QUYẾT ĐỊNH CỦA
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Về việc ban hành tiêu chuẩn ngành
Căn cứ Nghị định số73/CP ngày 01-11-1995 của chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định86/CP ngày 08 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệmquản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá
Xét đề nghị của ôngVụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Nay ban hành các tiêu chuẩnngành về "Phương pháp phân tích cây trồng sau:
10TCN 449-2001: Nguyêntắc chung về lấy mẫu và chuẩn bị mẫu để xác định một số nguyên tố
10TCN 450-2001: Phươngpháp phân hủy mẫu để xác định một số nguyên tố
10TCN 451-2001 : Phươngpháp xác định Nitơ tổng số
10TCN 452-2001 : Phươngpháp xác định Nitrat, Nitrit
10TCN 453-2001 : Phươngpháp xác định Photpho tổng số
10TCN 454-2001 : Phươngpháp xác định Kali, Natri tổng số
10TCN 455-2001 : Phươngpháp xác định Canxi, Magiê tổng số
10TCN 456-2001 : Phươngpháp xác định lưu huỳnh tổng số
10TCN 457-2001 : Phươngpháp xác định sắt tổng số
Điều 2: Quyết định có hiệu lực sau 15ngày kể từ ngày ký
Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởngVụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm, các tổ chức, cá nhân có liên quanchịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
TIÊU CHUẨN NGÀNH
10TCN 449-2001
Phân tích cây trồng nguyên tắc chung về lấy mẫu vàchuẩn
bị mẫu để xác định một số nguyên tố Hà nội - 2001
Tổ chức chịu tráchnhiệm biên soạn tiêu chuẩn:
Viện Thổ nhưỡng Nông hoá
Cơ quan đề nghị banhành tiêu chuẩn:
Vụ Khoa học công nghệ và CLSP
Cơ quan ban hànhtiêu chuẩn:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nhóm C
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 449-2001 |
Phân tích cây trồng
nguyên tắc chung về lấy mẫu và chuẩn bị mẫu để xác địnhmột số nguyên tố
1. Phạm vi áp dụng.
Tiêu chuẩn này quyđịnh phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu cây trồng để xác định các nguyên tốN,P,K,Ca,Mg,S,Fe... cho các khảo nghiệm chuẩn đoán dinh dưỡng cây trồng và hiệulực phân bón.
2. Nguyên tắc chung.
Mẫu phân tích phảiđiển hình, phản ảnh thực tế thành phần các nguyên tố của cây trồng trong phạmvi nghiên cứu hoặc sản xuất. Lấy mẫu đúng có ý nghĩa quyết định độ chính xáccủa số liệu phân tích.
Do đặc điểm cây trồngđa dạng, mẫu phân tích cây trồng cần thoả mãn các điều kiện sau:
2.1. Mẫu phân tích câytrồng phải đại diện và phù hợp với mục đích phân tích. Ví dụ: mẫu chẩn đoándinh dưỡng cây trồng lấy ở một bộ phận nhất định trong thời kỳ thích hợp (tuỳtừng loại cây); còn mẫu xác định tổng lượng hút của cây ngắn ngày cần lấy toànbộ cây với lượng lớn...
2.2. Mẫu phân tích câytrồng phải phù hợp với đặc điểm sinh lý của cây. Những quy định về thời kỳ lấymẫu, bộ phận lấy mẫu của từng loại cây được hướng dẫn trong các quy trìnhchuyên môn (như lấy lá thứ bao nhiêu, ở loại cành nào và thời điểm nào).
2.3. Mẫu phân tích câytrồng cần được lấy trong điều kiện môi trường đồng nhất (nhiệt độ, ẩm độ...),cùng một thời điểm (Thường vào buổi sáng đã hết sương, không mưa, nhiệt độkhông khí và cường độ ánh sáng ở mức trung bình...)
2.4. Chú ý đến các yếutố canh tác như thời kỳ bón phân, thời kỳ tưới nước ... để chọn thời điểm lấymẫu thích hợp.
2.5. Các mẫu riêngbiệt phải được lấy ngẫu nhiên rải đều trên toàn bộ diện tích khảo sát. Số lượngvà khối lượng mẫu ban đầu tuỳ theo yêu cầu khảo sát và mức độ đồng đều để xácđịnh. Các mẫu ban đầu được tập hợp thành một mẫu chung.
2.6. Quá trình bảoquản, vận chuyển, xử lý mẫu phải đảm bảo không làm thay đổi thành phần cácnguyên tố hoặc hợp chất cần xác định của mẫu - Không mốc, ẩm...
3. Thiết bị
3.1. Bao gói đựng mẫu
3.2. Tủ lạnh bảo quảnmẫu
3.3. Tủ sấy có thônggió
3.4. Máy nghiền thựcvật khô
3.5. Máy nghiền thựcvật tươi
3.6. Cối và chày mãnão
4. Cách tiến hành
4.1. Công việc lấy mẫungoài đồng theo các quy trình dành riêng cho từng đối tượng cây trồng và yêucầu khảo sát.
4.2. Toàn bộ mẫu lấyngoài đồng phải được làm sạch bằng cách lau bằng giấy lọc ẩm, những mẫu bị bámbẩn đất cần rửa bằng nước, sau đó thấm khô bằng giấy lọc.
4.3. Mẫu sau khi đãlàm sạch cần lập tức cho vào túi đựng mẫu, đóng kín và vận chuyển về phòng thínghiệm ngay trong ngày.
4.4. Nhanh chóng sấykhô mẫu ở nhiệt độ 70 ± 5oC trong tủ sấy thông gió, không được sấyđến 80oC sẽ có sự phân huỷ làm mất một số nguyên tố. Cần rải mỏng vàđều mẫu trên sàn tủ sấy có lót giấy. Có thể làm khô mẫu bằng cách phơi nắng.(*)
4.5. Mẫu sau khi sấy,được cắt nhỏ trộn đều và chọn mẫu trung bình theo nguyên tắc "đường chéogóc", loại bỏ cho đến khi được mẫu trung bình đồng nhất có khối lượng từ30-300g.
4.6. Mẫu trung bình đượcnghiền nhỏ qua rây 1mm bằng máy nghiền thực vật. Nếu phân tích các nguyên tốvết cần nghiền mẫu bằng cối chày mã não và rây qua rây nhựa.
4.7. Mẫu cây đã nghiềnđược trộn đều đựng trong giấy chống ẩm hoặc bình khô đóng kín, bảo quản nơikhô, mát, sạch.
4.8. Sấy mẫu lần thứhai ở 70oC tới khô tuyệt đối, để mẫu nguội cân nhanh, tránh hút ẩmvào mẫu. Hoặc xác định độ ẩm mẫu và hệ số khô tuyệt đối.
Ghi chú:
* Những mẫu có yêucầu phân tích các hợp chất dễ biến đổi như protein, axit hữu cơ, nitrat nitrit,vitamin... cần bảo quản mẫu tươi ở 5oC trong suốt quá trình vận chuyển lưu giữ,không được sấy mà phải phân tích ngay mẫu tươi. Trường hợp không phân tích ngaycần cố định mẫu bằng các thủ tục diệt enzin trước khi chọn mâũ trung bình.
** Trước lúc sấymẫu cần cân khối lượng mẫu tươi để xác định hàm lượng chất khô trong cây.
Tiêu chuẩn ngành
10TCN 450-2001
Phân tích cây trồng Phương pháp phân huỷ mẫu Để Xácđịnh một số nguyên tố Hà nội - 2001
Tổ chức chịutrách nhiệm biên soạn tiêu chuẩn:
Viện Thổ nhưỡng Nông hoá
Cơ quan đề nghị banhành tiêu chuẩn:
Vụ Khoa học công nghệ và CLSP
Cơ quan ban hànhtiêu chuẩn:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nhóm C
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 450-2001 |
Phân tích cây trồng
Phương pháp phân huỷ mẫu Để Xác định một số nguyên tố
1. Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn này quyđịnh các phương pháp phân huỷ mẫu cây trồng khô đã được chuẩn bị theo 10TCN449-2001 để xác định hàm lượng các nguyên tố P, K, Ca, Mg, S, Fe...(trừ N).
2. Nguyên tắc:
Sử dụng phương phápphân huỷ khô hoặc phân huỷ ướt (đốt khô hoặc đốt ướt) để phân huỷ các hợp chấtchứa các nguyên tố tuỳ theo tính chất của mẫu và yêu cầu xác định các nguyêntố.
3. Các phương pháp phân huỷmẫu cây trồng.
3.1. Phương phápphân huỷ khô.
3.1.1. Phạm vi ápdụng.
Phương pháp phân huỷkhô áp dụng để xác định tất cả các nguyên tố trừ nitơ và lưu huỳnh.
3.1.2. Nguyên tắc:
Tro hoá mẫu ở nhiệt độ500 - 500C trong lò nung, sau đó hòa tan tro trong dung dịch axit.
3.1.3. Thiết bị,thuốc thử.
3.1.3.1. Thiết bị:
- Cân phân tích độchính xác 0,0002g
- Lò nung
- Cốc đốt (chịunhiệt)100ml
- Bếp điện
- Bình định mức 50ml
- Nồi đun cách thuỷ
3.1.3.2. Thuốc thử
- Dung dịch HCl 1N:Hoà tan 82ml HCl đặc (d= 1,19) thành 1 lít dung dịch.
- Nước có độ dẫn điệnnhỏ hơn 2 m S/cm, pH 5,6-7,0
3.1.4. Cách tiến hành.
3.1.4.1. Cân chính xác1,0000g mẫu đã được chuẩn bị theo 10TCN 449-2001 chovào chén nung bằng sứ.
10TCN 450-2001
3.1.4.2. Tro hoá sơ bộtrên bếp điện, tránh để ngọn lửa cháy bùng, sau đó cho vào lò nung ở nhiệt độkhoảng 450-5500C đến khi cháy hết chất hữu cơ, mẫu chuyển sang màutrắng (thời gian nung khoảng 4-5 giờ).(Ghi chú 1)
3.1.4.3. Chuyển troqua cốc đốt 100ml với 10ml dung dịch HCl 1N và đun cốc trên bình cách thuỷkhoảng 30 phút (đậy bằng mặt kính đồng hồ).
3.1.4.4. Lọc qua giấylọc, thu dung dịch lọc vào bình định mức 50ml. Rửa qua giấy lọc 3-4 lần, mỗilần khoảng 10ml nước nóng, sau khi nguội thêm nước đến vạch định mức. Lắc trộnđều dung dịch lọc.
3.1.4.5. Dung dịch lọccó nồng độ HCl khoảng 0,2N được sử dụng để xác định các nguyên tố trừ Nitơ và Lưuhuỳnh.
Ghi chú 1:
1. Trường hợp mộtsố mẫu thực vật có nhiều silic, phân huỷ theo thủ tục trên sẽ chưa hoà tan đượchoàn toàn các hợp chất chứa các nguyên tố. Trong trường hợp này cần phân huỷ mẫubằng HF theo thủ tục sau:
- Cân chính xác1,0000g mẫu cho vào chén bạch kim, sơ bộ tro hoá trên bếp điện, sau đó nungtrong lò nung ở nhiệt độ khoảng 450-550oC trong 2 giờ. Lấy chén ravà để nguội.
- Làm ẩm tro bằngmột vài giọt nước và 0,5ml HCl đặc.
- Đun cẩn thận trênbếp điện cho đến khi bắt đầu xuất hiện khói
- Lọc rửa qua phễulọc và hứng nước lọc vào bình định mức 50ml, rửa 3-4 lần mỗi lần khoảng 5ml nướcnóng.
- Chuyển giấy lọcvà cặn vào chén bạch kim, cho vào lò nung, tro hoá ở 5500C khoảng 30phút. Lấy chén bạch kim ra khỏi lò nung, để nguội.
- Cẩn thận thêm 5mlHF và cô cạn trên bếp ở nhiệt độ 2500C, sau đó thêm 1ml HCl đặc vàkhoảng 5ml nước cất, đun nhẹ cho tan và lọc.
- Tiếp tục lọc rửabằng nước nóng 3-4 lần, hứng dung dịch lọc vào bình định mức 50ml trên. Sau khiđể nguội thêm nước đến vạch định mức.
- Dung dịch lọc thuđược có nồng độ HCl khoảng 1%, sử dụng để xác định các nguyên tố trừ Nitơ và lưuhuỳnh.
2. Trường hợp mộtsố mẫu sau khi nung theo 3.1.4 còn lại một ít các bon -mẫu chưa hoàn toàn trắng( hoặc có yêu cầu phân tích các nguyên tố vết), cần tiến hành phân huỷ bổ sungbằng HNO3.
Sau khi tro hoá mẫubằng lò nung đến 3.1.4.2 rồi tiếp tục các bước sau:
- Thêm 3ml HNO35N vào mẫu sau khi tro hoá trong lò nung đã để nguội
- Cô cạn khô trênbếp điện (mẫu có axit nitric không được để vào lò nung
vì ở 2000CHNO3 đã bị phân huỷ mạnh)
- Cho mẫu đã cô khôvào lò nung đang nguội và tăng nhiệt độ lên 4000C khoảng 15 phút(bằng phương pháp này chất hữu cơ sẽ cháy hết và các nguyên tố sẽ giải phónghoàn toàn. Nếu mẫu chưa trắng là do màu của Mangan).
- Lấy chén ra khỏilò nung, để nguội, cho thêm 3ml HCl đậm đặc và cô trên bếp cách cát cho đếnkhô.
- Để nguội và thêm5ml HCl 2N, lắc cho tan cặn
*Lọc và rửa bằng nướcnóng 3-4 lần, hứng dung dịch vào bình định mức 50ml, sau khi để nguội thêm nướccho đến vạch định mức.
10TCN 450-2001
- Dung dịch lọc thuđược dùng để xác định các nguyên tố trừ N và S.
- Khi phân tích cácnguyên tố vết phải sử dụng nước siêu sạch (<0,2 m S/cm)
3. Trường hợpmẫu xác định Bo cần được tẩm ướt bằng dung dịch NaOH 5% trước khi phân huỷ -Khoảng 0,5-1ml cho 1gam mẫu.
3.1. Phương phápphân huỷ ướt bằng HNO3
3.1.1. Phạm vi áp dụng
Phương pháp phân huỷ ướtbằng HNO3 áp dụng cho các mẫu cây khô để xác định các nguyên tố P,K,S,Ca,Mg,Fe...trừnitơ.
3.1.2. Nguyên tắc
Sử dụng axit nitricôxy hoá mẫu, hoà tan các hợp chất.
Phương pháp sử dụngaxit nitric không bảo đảm sự oxi hoá hoàn toàn, tuy nhiên mức độ sai số thấp,có thể sử dụng thay thế phương pháp phân huỷ khô.
3.2. Thiết bị, thuốcthử.
3.2.1. Thiết bị:
- Cân phân tích độchính xác 0,0002g
- Bình phân huỷ mẫu vàbếp phân huỷ mẫu có điều khiển nhiệt độ.
- Bình định mức 50ml
3.2.2. Thuốc thử
- HNO3 tinhkhiết (70%)
- Nước có độ dẫn điệnnhỏ hơn 0,2 m S/cm pH 5,6-7,0
3.2.3. Cách tiến hành.
- Cân chính xác0,2500g mẫu cây đã được chuẩn bị theo 10TCN 449-2001 cho vào bình phân huỷ.
- Cho 5ml HNO3tinh khiết (70%) vào bình phân huỷ, lắc nhẹ. (Khi cho axit chú ý lôi cuốn mẫubám ở thành bình xuống đáy)
- Nhiệt độ phân huỷban đầu ở 500C trong 2 giờ (hoặc ngâm mẫu qua đêm ở nhiệt độ trongphòng). Sau đó phân huỷ ở nhiệt độ 800C trong 30 phút. Tiếp tục phânhuỷ ở nhiệt độ 1250C trong 260 phút (kể cả thời gian làm tăng nhiệtđộ). Trong suốt quá trình phân huỷ cần chú ý theo dõi nhiệt độ, đề phòng phảnứng quá mạnh sủi bọt, trào mẫu ra ngoài. Tuyệt đối không được để nhiệt độ lêntrên 1300C sẽ làm sai kết quả phân tích một số nguyên tố như lưuhuỳnh...
- Để nguội mẫu đã phânhuỷ, chuyển sang bình định mức 50ml bằng dung dịch HNO3 1% hoặc HCl1% đến vạch định mức.(Ghi chú 2)
Ghi chú 2:
Ngoài phương phápphân huỷ ướt bằng HNO3 còn có thể sử dụng các phương pháp:
a. Sử dụng hỗnhợp hai axit HNO3 70% + HClO4 70% tỉ lệ thể tích 2:1 phânhuỷ mẫu xác định P,K,S,Ca,Mg.Fe...
Tiến hành theo thủtục sau:
- Cân chính xác0,2500g mẫu cho vào bình phân huỷ.
- Thêm 5ml hỗn hợp2 axit
- Phân huỷ ban đầuở nhiệt độ 500C trong 2 giờ, hoặc ngâm mẫu qua đêm ở nhiệt độ trongphòng.
10TCN 450-2001
* Tiếp tục phân huỷở nhiệt độ 1500C trong 1 giờ, sinh ra khí nitơ oxit màu nâu.
- Tăng nhiệt độphân huỷ lên 2000C, duy trì nhiệt độ này trong 2 giờ. Tại nhiệt độnày sẽ có khói trắng do sự phân huỷ axit pecloric. Mẫu chuyển thành trắng hoặcmàu vàng rơm là kết thúc.
- Để nguội mẫu, chothêm 1ml HCl đặc, tiếp tục phân huỷ ở 200oCtrong 30 phút.
- Để nguội bìnhphân huỷ và chuyển qua bình định mức 50ml, bằng dung dịch HCl 1% đến vạch địnhmức.
b. Sử dụng H2SO4và H2O2 phân huỷ một mẫu đồng thời xác định N,P,K
- Cân chính xác0,2500g mẫu cho vào ống phân huỷ
- Thêm 5ml H2SO4đặc tinh khiết (d= 1,84)
- Thêm 1ml H2O230%
- Để mẫu qua đêm,sau đó phân huỷ ở nhiệt độ 225oC cho đến khi axit còn lại chỉ khoảng2ml.
- Lấy bình ra đểnguội, sau đó cho 4 giọt H2O2 30%, lắc nhẹ và tiếp tụcđun trên bếp khoảng 4-5 phút
- Lấy bình ra đểnguội, tiếp tục xử lý lặp lại H2O2 như trên cho đến khimẫu chuyển sang màu vàng rơm (có thể đến 10-15 lần xử lý H2O2).
- Để nguội mẫu vàchuyển qua bình định mức 100ml, thêm nước đến vạch
- Dung dịch thu đượcđể xác định hàm lượng N,P,K.(Lưu ý mẫu có hàm lượng N cao dễ mắc sai số lớn).
Tiêu chuẩn ngành
10TCN 451-2001Phân tích cây trồng
Phương pháp xác định nitơ tổng số Hà nội - 2001
Tổ chức chịutrách nhiệm biên soạn tiêu chuẩn:
Viện Thổ nhưỡng Nông hoá
Cơ quan đề nghị banhành tiêu chuẩn:
Vụ Khoa học công nghệ và CLSP
Cơ quan ban hànhtiêu chuẩn:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nhóm C
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 451-2001 |
Phân tích cây trồng Phương pháp xác định nitơ tổng số
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quyđịnh phương pháp xác định ni tơ tổng số cho tất cả các loại cây trồng.
2. Nguyên tắc
Sử dụng H2SO4đặc, axit salisilic, natrithiosunfat, hỗn hợp xúc tác (K2SO4+ Se) chuyển toàn bộ các dạng nitơ trong mẫu thành dạng amoni (NH4+),sau đó cất amoni nhờ dung dịch kiềm, thu khí NH3 bằng dung dịch axitboric, chuẩn độ amoni tetraborat bằng dung dịch axit tiêu chuẩn, từ đó suy rahàm lượng nitơ trong mẫu (Dựa theo nguyên tắc của phương pháp Kjeldhal cảitiến).
3. Thiết bị và thuốc thử
3.1. Thiết bị
3.1.1. Bình phân huỷvà bếp phân huỷ mẫu.
3.1.2. Bộ cất amoniKjeldhal dung tích 250ml
3.1.3. Bình tam giácdung tích 250ml
3.1.4. Buret 25-50mlđộ chính xác đến 0,1ml
3.1.5. Cân phân tíchđộ chính xác 0,0002g
3.2. Thuốc thử
3.2.1. Axit sunfuricđậm đặc tinh khiết (d= 1,84, không NH4+)
3.2.2. Hỗn hợp xúctác: Nghiền nhỏ từng loại 100g K2SO4 và 1g Se, trộn đều,nghiền lại một lần nữa hỗn hợp, đựng hỗn hợp trong lọ khô.
3.2.3. Dung dịch NaOH10M
Hoà tan 420g NaOH bằngnước thành 1 lít dung dịch. Để yên dung dịch hai ba ngày cho lắng hết cặn cacbonat.Bảo quản trong bình chống xâm nhập CO2 từ không khí.
3.2.4. Dung dịch chỉthị màu hỗn hợp bromocresol xanh - metyl đỏ
Hoà tan 0,099gbromocresol xanh lục và 0,066g metyl đỏ trong 100ml etanol 95%.
3.2.5. Hỗn hợp axitsunfuric-axit salisilic: Hoà tan 50g axit salisilic trong 1000 ml H2SO4đậm đặc, tinh khiết.
3.2.6. Natrithiosunfat, tinh khiết.
3.2.7. Dung dịch axitboric 4% có chỉ thị màu hỗn hợp.
Hoà tan 40g axit borictinh khiết vào 900ml nước nóng. Để nguội, thêm 20ml dung dịch chỉ thị màu hỗnhợp. Trộn đều, sau đó nhỏ từng giọt dung dịch
10TCN 451-2001
NaOH 0,1M cho đến khitoàn bộ dung dịch có màu đỏ tía nhạt (pH khoảng 5,0). Thêm nước cho đến đủ 1lít, lắc trộn đều. Hỗn hợp này có nồng độ axit boric 4% được chuẩn bị trước khisử dụng.
3.2.8. Dung dịch axittiêu chuẩn H2SO4 hoặc HCl 0,05N
3.2.9. Nước không cóN, độ dẫn điện nhỏ hơn 2 m S/cm pH 5,6-7,0.
4. Cách tiến hành
4.1. Phân huỷmẫu
4.1.1. Cân chính xác0,2000g-0,2500g mẫu thực vật đã được chuẩn bị theo 10TCN 449-2001 cho mẫu xuốngđáy bình phân huỷ. Chú ý không để mẫu bám vào thành bình. Đồng thời tiến hànhmẫu trắng.
4.1.2. Làm ẩm mẫu bằngít giọt nước, khoảng 30 phút rồi thêm vào 10ml hỗn hợp axit sunfuric- axitsalisilic.
4.1.3. Sau 30 phút chothêm 5g natri thiosunfat tinh khiết, lắc đều.
4.1.4. Sau 15 phút chothêm 1g hỗn hợp xúc tác.
4.1.5. Phân huỷ mẫutrên bếp cho đến khi còn lại khoảng 2ml dung dịch và hết màu đen cacbon. Tuyệtđối không được để cạn dung dịch phân huỷ. Nếu khi còn lại 2ml dung dịch phânhuỷ mà mẫu chưa hết màu đen cần bổ sung H2SO4, tiếp tụcphân huỷ cho đến khi hoàn toàn không còn sản phẩm của cacbon.(*)
4.1.6. Để nguội bìnhphân huỷ, cho khoảng 50ml nước cất - mỗi lần khoảng 10ml - vừa cho nước vừa lắcchuyển toàn bộ dung dịch và cặn qua bình cất Kjeldhal, tráng bình bằng 40- 50mlnước và dồn tất cả vào bình cất để cất amoni (Hoăc lên định mức 100ml để tríchdịch cất amoni **)
4.2. Cất amoni
4.2.1. Sử dụng bộ cấtKjeldhal. Kiểm tra thiết bị trước khi sử dụng, yêu cầu thiết bị kín và sạch.
4.2.2. Đặt bình hứng -bình tam giác có chứa 20ml dung dịch axit boric 4% + chỉ thị màu dưới đuôi ốngsinh hàn của bộ cất - nhúng sâu vào dung dịch axit boric khoảng 2mm. (trườnghợp có máy làm lạnh bộ sinh hàn thì không cần nhúng đuôi sinh hàn vào dung dịchaxit boric).
4.2.3 Cho dung dịch đãphân huỷ vào bình cất. Cho toàn bộ hoặc trích một phần tuỳ theo lượng NH4+có trong mẫu, yêu cầu ít nhất có 2,8mg N-NH4 trong mẫu cất.
4.2.4. Cho hoạt độnghệ thống sinh hàn.
4.2.5. Cho 25ml NaOH10M qua phễu vào bình cất, giữ lại 1ml trên phễu sau đó dùng nước tráng phễu,cho nước tráng vào bình cất và giữ lại trên phễu 1ml, khoá phễu và cho nước đầyphễu.
4.2.6. Cho hoạt độnghệ thống đun bình cất để cất NH4+, điều chỉnh sinh hànsao cho nước ngưng sau sinh hàn có nhiệt độ khoảng 35oC.
4.2.7. Kết thúc cấtamon khi bình hứng có khoảng 150ml và hết amoni trong dịch ngưng cuối ống sinhhàn, thử hết Amoni bằng thuốc thử Nessler.
4.2.8. Rửa đuôi sinhhàn bằng một ít nước và dồn vào bình hứng. Lấy bình hứng ra ngoài, để nguội.
10TCN 451-2001
4.2.9. Chuẩn độ dungdịch hứng bằng dung dịch axit tiêu chuẩn H2SO4 hoặc HCl0,05N cho đến khi dung dịch chuyển màu đỏ tía nhạt.
5. Cách tính kếtquả
Công thức tính hàm lượngN trong mẫu khô tuyệt đối như sau:
%N = (a- b) . Ntc . 14 . 100 . k
1000 . m
Trong đó:
a: Thể tích dung dịchaxit tiêu chuẩn tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu (ml)
b: Thể tích dung dịchtiêu chuẩn axit tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu trắng(ml)
Ntc: Nồngđộ axit tiêu chuẩn sử dụng chuẩn độ
14: Đương lượng gamcủa nitơ
m: Khối lượng mẫu tươngứng với thể tích dung dịch trích (g)
k: Hệ số chuyển đổikhô kiệt
Ghi chú:
(*) Quá trình phânhuỷ mẫu phải đảm bảo không bị mất mẫu-bắn té ra ngoài, nhất thiết không được đểthiêú H2SO4 . Với 1g hỗn hợp xúc tác K2SO4+Senhất thiết phải còn dư 1,5ml H2SO4 nếu không nhiệt độphân huỷ sẽ lên cao và làm mất nitơ.
(**)Để đảm bảo độchính xác, tốt nhất là cất toàn bộ lượng mẫu đã phân huỷ. Tuy nhiên nếu hàm lượngnitơ cao có thể định mức thể tích dung dịch mẫu, sau đó trích một phần thể tíchxác định để cất. Trong trường hợp này cần bảo đảm mỗi mẫu cất tối thiểu có2,8mgN-NH4 + và sử dụng dung dịch tiêu chuẩn axit 0,02Nđể chuẩn độ - tiêu tốn khoảng 10ml sẽ hạn chế được sai số.
(***) Trường hợphàm lượng NO3- và NO2- không đángkể so với N tổng số có thể tiến hành phân huỷ mẫu theo các phương pháp sau:
1. Phương pháp sửdụng H2SO4 đặc có hỗn hợp K2SO4 +Se (tỷ lệ khối lượng 100:1) làm xúc tác.
- Cân chính xác 0.2000-0,2500g mẫu cho vào bình phân huỷ.
- Thêm 1g xúc tác và 5ml H2SO4 đặc.
- Lắc nhẹ và để qua đêm, sau đó đun ở nhiệt độ 250oC khoảng 20 phút, rồi nâng nhiệt độ lên 360oC cho tới khi hết mầu đen.
- Để nguội bình phân huỷ, tiếp tục như 4.1.6
2. Phương pháp sửdụng H2SO4 và H2O2 .
- Phương pháp phân huỷ mẫu theo 10TCN 450- 2001
- Dung dịch thu được sau phân huỷ có thể sử dụng để xác định N,P,K tổng số.
Tiêu chuẩn ngành
10TCN 452-2001
Phân tích cây trồngPhương pháp xác định hàm lượng nitrat và nitrit Hà nội - 2001
Nhóm C
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 452-2001 |
Phân tích cây trồng
Phương pháp xác định hàm lượng nitrat và nitrit
1. Phạm vi áp dụng.
Tiêu chuẩn này quyđịnh phương pháp xác định hàm lượng nitrat và nitrit tổng số cho các mẫu câytrồng tươi.
2. Nguyên tắc.
Sử dụng lò vi sống hoàtan nhanh (chiết) nitrat và nitrit (NO3- NO2-)trong mẫu tươi bằng nước, đun vi sóng ở mức năng lượng cao.
Xác định hàm lượngnitrat bằng phương pháp trắc quang, dựa trên phản ứng của nitrat với axitdisunfophenol tạo thành nitrofenoldisunfonic trong môi trường kiềm có mầu vàngđặc trưng, đo tại bước sóng 410nm.
Xác định hàm lượngnitrit bằng phương pháp trắc quang, dựa trên phản ứng của nitrit với axitsunfanilic và a naphtylamin trong môi trường axit có mầu hồng, đo tại bước sóng540nm.
3. Thiết bị vàthuốc thử
3.1. Thiết bị
3.1.1. Máy quang phổkế (Spectrophotometer)
3.1.2. Máy nghiền mẫuthực vật tươi
3.1.3. Cân phân tíchđộ chính xác 0,0002g
3.1.4. Lò vi sóng(Công xuất 850w, tần số hoạt động 2450MHz)
3.1.5. Nồi cách thuỷ.
3.1.5. Các loại cốc,bình định mức 50ml, 100ml, 250ml, 1000ml
3.2. Thuốc thử
3.2.1. Dung dịch axitphenoldisunfonic (*)
(*)Có thể tự chếtạo dung dịch axit phenoldisunfonic bằng cách: Hoà tan 25g phenol tinh khiếtvào 150ml H2SO4 đặc (d= 1,84), thêm 75ml axit H2SO4bốc khói. Đun nóng 2 giờ trong nước sôi, bảo quản trong lọ mầu tối. Cũng có thểhoà tan 30g phenol tinh khiết vào 200ml H2SO4 đặc (d=1,84), lắc đều. Sau đó nối bình với ống sinh hàn hồi lưu và đun trong 6 giờ,bảo quản trong lọ mầu tối.
3.2.2. Dung dịch thuốcthử Griss (**)
10TCN 452-2001
(**) Thuốc thử Griss
Kiểu cũ-1: Phadung dịch axit Sunfanilic: hoà tan 0,5g axit sunfanilic trong 150ml axit acetic10%. Pha dung dịch a naphtylamin: hoà tan 0,1g a naphtylamin vào 20ml nước cất,khuấy đều, đun sôi dung dịch thu được, để lắng trong, lọc lấy phần trong vàthêm vào phần trong 150ml axit acetic 10% lắc đều, bảo quản trong lọ mầu tối.
Hoặc kiểu cũ -2:Hoà tan 150ml axit acetic 99% với 350ml nước, tiếp đó hoà tan thêm 0,10gNapthylamin và sau đó 0,30g axit Sunfanilic, khuấy tan và trộn đều.
(**) Thuốc thử Grisscải tiến: Gồm 2 dung dịch Sunfanylamit và N(1-naphtyl) etylen diaminedihydrroclorua (NED)
1/ Sunfanylamit:Cân 5g Sunfanylamit hoà tan trong bình định mức 500ml có chứa 50ml HCl đặc và300ml nước cất. Pha loãng đến 500ml bằng nước cất, lắc kỹ. Dung dịch ổn địnhtrong nhiều tháng.
2/ N(1-naphtyl)etylen diamine dihydrroclorua(NED): Cân 0,5g NED hoà tan trong 500ml nước cất,bảo quản trong bình tối mầu. Dung dịch không bền, thay thế hàng tháng hoặc khichuyển sang mầu nâu.
3.2.3. Dung dịch tiêuchuẩn nitrat 10ppm
Cân chính xác0,1631g KNO3 khô tinh khiết, hoà tan bằng nước và thêm nước đến 1000ml trong bình định mức. Trộn đều dung dịch, thu được dung dịch tiêu chuẩn cónồng độ 100mg/lít (100ppm), hoà loãng tiếp10 lần có dung dịch tiêu chuẩn nitrat10ppm.
3.2.4. Dung dịch tiêuchuẩn nitrit 5ppm
Cân chính xác0,375g NaNO2 tinh khiết và khô, hoà tan bằng nước thành 1 lít dungdịch, thu được dung dịch tiêu chuẩn 250ppm NO2-. Phaloãng 50 lần để có dung dịch tiêu chuẩn 5 ppm NO2-.
3.2.5. Dung dịch NH4OH(1:1).Hoặc NaOH 10%
3.2.6. Nước không cóNO3- và NO2-, độ dẫn điện nhỏ hơn2m S/cm pH 5,6-7,0
4. Phương phápchiết nitrat và nitrit bằng lò vi sóng( *** )
Chiết NO3-và NO2- bằng lò vi sóng có thể loại trừ được hầu hết cácảnh hưởng xấu tới kết quả phân tích nitrat và nitrit. Cách làm như sau:
1. Thái nhỏ trộn đềumẫu, cân 10g mẫu cho vào cốc 250ml, thêm nước cất đến khoảng 200ml.
2. Cho cốc vàolò vi sóng và tiến hành đun vi sóng ở mức năng lượng cao 100% trong thời gian 7phút (Cũng có thể đun ở mức năng lượng 70% với thời gian 12 phút).
3. Lấy ra để nguội,lọc bỏ bã và định mức dịch lọc bằng nước cất đến 200ml. Lấy 10ml để xác định NO3và 10ml để xác định NO2
(***) Tham khảo tàiliệu "Nghiên cứu xác định hàm lượng NO3,NO2"của Phạm Huy Đồng, Trần Tử Hiếu, Ngô Huy Du-2000 )
5. Phương pháp xácđịnh nitrat:
* Xây dựng đườngchuẩn NO3 . Dẫy tiêu chuẩn 0-1ppm NO3
10TCN 452-2001
a. Chuẩn bị một dẫycốc 250ml, thêm vào mỗi cốc một lượng dung dịch nitrat tiêu chuẩn nồng độ10mg/l theo thứ tự lần lượt 0,0 ; 0,5 ; 1,0 ; 2,0 ; 3,0 ; 4,0 ; 5,0 ml.
1. Đun cách thuỷ chobay hơi đến khô cạn không cháy, để nguội(****)
(****) Có thể côcạn bằng lò vi sóng ở mức năng lượng thấp 30%, thời gian mất khoảng 7-10 phút.
2. Thêm vào mỗi cốc1ml dung dịch axit phenoldisunfonic và lắc mạnh để cho phản ứng sẩy ra nhanhchóng.
3. Để yên trong 10phút, sau đó thêm mỗi cốc khoảng 20ml nước.
4. Cẩn thận thêmvào mỗi cốc 8ml dung dịch NH4OH (1:1) để cho pH nằm trong khoảng10-11. (*****)
(*****) Có thểtrung hoà dung dịch bằng cách nhỏ từng giọt dung dịch NaOH 10% (thử bằng giấyquỳ tím). Dung dịch sẽ chuyển màu vàng (dư một ít NaOH không ảnh hưởng đến màucủa dung dịch.
5. Chuyển dung dịch trong cốc vàobình định mức 50ml và định mức đến vạch, lắc kỹ.
6. Đo độ hấp thụ quangcủa dung dịch ở bước sống 410nm. Sau đó biểu diễn lên đồ thị ta được đườngchuẩn có NO3 có nồng độ từ 0-1ppm NO3
b. Đo mẫu:
1. Chuẩn bị cốc 250ml,lấy vào mỗi cốc 10ml dung dịch mẫu đã chiết bằng lò vi sóng(4.3.)
2. Tiêp tục các bước5.1.2 ... 5.1.6 như với dẫy tiêu chuẩn
3. Đo độ hấp thụ quangcủa dung dịch mẫu ở bước sống 410nm.
4. Đồng thời tiến hànhmẫu trắng với 10ml nước, như với dung dịch mẫu.
5. Đo dung dich mẫuđồng nhất điều kiện với đo dung dịch tiêu chuẩn.
6. Căn cứ vào đồ thịtiêu chuẩn và số đo mẫu trên máy xác định nồng độ ppmNO3 trong dungdịch đo, từ đó suy ra hàm lượng NO3 trong mẫu
c.Công thức tính toán:
mg NO3-/kg mẫu tươi = a . V . 1000
v’ . m
Trong đó:
a: hàm lượng NO3-trong thể tích trích (mg)
V: thể tích dung dịchmẫu sau khi chiết (ml)
v’: thể tích dung dịchtrích ra để xác định (ml)
m: khối lượng mẫu tươi(g)
10TCN 452-2001
6. Phương xác địnhnitrit:
a. Xây dựng đườngchuẩn NO2 . Dẫy tiêu chuẩn 0 - 0,5ppm NO2- sử dụng thuốc thử Grisskiểu cũ.
1. Chuẩnbị một dẫy bình định mức 50ml, lần lượt thêm vào mỗi bình một lượng dung dịchnitrit tiêu chuẩn nồng độ 5ppm theo thứ tự ...0,0 ; 0,5 ; 1,0 ; 2,0 ; 3,0 ; 4,0; 5,0 ml.
2. Thêm vào mỗi bình1ml thuốc thử Sunfanilic và 1ml thuốc thử a naphtylamin.
3. Lên định mức bằng nướcđến vạch và lắc kỹ.
4. Sau 20 phút đo độhấp thụ quang của dung dịch ở bước sóng 520nm. Sau đó biểu diễn lên đồ thị ta đượcđường chuẩn có nồng độ NO2 trong dung dịch từ 0 - 0,5ppm NO2
(Có thể dùng thuốcthử Griss cải tiến: Mục 6.1.2 thay bằng thêm vào mỗi bình 1ml thuốc thửSunfanylamit và 1ml thuốc thử N(1-naphtyl) etylen diamine dihydrroclorua (NED)
b. Đo mẫu:
1. Chuẩnbị một dẫy bình định mức 50ml, lần lượt thêm vào mỗi bình 10ml dung dịch mẫu
2. Thêm vào mỗi bình1ml thuốc thử Sunfanilic và 1ml thuốc thử a naphtylamin.
3. Lên định mức bằng nướccất đến vạch và lắc kỹ.
4. Sau 20 phút đo độhấp thụ quang của dung dịch ở bước sóng 520nm.
5. Đồng thời tiến hànhmẫu trắng với 10ml nước, tiến hành như với dung dịch mẫu.
6. Đo dung dich mẫuđồng nhất điều kiện với đo dung dịch tiêu chuẩn.
7. Căn cứ vào đồ thịtiêu chuẩn và số đo mẫu trên máy xác định nồng độ ppmNO2 trong dungdịch đo, từ đó suy ra hàm lượng NO2 trong mẫu
10TCN 452-2001
(Cóthể dùng thuốc thử Griss cải tiến: Mục 6.2.2 thay bằng thêm vào mỗi bình 1mlthuốc thử Sunfanylamit và 1ml thuốc thử N(1-naphtyl) etylen diaminedihydrroclorua (NED)
c. Công thức tínhtoán:
mg NO3-/kg mẫu tươi = a . V . 1000
v’ . m
Trong đó:
a: hàm lượng NO3-trong thể tích trích (mg)
V: thể tích dung dịchmẫu sau khi chiết (ml)
v’: thể tích dung dịchtrích ra để xác định (ml)
m: khối lượng mẫu tươi(g)
Tiêu chuẩn ngành 10TCN 453-2001 Phân tích cây trồng
Phương pháp xác định photpho tổng số Hà nội 2001
Tổ chức chịutrách nhiệm biên soạn tiêu chuẩn:
Viện Thổ nhưỡng Nông hoá
Cơ quan đề nghị banhành tiêu chuẩn:
Vụ Khoa học công nghệ và CLSP
Cơ quan ban hànhtiêu chuẩn:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nhóm C
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 453-2001 |
Phân tích cây trồng Phương pháp xác định photpho tổngsố
1. Phạm vi áp dụng.
Tiêu chuẩn này quyđịnh phương pháp xác định photpho tổng số áp dụng
cho tất cả các loạimẫu cây trồng.
2. Nguyên tắc.
Chuyển toàn bộ cáchợp chất photpho của mẫu cây trồng thành photpho dưới dạng orthophotphat, xácđịnh hàm lượng photpho trong dung dịch mẫu theo phương pháp trắc quang, phứcchất màu vàng tạo thành giữa orthophotphat và vanadomolypdat.
Phương pháp này thíchhợp cho các dung dịch mẫu có nồng độ photphat cao.
3. Thiết bị vàthuốc thử
3.1. Thiết bị
3.1.1. Thiết bị phânhuỷ mẫu (theo 10TCN 450-2001 )
3.1.2. Máy quang phổ(Spectrophotometer)
3.1.3. pH met
3.1.4. Bình định mức50ml
3.2. Thuốc thử
3.2.1. Dung dịchvanadomolypdat.
Hoà tan 25gamonimolypdat (NH4)6Mo7O24 . 4H2Obằng nước nóng 60oC, lên thể tích 500ml.
Hoà tan 1,25gamonivanadat (NH4VO3) trong 500ml dung dịch axit nitric1N.
Trộn 2 dung dịch trênvới thể tích bằng nhau trước khi sử dụng.
3.2.2. Dung dịch axitnitric 2N.
3.2.3. Dung dịchphotpho tiêu chuẩn 25ppmP.
Hoà tan 0,4400g Kalidihydro photphat (KH2PO4) trong nước và lên thể tích1000ml trong bình định mức, dung dịch này có nồng độ 100ppm P, pha loãng 4 lầncó nồng độ 25ppmP sử dụng để lập dãy tiêu chuẩn.
3.2.4. Nước cất khôngphotpho, độ dẫn điện nhỏ hơn 2m S/cm, pH 5,6 -7,0
4. Cách tiến hành
4.1. Chuẩn bịdãy tiêu chuẩn
10TCN 453-2001
4.1.1. Sử dụng bìnhđịnh mức 50ml, cho vào các bình theo thứ tự số ml dung dịch tiêu chuẩn 25ppm Ptheo bảng sau:
Tiêu chuẩn P (ppm) (0-15 ppmP) | Số ml dung dịch tiêu chuẩn 25ppm P cho vào bình định mức 50ml |
0 2,5 5,0 7,5 10,0 12,5 15,0 | 0 5 10 15 20 25 30 |
4.1.2. Thêm 10ml dungdịch HNO3 2N vào mỗi bình, và thêm nước cất đến 40ml.
4.1.3. Thêm 5ml dungdịch vanadomolypdat và thêm nước cất đến vạch định mức 50ml, lắc trộn đều.
4.1.4. Để yên 20 phút
4.1.6 Đo trên máyquang phổ kế tại bước sóng 420nm
4.1.7. Lập đồ thị dẫytiêu chuẩn (hoặc phương trình) biểu diễn tương quan giữa số đo trên máy và nồngđộ dung dịch tiêu chuẩn.
4.2. Đo mẫu
4.2.1. Dùng pipet lấy5ml dung dịch xác định photpho đã được chuẩn bị theo 10TCN ………-…… cho vào bìnhđịnh mức 50ml.
4.2.2. Thêm 10ml dungdịch HNO3 2N và thêm nước cất đến 40ml.
4.2.3. Thêm 5ml dungdịch vanadomolypdat và thêm nước cất đến vạch định mức 50ml, lắc trộn đều.
4.2.4. Để yên 20 phút
4.2.5. Đo trên máyquang phổ kế tại bước sóng 420nm.
4.2.6. Căn cứ vào đồthị tiêu chuẩn và số đo mẫu trên máy xác định nông độ ppmP trong dung dịch mẫu,từ đó suy ra khối lượng mgP của thể tích dung dịch trích.
5. Cách tính kếtquả
Công thức tính hàm lượngP trong mẫu khô tuyệt đối như sau:
ppmP (trong cây) = a. V . 103 . k
v’ . m
%P (trong cây) = ppmP(trongcây) = a .V. k
104 v’. m .10
Trong đó:
m: Khối lượng mẫu phânhuỷ(gam)
V: Toàn bộ thể tíchdung dịch mẫu (ml)
v’: Thể tích dung dịchtrích (ml)
a: Khối lượng P tìmthấy trong thể tích dung dịch trích (mg)
k: Hệ số quy về khôkiệt
10TCN 453-2001
Ghi chú:
* Phương phápvanadomolypdat có độ nhạy thấp, thích hợp cho những mẫu có hàm lượng P cao -dung dịch đo có nồng độ lớn hơn 5ppmP.
** Nhiệt độ và nồngđộ axit của dung dịch đo ảnh hưởng đến khả năng tạo màu. Do đó cần lưu ý:
- Nhiệt độ khi đodung dịch dãy tiêu chuẩn và các dung dịch mẫu không được chênh lệch nhau quá 10oC
- Theo thủ tục nàynồng độ HNO3 trong dung dịch đo là 0,4M. Nếu khi công phá mẫu còn dưaxit (đặc biệt khi sử dụng H2SO4) nhất thiết phải trunghoà dung dịch mẫu bằng NH4OH (sử dụng chỉ thị màu 2.4 dinitrophenolhoặc giấy congô đỏ). Có thể thay thế HNO3 2N bằng HClO42N nhưng cần tiến hành đồng nhất cùng một loại axit trong dãy thiêu chuẩn vàtrong các dung dịch mẫu.
*** Những mẫu cóhàm lượng P thấp có thể sử dụng phương pháp tạo mẫu xanh Molypden do phản ứngcuả Photphat vơí Molypdat tạo thành phức đa dị vòng có mầu xanh khi bị khử.
Giới thiệu phương pháptạo mẫu xanh Molypden:
1/ Thuốc thử: Hỗn hợpkhử và tạo mầu:
+ Dung dịchamonmolypdat 1,25% trong H2SO4 5 N (dung dịch 1)
- Hoà tan 12,5g amonmolypdat (NH4)6 Mo7 O24 . 4H2O trong 200ml nước cất đã đun nóng đến 60oC. Để nguội và lọc nếu đục ( ddịch a).
- Hoà tan từ từ 140ml H2SO4 đặc (d=1,84) vào 500ml nước. để nguội (dung dịch b)
- Rót từ từ dung dịch b vào dung dịch a rồi thêm nước cất cho đủ 1 lít, lắc trộn đều đựng trong lọ mầu nâu. - Được dung dịch 1 .
+ Dung dịch kaliantimoamtartrat 0,06% W/v trong nước ( dung dịch 2)
+ Dung dịch axitascorbic 2% W/V trong nước (d.dịch 3) pha dùng trong ngày
+ Hỗn hợp 3 dung dịch1, 2, 3 theo tỷ lệ 2:1:1 (V/V) - Được hỗn hợp khử và tạo mầu.
2/ Chuẩn bị dẫytiêu chuẩn:
+ Sử dụng các bìnhđịnh mức 50ml, lần lượt cho vào các bình theo thứ tự số ml dung dịch tiêu chuẩn10ppm P theo bảng sau.
Số TT | Nồng độ dẫy tiêu chuẩn lân (ppmP) | Số ml dung dịch tiêu chuẩn 10ppm P/ mỗi bình |
1 2 3 4 5 6 7 | 0,00 0,10 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 | 0,00 0,50 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 |
10TCN 453-2001
+ Thêm khoảng 30ml nướccho mỗi bình.
+ Thêm 8ml hỗn hợp khửtạo mầu - (Hỗn hợp 3 dung dịch 1, 2, 3 theo tỷ lệ 2:1:1) và thêm nước tới vạch.Lắc trộn đều dung dịch.
+ Sau khi cho hỗn hợpkhử tạo mầu 20 phút, tiến hành đo mầu trên máy quang phổ kế tại bước sóng882nm. (ở 20oC mầu bền 24 giờ)
+ Lập đồ thị dẫy tiêuchuẩn (hoặc phương trình) biểu diễn tương quan giữa số đo trên máy và nồng độdung dịch tiêu chuẩn.
3/ Đo mẫu:
+ Lấy chính xác 2mlcác dung dịch mẫu cần xác định cho vào bình định mức 50ml.
+ Thêm khoảng 30 ml nướcvà 2 giọt chỉ thị a dinitrophenol.
+ Trung hoà axit dưbằng từng giọt NH4OH10% cho đến khi dung dịch chuyển mầu vàng, sauđó axit hoá bằng vài giọt H2SO4 10% cho hết mầu vàng.
+ Thêm 8ml hỗn hợp khửtạo mầu - (Hỗn hợp 3 dung dịch 1, 2, 3 theo tỷ lệ 2:1:1) và thêm nước tới vạch.Lắc trộn đều dung dịch.
+ Sau khi cho hỗn hợpkhử tạo mầu 20 phút, tiến hành đo mầu trên máy quang phổ kế tại bước sóng882nm. (ở 20oC mầu bền 24 giờ)
4/ Tính toán kếtquả:
+ Lập đồ thị tươngquan giữa số đo trên máy với nồng độ ppmP trong các bình thang chuẩn. Dựa vàođồ thị (hoặc phương trình) và số đo trên máy của các dung dịch mẫu suy ra nồngđộ ppmP trong dung dịch mẫu, hàm lượng P trong mẫu.
Tiêu chuẩn ngành
10TCN 454-2001 Phân tích cây trồng
Phương pháp xác định kali tổng số và natri tổng số Hànội - 2001
Tổ chức chịutrách nhiệm biên soạn tiêu chuẩn:
Viện Thổ nhưỡng Nông hoá
Cơ quan đề nghị banhành tiêu chuẩn:
Vụ Khoa học công nghệ và CLSP
Cơ quan ban hànhtiêu chuẩn:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nhóm C
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 454-2001 |
Phân tích cây trồng
Phương pháp xác định kali tổng số và natri tổng số
1. Phạm vi áp dụng.
Tiêu chuẩn này quyđịnh phương pháp xác định kali tổng số, natri tổng số bằng phương pháp quang kếngọn lửa, áp dụng cho tất cả các mẫu cây trồng.
2. Nguyên tắc.
Hoà tan các dạng kalivà natri của cây theo 10TCN 450-2001. Xác định hàm lượng K, Na trong dung dịchbằng quang kế ngọn lửa.
3. Thiết bị vàthuốc thử
3.1. Thiết bị
3.1.1. Thiết bị phânhuỷ mẫu theo 10TCN 450-2001
3.1.2. Quang kế ngọnlửa
3.1.3. Bình định mức500ml, 1000ml
3.1.4. Cân phân tíchcó độ chính xác 0,0002g
3.2. Thuốc thử
3.2.1. Dung dịch kalitiêu chuẩn 1000ppm K
Cân 1,9067g KCl tinhkhiết đã sấy khô ở 110oC. Hoà tan bằng nước định mức đến 1000ml,dung dịch này có nồng độ 1000ppm K, pha loãng 10 lần được dung dịch 100ppmKdùng để chuẩn bị các dãy tiêu chuẩn xác định K.
3.2.2. Dung dịch tiêuchuẩn natri 1000ppm Na
Cân 1,8482g NaNO3tinh khiết đã sấy khô ở 110oC. Hoà tan bằng nước định mức đến1000ml, dung dịch này có nồng độ 1000ppm Na, pha loãng 10 lần được dung dịch100ppmNa dùng để chuẩn bị các dãy tiêu chuẩn xác định Na.
3.2.3. Nước cất có độdẫn điện nhỏ hơn 2m S/cm, pH 5,6-7,0
4. Cách tiến hành
4.1. Chuẩn bịdãy tiêu chuẩn
4.1.1. Dãy tiêu chuẩnK: Sử dụng bình định mức 50ml cho vào các bình theo thứ tự số ml dung dịch tiêuchuẩn 100ppmK và thêm nước cho đến vạch định mức theo bảng sau:
10TCN 454-2001
Nồng độ của dung dịch K tiêu chuẩn (0-50ppm K) | Số ml dung dịch K tiêu chuẩn 100ppm |
0 5 10 20 30 40 50 | 0 2,5 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0 |
4.1.2. Dãy tiêu chuẩnNa: Sử dụng bình định mức 50ml cho vào các bình theo thứ tự số ml dung dịchtiêu chuẩn 100ppm Na và thêm nước cho đến vạch định mức theo bảng sau:
Nồng độ của dung dịch Na tiêu chuẩn (0-40ppm Na) | Số ml dung dịch Na tiêu chuẩn 100ppm |
0 5 10 20 30 40 | 0 2,5 5,0 10,0 15,0 20,0 |
4.2. Chuẩn bịmẫu: theo 10TCN 449-2001
4.3. Đo dungdịch tiêu chuẩn và dung dịch mẫu
4.3.1 Đo các dung dịchtiêu chuẩn trên quang kế ngọn lửa với K tại bước sóng 768nm, với Na tại bước sóng589nm (hoặc kính lọc tương ứng). Lập đồ thị tiêu chuẩn biểu thị tương quan củanồng độ K (hoặc Na) trong các dung dịch tiêu chuẩn với số đo tương ứng trênmáy.
4.3.2. Đo dung dịchmẫu trên quang kế ngọn lửa đồng nhất với điều kiện đo dãy tiêu chuẩn. Thườngxuyên đo kiểm tra bằng các dung dịch tiêu chuẩn*
4.3.3.Căn cứ vào đồ thị tiêu chuẩn và số đo trên máy xác định nồng độ dung dịch mẫu(ppm)
5. Cách tính kếtquả
Công thức tính hàm lượngK (Na) trong mẫu khô tuyệt đối như sau:
% K (Na) = a . V. k
m . 104
Trong đó:
m : khối lượng mẫuphân huỷ (g)
V: thể tích dung dịchmẫu (ml)
a: nồng độ nguyên tốtrong dung dịch mẫu (ppm)
k: hệ số chuyển về khôkiệt
10TCN 454-2001
Ghi chú:
* Có thể xác địnhK,Na bằng AAS ở chế đo phát xạ hoặc chế độ đo hấp thụ sử dụng đèn HCL tương ứngtại bước sóng 766,6 nm với Kali và 589,0nm với Na trên ngọn lửa C2H2/KK
** Hiệu chỉnh quangkế ngọn lửa hoạt động ở trạng thái ổn định mới tiến hành đo dẫy tiêu chuẩn.Trong quá trình đo mẫu cần thường xuyên kiểm tra bằng các dung dịch tiêu chuẩnvà hiệu chỉnh ( ít nhất 10 mẫu phải kiểm tra 1 lần). Kỹ thuật sử dụng theo hướngdẫn của hãng sản xuất.
*** Để khắc phụcảnh hưởng của Canxi, cần cho thêm tỷ lệ thể tích 1:1 dung dịch 0,2% Cs + 0,36%Al pha từ CsCl và Al(NO3)3 vào dung dịch mãu.
Tiêu chuẩn ngành
10TCN 455-2001
Phân tích cây trồng
Phương pháp xác định canxi tổng số và Magiê tổng số
Hà nội - 2001
Tổ chức chịutrách nhiệm biên soạn tiêu chuẩn:
Viện Thổ nhưỡng Nông hoá
Cơ quan đề nghị banhành tiêu chuẩn:
Vụ Khoa học công nghệ và CLSP
Cơ quan ban hànhtiêu chuẩn:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nhóm C
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 455-2001 |
Phân tích cây trồng
Phương pháp xác định canxi tổng số và Magiê tổng số
1. Phạm vi áp dụng.
Tiêu chuẩn này quyđịnh phương pháp xác định canxi tổng số và magiê tổng số cho tất cả các loạimẫu cây trồng.
2. Nguyên tắc.
Hoà tan các hợp chấtCanxi và Magie trong mẫu theo 10TCN 450-2001 và xác định chúng trong dung dịchbằng phương pháp chuẩn độ tạo phức với EDTA tiến hành 2 mẫu song song.
Xác định tổng số Canxi+ Magie tại pH bằmg 10 với chỉ thị mầu Eriochrom -đen T.
Xác định Canxi tạipH bằng 13 với chỉ thị màu fluorexon.
3. Thiết bị vàthuốc thử
3.1. Thiết bị
3.1.1. Các thiết bịphân huỷ mẫu theo 10TCN 450-2001
3.1.2. Buret có độ chínhxác 0,05ml
3.1.3. Pipet
3.1.4. Bình tam giác125ml
3.1.5. pH met
3.2. Thuốc thử
3.2.1. Chỉ thị màufluorexon.
Hỗn hợp 40g K2SO4nghiền nhỏ với 1gam bột fluorexon.
3.2.2. Dung dịchKOH 10%.
Hoà tan 100g tinhkhiết, khô vào nước, sau đó thêm nước cho đủ 1000ml.
3.2.3. Dung dịchtiêu chuẩn trilonB 0,020N (muối di natri của axit etylen diamin tetra axetic)
Cân chính xác 3,722gtrilonB (Na2H2(CH3COO)4N2(CH2)2.2H2O) tinh khiết hoà tan vào nước, sau đó thêm nước cho đủ 1000mltrong bình định mức.
3.2.4. Dung dịch đệmpH bằng 10 : Hoà tan 67,5g NH4Cl trong 200ml -250ml nước, thêm vàođó 570ml NH4OH 25%. Kiểm tra độ pH của dung dịch, điều chỉnh đến pHbằng 10, thêm nước cho đủ 1000ml. Dung dịch được kiểm tra lại trước khi sửdụng.
10TCN 455-2001
3.2.5. Chỉ thị màueriochrom đen T: Hoà tan 0.2g eriochrom đenT trong 50ml etanol có chứa 2ghydroxyamin clorua. Đựng dung dịch trong lọ màu. (Có thể sử dụng hỗn hợp khô0,2g eriochrom đen T với 40g bột K2SO4 nghiền nhỏ).
3.2.6. Dung dịch KCN1%
3.2.7. Nước có độ dẫnđiện nhỏ hơn 2m S/cm, pH 5,6-7,0
4. Cách tiến hành
4.1. Chuẩn bị 2mẫu song song:
4.1.1 Dùng pipet tríchmột thể tích chính xác dung dịch mẫu có chứa ít nhất 2mg Ca và 1mg Mg cho vàobình tam giác 150ml.
4.1.2 Trung hoà dungdịch mẫu bằng KOH 10% cho đến trung tính (pH=7)
4.1.3 Thêm nước chođến khoảng 50ml
4.2. Xác địnhCanxi tổng số trong bình thứ nhất
4.2.1. Cho thêm 2mlKOH 10% (pH = 13)
4.2.2. Cho thêm 50mghỗn hợp chỉ thị màu Fluorexon K2SO4. Lắc trộn đều.
4.2.3. Chuẩn độ bằngdung dịch tiêu chuẩn TrilonB cho đến khi tắt huỳnh quang lục sang mầu hồng trênnền đen...
4.4.4. Tính kết quả:
Công thức tính hàm lượngCa trong mẫu khô tuyệt đối như sau:
% Ca = (a - b) . N. 20 . V . k
v’ . m . 10
Trong đó:
m : khối lượng mẫu (g)
V: thể tích dung dịchmẫu sau phân huỷ (ml)
v’: thể tích dung dịchmẫu trích (ml)
a: thể tích dung dịchtiêu chuẩn Trilon B chuẩn độ mẫu (ml)
b: thể tích dung dịchtiêu chuẩn TrilonB chuẩn độ mẫu trắng (ml)
N: nồng độ đương lượngdung dịch tiêu chuẩn TrilonB
k: hệ số chuyển về khôkiệt
20: đương lượng gamCanxi
4.2. Xác địnhtổng Canxi và Magie trong bình thứ 2
4.2.1. Cho thêm 5mldung dịch đệm pH bằng 10
4.2.2. Thêm 1ml dungdịch KCN và 8 giọt chỉ thị màu Eriochrom đen T
4.2.3. Chuẩn độbằng dung dịch chuẩn TrilonB cho đến khi dung dịch chuyển từ màu mận chín sangmàu xanh biển.
4.5.4. Tính kết quả:
10TCN 455-2001
Công thức tính hàm lượngMg tổng số trong mẫu khô tuyệt đối như sau:
% Mg = C . N . 12,6. V . k
v’ . m . 10
Trong đó:
C: Thể tích dung dịchchuẩn tương ứng với chuẩn độ Magie (ml)
(là hiệu số của tổngCa + Mg với thể tích chuẩn độ riêng Ca)
m: Khối lượng mẫu (g)
V: Thể tích dung dịchmẫu sau phân huỷ (ml)
v’: Thể tích dung dịchmẫu trích xác định (ml)
N: Nồng độ đương lượngdung dịch tiêu chuẩn TrilonB
12,6 : Đương lượng gamcủa Mg
k : Hệ số chuyển vềkhô kiệt.
Ghi chú:
* TrilonB nguyênchất và khô có thể pha dung dịch đạt nồng độ chính xác từ lượng cân. Tuy nhiêntrong đa số trường hợp cần kiểm tra lại nồng độ TrilonB bằng dung dịch tiêuchuẩn Magiê hoặc Canxi... để xác định nồng độ chính xác trước khi sử dụng.
** Dung dịch KOH vàNaOH cần đảm bảo không có Cacbonat, cần sử dụng hoá chất tinh khiết khô, dungdịch cần được bảo quản trong các bình chống xâm nhập CO2.
*** Trường hợp dungdịch xác định Caxi có nhiều Photphat sẽ ảnh hưởng sai đến sự chuẩn độ Canxi, cóthể khắc phục bằng phương pháp chuẩn độ ngược GEDTA (Tham khảo "Sổ tayphân tích đất nước phân bón cây trồng" trang 459).
**** Có thể sử dụngmột số chỉ thị mầu khác để xác định Ca bằng TrilonB:
ã Chỉthị Pattonreeder xác định Ca++ tại pH=12, dạng liên kết với Ca++có mầu đỏ nâu, dạng tự do có mầu xanh biển.
ã Chỉthị Murexit xác định Ca++ tại pH=12, dạng kết hợp với Ca++có mầu hồng, dạng tự do có mầu tím.
***** Có thể xácđịnh Ca++ bằng quang kế ngọn lửa tại bước sóng 422,7nm hoặc kính lọcmầu tương ứng. Cũng có thể xác định Ca++, Mg++ bằng AASsử dụng đèn HCL tương ứng tại bước sóng 422,7nm với Ca++, 202,6nmvới Mg++ trên ngọn lửa C2H2/KK. Lưu ý nồng độLa trong dung dịch xác định phải >0,5%.
Tiêu chuẩn ngành
10TCN 456-2001
Phân tích cây trồng
Phương pháp xác định lưu huỳnh tổng số
Hà nội - 2001
Tổ chức chịu tráchnhiệm biên soạn tiêu chuẩn:
Viện Thổ nhưỡng Nông hoá
Cơ quan đề nghị banhành tiêu chuẩn:
Vụ Khoa học công nghệ và CLSP
Cơ quan ban hànhtiêu chuẩn:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nhóm C
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 456-2001 |
Phân tích cây trồng
Phương pháp xác định lưu huỳnh tổng số
1. Phạm vi áp dụng.
Tiêu chuẩn này quyđịnh phương pháp xác định lưu huỳnh tổng số cho tất cả các loại mẫu cây trồng.
2. Nguyên tắc.
Chuyển toàn bộ cácdạng hợp chất lưu huỳnh trong mẫu thành SO4-2 , xác địnhhàm lượng SO4-2 trong dung dịch bằng phương pháp khối lượng(nếu hàm lượng SO4-2 cao) hoặc bằng phương pháp so độ đục(nếu hàm lượng SO4-2 thấp)
3. Phương pháp phânhuỷ mẫu.
Các phương pháp phânhuỷ ướt sử dụng HNO3 hay hỗn hợp HNO3 và HClO4trong 10TCN 450-2001 đều có thể sử dụng để phân huỷ mẫu cây xác định lưu huỳnh,song quá trình phân huỷ dễ mất lưu huỳnh dưới dạng SO2ư do khống chếnhiệt độ phân huỷ từng giai đoạn khó chặt chẽ theo thủ tục.
Hai thủ tục sau đây thườngđược sử dụng riêng cho việc phân huỷ mẫu cây để xác định lưu huỳnh.
3.1. Phương phápphân huỷ sử dụng HNO3 + H2O2 có thiết bị hồi lưu:
ã Cânchính xác 1,0000 g mẫu đã được chuẩn bị theo 10TCN 449-2001 cho vào đáy bìnhphân huỷ cổ dài
ã Cho15ml HNO3 đặc, tinh khiết vào bình
ã Lắpbộ sinh hàn hồi lưu vào cổ bình
ã Ngâmmẫu 2-3 giờ
ã Sauđó đun sôi nhẹ đến khi có khói màu nâu đỏ bay ra thì thêm qua ống sinh hàn mộtsố giọt H2O2 30%.
ã Tiếptục đun nhẹ, nếu dung dịch trong bình cạn cần bổ sung thêm HNO3 quaống sinh hàn. Quá trình phân huỷ mẫu kéo dài cho đến khi dung dịch trong vàkhông màu (thường có thể kéo dài 6 đến 10 giờ)
ã Đểnguôi thêm nước và định mức 50ml
3.2. Phương phápphân huỷ sử dụng HNO3 và Mg(NO3)2
ã Cânchính xác 1,0000g mẫu cho vào chén sứ
10TCN 456- 2001
- Cho 2ml dung dịchmagie nitrat (Dung dịch magie nitrat: hoà tan 25g magiê nitrat tinh khiếtvào 400ml HNO3 đặc sau đó pha loãng đến 500ml bằng nước )
- Cô cách thuỷ cho đếnkhô ở 700C trong tủ hốt.
- Nung ở 3000Cqua đêm.
- Để nguội, thêm 5mlHNO3 25% và đun cách thuỷ khoảng 150 phút
- Để nguôi thêm nướcvà định mức 50ml
4. Tách silic
Dung dịch thu được saukhi phân huỷ mẫu cần được tách silic trước khi xác định SO4-2 bằngcách:
- Cô cách thuỷ cho đếnkhô dung dịch mẫu trong bát sứ (toàn bộ hoăc trích một thể tích chính xác dungdịch mẫu có chứa ít nhất 2mg S)
- Hoà tan cặn khô bằngHCl 10%, tiến hành 3-4 lần kết hợp gạn loc thu nước lọc vào bình, rửa cặn vàgiấy lọc 3-4 lần bằng nước nóng, thu nước rửa vào bình, lên lại thể tích dungdịch mẫu để xác định SO4-2
5. Hai phương phápxác định hàm lượng SO4-2
4.1 Phương phápkhối lượng
4.1.1. Thiết bị vàthuốc thử
4.1.1.1. Thiết bị:
- Cân phân tích có độchính xác 0,0002g
- Phễu lọc
- Bát sứ
ã Bìnhhút ẩm
ã Lònung
4.1.1.2. Thuốc thử
- Dung dịch HCl 10% vàHCl 0,1%
- Dung dịch BaCl210%
- Nước cất có độ dẫnđiện nhỏ hơn 2m S/cm pH 5,6-7,0
4.1.2. Cách tiến hành:
4.1.2.1. Lấy vào cốcchính xác một thể tích dung dịch để xác định SO42-
4.1.2.2. Cho thêm 1mldung dịch HCl 10% và đun sôi.*
4.1.2.3. Cho thêm 10mldung dịch BaCl2 10% vào dung dịch đang sôi và tiếp tục đun sôi 2-3phút. Kết tủa BaSO4 sẽ hình thành.**
4.1.2.4. Để yên 4 giờtrong tủ ấm 80oC cho lắng kết tủa.
4.1.2.5. Thử kết tủahoàn toàn SO4-2 bằng dung dịch BaCl2,, nếu cònkết tủa tiếp cần cho thêm 2ml BaCl2 10%, tiếp tục như trên cho đếnkhi kết tủa hoàn toàn.
4.1.2.6. Sau khi đãkết tủa hoàn toàn, tiến hành lọc qua giấy lọc mịn không tro. Kết hợp gạn lọc vàrửa sạch kết tủa trong cốc 2-3 lần bằng dung dịch HCl 0,1% nóng.
4.1.2.7. Dồn toàn bộkết tủa lên giấy lọc, tráng rửa cốc 2-3 lần bằng dung dịch HCl 0,1% nóng.
4.1.2.8. Để ráo giấylọc, gói kết tủa cho vào chén sứ chịu nhiệt khô đã xác định chính xác khối lượng.
10TCN 456- 2001
4.1.2.9. Nung kết tủaở nhiệt độ sấp xỉ 750oC cho đến khi hết màu đen. (Không được quá 750oCvì khoảng 800oC BaSO4 bị phân huỷ).
4.1.2.10. Để nguộichén trong bình hút ẩm, cân khối lượng lần thứ nhất
4.1.2.11. Tiếp tụcnung thêm 30 phút, để nguội chén trong bình hút ẩm cân khối lượng lần thứ hai.Lặp lại như vậy cho đến khi khối lượng cân 2 lần liên tiếp không thay đổi.
4.1.3.12. Đồng thờitiến hành mẫu trắng chỉ có giấy lọc.
4.1.3. Cách tính kếtquả
Công thức tính hàm lượngS tổng số trong mẫu khô tuyệt đối như sau:
%S = (m2 - m1 - m0). 0,137 . 100 . k
m
Trong đó:
m: khối lượng mẫu tươngứng với thể tích dung dịch trích (g)
m1: khối lượngchén (g)
m2: khối lượngchén và kết tủa sau khi nung (g)
m0: khối lượngmẫu trắng (tro giấy lọc) (g)
0,137: hệ số quy từBaSO4
k: hệ số quy về khôkiệt
Ghi chú:
* BaSO4kết tủa chọn lọc tốt trong môi trường HCl tối thiểu 0,05N do đó cần thiết chothêm HCl
** Kết tủa nóng làmtăng quá trình phản hấp phụ và tạo tinh thể lớn, dễ làm sạch kết tủa và dễ lọc.
*** Cần đảm bảo lượngmẫu phá huỷ đủ khối lượng S để có khối lượng cân BaSO4 tối thiểu30mg, tránh sai số do cân. Các mẫu cây nghèo lưu huỳnh như rơm rạ.... cần tănglượng mẫu phân huỷ và xác định toàn bộ dung dịch phân huỷ.
4.2. Phương phápso độ đục
4.2.1. Thiết bị vàthuốc thử
4.2.1.1. Thiết bị:
- Máy phố quang kế(Spectrophotometer)
- Bình định mức 25ml
4.2.1.2. Thuốc thử:
- Hỗn hợp axit: Hoàtan 50ml axit axetic đặc, 20ml HCl 10N, 20ml H3PO4 đặc85% và 6ml H2SO4 1:1000 vào 800ml nước cất, thêm nước chođủ 1 lít. Lắc trộn đều.
- Hỗn hợp bariclorua-polyvinylalcol (PVA): Hoà tan 60g BaCl2 . 2H2O trong500ml nước; hoà tan 2g PVA trong 400ml nước nóng. Sau khi để nguội trộn đều 2dung dịch và thêm nước cho đủ 1 lít. Lọc qua giấy lọc mịn. Dung dịch sử dụngngay, nếu bảo quản lạnh hạn sử dụng trong vòng 1tháng.
10TCN 456- 2001
Dung dịch tiêu chuẩn100ppmS: Cân chính xác 0,5434g K2SO4 tinh khiết đã sấykhô ở 1050C hoà tan trong nước thành 1000ml, pha loãng 4 lần có nồngđộ 25ppmS sử dụng để lập dẫy tiêu chuẩn.
4.2.2. Cách tiến hành
4.2.2.1. Lập dẫy tiêuchuẩn: Cho vào bình định mức 25ml theo thứ tự số ml dung dịch tiêu chuẩn 25ppmSvà tiến hành tạo độ đục như với mẫu.
Dẫy tiêu chuẩn S (0-5ppmS) | Số ml dung dịch tiêu chuẩn 25 ppmS |
0 | 0 |
1 | 1 |
2 | 2 |
3 | 3 |
4 | 4 |
5 | 5 |
4.2.2.2. Xác định hàmlượng :
- Định mức dung dịchmẫu thu được sau phân huỷ.
- Dùng pipet trích mộtthể tích chính xác dung dịch có chứa khoảng 0,10-0,50 mg S cho vào bình địnhmức 25ml
- Thêm chính xác bằngpipet 10ml hỗn hợp axit, lắc đều
- Thêm 10ml hỗn hợpBariclorua- PVA(***)
- Thêm tiếp nước chođến vạch định mức và lắc trộn đều ít nhất 5 lần
ã Đểyên 30 phút, từng mẫu một lắc lại 20 lần và đo ngay trên máy trắc quang tại bướcsóng 420-490nm.
- Tiến hành đồng thờinhư trên với dãy tiêu chuẩn và mẫu trắng.
4.2.3. Cách tính kếtquả
42.3.1. Lập đồ thịchuẩn tương quan giữa số đo trên máy và hàm lượng S của dung dịch dãy tiêuchuẩn
4.2.3.2. Căn cứ số đotrên máy của dung dịch đo và dựa vào đồ thị chuẩn suy ra hàm lượng S trong dungdịch đo.
4.2.3.3. Tính kết quả:
Công thức tính hàm lượngS tổng số trong mẫu khô tuyệt đối như sau:
%S = (a - b) . V .k
v’ . m . 10
Trong đó:
a : Khối lượng S xácđịnh được trong bình đo (mg)
b : Khối lượng S xácđịnh được trong bình mẫu trắng (mg)
V: Thể tích tàon bộdung dịch mẫu (ml)
v’ : Thể tích dungdịch trích xác định (ml)
m : Khối lượng mẫu (g)
k : Hệ số quy về khôkiệt
10TCN 456- 2001
Ghi chú:
* Nếu dung dịch sauphân huỷ có màu vàng cần cô cách thuỷ cạn đến khi còn khoảng 5ml. Cho thêm 5mlH2O2 30-40% (hoặc HClO4 50-70%) và tiếp tục côcách thuỷ cho đến khi hết màu.
** Thể tích 10mlhỗn hợp axit cho vào từng mẫu và dãy tiêu chuẩn (4.2.2.2.) cần chính xác đểđồng nhất lượng SO42- làm mồi kết tủa giữa các mẫu.
*** PVA là chất ổnđịnh trạng thái có nhiều ưu điểm, đặc biệt với những mẫu có hàm lượng SO4--caovà và có nhiều yếu tố ảnh hưởng. Đối với mẫu thực vật có hàm lượng SO4 thấp vàít yếu tố ảnh hưởng có thể trhay thế PVA bằng Glycerin, tiến hành theo thủ tụcsau:
1.Thuốc thử:
ã Dungdịch BaCl2 10%: Hoà tan 25gam BaCl2.2H2O trong200ml nước, thêm 12,5ml HCl đặc, sau đó thêm nước cho đủ 250ml
ã Dungdịch glycerin 1:1 trong nước
ã Dungdịch S tiêu chuẩn: Như 4.2.1.2
ã Lậpthang chuẩn: Như 4.2.2.1
2. Cách tiến hành:
ã Tríchchính xác một thể tích dung dịch mẫu có chứa khoảng 0,03 - 0,20 mgS cho vào cốc50ml. Thêm 10ml nước và lắc đều.
ã Thêm10ml dung dịch glycerin 1:1 và khuấy 15 giây.
- Để vào buồng lạnh ở 15oC trong 1 giờ.
- Lấy ra khỏi buồng lạnh, tức khắc vừa lắc vừa thêm 2ml dung dịch BaCl2 10%.
- Để yên ở nhiệt độ phòng 30 phút
- Lắc lại bằng tay 20 lần từng mẫu một và đo ngay trên máy trắc quang tại bước sóng 420-490nm
- Tiến hành đồng thời đo các dung dịch tiêu chuẩn đồng nhất với điều kiện đo mẫu.
- Lập đồ thị tiêu chuẩn, xác định hàm lượng S trong mẫu theo 4.2.3.3
Tiêu chuẩn ngành 10TCN 457-2001
Phân tích cây trồngPhương pháp xác định sắt tổng số Hà nội - 2001
Tổ chức chịutrách nhiệm biên soạn tiêu chuẩn:
Viện Thổ nhưỡng Nông hoá
Cơ quan đề nghị banhành tiêu chuẩn:
Vụ Khoa học công nghệ và CLSP
Cơ quan ban hànhtiêu chuẩn:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nhóm C
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 457-2001 |
Phân tích cây trồng Phương pháp xác định sắt tổngsố
1. Phạm vi áp dụng.
Tiêu chuẩn này quyđịnh phương pháp xác định sắt tổng số cho tất cả các loại mẫu cây trồng.
2. Nguyên tắc.
Hoà tan các hợp chấtsắt trong mẫu theo 10TCN 450-2001 và xác định sắt trong dung dịch theo phươngpháp trắc quang, khử toàn bộ Fe3+ đ Fe2+ và xác định Fe2+dựa trên phản ứng tạo màu đỏ với o.phenanthrolin.
3. Thiết bị vàthuốc thử
3.1. Thiết bị
3.1.1. Các thiết bịphân huỷ mẫu (theo 10TCN 450-2001)
3.1.2. Máy trắc quang(Spectrophotometer)
3.1.3. Bình định mức25ml, 100ml, 1000ml
3.2. Thuốc thử
3.2.1. Dung dịchhydroxiamin hydroclorua 5%
Hoà tan 5g hydroxiaminhydroclorua trong 100ml nước.
3.2.2. Dung dịch natriaxetat 3N
Hoà tan 408g natriaxetat trihydrat trong nước và pha loãng đến 1 lít.
3.2.3. dung dịcho.phenanthrolin 0,1% trong nước.
3.2.4. dung dịch axitnitric 0,1%
Hoà tan 6ml HNO3đặc thành 50ml bằng nước.
3.2.5. dung dịch sắttiêu chuẩn 25ppm Fe
- Cân chính xác 0,100gsắt nguyên chất cho vào cốc 100ml
- Thêm 50ml dung dịchHNO3 5N và đậy cốc bằng mặt kính đồng hồ
- Đun (trong hốt) chođến khi hết khói nâu của nitơ oxit
- Làm lạnh và thêm nướcđến 1 lít trong bình định mức, trộn đều. Dung dịch này có nồng độ 100ppm Fe.
- Pha loãng 4 lần cónồng độ 25ppmFe sử dụng để lập dẫy tiêu chuẩn.
3.2.6. Nước cất có độdẫn điện nhỏ hơn 2m S/cm, pH 5,6-7,0
10TCN 457- 2001
4. Cách tiếnhành
4.1. Chuẩn bịdãy tiêu chuẩn
4.1.1. Sử dụng bìnhđịnh mức 25ml, cho vào các bình theo thứ tự số ml dung dịch tiêu chuẩn 25ppm Fetheo bảng sau.
Nồng độ dung dịch Fe tiêu chuẩn (ppm) | Số ml dung dịch tiêu chuẩn 25ppm |
0 1 2 3 4 | 0 1 2 3 4 |
4.1.2. Cho thêm 1mldung dịch hydroxiamin hydroclorua và thêm nước đến khoảng 15ml, lắc trộn đều.
4.1.3. Thêm 2,5ml dungdịch natri axetat, lắc trộn đều.
4.1.4. Thêm 2,5ml dungdịch o.phenanthrolin và thêm nước đến vạch định mức, lắc trộn đều.
4.1.5. Để yên 30 phút,đo trên máy phổ quang kế tại bước sóng 510nm.
4.1.6. Lập đồ thị tiêuchuẩn biểu diễn tương quan giữa nồng độ Fe của dung dịch tiêu chuẩn và số đotrên máy.
4.2. Đo mẫu
4.2.1. Trích chính xácbằng pipet một thể tích dung dịch mẫu có chứa khoảng 10-40m g Fe cho vào bìnhđịnh mức 25ml.
4.2.2. Tiến hành cácthủ tục như với dẫy tiêu chuẩn (từ 4.1.2. đến 4.1.5.)
5. Cách tính kết quả
5.1. Căn cứ vào đồ thịtiêu chuẩn và số đo trên máy của dung dịch đo xác định nồng độ Fe (ppm) cuảdung dịch đo và từ đó suy ra số mgFe có trong phần dung dịch trích xác định.
Công thức tính hàm lượngFe trong mẫu khô tuyệt đối như sau:
ppm Fe (trong cây) = X. V . 103 . k
v’ . m
% Fe = ppm Fe(trongcây) = X . V . k
104 v’ . m .10
Trong đó:
m: Khối lượng mẫu (g)
V: Thể tích dung dịchmẫu (ml)
10TCN 457- 2001
v’: Thể tích dung dịchtrích (ml)
x: Khối lượng Fe trongthể tích dung dịch trích (mg)
k: Hệ số chuyển về khôkiệt.
Ghi chú:
* Có thể xác địnhhàm lượng Fe trong dung dịch bằng AAS sử dụng đèn HCL tương ứng tại bước sóng248,3nm... trên ngọn lửa C2H2/KK./.