QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về việc thí điểm Tổng công ty Công nghiệp tàu thủyViệt Nam
sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp Nhà nướcngày 20 tháng 4 năm 1995;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày12 tháng 6 năm 1999;
Theo đề nghị của Hội đồng quảntrị Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và ý kiến của các Bộ: Giao thôngvận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều1. Phê duyệt Đề án thí điểm Tổngcông ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ -Công ty con với những nội dung sau:
1.Mục tiêu nhằm thí điểm đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh của Tổng công tyCông nghiệp tàu thủy Việt Nam, tạo điều kiện liên kết và phát huy năng lực cácDoanh nghiệp thành viên để phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ, thúc đẩy quátrình tích tụ, tập trung vốn để từng bước hình thành Tập đoàn Công nghiệp tàuthủy của Nhà nước, kinh doanh đưa ngành, trên cơ sở ngành chính là đóng mới vàsửa chữa tàu biển; tạo mối quan hệ chặt chẽ và xác định rõ quyền lợi, tráchnhiệm về sản phẩm, vốn và lợi ích kinh tế giữa các doanh nghiệp có tư cách phápnhân; cung cấp tốt hơn các dịch vụ thông tin, tiếp thị, tiêu thụ, cung ứng,nghiên cứu, đào tạo cho các đơn vị tham gia liên kết, nâng cao uy tín và khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm của Tổng công ty trên thị trường.
2.Nội dung chính của Đề án:
2. a)Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam chuyển sang hoạt động theo mô hìnhcông ty mẹ - Công ty con như sau:
3.Công ty mẹ (Tổng công ty) là doanh nghiệp nhà nước, trực tiếp thực hiện cáchoạt động sản xuất - kinh doanh và có vốn đầu tư ở các công ty con, chịu tráchnhiệm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại Công ty và vốn đầu tư vào cáccông ty con, toàn quyền điều hoàn phần vốn Nhà nước tại các công ty con theoĐiều lệ và Quy chế tài chính thí điểm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4.Tuỳ theo đặc điểm về sản xuất - kinh doanh; quy mô, tính chất đầu tư vốn và vịtrí quan trọng đối với sự phát triển của công ty mẹ, có thể hình thành các loạicông ty con sau đây:
5.Công ty con là doanh nghiệp do công ty mẹ nắm giữ toàn bộ vốn Điều lệ, gồmDoanh nghiệp nhà nước hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
6.Công ty cổ phần do công ty mẹ giữ cổ phần chi phối,
7.Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên do Công ty mẹ giữ tỷ lệvốn góp chi phối.
8.Công ty con có tư cách pháp nhân, có tài sản, tên gọi, bộ máy quản lý riêng, tựchịu trách nhiệm dân sự trong phạm vi số tài sản của doanh nghiệp; được tổ chứcvà hoạt động theo các quy định của pháp luật tương ứng với hình thức pháp lýcủa công ty con.
9. b)Cơ cấu vốn Điều lệ, ngành nghề kinh doanh của Công ty mẹ và từng công ty con;tổ chức, quản lý của Công ty mẹ; quan hệ giữa Công ty mẹ với chủ sở hữu Nhà nướcvà với Công ty con, Công ty thành viên, đơn vị sự nghiệp được quy định trongĐiều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ.
10.c) Công ty mẹ có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của Tổngcông ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Điều 2. Việc chuyển sang hoạtđộng theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con của Tổng công ty Công nghiệp tàuthủy Việt Nam được thực hiện như sau:
12.1. Giai đoạn 1 (đến hết năm 2003):
13.Thành lập Công ty mẹ bao gồm bộ máy của Tổng công ty hiện có và 10 đơn vị hạchtoán phụ thuộc Tổng công ty (danh sách tại mục I, Phần A của Phụ lục).
14.Hình thành các công ty con gồm 04 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và02 doanh nghiệp nhà nước (danh sách tại mục II, Phần A của Phụ lục).
15.Đối với phần vốn góp của các Doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty Côngnghiệp tàu thủy Việt Nam trong các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữuhạn, Công ty liên doanh với nước ngoài Công ty mẹ là đại diện chủ sở hữu (danhsách tại mục III, Phần A của Phụ lục).
16.2. Giai đoạn 2: (2004 - 2005)
17.Chuyển 5 doanh nghiệp nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên(danh sách tại mục I, Phần B của Phụ lục).
18.Cổ phần hoá 21 doanh nghiệp nhà nước (danh sách tại mục II, Phần B của Phụlục).
Điều 3. Phân giao nhiệm vụ
20.1. Giao Hội đồng quản trị Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam:
21.a) Lập Đề án chuyển các doanh nghiệp nhà nước, thành viên của Tổng công ty Côngnghiệp tàu thủy Việt Nam thành các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,Công ty cổ phần; chuyển Viện Khoa học công nghệ tàu thủy thành doanh nghiệp nhànước hoạt động khoa học công nghệ (mục 1 và 2 Điều 2 Quyết định này); Đề án đàotạo nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng phát triển ngành công nghiệp tàu thủyvà Dự án bể thử mô hình tàu thủy thuộc Viện Khoa học công nghệ tàu thủy thànhPhòng thí nghiệm quốc gia.
22.b) Xây dựng Điều lệ tổ chức hoạt động, Quy chế tài chính của mô hình thí điểmtổ chức Công ty mẹ - Công ty con tại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Namtrình Chính phủ xem xét, phê duyệt.
23.2. Giao Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: chỉ đạo xây dựng và thực hiện quyhoạch ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam và tập trung chỉ đạo phát triển Tổngcông ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam thành Tập đoàn kinh tế mạnh. Phối hợp vớiBan Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Hội đồng quản trị Tổng công tyCông nghiệp tàu thủy Việt Nam xây dựng Đề án thí điểm Hội đồng quản trị ký hợpđồng với Tổng giám đốc ở Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam trình Thủ tướngChính phủ xem xét, quyết định.
24.3. Giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: chỉ đạo Tổng công ty Công nghiệp tàuthủy Việt Nam xây dựng Đề án đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng pháttriển ngành công nghiệp tàu thủy thời kỳ mới.
25.4. Giao Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ: chỉ đạo Tổng công ty Công nghiệp tàuthủy Việt Nam thực hiện tốt Dự án bể thử mô hình tàu thủy thuộc Viện Khoa họccông nghệ tàu thủy thành Phòng thí nghiệm quốc gia.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Bộ trưởngcác Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Lao động -Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học - Công nghệ, Thống đốcNgân hàng Nhà nước Việt Nam, Hội đồng quản trị Tổng công ty Công nghiệp tàuthủy Việt Nam và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết địnhnày./.
Phụlục
Vềviệc thí điểm Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy
ViệtNam sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con
(Banhành kèm theo Quyết định số 60/2003/QĐ-TTg
ngày18 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)
A.Giai đoạn I thí điểm Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam sang hoạt độngtheo mô hình công ty mẹ - Công ty con đến hết năm 2003.
I.Thành lập Công ty mẹ bao gồm: Bộ máy của Tổng công ty hiện có và 10 đơn vị hạchtoán phụ thuộc Tổng công ty:
1.Công ty Công nghiệp tàu thủy và Xây dựng Sông Hồng,
2.Công ty Lắp máy và Xây dựng Vinashin,
3.Công ty Vận tải và Dịch vụ hàng hải,
4.Trung tâm Hợp tác đào tạo lao động với nước ngoài,
5.Trung tâm Công nghệ tin học,
6.Công ty Tư vấn và Thiết kế công nghiệp tàu thuỷ,
7.Công ty Công nghiệp tàu thủy Đà Nẵng,
8.Công ty Đầu tư và Thương mại giao thông vận tải,
9.Công ty Kỹ thuật công nghệ biển,
10.Công ty Kỹ thuật điều khiển và Thông tin.
II.Hình thành các công ty con: Chuyển 04 doanh nghiệp nhà nước thành Công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên:
1.Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng,
2.Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng,
3.Nhà máy đóng tàu Bến Kiền,
4.Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Sài Gòn.
Giữnguyên doanh nghiệp nhà nước: Công ty Tài chính công nghiệp tàu thuỷ.
Chuyểnthành doanh nghiệp nhà nước hoạt động khoa học công nghệ:
ViệnKhoa học công nghệ tàu thủy.
III.Doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam gồmcác Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, Công ty liêndoanh với nước ngoài do Công ty mẹ là đại diện chủ sở hữu:
Côngty mẹ giữ cổ phần chi phối hoặc vốn góp chi phối:
1.Công ty cổ phần Kỹ thuật công nghiệp tàu thủy Shintec,
2.Công ty cổ phần Xây dựng Vinashin,
3.Công ty cổ phần Đầu tư và vận tải dầu khí Vinashin,
4.Công ty cổ phần Kỹ thuật tàu công trình thủy Vinashin,
5.Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển cơ sở hạ tầng Vinashin,
6.Công ty cổ phần Chế biến gỗ - kinh doanh vật liệu xây dựng Vinashin,
7.Công ty cổ phần Công nghệ điện lạnh Vinashin,
8.Công ty trách nhiệm hữu hạn Khu công nghiệp Cái Lân,
9.Công ty liên doanh vận tải biển Bancan.
Côngty mẹ giữ cổ phần mức thấp hoặc góp vốn mức thấp:
1.Công ty cổ phần Môi trường công nghiệp tàu thủy Shintec,
2.Công ty cổ phần Bảo hiểm Thăng Long,
3.Công ty cổ phần Cảng Bến Đình - Sao Mai,
4.Ngân hàng cổ phần nhà (HAHUBANK),
5.Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà máy sửa chữa tàu biển Huyndai - Vinashin,
6.Công ty liên doanh Sheellgas,
7.Công ty liên doanh Visdemco.
B. Giai đoạn II thí điểm Tổng công ty Công nghiệp tàuthủy Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con (năm 2004đến hết năm 2005).
I.Chuyển 05 DNNN thành Công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên:
1.Nhà máy đóng tàu Hạ Long,
2.Công ty Tàu thủy Nam Triệu,
3.Nhà máy đóng tàu Đà Nẵng,
4.Nhà máy đóng tàu Nha Trang (Khánh Hoà),
5.Công ty Đóng tàu và công nghiệp hàng hải Sài Gòn.
II.Cổ phần hoá 21 doanh nghiệp nhà nước:
1.Nhà máy đóng tàu Sông Cấm,
2.Nhà máy đóng tàu Tam Bạc,
3.Công ty Công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền,
4.Công ty Công nghiệp tàu thủy và Xây dựng Hồng Bàng,
5.Công ty Xuất nhập khẩu vật tư tàu thủy,
6.Công ty Vận tải Biển Đông,
7.Công ty Xây dựng và ứng dụng công nghệ mới,
8.Công ty Cơ khí - điện - điện tử tàu thủy,
9.Công ty Đóng tàu và Vận tải thủy Hải Dương,
10.Nhà máy đóng tàu Nam Hà,
11.Nhà máy đóng tàu Sông Lô (tỉnh Phú Thọ),
12.Công ty Công nghiệp tàu thủy Thanh Hoá,
13.Nhà máy đóng tàu Bến Thủy,
14.Công ty Công nghiệp tàu thủy Quảng Bình,
15.Công ty Công nghiệp nông thủy sản Phú Yên,
16.Nhà máy đóng tàu 76,
17.Công ty Đóng tàu và Vận tải thủy Cần Thơ,
18.Công ty Vận tải sông biển Cần Thơ,
19.Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại,
20.Công ty Tư vấn thiết kế công nghiệp giao thông vận tải,
21.Công ty Điện chiếu sáng Đà Nẵng./.