QUYếT địNH QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân ban hành ngày 30 tháng 6 năm 1989;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tại Công văn số 880/UB-NLN ngày 28-3-1995 về Kế hoạch Hành động quốc gia về dinh dưỡng năm 1995-2000;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1
Phê duyệt Kế hoạch Hành động quốc gia về dinh dưỡng năm 1995-2000 với những nội dung chính sau đây:
1- Phương hướng của Kế hoạch quốc gia dinh dưỡng:
a) Đưa các mục tiêu, nội dung và giải pháp thực hiện Kế hoạch quốc gia dinh dưỡng vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội chung dài hạn và hàng năm của Nhà nước và của từng địa phương.
b) Từng bước hạ thấp, tiến tới thanh toán một cách vững chắc tình trạng thiếu đói, suy dinh dưỡng do thiếu ăn, các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng nhằm cải thiện dần sự phát triển thể chất và tinh thần con người Việt Nam.
c) Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng; tổ chức mạng lưới thanh tra thực phẩm, đào tạo cán bộ, củng cố và xây dựng các Labor kiểm nghiệm chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của ngành Tiêu chuẩn chất lượng và ngành Y tế.
d) Tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá, phối hợp và quản lý các chương trình dinh dưỡng ở trong nước và hợp tác quốc tế.
2- Mục tiêu của Kế hoạch quốc gia dinh dưỡng:
a) Thanh toán tình trạng thiếu ăn, đưa mức ăn bình quân đầu người từ 1932 kcal hiện nay lên trên 2100 kcal và đưa tỷ lệ các gia đình có năng lượng bình quân đầu người dưới 1800 kcal từ 22,5% hiện nay xuống dưới 10%.
b) Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng: Đối với người lớn giảm tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn, đặc biệt ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) từ trên 40% hiện nay xuống dưới 30%.
Đối với trẻ em, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thiếu Protein năng lượng ở trẻ dưới 5 tuổi (theo chỉ số Cân/Tuổi) từ 45% xuống dưới 30%.
c) Giảm tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng:
Cơ bản thanh toán các biểu hiện lâm sàng thiếu Vitamin A và các hậu quả của nó, kể cả mù loà.
Cơ bản thanh toán các rối loạn do thiếu Iod.
Giám tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ có thai từ 50% đến 60% hiện nay xuống dưới 40% ở những địa phương có triển khai chương trình phòng chống thiếu máu.
3- Các giải pháp chính đã được xác định trong kế hoạch là:
a) Đảm bảo an ninh thực phẩm ở hộ gia đình.
b) Thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khoẻ ban đầu của ngành Y tế. Cụ thể chú ý phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, khuyến khích chế độ ăn thích hợp và đời sống lành mạnh.
c) Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng tập trung vào thiếu Iod, thiếu Vitamin A, thiếu sắt.
d) Giáo dục dinh dưỡng: Đào tạo cán bộ và nghiên cứu các vấn đề dinh dưỡng.
đ) Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm.
e) Giám sát đánh giá hoạt động dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm.
Kế hoạch cần tập trung trước hết vào công tác tuyên truyền giáo dục, đào tạo cán bộ dinh dưỡng phòng chống thiếu Protein năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt ở các vùng có nhiều nguy cơ, vùng sâu, vùng xa, miền núi, cao nguyên, vùng dân tộc ít người.
Điều 2
1- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan chính được giao nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện kế hoạch này.
2- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước phối hợp với các Bộ liên quan thành lập 7 tiểu ban giúp việc bao gồm:
An ninh thực phẩm ở hộ gia đình,
Dinh dưỡng và sức khoẻ,
Vì chất dinh dưỡng,
Giáo dục và đào tạo cán bộ dinh dưỡng,
Chất lượng và vệ sinh thực phẩm,
Giám sát dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm,
Phòng chống thiếu Protein năng lương ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Các tiểu ban nói trên giúp Uỷ ban Kế hoạch hoá Nhà nước xây dựng các dự án hợp tác quốc tế theo dõi việc triển khai và đánh giá kết quả hoạt động. Hàng năm có báo cáo các kết quả hoạt động.
3- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước thống nhất với Bộ Y tế giao nhiệm vụ cho Viện dinh dưỡng quốc gia làm đầu mối quốc gia về dinh dưỡng. Viện dinh dưỡng vừa là cơ quan thường trực tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, chuẩn bị kế hoạch hàng năm và các hội nghị đánh giá tổng kết.
Điều 3
Hàng năm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính sẽ dành một phần ngân sách (cả vốn trong nước và ngoài nước) để đảm bảo cho việc triển khai các hoạt động của kế hoạch quốc gia dinh dưỡng 1995-2000.
Điều 4
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.