C sở dữ liệu văn bn quy phạm pháp luật QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Về việc ban hành Danh mục giống cây trồng, giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu, Danh mục giống cây trồng, giống vật nuôi được nhập khẩu.
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
- Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01-11-1995 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Căn cứ Nghị định số 07/CP ngày 5-2-1996 của Chính phủ về Quản lý giống cây trồng.
- Căn cứ Nghị định số 14/CP ngày 19-3-1996 của Chính phủ về Quản lý giống vật nuôi.
- Căn cứ Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4-4-2001 của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005.
- Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Khuyến nông và Khuyến lâm.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1
: Ban hành kèm theo Quyết định này:
- Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu.
- Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu.
- Danh mục giống cây trồng được nhập khẩu.
- Danh mục giống vật nuôi được nhập khẩu.
Điều 2: Trong từng thời kỳ Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ điều chỉnh tên giống cây trồng, giống vật nuôi trong các Danh mục nêu trên nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Khuyến nông và Khuyến lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, giống vật nuôi tại Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Danh mục giống cây trồng quí hiếm cấm xuất khẩu
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 58/2001/QĐ/BNN-KNKL
ngày 23 tháng 5 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
1. Giống lúa:
Lúa chiêm, Nếp cẩm, Nếp cái hoa vàng, Tám thơm, Dự hương, Nàng thơm Chợ đào.
Giống bố mẹ của các tổ hợp lúa lai.
2. Giống ngô:
Giống bố mẹ của các tổ hợp ngô lai.
3. Giống chè: Chè Shan.
4. Giống cam: Cam bù.
5. Giống bưởi: Năm Roi, Thanh Trà, Phúc Trạch, Đoan Hùng.
6. Giống nhãn: Nhãn lồng Hưng Yên, Nhãn tiêu Da bò.
7. Giống vải thiều: Vải thiều Thanh Hà.
8. Giống xoài: Xoài cát Hoà Lộc, Xoài cát Chu.
9. Giống mơ: Mơ Hương tích.
10. Giống thanh long: Giống thanh long các loại
Danh mục giống vật nuôi quí hiếm cấm xuất khẩu
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 58/2001/QĐ/BNN-KNKL
ngày 23 tháng 5 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
1. Giống lợn: Giống lợn ỉ, Lợn Mường Khương
2. Giống gia cầm: Giống gà H’Mông đen và trắng, gà Hồ, gà Chọi, Gà Đông Tảo
3. Giống vịt: Vịt Bầu Bến, Bầu Quỳ
3. Giống bò: Bò H’Mông
Danh mục giống vật nuôi được nhập khẩu
(Ban hành kèm theo QĐ số 58/2001/QĐ-BNN-KNKL
ngày 23 tháng 5 năm 2001 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
1. Giống lợn:
Các giống lợn ngoại thuần chủng của các giống sau: Lợn Yorkshire, Landrace, Duroc, Hampshire, Pietrain, Dalland, Edell, Cornwall, Berkshire.
2. Giống gia cầm:
Các giống gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng...) từ cấp giống bố mẹ, ông bà trở lên của các giống sau:
2.1. Giống gà:
- Giống gà công nghiệp hướng thịt: Hybro, BE, Avian, Lohman, AA(arbor acres), Hubbard, Cobb, Ross, ISA MPK
- Giống gà công nghiệp hướng trứng: Leghorn, Goldline 54, Brown Nick, Hyline, Lohmann Brown, Hisex Brown, ISA Brown, Babcock-380
- Giống gà chăn thả: Gà Kabir, ISA JA(gồm các dòng gà màu), Sasso, Tam Hoàng (Jiangcun và 882), Lương Phượng, Nagoya.
2.2. Giống vịt:
- Vịt hướng thịt: Cherry Valley, Szarwas, vịt CV.Super M,
- Vịt hướng trứng: CV. Layer 2000, Khakicampbell.
2.3. Giống ngan: Giống ngan Pháp dòng R31 và R51,
2.4. Giống ngỗng: Rheinland, Landes, Hungari
2.5. Giống chim bồ câu: Bồ câu Titan, Mimas (Pháp)
3. Giống thỏ: Thỏ NewZealand, California, Hungari
4. Giống bò:
- Giống bò sữa: Holstein Friesian, Jersey.
- Giống bò thịt: Red Sindhi, Sahiwal, Brahman, Limousine, Charolaise, Crimorsine, Simmental, Droughtmaster, Hereford, Santagestrudit.
5. Giống dê: Saanen, Alpine, Jamnapari, Babari, Beetal, Bore
6. Giống ngựa: Ngựa Carbardin.
7. Giống trâu : Trâu Murrah.
8. Giống ong: Ong Apis Mellifera Ligustica
9. Giống tằm: Giống tằm O1, O2, A1, A2, A, B, C, D (Mã riêng).
Danh mục giống cây trồng được nhập khẩu
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 58/2001/QĐ/BNN-KNKL
ngày 23 tháng 5 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
I. các giống cây nông nghiệp
1. Các giống lúa:
a. Lúa thuần: Bắc thơm số 7, Khaodawmali 105, Khang dân 18, Kim cương 90, Lưỡng quảng 164, IR1548, IR17494, IR1820, IR29723, IR352, IR35546, IR44595, IR49517-23, IR50, IR50404, IR62032, IR66, IR8423, IR9729.
b. Các giống lúa lai: Sán ưu 63, Sán ưu quế 99, Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, Cương ưu 22, Trang nông 15, Bác ưu 64, Bác ưu 903, Bồi tạp sơn thanh, Bồi tạp 49, Bồi tạp 77.
2. Các giống ngô lai: Pacific 11, P3011, G5449, P3012, Pacific848, Pacific60 (P60), CP-DK888, CP-DK999, Bioseed 9797 (B9797), Bioseed 9698 (B9698), Bioseed 9681 (B9681), Cargil 919 (C919).
3. Các giống khoai tây: Lipsi, Ackersegen, Mariella, giống khoai tây Trung quốc VT2 và KT2, Diamond, Nicola.
4. Dứa: Cayen.
5. Lạc: Trạm xuyên.
6. Cao su: RRIC110, RRIC121, RRIM 600, RRIM 712.
7. Mía: F156, My55-14, F157, F134, Comus.
8. Các loại giống rau:
a. Giống rau ăn lá, ăn hoa: Cải xanh, Cải thìa, Cải bó xôi, Cải hoa ngồng, Cải trắng, Cải ngọt, Cải bắc thảo (cải bao), Cải bắp (xú), Cải ná, Cải rổ, Cải toà xại, Cải cúc (tần ô), Cải bông trắng (su lơ trắng), Cải bông xanh (su lơ xanh), Rau cần, Rau dền, Rau mồng tơi, Rau đay, Rau muống, Cải bẹ các loại, Xà lách, Rau diếp.
b. Giống rau ăn củ, ăn quả: Su hào, Cải củ, Củ dền, Cà rốt, Măng tây, Dưa chuột các loại, Dưa hấu, Mướp các loại, Mướp đắng (khổ qua), Ngô rau (baby corn), Bắp ngọt (Sweet corn), Đậu bắp, Đậu cô ve, Đậu Hà lan, Đậu đũa, Đậu nành lông, Bí đỏ (Bí rợ), Bí xanh, Bí chanh, Bí ngồi, Bầu các loại, Cà chua, Cà các loại, Củ đậu.
c. Hạt, củ giống gia vị: Tỏi tây, Tỏi các loại, Cần tây, Hành củ, Hành lá, Gừng, Hẹ, Rau húng các loại, Tía tô, Rau mùi ta (ngò rí), Mùi Tàu (ngò gai), Rau thì là các loại, ớt các loại.
9. Các giống hoa, cây cảnh:
a. Giống hoa: Anh thảo, Bất tử, Hoa bướm, Cẩm chướng, Hoa chuông, Cối xay, Cứt lợn, Cúc các loại, Dâm bụt, Đồng tiền, Hoa hồng, Hồng đăng (lồng đèn), Huyền sâm, Lay ơn, Mộc lan, Loa kèn, Mười giờ, Mai địa thảo, Màn tang, Mào gà, Mõm chó, Móng rồng, Móng tay, Mõm sói, Ngàn sao, Sao nhái, Hoa nhái, Oải hương, Pháo hoa, Păng-xê, Phong lữ, Phụng tiên, các loại phong lan không nằm trong danh mục quản lý theo Nghị định 18 HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng và các danh mục quản lý của CITES, Quỳnh hương, Hoa sao tím, Sa lem, Sen, Sen cạn, Dạ yên thảo, Mẫu đơn, Đuôi diều, Đỗ quyên, Sống đời, Nguyệt quế, Uất kim hương, Hoa dừa, Hoa giấy, Kiết tường, Huệ tây (Lilium), Tiên hồng, Thu hải đường, Thục quỳ (Mãn đình hồng), Ti-gôn, Hoa trang, Trinh nữ, Trúc đào, Thược dược, Hoa tuy-lip, Violet, Xác pháo (xô đỏ), Xu xi, Hoa gạo, Hoa môn, Thiên điểu, Thuỷ tiên, Trà các loại, Mẫu đơn, Ngọc lan, Hoa mai, Vạn thọ.
b. Cây cảnh: Trúc tháp, Bím đuôi sam, Trầu bà, Phất dụ, Trâm sơ ri, Si, Cau Sam-panh, Cau tam giác, Cau đuôi chồn, Cau con suốt, Cau đuôi cá, Du, Hàm tiếu, Hồng hoá, Lộc hoá, Đỗ quyên cảnh, Cây mộc, Phát tài, Phát lộc, Thiên tuế, Dừa Hawai, Dừa bình rượu, Dừa Hoa thịnh đốn, Dừa đại vương, Kè các loại, Trà là Trung đông, Cọ lá bạc, Hoàng nam.
II. Các giống cây lâm nghiệp
1. Giống của các loài bạch đàn camldulensis, Urophylla, tereticornis, grandis, bạch đàn đỏ, bạnh đàn liễu, bạch đàn chanh. Các giống đã được khảo nghiệm công nhận: bạch đàn W4, W5, U6; 3 xuất xứ Urophylla: Lembata, Mt. Egon, Lewotobi; 3 xuất sứ E. tereticornis: Sirinumu, Oro Bay, Laura river; 1 xuất xứ E.brassiana: Jackey Jackey; 5 xuất xứ E.camldulensis: Katherine, Kennedy river, Morehead river, Petford area, Gibb river.
2. Giống của các loài keo: A. mangium, A. auriculifomis, A. crasicarpa, keo chịu hạn. Các giống đã được khảo nghiệm, công nhận: 3 xuất xứ A.crasicarpa (Mala, Derideri, Dimisisi); 3 xuất xứ A.Mangium: (Pongaki, Carwell, Iron range); 3 xuất xứ A. auriculiformis (Coen river, Mibini, Moreheat river); 4 xuất xứ A. mearsii (Bodalla, Nowra, Berrima); 2 xuất xứ A.irorata (Mt. Mee, Bodalla); 1 xuất xứ A. melanoxylon (Mt. Mee); 3 xuất xứ keo chịu hạn (Tumida, Toluza, dipisilip).
3. Giống của các loài tre trúc: Bát độ Trung quốc, tạp giao, Điền trúc, lục trúc, Mần tông đen Thái lan, luồng, vầu.
4. Giống của các loài thông: thông mã vĩ, thông Caribea, thông Elliotti, thông Ocarpa, thông nhựa.
5. Giống của các loài phi lao: dòng vô tính phi lao 601, 602, phi lao đồi.
6. Giống của các loài tràm: melaleuca cajuputi 18958 (Bensbach PNG), 18961 (Kuru PN); Melaleuca leucadendra: 14147 (Weipa. QLD), 15892 (Rifle CK.QLD), 18909 (Cambridge G. WA), 18960 (Kuru. PNG).
7. Giống của các loài tếch.
8. Giống trám.
9. Giống hông (Pawlonia).
10. Giống đười ươi.
11. Giống neem.
12. Giống keo dậu.
13. Giống dẻ ăn quả.
14. Giống hồi.
15. Giống quế.
16. Giống xoan.
17. Giống sở.
18. Giống muồng đen./.