Văn bản pháp luật: Quyết định 528/QĐ-BT

Nguyễn Đình Lộc
Toàn quốc
Sách-Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia;
Quyết định 528/QĐ-BT
Quyết định
Hết hiệu lực toàn bộ
13/06/1995
13/06/1995

Tóm tắt nội dung

Quyết định về quy chế làm việc của Tổ quản lý tài sản và Tổ thanh lý tài sản

Bộ trưởng
1.995
Bộ Tư pháp

Toàn văn

quyết định

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP SỐ 528/QĐ-BT NGÀY 13 THÁNG 6
NĂM 1995 VỀ QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA TỔ QUẢN LÝ TÀI SẢN
VÀ TỔ THANH TOÁN TÀI SẢN

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của Tổ quản lý tài sản và Tổ thanh toán tài sản.

Điều 2. Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp, Cục trưởng cục quản lý thi hành án dân sự, Vụ trưởng vụ quản lý Toà án địa phương. Giám đốc các Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

QUY CHẾ

LÀM VIỆC CỦA TỔ QUẢN LÝ TÀI SẢN VÀ TỔ THANH TOÁN TÀI SẢN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 528/QĐ-BT ngày 13 tháng 6 năm 1995
của Bộ t rưởng Bộ Tư pháp)

 

A. VỀ QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA TỔ QUẢN LÝ TÀI SẢN

Ngay sau khi có Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản phải tổ chức phiên họp thứ nhất để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên, thông báo địa điểm và kế hoạch làm việc của Tổ.

Tuỳ theo tính chất và nội dung của từng vụ việc, Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản phân công các nhân viên thành các nhóm để thực hiện các loại công việc theo quy định tại Điều 17 của Luật phá sản doanh nghiệp, cụ thể là:

I. LẬP BẢNG KÊ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP

1. Bảng kê tài sản của doanh nghiệp gồm hai phần: tài sản có và tài sản nợ.

Tài sản có và tài sản nợ bao gồm: tài sản dưới dạng hiện vật: tài sản là tiền mặt và các quyền về tài sản.

Đối với tài sản dưới dạng hiện vật thì phải ghi rõ tên, chủng loai, số lượng, tình trạng, giá trị tài sản (nguyên giá và giá trị còn lại), chủ thể đang quản lý tài sản và các giấy tờ có liên quan.

Đồng thời với việc thống kê tài sản là hiện vật , Tổ quản lý tài sản phải thống kê và kiểm tra các khoản tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác và các quyền về tài sản khác của doanh nghiệp.

Bảng kê khai tài sản của doanh nghiệp được lập trên cơ sở báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp: báo cáo tài chính của hai năm hoạt động cuối cùng của doanh nghiệp, sổ kế toán và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 của Luật phá sản doanh nghiệp.

Khi lập Bảng kê tài sản, nếu xét thấy cần thiết, Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản có thể cử nhân viên hoặc trực tiếp làm việc với chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc đại diện kợp pháp của doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác có liên quan để làm rõ thêm về tình hình tài sản của doanh nghiệp.

Bảng kê tài sản phải được trao đổi, quyết định tại cuộc họp của Tổ quản lý tài sản và có chữ ký của Tổ quản lý tài sản trước khi trình Thẩm phán phụ trách giaỉ quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Thẩm phán).

Trong trường hợp Bảng kê tài sản đã được lập xong mà phát hiện thêm tài sản hoặc tài sản không phải là tài sản của doanh nghiệp thì người phát hiện phải báo cáo ngay với Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản để tổ chức xác minh, quyết định sửa đổi, bổ sung vào Bảng kê khai tài sản. Nếu Bảng kê khai tài sản đã được trình Thẩm phán, thì Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản báo cáo Thẩm phán để xem xét quyết định.

2. Xác minh tài sản

Nếu có dấu hiệu cho thấy nguồn gốc, giá trị, tình trạng của tài sản còn chưa rõ ràng, Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản phải tổ chức việc xác minh.

Việc xác minh chỉ được tiến hành khi có sự tham gia ít nhất của 2 nhân viên.

Khi xác minh, người làm nhiệm vụ xác minh phải công bố quyết định của Thẩm phán về việc xác minh tài sản. Trong quá trình xác minh, nếu có sự nghi ngờ về tính xác thực của tài liệu, chứng cứ có liên quan đến tài sản, người làm xác minh phải báo cáo ngay với Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản. Nếu thấy sự nghi ngờ là có cơ sở thì Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản phải đề nghị Thẩm phán xem xét, quyết định việc giám định tài liệu, chứng cứ đó.

Việc xác minh tài sản phải được lập thành biên bản, trong đó nói rõ kết quả xác minh. Biên bản này phải có chữ ký của người làm nhiệm vụ xác minh, đại diện tổ chức, cá nhân đang quản lý, sử dụng tài sản . Trong trường hợp người đang quản lý , sử dụng tài sản từ chối ký vào biên bản xác minh hoặc có ý kiến khác nhau về các vấn đề cần xác minh thì điều này cũng phải được ghi rõ vào biên bản và báo cáo Thẩm phán xem xét, quyết định.

Nếu trong quá trình xác minh cho thấy tài sản có thể bị mất mát hoặc hư hỏng thì người làm nhiệm vụ xác minh phải báo cáo ngay với Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản để có biện pháp xử lý, kể cả việc đề nghị Thẩm phán ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cáp tạm thời theo quy định tại Điều 16 của Luật phá sản doanh nghiệp.

3. Định giá tài sản

Việc định giá tài sản do Tổ quản lý tài sản tiến hành; trong trường hợp cần thiết có thể mời thêm chuyên gia để định giá.

Căn cứ vào việc định giá là giá trị tài sản được phản ánh trong sổ sách kế toán và giá thị trường. Trong trường hợp số liệu được phản ánh trong sổ kế toán không đủ tin cậy thì Tổ quản lý tài sản phải nhóm họp để định giá của tài sản.

Trong quá trình định giá, nếu chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đang quản lý, sử dụng tài sản không tạo điều kiện hoặc gây khó khăn cho việc định giá thì người làm nhiệm vụ định gía phải báo cáo với Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản để Tổ trưởng đề nghị Thẩm phán có biện pháp xử lý.

II. KIỂM TRA, GIÁM SÁT VIỆC QUẢN LÝ
TÀI SẢN DOANH NGHIỆP

Sau khi có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sán doanh nghiệp, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn được tiến hành bình thường nhưng phải chịu sự giám sát, kiểm tra của Thẩm phán và Tổ quản lý tài sản.

Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản phân công một số người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc quản lý tài sản của doanh nghiệp.

Số lượng nhân viên phụ trách công việc này do Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản quyết định, nhưng ít nhất là 3 người , trong đó có đại diện cơ quan tài chính, đại diện Ngân hàng Nhà nước.

Hoạt động kiểm tra, giám sát được thực hiện chủ yếu trong các lĩnh vực sau đây:

- Ký kết, thực hiện hợp đồng;

- Sử dụng, bảo quản và chuyển dịch tài sản ngoài hợp đồng;

- Thanh toán các khoản nợ phát sinh sau khi có Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

1. Trong lính vực ký kết, thực hiện hợp đồng.

Tổ quản lý tài sản phải kiểm tra toan bộ các hợp đồng mà doanh nghiệp đã ký kết trước ngày Toà án có Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp,xác định rõ hợp đồng nào được tiếp tục thực hiện, hợp đồng nào phải thanh lý. Kể từ ngàycó Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, việc ký kết hợp đồng phải được sự đồng ý của Thẩm phán.

Trong trường hợp có sự tăng, giảm về tài sản của doanh nghiệp do việc ký kết và thực hiện hợp đồng thì các nhân viên của tổ phải báo cáo Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản để trình Thẩm phán sửa đổi, bổ sung vào bảng kê tài sản của doanh nghiệp.

Trong trường hợp phát hiện thấy có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật phá sản doanh nghiệp thì Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản phải tiến hành xác minh. Nếu hành vi vi phạm đã được chứng minh , Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản phải kiến nghị với Thẩm phán để có biện pháp thu hồi lại tài sản.

2. Trong lĩnh vực sử dụng, bảo quản và chuyển dịch tài sản ngoài hợp đồng.

Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản phải phân công nhân viên có trách nhiệm thường xuyên theo dõi quá trình sử dụng, bảo quản các tài sản đã được lập trong Bảng kê khai tài sản. Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản có quyền yêu cầu chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp báo cáo định kỳ đột xuất về tình hình sử dụng và bảo quản tài sản của doanh nghiệp.

Trong trường hợp phát hiện có hành vi cất giấu, tẩu tán và các hành vi khác gây mất mát, hư hỏng tài sản của doanh nghiệp thì Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản có quyền yêu cầu chủ doanh nghiệp tư nhân đại diện hợp pháp của doanh nghiệp và báo cáo tổ chức, cá nhân khác đình chỉ ngay các hành vi này; trong trường hợp cần thiết, phải báo cáo ngay với Thẩm phán để có biện pháp xử lý kể cả việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

3. Trong lĩnh vực thanh toán nợ.

Tổ quản lý tài sản có trách nhiệm kiểm tra các hoạt động thanh toán nợ của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, trước khi thanh toán các khoản nợ phát sinh từ khi có Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp phải báo cáo với Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản để Tổ trưởng báo cáo Thẩm phán. Việc thanh toán chỉ được thực hiện saukhi được sự đồng ý của Thẩm phán, trong trương hợp phát hiện có sự vi phạm thì Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản yêu cầu chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp đình chỉ việc thanh toán và báo cáo với Thẩm phán để có biện pháp xử lý.

III. LẬP DANH SÁCH CHỦ NỢ

Đồng thời với việc phân công các nhân viên thực hiện các loại công việc nói tại mục I và mục II trên đây, Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản cử một nhân viên chịu trách nhiệm lập Danh sách chủ nợ và số nợ.

Danh sách chủ nợ và số nợ được lập trên cơ sở sổ sách kế toán của doanh nghiệp và các giấy báo nợ.

Việc lập Danh sách chủ nợ và số nợ phải được hoàn tất trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày đăng số báo đầu tiên về Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Mọi vướng mắc phát sinh trong quá trình xác định chủ nợ và số nợ của các bên có liên quan: trong trường hợp không đạt được sự thống nhất ý kiến thì Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản phải lập biên bản báo cáo Thẩm phán xem xét quyết định.

Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản phải đăng ký vào Danh sách chủ nợ và số nợ trước khi trình Thẩm phán. Sau khi danh sách này đã được đóng dấu giáp lai của Toà án. Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản phân công người niêm yết tại các địa điểm theo quy định tại Điều 22 của Luật phá sản doanh nghiệp.

Việc bổ sung,sửa đổi Danh sách chủ nợ và số nợ sau khi được niêm yết chỉ được tiến hành theo quyết định của Thẩm phán khi có đầy đủ những căn cứ chính đáng.

IV. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ LƯU GIỮ SỔ SÁCH

Tổ quản lý tài sản chỉ tiến hành phiên họp khi có sự tham gia của ít nhất 2/3 tổng số nhân viên. Các quyết định của Tổ quản lý tài sản chỉ được thông qua khi có sự đồng ý cuả đa số nhân viên.

Trong quá trình tiến hành công việc, nếu có ý kiến phản ánh về sự không trung thực hoặc thiếu khách quan của nhân viên Tổ quản lý tài sản thì Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản phải tổ chức cuộc hop của Tổ để làm rõ vấn đề; nếu thấy sự phản ánh là đúng sự thật thì có quyền cử người khác thay thế để tiếp tục công việc đang được tiến hành và kiến nghị Thẩm phán có biện pháp xử lý, kể cả việc thay đổi nhân viên Tổ quản lý tài sản.

Sổ sách, giấy tờ liên quan đến hoạt động của Tổ quản lý tài sản do Tổ trưởng quản lý và phải được lưu giữ tại trụ sở Toà án.

Mọi giấy tờ giao dịch liên quan đến hoạt động của Tổ quản lý tài sản phải được Thẩm phán ký tên, đóng dấu.

 

B. QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA TỔ THANH TOÁN TÀI SẢN

Ngay sau khi có quyết định của Tổ thanh toán tài sản của Trưởng phòng thi hành án. Tổ trưởng Tổ thanh toán tài sản phải tổ chức phiên họp thứ nhất để thông báo về sự phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên của Tổ, thông báo địa điểm và kế hoạch làm việc của Tổ. Tuỳ theo tính chất và quy mô của từng vụ việc, Tổ trưởng Tổ thanh toán tài sản phân công các nhân viên của Tổ để thực hiện việc thu hồi bán đấu giá tài sản và các công việc khác của Tổ.

I. THU HỒI TÀI SẢN

Trước khi tiến hành việc thu hồi tài sản. Tổ trưởng Tổ thanh toán tài sản phải họp các nhân viên để thống nhất về kế hoạch và biện pháp thực hiện.

Kế hoạch và biện pháp phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác trong việc tổ chức thu hồi tài sản phải được Trưởng phòng thi hành án xem xét, quyết định. Việc thu hồi tài sản chỉ được tiến hành với sự tham gia của ít nhất 2 nhân viên của Tổ thanh toán tài sản.

Khi thực hiện việc thu hồi tài sản, Tổ trưởng Tổ quản lý tài sản phải công bố Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, Quýêt định thi hành , Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp và quyết định thu hồi tài sản.

Việc thu hồi tài sản phải được lập thành biên bản trong đó nói rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng tài sản. Biên bản này phải được thành lập 3 bản và có chữ ký của các nhân viên thu hồi tài sản: trong trường hợp có sự phối hợp của các cơ quan khác thì phải có chữ ký của đại diện cơ quan đó.

Đối với tài sản bị thu hồi là bất động sản hoặc động sản không thể vận chuyển được thì phải có biện pháp để bảo quản: trong trường hợp vượt quá khả năng cho phép thì Tổ trưởng Tổ thanh toán tài sản phải báo cáo ngay Trưởng phòng thi hành án để có biện pháp xử lý.

Cùng với việc thu hồi tài sản. Tổ thanh toán tài sản còn phải thu hồi các giấy tờ kèm theo như: giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng, các bản thuyết minh và hướng dẫn cách sử dụng, vận hành...

Đối với quyền về tài sản thì việc thu hồi còn phải được thông báo cho cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành và người có quyền, lợi ích liên quan biết.

II. BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

Việc thành lập Hội đồng định giá, thành phần Hội đồng và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Nghị định số 189-CP ngày 23 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật phá sản doanh nghiệp.

Tổ trưởng Tổ thanh toán tài sản có nhiệm vụ tổ chức bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp phá sản. Danh mục tài sản, thời gian và địa điểm bán đấu giá phải được đăng trên báo địa phương hoặc báo hàng ngày của Trung ương trong ba số liên tiếp và niêm yết tại trụ sở Phòng thi hành án, trụ sở doanh nghiệp phá sản, trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi có tài sản trong thời hạn bảy ngày trước ngày tổ chức bán đấu giá.

Việc bán đấu giá chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2 người tham gia mua. Thành viên của Hội đồng định giá, nhân viên Tổ chức thanh toán tài sản không được tham gia mua bán tài sản bán đấu giá.

Tài sản được bán cho người trả giá cao nhất . Tổ trưởng Tổ thanh toán tài sản có trách nhiệm lập biên bản bán đấu giá thành bán đấu giá không thành và giao cho người đã mua tài sản các giấy tờ liên quan đến tài sản đó.

III. THANH TOÁN NỢ

Tổ thanh toán tài sản thực hiện việc thanh toán các khoản lệ phí, chi phí phá sản và thanh toán nợ cho các chủ nợ trên cơ sở Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Phương thức và thủ tục thanh toán được thực hiện theo quy định tại Điều 35, Điều 36 của Nghị định số 189-CP ngày 23 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật phá sản doanh nghiệp.

IV. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ LƯU GIỮ SỔ SÁCH

Tổ thanh toán tài sản chỉ tiến hành phiên họp khi có sự tham của ít nhất 2/3 tổng số nhân viên của Tổ. Các quyết định của Tổ thanh toán tài sản chỉ được thông qua khi có sự đồng ý của đa số nhân viên.

Trong quá trình tiến hành công việc, nếu có ý kiến phản ánh về sự không trung thực hoặc thiếu khách quan của nhân viên của Tổ thanh toán tài sản thì Tổ trưởng Tổ thanh toán tài sản phải tổ chức cuộc họp của Tổ để làm rõ vấn đè, nếu thấy sự phản ánh là đúng sự thật thì có quyền cử người khác thay thế để tiếp tục công việc đang được tiến hành và kiến nghị Trưởng phòng thi hành án có biện pháp xử lý kể cả việc thay đổi nhân viên Tổ thanh toán tài sản.

Mọi sổ sách giấy tờ liên quan đến hoạt động của Tổ thanh toán tài sản do Tổ trưởng quản lý và được lưu giữ tại trụ sở cơ quan thi hành án.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=9459&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận