến năm 2010.

Tiếptục thực hiện các mục tiêu quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng và cónhững điều chỉnh về nội dung quy hoạch và các giải pháp qua thực tiễn triểnkhai giai đoạn một.

Điều 2.Tổ chức thực hiện đề án:

Căncứ quyết định này, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành có liên quan, cáctỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các trường đại học và cao đẳng hoànthiện quy hoạch chi tiết. Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và ban hành các vănbản hướng dẫn; tổng hợp và xây dựng kế hoạch triển khai hàng năm, báo cáo Thủ tướngChính phủ trước khi thực hiện.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=23501&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận