Văn bản pháp luật: Quyết định 50/2002/QĐ-TTg

Nguyễn Mạnh Cầm
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 50/2002/QĐ-TTg
Quyết định
17/04/2002
17/04/2002

Tóm tắt nội dung

Về việc thành lập Tổ công tác liên Bộ về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc

Phó Thủ tướng
2.002
Thủ tướng Chính phủ

Toàn văn

+ 15% áp dụng đối với những giờ ging của những giáo viên chính trị gingcho các lớp đào tạo trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc thành lập Tổ công tác liên Bộ

về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12năm 2001;

Căn cứ quyết định của những người đứng đầu Nhà nước Chính phủ Hiệphội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) và lãnh đạo cấp cao Trung Quốc tại Hội nghịcấp cao ASEAN - Trung Quốc ngày 06 tháng 11 năm 2001 tại Brunei;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Vănphòng Chính phủ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Thành lập Tổ công tác liên Bộ để làm nhiệm vụ phối hợp với các nước thành viênASEAN đàm phán với Trung Quốc về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc.

Điều 2. Cácthành viên của Tổ công tác liên Bộ gồm:

1.Một đồng chí Thứ trưởng Bộ Thương mại làm Tổ trưởng và một đồng chí cán bộ cấpVụ của Bộ Thương mại làm Trưởng đoàn đàm phán của phía Việt Nam.

Tổtrưởng Tổ công tác liên Bộ có thể phân công thêm một số Phó Tổ trưởng trong sốthành viên của Tổ công tác liên Bộ.

2.Các thành viên của Tổ công tác liên Bộ là cán bộ cấp Vụ của các Bộ : Thươngmại, Ngoại giao, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công nghiệp, Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, Thủy sản, Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Tổng cụcHải quan.

Cácthành viên của Tổ công tác liên Bộ có thể được thay đổi hoặc bổ sung thêm đạidiện các Bộ, ngành khác để đảm bảo phù hợp với yêu cầu và nội dung của từngphiên đàm phán.

CácBộ, ngành nêu trên có trách nhiệm cử cán bộ đủ năng lực, chuyên môn và kinhnghiệm đàm phán về kinh tế - thương mại quốc tế và phải thông thạo tiếng Anh đểtham gia Tổ công tác liên Bộ.

Điều 3. Banhành kèm theo Quyết định này là Quy chế làm việc của Tổ công tác liên Bộ về Khuvực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc.

Điều 4. Kinhphí hoạt động của Tổ công tác liên Bộ do Bộ Tài chính cấp và lấy vào dự toánngân sách hàng năm của Bộ Thương mại.

BộThương mại có trách nhiệm xây dựng dự trù kinh phí của Tổ công tác liên Bộtrong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ.

Điều 5. Tổcông tác liên Bộ bắt đầu làm việc kể từ ngày có Quyết định này cho đến khi kếtthúc công việc đàm phán về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc.

Điều 6. Quyếtđịnh này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 7. CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịutrách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Quy chế làm việc của Tổ công tác liên bộ

về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc

(Ban hành kèm theo Quyết số 50/2002/QĐ-TTg ngày 17tháng4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ)

 

I. NHIỆM VỤ.

Tổcông tác liên Bộ về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc có nhiệm vụ :

1.Xây dựng nội dung và phương án đàm phán của Việt Nam về Khu vực Mậu dịch Tự doASEAN - Trung Quốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2.Cùng với các đoàn đàm phán của ASEAN trực tiếp đàm phán với phía Trung Quốctrên cơ sở các phương án, đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có sựthoả thuận trong nội bộ ASEAN.

II. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN.

Tổcông tác liên Bộ có các trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

1.Tổ trưởng Tổ công tác liên Bộ có trách nhiệm và quyền hạn:

a)Chỉ đạo và điều hành hoạt động của Tổ công tác trong việc nghiên cứu, xây dựngcác nội dung và phương án đàm phán trên cơ sở các phương án đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt.

b)Phân công công việc và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các thànhviên Tổ công tác liên Bộ.

c)Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Tổ công tác liên Bộ.

d)Trực tiếp làm việc với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương, các cơ quan, các Viện Nghiên cứu để thu thập, tổng hợp thôngtin và kết quả nghiên cứu có liên quan tới nội dung và phương án đàm phán.

đ)Tuỳ theo yêu cầu và nội dung của từng phiên đàm phán, chủ động đề nghị các Bộ,ngành liên quan bổ sung hoặc thay thế đại diện tham gia đoàn đàm phán phù hợpvới nội dung công tác của Tổ công tác liên Bộ.

e)Bộ máy giúp việc cho Tổ công tác liên Bộ là các bộ phận liên quan trực thuộc BộThương mại.

2.Trưởng đoàn đàm phán là một đồng chí cán bộ cấp Vụ của Bộ Thương mại, có cáctrách nhiệm và quyền hạn sau:

a)Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổ trưởng Tổ công tác liên Bộ trong việc chuẩn bịnội dung và thực hiện công tác đàm phán.

b)Là người lãnh đạo đoàn đàm phán của phía Việt Nam tham gia cùng với các đoànđàm phán của ASEAN trực tiếp đàm phán với phía Trung Quốc và chịu trách nhiệmchính trong công tác đàm phán, trên cơ sở nội dung và phương án đã được phêduyệt.

c)Đề xuất thành viên đoàn đàm phán phù hợp với các phiên đàm phán.

d)Định kỳ báo cáo kết quả công tác đàm phán lên Thủ tướng Chính phủ.

3.Các thành viên của Tổ đàm phán làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, có trách nhiệmsau đây:

a)Đề xuất phương án đàm phán liên quan đến lĩnh vực do Bộ, ngành mình phụ tráchđể tổng hợp thành phương án chung.

b)Tham gia các phiên đàm phán, sau khi được Tổ trưởng công tác phân công và cótrách nhiệm tư vấn cho Trưởng đoàn đàm phán về các vấn đề liên quan đến lĩnhvực do mình phụ trách.

c)Thực hiện các công việc khác có liên quan đến công tác đàm phán do Tổ trưởng Tổcông tác liên Bộ phân công./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22513&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận