QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đếnnăm 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của BanBí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010, với những nộidung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu của Chiến lược.
a.Mục tiêu tổng quát:
Giáodục, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, trở thànhnguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao và phát huy vai trò xung kích, sáng tạocủa thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
b.Các mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xãhội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và đạo đức cáchmạng cho thanh niên;
Mục tiêu 2: Nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, năng lực khoahọc, công nghệ cho thanh niên; xây dựng phong cách làm việc văn minh, khoa học;nhanh chóng hình thành một đội ngũ thanh niên ưu tú tiêu biểu cho thế hệ trẻ;
Mục tiêu 3: Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong sự nghiệp xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc;
Mục tiêu 4: Giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanhniên, nâng cao thu nhập cho thanh niên;
Mục tiêu 5: Nâng cao sức khoẻ, đời sống tinh thần, xây dựng nếp sống văn hoávà ý thức tuân thủ pháp luật, đẩy lùi tệ nạn xã hội, tình trạng phạm pháp trongthanh niên;
Mục tiêu 6: Nâng cao năng lực giao lưu, hợp tác quốc tế của thanh niên, nângcao vị thế của thanh niên Việt Nam trong hoạt động giao lưu quốc tế, góp phầnbảo vệ, củng cố hoà bình, tăng cường tình hữu nghị và đoàn kết với thanh niêncác nước.
2. Các giải pháp chủ yếu:
a.Đổi mới việc xây dựng và thực hiện chính sách đối với thanh niên, chú trọngphát huy vai trò của thanh niên và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trongquá trình xây dựng và thực hiện chính sách thanh niên. Lồng ghép các mục tiêuphát triển thanh niên trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Xâydựng lộ trình bổ sung, hoàn chỉnh các chính sách đối với thanh niên, trong đócó chính sách phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, trình độkhoa học và công nghệ cho sinh viên; chính sách về dạy nghề, hướng thanh niênvào các ngành nghề mũi nhọn; chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện, cơ hội thuận lợicho các đối tượng thanh niên lầm lỗi, sai phạm được hòa nhập với cộng đồng.
b.Phát triển phong trào thanh niên và nâng cao chất lượng hoạt động của ĐoànThanh niên các cấp. Tăng cường đầu tư cho công tác thanh niên và xây dựng môitrường xã hội thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của thanh niên.
c.Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa - tinh thần cho thanh niên, quan tâm đến cácđối tượng thanh niên ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các vùng đặcbiệt khó khăn.
d.Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cấp chính quyền, các tổchức kinh tế, xã hội, lực lượng vũ trang trong công tác giáo dục, bồi dưỡng,phát huy vai trò của thanh niên, đẩy mạnh xã hội hóa công tác thanh niên.
đ.Tăng cường công tác đối ngoại Nhà nước trong lĩnh vực thanh niên, mở rộng quanhệ giao lưu, quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức thanh niên trong khu vựcvà trên thế giới. Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong quan hệ đối ngoạithanh niên, tranh thủ nguồn lực và sự hỗ trợ quốc tế cho công tác thanh niên.Chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền vận động thanh niên và người ViệtNam ở nước ngoài.
e.Tăng cường và đổi mới quản lý nhà nước về công tác thanh niên. Tăng cường tráchnhiệm của các cấp chính quyền, các Bộ, ngành và có sự phối hợp chặt chẽ để giảiquyết các nhiệm vụ liên ngành về công tác thanh niên. Tăng cường công tácnghiên cứu, thông tin về thanh niên.
Điều 2.Tổ chức thực hiện.
Đểtổ chức thực hiện tốt các mục tiêu của Chiến lược, phân công trách nhiệm đốivới các Bộ, ngành và địa phương như sau:
1.Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phốihợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các Bộ Giáo dục và Đàotạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hoá - Thông tin, Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Tư pháp, Tài chính, Nội vụ, Uỷban Thể dục Thể thao, các cơ quan khác có liên quan và ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược thanhniên. Tổ chức sơ kết vào năm 2005 và tổng kết vào năm 2010 về tình hình thựchiện Chiến lược thanh niên.
2.Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hoá - Thôngtin, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tư pháp, Y tế,Nội vụ, Uỷ ban Thể dục Thể thao và các cơ quan khác có liên quan căn cứ vàoChiến lược này xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hàng năm và 5 nămnhằm thực hiện các mục tiêu của Chiến lược; lồng ghép các hoạt động của Chiến lượcnày với các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình khác có liênquan; hàng năm có báo cáo định kỳ gửi Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc gia về thanh niênViệt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3.Trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, giao Bộ Tàichính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành có liên quanvà Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch tàichính hàng năm, hướng dẫn sử dụng nguồn kinh phí để thực hiện các mục tiêu,nhiệm vụ của Chiến lược thanh niên.
4.Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, cácBộ, ngành có liên quan tuyên truyền, vận động các tổ chức Chính phủ, tổ chứcphi Chính phủ nước ngoài và các tổ chức của Liên hợp quốc để hỗ trợ nguồn lựccho việc thực hiện Chiến lược thanh niên; căn cứ vào Chiến lược này, Uỷ banQuốc gia về thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng kế hoạchhợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh niên.
5.Uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam phối hợp với các cơ quan có liên quan đềxuất trình Thủ tướng Chính phủ về xây dựng pháp luật, chính sách của Nhà nướcvề thanh niên; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Trung ương Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh và các đoàn thể có liên quan xây dựng chương trình pháttriển thanh niên theo từng giai đoạn trình Thủ tướng Chính phủ; tuyên truyền,phổ biến và vận động thực hiện luật pháp, chính sách của nhà nước đối với thanhniên.
6.Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Chiến lược nàybố trí các mục tiêu về phát triển thanh niên trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội dài hạn và ngắn hạn của địa phương; Uỷ ban Quốc gia về thanh niên ViệtNam chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thống kê, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh, các Bộ, ngành có liên quan và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương định kỳ hàng năm và 5 năm thực hiện việc đánh giá, phântích tình hình thực hiện các mục tiêu của Chiến lược để báo cáo Thủ tướng Chínhphủ.
8.Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và cáctổ chức xã hội tham gia tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược thanh niêntrong phạm vi hoạt động của mình.
Điều 3.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4.Chủ nhiệm ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niêncộng sản Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Chiến lược pháttriển Thanh niên Việt Nam đến năm 2010
(Ban hành kèm theoQuyết định số 70/2003/QĐ-TTg ngày 29 tháng 04 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)
Đảngvà Nhà nước ta luôn quan tâm giáo dục, bồi dưỡng thanh niên, phát huy vai tròlàm chủ, tiềm năng to lớn của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổquốc xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ươngĐảng (Khoá VII) khẳng định: "Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không,đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới haykhông phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyệnthế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là mộttrong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng".
Tronggiai đoạn cách mạng mới, với bối cảnh quốc tế biến động và phức tạp, trướcnhững thách thức to lớn của xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, sự phát triển củakinh tế tri thức, thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, là nguồn nhânlực quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Nhà nước và xã hội cần tăng cường đầu tư, chăm lo để lực lượng thanh niên pháttriển, trưởng thành nhanh nhất và cống hiến nhiều nhất cho đất nước.
Chiếnlược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010 nhằm tăng cường giáo dục, bồidưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thanh niên và phát huy sứcmạnh to lớn, vai trò xung kích của thanh niên đi đầu trong việc thực hiện thắnglợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội IX của Đảng đã đề ra.
Phần thứ nhất
Tình hình thanh niên, công tác thanh niên hiện nay
bối cảnh, thời cơ và thách thức đối với thanh niêntrong giai đoạn mới
I. Tình hình thanh niên và công tác thanh niên
a. Tình hình thanh niên
Thanhniên nước ta (từ 15 - 34 tuổi) là lực lượng xã hội hùng hậu, chiếm 35,96% dânsố và chiếm 55,5% lực lượng lao động xã hội. Trong công cuộc đổi mới, thanhniên có bước trưởng thành to lớn, tiếp tục phát huy truyền thống của Đảng, củadân tộc, hăng hái học tập, lao động, xung kích đảm nhận những việc khó, lĩnhvực mới, góp phần xứng đáng vào những thắng lợi của sự phát triển kinh tế - xãhội.
Hiệnnay, thanh niên nước ta có trình độ học vấn, nghề nghiệp, trình độ khoa học,công nghệ cao hơn trước. Đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, sức khoẻvà tình trạng thể chất của thanh niên có tiến bộ. Phần lớn thanh niên có khátvọng vượt qua đói nghèo, lạc hậu, xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Niềm tin của thanh niên vào sự lãnhđạo của Đảng, vào con đường xã hội chủ nghĩa được củng cố và tăng cường. Sốđông thanh niên mong muốn được đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam đểcống hiến và trưởng thành. Tính tích cực xã hội, tinh thần tình nguyện, tínhxung kích của thanh niên được nâng cao. Trong xã hội ta đang tiếp tục hìnhthành một lớp thanh niên ưu tú, vững vàng về chính trị, xuất sắc trong các lĩnhvực chuyên môn, kế thừa bản sắc văn hóa dân tộc, tiêu biểu cho thế hệ trẻ trongthời kỳ mới.
Thanhniên cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất của thanh niênhiện nay là vấn đề việc làm. Hàng triệu thanh niên khu vực đô thị bị thấtnghiệp; tỷ lệ thời gian lao động trong năm của thanh niên khu vực nông thôn chưađược 75%. Chưa đến 15% lao động trẻ được đào tạo nghề nghiệp, trong đó số cótay nghề cao rất ít. Nhiều thanh niên được đào tạo cơ bản, có năng lực nhưng chưađược sử dụng hợp lý. Tình trạng thể lực, tầm vóc cơ thể của thanh niên Việt Namthuộc loại thấp so với thanh niên các nước. Những bệnh tật do điều kiện môi trường,do chế độ dinh dưỡng còn nhiều. Đặc biệt, số lượng và tỷ lệ nhiễm HIV/AIDStrong thanh niên tăng nhanh, 70,6% số người nhiễm HIV ở độ tuổi dưới 30. Điềukiện vui chơi, giải trí lành mạnh và phát triển thể lực cho thanh niên cònthiếu thốn. Thanh niên có nhu cầu cao để phát triển toàn diện nhưng chưa đủ khảnăng để tự đáp ứng được những nhu cầu đó. Sự phân hoá giàu nghèo hạn chế thêmđiều kiện phát triển của một bộ phận thanh niên. Thanh niên vùng núi, vùng sâu,vùng xa, gia đình nghèo càng ít có điều kiện để tiếp cận với hoạt động văn hoátinh thần, thông tin khoa học kỹ thuật hiện đại.
Thanhniên còn những hạn chế. Trình độ nghề nghiệp, trình độ khoa học, công nghệ,ngoại ngữ của đa số thanh niên còn thấp. Một bộ phận thanh niên không có hoàibão lớn, thiếu ý chí phấn đấu, thờ ơ với các hoạt động chính trị - xã hội; sốít bị sự tác động phản tuyên truyền, kích động của các thế lực thù địch. Một bộphận thanh niên có lối sống thực dụng, thích hưởng thụ, lười lao động, ngại khókhăn, sùng ngoại, coi thường giá trị văn hoá dân tộc. Tình trạng vi phạm phápluật, mắc tệ nạn xã hội trong thanh niên diễn biến phức tạp và có xu hướng giatăng. Hơn 70% số tội phạm hình sự, gần 80% số người mắc tệ nạn ma tuý, mại dâmlà thanh niên, trong đó số vị thành niên ngày càng nhiều. Đây là vấn đề xã hộibức xúc, có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thanh niên, đến trật tự an ninhvà phát triển kinh tế - xã hội, cần được nhanh chóng khắc phục. Vấn đề bao trùmlà chất lượng nguồn nhân lực trẻ còn nhiều hạn chế so với yêu cầu đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
b. Công tác thanh niên
ĐảngCộng sản Việt Nam đã ban hành nhiều Nghị quyết về công tác thanh niên và trongcác văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc đều xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ côngtác thanh niên của từng giai đoạn.
Trêncơ sở các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước đã bổ sung, ban hành nhiềuvăn bản quy phạm pháp luật, chính sách, tạo ra những cơ sở pháp lý quan trọngvà các cơ chế cần thiết để huy động và tổ chức lực lượng thanh niên tham giaphát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tăng cường chăm lo giáo dục, bồi dưỡngthanh niên. Nhiều địa phương có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sự pháttriển của thanh niên. Đầu tư của nhà nước để giải quyết việc học, việc làm,việc vui chơi, giải trí cho thanh niên được tăng thêm hàng năm. Sự phối hợpgiữa các Bộ, ngành, các đoàn thể và chính quyền các cấp với Đoàn Thanh niên tốthơn trước. Xã hội hoá công tác thanh niên từng bước được đẩy mạnh. Hoạt độngđối ngoại nhà nước trong lĩnh vực thanh niên được mở rộng.
Hoạtđộng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên ViệtNam, Hội Sinh viên Việt Nam có nhiều đổi mới về nội dung và phương thức. Phongtrào thanh niên ngày càng phát triển, thu hút được hàng triệu đoàn viên, thanhniên các tầng lớp, vùng miền hăng hái tham gia, ngày càng phù hợp hơn với nhucầu, lợi ích chính đáng của thanh niên, trở thành môi trường rèn luyện, đào tạonguồn nhân lực trẻ phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuynhiên, trong công tác thanh niên, Nhà nước chưa có chính sách tổng thể. Việchoạch định và triển khai các chính sách xã hội, chương trình phát triển kinh tế- xã hội còn chưa quan tâm đến đặc điểm, thiếu phương pháp tiếp cận phù hợp đốitượng thanh niên, do đó đã hạn chế tác dụng giáo dục, bồi dưỡng và tổ chức,phát huy vai trò xung kích của thanh niên. Chưa xây dựng được cơ chế phối hợpgiữa chính quyền các cấp với tổ chức Đoàn, chậm mở rộng xã hội hoá công tácthanh niên. Các khó khăn của thanh niên và những vấn đề bức xúc trong thanhniên còn chậm được giải quyết trong khi đó tệ nạn, tiêu cực xã hội và các lực lượngthù địch thường xuyên tấn công, tác động xấu đến thanh niên. Không ít cán bộcác cấp chính quyền, các cơ quan nhà nước chưa nhận thức được vai trò, tráchnhiệm của ngành, cấp mình thực hiện nhiệm vụ công tác thanh niên. Do đó, chưaphát huy cao sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để chămlo giáo dục, bồi dưỡng và phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của lực lượngthanh niên.
II. Bối cảnh, thời cơ và thách thức đối với thanh niên trong giaiđoạn mới
1. Bối cảnh
Bướcvào thế kỷ XXI, thế giới có nhiều biến đổi to lớn. Khoa học và công nghệ, đặcbiệt là công nghệ thông tin, có bước tiến nhảy vọt; kinh tế tri thức có vai tròngày càng lớn trong quá trình phát triển. Xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoánền kinh tế thế giới tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Các mâu thuẫn cơ bản trên thếgiới vẫn tồn tại và phát triển; tính chất của thời đại vẫn không thay đổi,song, bối cảnh chính trị - an ninh và tương quan lực lượng quốc tế diễn ra phứctạp, khó lường, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang vẫn xảy ra. Nhiều vấn đềtoàn cầu như chống đói nghèo, bảo vệ môi trường, hạn chế bùng nổ dân số, gìngiữ hoà bình, chống nạn khủng bố quốc tế ... đòi hỏi sự hợp tác đa phương đểgiải quyết. Để bảo đảm khả năng phát triển nhanh và bền vững, các nước đều coitrọng nguồn lực con người và tăng cường quan tâm đến thanh niên.
Đạihội Đảng IX khẳng định đường lối phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổimới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa và thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 nămđầu của thế kỷ XXI, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thànhmột nước công nghiệp. Sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội tớithanh niên và công tác thanh niên; sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phát huy cao dân chủxã hội chủ nghĩa trong quá trình thực hiện đường lối của Đảng và Chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 là bối cảnh thuận lợi và tácđộng mạnh mẽ đến sự trưởng thành và cống hiến của thanh niên.
2. Thời cơ
Bốicảnh trên mở ra thời cơ lớn cho thanh niên phát huy khả năng, cống hiến và trưởngthành. Quy mô và chất lượng giáo dục, đào tạo ngày càng phát triển là điều kiệncho thanh niên được nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, tiếpcận và nắm vững khoa học, công nghệ tiên tiến. Chính sách phát triển kinh tếnhiều thành phần là cơ hội to lớn cho những thanh niên có bản lĩnh và tài nănglập nghiệp, phát triển sản xuất, dịch vụ, làm giàu cho bản thân và xã hội. Việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp, ngànhxây dựng là cơ hội cho hàng vạn thanh niên trở thành người lao động có chuyênmôn, đứng vào hàng ngũ của giai cấp công nhân. Quá trình hiện đại hoá, pháttriển nhanh của khoa học, công nghệ là thời cơ phát huy tài năng, sáng tạo củacác chuyên gia, trí thức trẻ. Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến và đậm đàbản sắc dân tộc là điều kiện để thanh niên tiếp thu, giữ gìn các truyền thốngcách mạng, truyền thống quý báu của dân tộc, giữ gìn bản sắc dân tộc. Sự pháttriển của thông tin, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng hợp tác và giaolưu quốc tế tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tiếp xúc ngày càng rộng rãi và trựctiếp với thế giới, tiếp cận với kinh nghiệm, tri thức quốc tế, tiếp thu tinhhoa văn hoá nhân loại.
Đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa làmôi trường thuận lợi để thanh niên nước ta học tập, rèn luyện, nâng cao trìnhđộ mọi mặt, phát triển trí tuệ, tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xungkích, tinh thần xung phong cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa.
3. Thách thức
Nhữngthách thức đối với đất nước, dân tộc mà Đại hội Đảng IX đã nêu lên đồng thờicũng là những thách thức trực tiếp đối với thanh niên nước ta. Đó là:
Nguycơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trên thế giới, là thách thức tolớn đối với đất nước và cũng là thách thức trực tiếp đối với thanh niên về pháthuy tiềm năng sáng tạo, sức bật của tuổi trẻ, nhanh chóng vươn lên ngang tầmthời đại trở thành nguồn nhân lực có chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, là động lực của sự phát triển nhanh và bền vững.
Sựchia rẽ, kích động, lôi kéo thanh niên của các thế lực thù địch trong"diễn biến hoà bình"; mặt trái của kinh tế thị trường, các hiện tượngquan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội là thách thức đối với thanh niên về kiênđịnh lý tưởng độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, rèn luyện đạo đức, phẩm chấtvà lối sống, quyết tâm xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh.
Sựbùng nổ về thông tin, mở rộng giao lưu đối ngoại; xu hướng toàn cầu hoá về kinhtế, quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế, chuyển dịch mạnh mẽ của cơ cấu kinhtế trong nước là thách thức đối với thanh niên về ý chí phấn đấu, khả năng cạnhtranh, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, truyền thốngcách mạng, giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhânloại.
Bốicảnh quốc tế và trong nước trong những năm đầu của thế kỷ XXI đang mở ra chothanh niên Việt Nam vận hội mới, thời cơ lớn, đồng thời cũng đặt ra không ítthách thức, nguy cơ. Trong thời kỳ cách mạng mới, thanh niên cần ra sức rènluyện, học tập để trưởng thành vượt bậc và phát huy cao độ tài năng và sức sángtạo, "thực hiện được sứ mệnh lịch sử, đi đầu trong cuộc đấu tranh chiếnthắng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng và bảo vệ đất nước giàu mạnh, xã hội vănminh, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc".
Phần thứ hai
Quan điểm và mục tiêu chiến lược phát triển thanh niên
Vănkiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu rõ: "Đối với thế hệ trẻ,chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng,đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, pháttriển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc". Văn kiện Đại hội IX và các văn kiện của Đảng vềcông tác thanh niên là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định mục tiêu, nội dungvà các giải pháp của Chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2010.
I. Quan điểm
1.Phát triển thanh niên là xây dựng thế hệ con người mới, phát triển toàndiện, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.Đầu tư cho phát triển thanh niên là đầu tư cho tương lai, là bồi dưỡng và pháthuy nhân tố con người để thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh.
2.Chiến lược phát triển Thanh niên là bộ phận quan trọng của chiến lược bồi dưỡngvà phát huy nhân tố con người Việt Nam, có sự thống nhất hữu cơ và có tác độngtích cực tới Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các chiến lược pháttriển các ngành, lĩnh vực, các vùng lãnh thổ.
3.Đảng lãnh đạo và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toànxã hội để thực hiện tốt Chiến lược phát triển thanh niên, trong đó phát huy caovai trò quản lý của Nhà nước và vai trò của chính thanh niên.
II. Mục tiêu tổng quát
Mụctiêu tổng quát của Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010 là tăngcường giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàndiện, trở thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao và phát huy tốt vai trò xungkích, sáng tạo của thanh niên trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước.
III. Các mục tiêu
1.Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xãhội, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và đạo đức cáchmạng cho thanh niên.
Nângcao nhận thức về Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giác ngộ lý tưởngđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng chothanh niên. Phấn đấu 80% thanh niên được phổ biến, tuyên truyền về tình hình,nhiệm vụ cách mạng của đất nước; 90% thanh niên học sinh, sinh viên trong nhàtrường thực hiện tốt chương trình học tập lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh, 60% thanh niên ngoài nhà trường được học tập lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo chương trình phổ cập phù hợp với từng đối tượngthanh niên.
Nângcao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, quyết tâmchiến thắng nghèo nàn, lạc hậu. Rèn luyện đạo đức cách mạng, phát huy truyềnthống đoàn kết, nâng cao tinh thần tập thể và ý thức cộng đồng cho thanh niên;thu hút 80% thanh niên tham gia vào các hình thức sinh hoạt giáo dục đạo đức,truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc.
Nângcao nhận thức về pháp luật, ý thức trách nhiệm công dân, nhận thức đầy đủ tráchnhiệm của thanh niên đối với đất nước và dân tộc trong giai đoạn mới. 70 - 80%thanh niên khu vực đô thị và 50 - 60% thanh niên vùng sâu, vùng xa được tuyêntruyền, giáo dục phổ cập kiến thức về pháp luật.
2. Mục tiêu 2: Nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp,năng lực khoa học - công nghệ cho thanh niên; nhanh chóng hình thành một lớpthanh niên ưu tú tiêu biểu cho thế hệ trẻ.
Xâydựng cho thanh niên tinh thần và ý chí không ngừng học tập nâng cao trình độmọi mặt; nâng cao năng lực tự học tập và xây dựng nếp học tập thường xuyên chothanh niên.
Nângcao trình độ học vấn cho thanh niên. Đến năm 2010 hoàn thành phổ cập trung họccơ sở trong độ tuổi cho thanh niên; nâng tỷ lệ học sinh trung học phổ thôngtrong độ tuổi lên 50% trung học chuyên nghiệp - 15%, học nghề - 15%, học nghềbậc cao - 15%. Mở rộng đào tạo cao đẳng, đại học và trên đại học, năm 2010 đạt200 sinh viên trên 1 vạn dân.
Nângcao trình độ, năng lực ứng dụng khoa học - công nghệ cho thanh niên, đặc biệt ưutiên công nghệ thông tin, sinh học và các công nghệ mũi nhọn khác. 100% thanhniên học sinh khu vực đô thị, 80% thanh niên học sinh khu vực nông thôn tốtnghiệp phổ thông trung học được phổ cập tin học và sử dụng được một ngoại ngữ ởmức giao tiếp thông thường.
Nângcao trình độ nghề nghiệp, trước hết là phổ cập nghề cho lao động phổ thông, đặcbiệt là ở nông thôn. Đến năm 2010, đạt tỷ lệ 40% lao động trẻ được đào tạo nghềnghiệp, 70% thanh niên nông thôn khu vực đồng bằng và 50% thanh niên nông thônvùng sâu, vùng xa, miền núi được phổ biến, hướng dẫn về nghề nông và tuyêntruyền, phổ biến ứng dụng công nghệ sinh học.
Xâydựng định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho thanh niên, đặc biệt đối với thanhniên học sinh, thanh niên khu vực đô thị. Bảo đảm 100% thanh niên học sinh phổthông trung học được giáo dục hướng nghiệp.
Tăngnhanh bộ phận lao động trẻ được đào tạo có trình độ, chuyên môn kỹ thuật cao,có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo và khả năng hợp tác, có phẩm chất và thểlực tốt. Nhanh chóng hình thành đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật trẻ; nâng tỷlệ cán bộ trẻ có trình độ cao trong đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, tỷ lệ cánbộ trẻ trong đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo. Vào năm 2010, thu hút học sinhsau trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp vào các trường dạy nghề bậccao đạt 10%, tăng quy mô đào tạo thạc sĩ đạt 38.000 người, nghiên cứu sinh đạt15.000 người. Đến năm 2005 đào tạo được 50.000 chuyên gia công nghệ thông tinvà lập trình viên trẻ.
3. Mục tiêu 3: Giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làmtrong thanh niên; nâng cao thu nhập cho thanh niên và gia đình trẻ.
Tạothêm nhiều việc làm mới, phấn đấu giải quyết việc làm cho thanh niên đạt 75%tổng số lao động được giải quyết việc làm, khoảng 1 - 1,1 triệu thanh niên đượcgiải quyết việc làm mỗi năm; giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên đôthị; tăng tỷ lệ thời gian lao động trong năm của thanh niên khu vực nông thônlên 85% vào năm 2010.
Tăngnhanh lực lượng lao động trẻ trong khu vực công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghềmũi nhọn. Đến 2010 thu hút thêm 4,8 - 5 triệu lao động trẻ vào khu vực côngnghiệp, xây dựng, 2,8 - 3 triệu lao động trẻ vào khu vực dịch vụ. Xây dựng cơcấu ngành nghề và cơ cấu lao động hợp lý của lao động trẻ phù hợp với chuyểndịch cơ cấu nền kinh tế với cơ cấu lao động trẻ: trong nông nghiệp - 50%, côngnghiệp xây dựng - 23%, dịch vụ - 27% vào năm 2010. Xuất khẩu 0,8 - 1 triệu laođộng và chuyên gia trẻ.
Hìnhthành nhận thức đúng đắn của thanh niên về nghề nghiệp, việc làm, nâng cao tínhtích cực, chủ động của thanh niên trong việc nâng cao trình độ nghề nghiệp vàgiải quyết việc làm. 100% thanh niên học sinh trung học phổ thông và 60% thanhniên khu vực đô thị đang tìm kiếm việc làm được tư vấn nghề nghiệp.
Cơbản xoá đói, giảm nghèo trong thanh niên và gia đình trẻ khu vực nông thôn,miền núi, vùng xa và cải thiện đời sống thanh niên khu vực đô thị, khu côngnghiệp tập trung.
4. Mục tiêu 4: Nâng cao sức khoẻ, đời sống tinh thần, xây dựng nếpsống văn hoá và đẩy lùi tệ nạn xã hội, tình trạng phạm pháp trong thanh niên.
Cảithiện tình trạng sức khoẻ của thanh niên, nâng cao các chỉ số thể lực cơ bảncủa nam, nữ thanh niên. Phấn đấu đến năm 2010, so với hiện nay, chiều cao trungbình của thanh niên tăng 3 cm, cân nặng trung bình tăng 3 - 4 kg.
Nângcao số lượng và tỷ lệ thanh niên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, rènluyện thân thể. Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ thanh niên thường xuyên luyện tậpthể dục thể thao, rèn luyện thân thể đạt 25 - 30%. Phấn đấu tỷ lệ đạt tiêuchuẩn rèn luyện thân thể theo quy định trong thanh niên học sinh đạt 80%, trongsinh viên đạt 90 - 95%. Đến năm 2010 đảm bảo 90% số trường học các cấp, có sânbãi, dụng cụ thể dục thể thao tối thiểu cho học sinh và thanh niên.
Giảmtỷ lệ bệnh tật trong thanh niên, trước hết là các bệnh do điều kiện môi trường,dinh dưỡng, các bệnh truyền nhiễm, bệnh nghề nghiệp. 100% thanh niên khu vực đôthị, 80% thanh niên khu vực nông thôn có hiểu biết cần thiết về HIV/AIDS và cóthái độ tích cực đối với công tác phòng, chống AIDS. Ngăn chặn và từng bước đẩylùi sự lây nhiễm HIV/AIDS trong thanh niên.
Nângcao trình độ thưởng thức, sáng tạo của thanh niên trong các hoạt động văn hoátinh thần, đặc biệt là đối với các loại hình văn hoá dân tộc. Bảo đảm bảo quyềnhưởng thụ đời sống văn hoá tinh thần của thanh niên, ưu tiên các vùng khó khăn,vùng xa xôi, miền núi, hải đảo. Đến năm 2010 đảm bảo 100% các huyện, thị có nhàvăn hoá thanh thiếu nhi, 100% cơ sở xã, phường vùng đồng bằng, 80% cơ sở xãvùng cao, xa xôi có tụ điểm sinh hoạt, hoạt động thanh niên.
Hìnhthành định hướng giá trị đúng đắn, xây dựng nếp sống văn hoá cho thanh niên.Bài trừ các hành vi mê tín trong thanh niên.
Đẩylùi tệ nạn xã hội trong thanh niên, đặc biệt là nạn tệ nạn ma túy, mại dâm, cờbạc. Giảm tỷ lệ thanh niên phạm pháp, giảm thiểu tình trạng vi phạm trật tựcông cộng, an toàn giao thông. Đến năm 2005 tổ chức cai nghiện tập trung cho50% số thanh niên nghiện ma tuý; đến năm 2010 90%.
5. Mục tiêu 5: Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Pháthuy tốt vai trò của Đoàn Thanh niên và vai trò xung kích của thanh niên thựchiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong các chương trình pháttriển kinh tế miền núi, ven biển, hải đảo, xây dựng nông thôn.
Pháttriển lực lượng thanh niên xung phong; mở rộng sự tham gia của lực lượng thanhniên xung phong và các đội hình lao động thanh niên tình nguyện trên các côngtrình trọng điểm quốc gia. Động viên bác sĩ trẻ về công tác ở nông thôn, miềnnúi, góp phần đảm bảo 100% các trạm y tế ở nông thôn, vùng núi, vùng sâu có bácsĩ.
Pháthuy cao năng lực trí tuệ, tiềm năng sáng tạo của thanh niên trong các ngànhnghề mới, các nghề đòi hỏi trình độ cao, ngành nghề kinh tế.
Nângcao tính tích cực xã hội của thanh niên; mở rộng sự tham gia của thanh niêntrong các hoạt động xã hội nhân đạo, bảo vệ môi trường, xây dựng cuộc sống vănhoá ở cơ sở và trong cuộc đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực xã hội, bàitrừ tệ nạn xã hội và chống tội phạm.
Nângcao tinh thần cảnh giác cách mạng, nhận thức về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, 100%thanh niên đến tuổi nghĩa vụ quân sự được phổ biến, hướng dẫn về Luật Nghĩa vụquân sự và thực hiện đúng luật.
Pháthuy vai trò của thanh niên trong công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân,100% thanh niên trong các lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viênthực hiện tốt chương trình huấn luyện, công tác bảo vệ an ninh chính trị, trậttự an toàn xã hội.
100%thanh niên học sinh, sinh viên thực hiện tốt chương trình giáo dục quốc phòngtrong các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, caođẳng, đại học.
6. Mục tiêu 6: Nâng cao năng lực giao lưu, hợp tác quốc tế củathanh niên, nâng cao vị thế của thanh niên Việt Nam trong hoạt động giao lưuquốc tế thanh niên, góp phần bảo vệ củng cố hoà bình, tăng cường tình hữu nghịvà đoàn kết với thanh niên các nước.
Nângcao tinh thần tự hào, ý thức tự tôn dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc vàtiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Nângcao hiểu biết của thanh niên về tình hình thế giới và khu vực; hình thành bảnlĩnh chính trị vững vàng cho thanh niên trong quan hệ đối ngoại và hội nhậpquốc tế thanh niên.
Xâydựng nhận thức đúng đắn của thanh niên về công tác đối ngoại và hội nhập quốctế thanh niên theo tinh thần độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá gópphần bảo vệ hoà bình, tiến bộ xã hội và tạo các điều kiện thuận lợi để đẩy mạnhphát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc.
Nângcao năng lực giao lưu quốc tế cho thanh niên: khả năng giao tiếp, tính chủđộng, tự tin.
Phần thứ ba
Các giải pháp chủ yếu
I. Nhóm giải pháp về chính sách đối với thanh niên
Chínhsách đối với thanh niên có vai trò quan trọng và có tác động to lớn đến tìnhhình thanh niên, công tác thanh niên và việc thực hiện Chiến lược phát triểnthanh niên.
Đổimới việc xây dựng và thực hiện chính sách đối với thanh niên, nâng cao tính khảthi và hiệu quả của chính sách thanh niên; chú trọng phát huy sự tham gia củathanh niên và tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong quá trình xâydựng và thực hiện chính sách thanh niên.
Đặtrõ vai trò của thanh niên trong các chính sách, các chương trình phát triểnkinh tế - xã hội. Lồng ghép các mục tiêu phát triển thanh niên trong các chươngtrình phát triển kinh tế - xã hội, các chiến lược, chương trình phát triển cácngành, các lĩnh vực, phát triển các vùng lãnh thổ.
Ràsoát, xây dựng lộ trình bổ sung, hoàn thiện các chính sách đối với thanh niêntheo định hướng:
Chínhsách phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa họcvà công nghệ cho thanh niên; chính sách khuyến khích thanh niên học tập thườngxuyên, tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệtiên tiến.
Chínhsách khuyến khích, bồi dưỡng, sử dụng tài năng trẻ trên các lĩnh vực; chínhsách bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trẻ, đội ngũ cánbộ quản lý, lãnh đạo trẻ.
Chínhsách về dạy nghề, chính sách thu hút thanh niên vào các ngành nghề mũi nhọn,ngành nghề theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Chínhsách giải quyết việc làm và xoá đói, giảm nghèo cho thanh niên, chính sách hỗtrợ, khuyến khích thanh niên tự tạo thêm việc làm. Bổ sung, hoàn thiện chínhsách xuất khẩu lao động.
Chínhsách hỗ trợ, giải quyết vấn đề nhà ở cho gia đình trẻ, thanh niên đô thị, khucông nghiệp tập trung, ký túc xá sinh viên. Chính sách hỗ trợ, tạo điều kiệncho thanh niên tham gia các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, nâng cao sứckhoẻ.
Chínhsách ưu tiên phù hợp đối với nữ thanh niên, vị thành niên, thanh niên dân tộc,miền núi, thanh niên đặc biệt khó khăn, các đối tượng thanh niên đặc thù; chínhsách hỗ trợ, tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi cho các đối tượng thanh niên lầmlỗi, sai phạm được hoà nhập cộng đồng, phát triển bình thường.
II. Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợicho sự phát triển của thanh niên
Xâydựng môi trường xã hội lành mạnh, thuận lợi cho sự phát triển của thanh niên làviệc của toàn xã hội và của chính thanh niên.
Pháttriển kinh tế - xã hội và phát huy vai trò của thanh niên tham gia phát triểnkinh tế - xã hội tạo ra những tiền đề, điều kiện thuận lợi cho công tác chăm logiáo dục, bồi dưỡng thanh niên.
Tổchức tốt các hoạt động văn hoá cho thanh niên, quan tâm đến các đối tượng thanhniên ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các vùng đặc biệt khó khăn.Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động văn hoá - thông tin; ngăn chặn sự phụchồi của những hủ tục lạc hậu, mê tín; ngăn chặn tác động của các ấn phẩm vănhóa phản động, đồi trụy, kích động bạo lực, ảnh hưởng không tốt tới sự pháttriển của thanh niên.
Pháttriển mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng, xây dựng nếp sống vệ sinh,thường xuyên rèn luyện thân thể trong thanh niên.
Tăngcường đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục chất lượng cao, mở rộng mạng lưới dạynghề, dạy nghề tại chỗ cho thanh niên nông thôn, dạy nghề cho thanh niên trongthời gian tại ngũ và đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Phát triển hệ thống dịchvụ việc làm, tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên, xây dựng các thiếtchế văn hoá, sân bãi thể dục thể thao, các điểm sinh hoạt, trung tâm hoạt độngthanh thiếu nhi ở cơ sở.
Hỗtrợ kinh phí cho các hoạt động truyền thông, báo chí, xuất bản, hoạt động nghệthuật phục vụ thanh thiếu nhi và công tác thanh thiếu nhi.
Đẩymạnh đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong thanh niên, tập trungphòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm, động viên thanh niên tích cực tham gia đấutranh chống các tệ nạn, tiêu cực xã hội. Nhanh chóng thanh toán tệ nạn ma tuýtrong học sinh, sinh viên và vị thành niên. Mở rộng quy mô và tổ chức tốt việccai nghiện, giáo dục, tạo điều kiện cho thanh niên tái hoà nhập cộng đồng.Triệt phá các băng đảng tội phạm có tổ chức. Kiên quyết đấu tranh, xử lý cáctội phạm buôn bán phụ nữ, lạm dụng tình dục vị thành niên.
Bảovệ thanh niên trước sự tấn công, chia rẽ của các thế lực thù địch. Ngăn ngừa vàxử lý kịp thời các hành vi tuyên truyền lừa bịp, kích động, lôi kéo thanh niênlàm trái pháp luật, gây mất ổn định chính trị, an ninh xã hội.
Hướngdẫn, tổ chức và phát huy vai trò xung kích của Đoàn Thanh niên trong việc thựchiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; động viên thanh niên thamgia phát triển các ngành nghề, đặc biệt ở các vùng khó khăn, miền núi, biêngiới, hải đảo như làng thanh niên lập nghiệp, đảo thanh niên, công trình thanhniên cộng sản. Phát triển các đội hình thanh niên tình nguyện xây dựng nôngthôn. Mở rộng lực lượng thanh niên xung phong thực hiện nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Bảođảm kinh phí cần thiết từ nguồn ngân sách cho các hoạt động thanh niên và côngtác thanh niên trong chương trình công tác của các Bộ, ngành và chính quyền cáccấp và tăng cường hỗ trợ cho Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viênViệt Nam.
Hỗtrợ, tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ các phong trào thanh niên, qua đó pháthuy vai trò của tổ chức Đoàn, Hội phát huy tinh thần xung kích của thanh niêngiữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng quốc phòng toàndân, bảo vệ Tổ quốc. Củng cố tổ chức dân quân, tự vệ ở cơ sở, phát triển cácđội hình thanh niên xung kích an ninh, thanh niên cờ đỏ góp phần bảo vệ an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội, các đội hình thanh niên tình nguyện đảm bảotrật tự an toàn giao thông.
III. Xã hội hoá công tác thanh niên
Tăngcường công tác truyền thông, đặc biệt là vai trò của các cơ quan truyền thôngđại chúng, trong việc xây dựng nhận thức đúng đắn thực hiện nhiệm vụ công tácthanh niên là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội dưới sựlãnh đạo của Đảng.
Phốihợp chặt chẽ giữa các đoàn thể nhân dân, các bậc lão thành cách mạng, cựu chiếnbinh, các nhà hoạt động văn hóa, xã hội, các nhân sĩ trí thức, tổ chức xã hội,tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, gia đình với Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên để tăng cường chăm lo giáodục, bồi dưỡng và phát huy vai trò của thanh niên.
Kếthợp tốt giữa việc thực hiện các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng tài năngtrẻ với việc tôn vinh, tạo dư luận xã hội hỗ trợ, khuyến khích tài năng trẻ tạomôi trường thuận lợi cho sự phát triển, trưởng thành và cống hiến của các tàinăng trẻ.
Khuyếnkhích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo, bồi dưỡngnâng cao nghề nghiệp cho thanh niên.
Khuyếnkhích các lực lượng xã hội, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các cơ sởvui chơi, giải trí lành mạnh cho thanh niên. Khuyến khích và huy động các nguồnlực ngoài ngân sách ở trong và ngoài nước cho hoạt động thanh niên. Thành lậpvà quản lý tốt hoạt động của các loại quỹ khuyến khích, hỗ trợ thanh niên.
Thựchiện tốt việc phối hợp giữa các cấp chính quyền, các ngành, Mặt trận Tổ quốc,các đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, gia đìnhtrong công tác thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng để đẩy mạnh xã hội hoá côngtác thanh niên.
IV. Tăng cường Hợp tác quốc tế trong công tác thanh niên
Tăngcường công tác đối ngoại Nhà nước trong lĩnh vực thanh niên và hợp tác với cácnước trong khu vực và trên thế giới và các tổ chức quốc tế theo tinh thần độclập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá góp phần bảo vệ hoà bình, tiến bộ xãhội và tạo các điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội,công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tranh thủcác nguồn lực và sự hỗ trợ quốc tế cho công tác thanh niên.
Mởrộng quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế của thanh niên nước ta với thanh niêncác nước. Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong quan hệ đối ngoại thanh niên;mở rộng quan hệ với các tổ chức thanh niên trong khu vực và trên thế giới.
Tạođiều kiện cho thanh niên tham gia các hoạt động vì hoà bình, hữu nghị và cáchoạt động quốc tế thanh niên, phát huy vai trò của thanh niên Việt Nam đoàn kếtcùng tuổi trẻ các quốc gia, dân tộc trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, pháttriển và tiến bộ xã hội.
Tăngcường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn cho thanh niên hiểu biết vềtình hình thanh niên và phong trào thanh niên thế giới. Làm tốt hơn công táchoạt động tuyên truyền đối ngoại thanh niên; chú trọng công tác thông tin tuyêntruyền vận động thanh niên và người Việt Nam ở nước ngoài.
V. Lãnh đạo, tổ chức, quản lý
Đẩymạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm củatoàn xã hội đối với việc thực hiện nhiệm vụ công tác thanh niên và Chiến lượcphát triển thanh niên.
Thểchế hoá các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác thanh niênthành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách đối với thanh niên.
Xâydựng Chương trình, Kế hoạch phát triển thanh niên của Chính phủ và các địa phươngtheo từng giai đoạn, từng thời kỳ. Chỉ tiêu về phát triển thanh niên cần đượclồng ghép vào việc hoạch định chính sách và lập kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội ở các cấp, các ngành và các địa phương.
Tăngcường và đổi mới quản lý nhà nước về công tác thanh niên; tăng cường tráchnhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ngành, các cơ quan nhà nước, Uỷ ban nhândân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cấp chính quyền trong việcthực hiện nhiệm vụ công tác thanh niên. Phân công cán bộ chủ chốt, có năng lực,có nhiệt huyết với thanh niên trực tiếp phụ trách công tác thanh niên ở các Bộ,ngành, địa phương.
Thựchiện tốt việc phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, Đoàn Thanh niên để giảiquyết tốt các nhiệm vụ có tính chất liên ngành về công tác thanh niên.
Thựchiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quyphạm pháp luật, chính sách đối với thanh niên để bảo đảm các quyền và lợi íchhợp pháp của thanh niên. Kịp thời xử lý các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụcủa thanh niên.
Tăngcường công tác nghiên cứu, thông tin về tình hình thanh niên và công tác thanhniên. Từng bước hình thành hệ thống các Trung tâm thông tin thanh niên.
Phần thứ tư
Tổ chức thực hiện
I. Các giai đoạn thực hiện
Việcthực hiện Chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2010 được chia làm hai giaiđoạn:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2003 đến 2005.
Xâydựng Chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2003 - 2005 với trọng tâm làtập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc của thanh niên về nghề nghiệp,việc làm, tệ nạn xã hội; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, trìnhđộ khoa học, công nghệ và phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong pháttriển kinh tế - xã hội; tạo sự đổi mới mạnh công tác thanh niên của Nhà nước vàxã hội.
Triểnkhai 5 chương trình cụ thể sau:
+ Chương trình 1: Giải quyết việc làm cho thanh niên nhằm giảm dần sốthanh niên thất nghiệp ở khu vực đô thị, nâng thời gian có việc làm cho thanhniên khu vực nông thôn; phát huy vai trò xung kích của thanh niên tham gia pháttriển kinh tế - xã hội.
+ Chương trình 2: Nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiêpcủa thanh niên nhằm nhanh chóng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghềnghiệp, hình thành nếp học tập thường xuyên cho thanh niên; xây dựng đội ngũtrí thức trẻ và lao động trẻ lành nghề.
+ Chương trình 3: Phát triển nhân lực khoa học công nghệ trẻ nhằm nângcao trình độ khoa học - công nghệ cho thanh niên, đặc biệt là công nghệ thôngtin và công nghệ sinh học; từng bước phổ cập tin học trong thanh niên, pháttriển nhân lực khoa học - công nghệ trẻ cho nông nghiệp và nông thôn, xây dựngđội ngũ lập trình viên trẻ cấp quốc gia về công nghệ thông tin.
+ Chương trình 4: Phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanhniên, nhằm từng bước và đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên,giảm số lượng tuyệt đối và tỷ lệ thanh thiếu niên trong tổng số người phạm tộivà mắc các tệ nạn xã hội.
+ Chương trình 5: Bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, tinhthần yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh niên, ý chí tự lực, tự cường; ý thứctrách nhiệm công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc; ý thức chấphành pháp luật; xây dựng lối sống lành mạnh.
-Giai đoạn 2: Từ năm 2006 đến 2010.
Xâydựng và triển khai Chương trình phát triển thanh niên 2006 - 2010 trên cơ sởkết quả của giai đoạn trước, gồm các chương trình cụ thể về giải quyết việclàm; nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp, trình độ khoa học, công nghệ; giáodục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức, nếp sống; nâng cao sức khỏe, đờisống tinh thần ... Kiện toàn hệ thống chính sách thanh niên; hoàn thành các mụctiêu của chiến lược, tạo nền tảng đẩy mạnh công tác thanh niên của Nhà nước vàxã hội trong giai đoạn sau.
II- Uỷban Quốc gia vè thanh niên Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổchức, động viên đoàn viên, thanh niên xung kích thực hiện chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược phát triển thanh niên; chủ độngtham gia nghiên cứu, đề xuất các chính sách đối với thanh niên, kiểm tra việcthực hiện pháp luật và chính sách đối với thanh niên./.