QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Về việc ban hành qui chế lập, sử dụng và quản lý
Quĩ tích luỹ trả nợ nước ngoài
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 15/ CP ngày 2/ 3/ 1999 của Chính phủ qui địnhnhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Căn cứ Nghị định số 178/ CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệmvụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính.
Căn cứ Nghị định số 90 / CP ngày 7/11/1998 của Chính phủ ban hànhQui chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài và phê duyệt dự thảo Quy chế Quỹ tíchluỹ trả nợ nước ngoài của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 621/ CP-QHQTngày15/ 6/1999.
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính đối ngoại, Vụ trưởng Vụ Ngânsách Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục đầu tư phát triển.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1 :Ban hành kèm theo Quyết định này Qui chế lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích luỹtrả nợ nước ngoài.
Điều 2 :Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những qui địnhtrước đây của Bộ Tài chính trái với Qui chế này đều bãi bỏ.
Điều 3 :Vụ trưởng Vụ Tài chính đối ngoại, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Tổng cục trưởngTổng cục Đầu tư phát triển và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan cótrách nhiệm hướng dẫn và thực hiện quyết định này./.
QUI CHẾ
LẬP, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ TÍCH LUỸ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo quyết định số 72/1999/ QĐ ngày9/7/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.- LậpQuỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài (dưới đây gọi tắt là Quỹ tích luỹ) để tập trungcác khoản thu hồi vốn cho vay lại trong nước từ nguồn vay/viện trợ nước ngoàicủa Chính phủ và các khoản thu phí bảo lãnh Chính phủ để bảo đảm việc trả nợ nướcngoài các khoản vay của Chính phủ, đồng thời tạo nguồn xử lý các rủi ro có thểxảy ra trong trường hợp Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp và tổ chức tíndụng vay nước ngoài.
Điều 2.-Quỹ tích luỹ được mở tài khoản ngoại tệ và tiền Việt nam tại Ngân hàng Ngoại thươngViệt nam.
Bộtrưởng Bộ Tài chính uỷ quyền cho lãnh đạo Vụ Tài chính đối ngoại đứng tên chủtài khoản Quỹ tích luỹ.
CHƯƠNG II
CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3.- Nguồnhình thành Quỹ tích luỹ:
1.Các khoản thu hồi vốn cho vay lại bao gồm:
Nợgốc, lãi cho vay lại từ nguồn vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ(sau khi trừ phí dịch vụ cho vay lại) theo các kỳ hạn được quy định trong cácHợp đồng hoặc Hiệp định phụ cho vay lại.
Phívay phải trả nước ngoài (phí cam kết, phí quản lý...) trong trường hợp Ngânsách Nhà nước trả cho nước ngoài theo Hiệp định vay.
2.Các khoản thu phí bảo lãnh và các khoản thu hồi nợ theo Qui chế bảo lãnh củaChính phủ đối với các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tíndụng.
3.Lãi tiền gửi và các khoản thu khác từ sử dụng vốn nhàn rỗi của Quỹ tích luỹ.
4.Các nguồn thu khác theo qui định của Chính phủ.
Điều 4.- ThuQuỹ tích luỹ được thực hiện như sau:
Căncứ vào văn bản cam kết về bảo lãnh, Cơ quan cấp bảo lãnh Chính phủ yêu cầu Ngườiđược bảo lãnh nộp thẳng phí bảo lãnh vào các tài khoản Quỹ tích luỹ mở tại Ngânhàng Ngoại thương Việt nam.
Căncứ vào Hiệp định vay phụ, hợp đồng cho vay lại, Người vay lại nộp các khoản thuhồi vốn cho vay lại vào các tài khoản của Cơ quan cho vay lại. Căn cứ vào kỳhạn trả Ngân sách nhà nước theo hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với Bộ Tài chính, Cơquan cho vay lại làm thủ tục chuyển trả Ngân sách nhà nước vào các tài khoảncủa Quỹ tích luỹ mở tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, đồng thời tiến hànhthủ tục để giảm nguồn nhận vốn cho vay lại với Ngân sách Nhà nước.
CácCơ quan cho vay lại, Cơ quan cấp bảo lãnh tập hợp các chứng từ nộp tiền vào Quỹtích luỹ có xác nhận của Ngân hàng nơi nộp tiền để hạch toán việc thu nộp choNgân sách nhà nước. Bản sao các chứng từ nộp tiền nói trên được các Cơ quan chovay lại, hoặc Cơ quan cấp bảo lãnh gửi cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đốingoại) để theo dõi và hạch toán việc thu nộp.
Cáckhoản thu khác (nếu có) nộp vào Quỹ tích luỹ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 5.- ChiQuỹ tích luỹ thực hiện như sau :
VụTài chính đối ngoại thực hiện việc chi trả nợ nước ngoài của Chính phủ (gồm cáckhoản vay về cấp phát và vay về cho vay lại) theo các quy định hiện hành, đồngthời có trách nhiệm tách riêng phần trả nợ cho các khoản vay về cho vay lại.
Chậmnhất đến ngày 5 tháng sau, Vụ Tài chính đối ngoại tổng hợp các khoản trả nợphát sinh trong tháng trước cho các khoản vay về cho vay lại và trên cơsở đó lập chứng từ ghi chi Quỹ tích luỹ để hoàn trả cho Ngân sách nhà nước theotỷ giá hạch toán Ngân sách giữa đồng Việt nam và ngoại tệ vào ngày hoàn trảNgân sách nhà nước.
Trườnghợp trả thay cho các dự án vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, việc chi Quỹtích luỹ cũng được thực hiện như trên.
Điều 6.- Lậpkế hoạch thu, chi Quỹ tích luỹ :
Hàngnăm theo tiến độ lập dự toán Ngân sách nhà nước, các Cơ quan cho vay lại cótrách nhiệm căn cứ vào các Thoả thuận cho vay lại đã ký với các chủ dự án đểlập kế hoạch thu hồi cho vay lại vốn vay nợ và vốn viện trợ nước ngoài củaChính phủ gửi cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại) để tổng hợp kế hoạchthu Quỹ tích luỹ.
VụTài chính đối ngoại căn cứ vào các điều ước quốc tế và các cam kết của Chínhphủ hoặc của Nhà nước xác định kế hoạch chi trả nợ nước ngoài hàng năm từ Ngânsách trung ương, trong đó tách riêng nghĩa vụ chi trả nợ cho các khoản vay vềcho vay lại để tổng hợp kế hoạch chi Quỹ tích luỹ.
Kếhoạch chi Quỹ tích luỹ hàng năm là căn cứ để đưa vào dự toán thu Ngân sách nhànước từ nguồn Quỹ tích luỹ. Chênh lệch giữa số thu và chi Quỹ tích luỹ sẽ đượcsử dụng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 7.- Mở,quản lý các tài khoản Quỹ tích luỹ .
VụTài chính đối ngoại làm thủ tục mở tài khoản tiền gửi cho Quỹ tích luỹ tại Ngânhàng Ngoại thương Việt nam bằng VND và USD (trường hợp có các loại ngoại tệkhác phát sinh Ngân hàng Ngoại thương sẽ tự động mở thêm tài khoản) để theo dõicác nguồn thu sau :
Thuhồi nợ cho vay lại (bao gồm gốc, lãi, phí ngoài nước),
Thuphí bảo lãnh Chính phủ,
Thukhác.
Lãiphát sinh trên các tài khoản tiền gửi của Quỹ tích luỹ được gốc hoá và hạchtoán vào tài khoản "thu khác".
Ngânhàng Ngoại thương Việt nam thực hiện việc hạch toán các nghiệp vụ phát sinhtrên các tài khoản liên quan đến quá trình thu, chi Quỹ tích luỹ, định kỳ hàngtháng gửi báo cáo tổng hợp cho Bộ Tài chính biết tổng số thu, chi trong tháng,lãi phát sin h trên tài khoản và số dư chi tiết của các tài khoản tiền gửi kèmtheo.
Ngânhàng Ngoại thương Việt nam thông báo cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại)chi tiết về các tài khoản được mở để hướng dẫn cho các đơn vị có liên quanchuyển tiền vào các tài khoản thích hợp.
Điều 8.- Phầnchênh lệch giữa thu và chi Quỹ tích luỹ hàng năm có thể được dùng cho các mụcđích sau theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính :
ChoNgân sách nhà nước vay tạm thời để sử dụng cho các mục đích chi đột xuất và đượchưởng lãi suất theo mức tối thiểu để có thể bảo toàn được nguồn vốn trả nợ.
ChoQuỹ hỗ trợ phát triển vay có kỳ hạn.
Muacác trái phiếu ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại.
CHƯƠNG III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
TRONG VIỆC LẬP, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ TÍCH LUỸ
Điều 9.- Vụ Tàichính đối ngoại có trách nhiệm :
Thôngbáo cho các đơn vị có liên quan số hiệu tài khoản của Quỹ tích luỹ mở tại Ngânhàng Ngoại thương Việt nam.
Tổnghợp và lập kế hoạch thu chi Quỹ tích luỹ hàng năm.
Thựchiện chi Quỹ tích luỹ theo quy định tại Điều 5 Quy chế này.
Xácđịnh số tiền tạm thời nhàn rỗi của Quỹ tích luỹ có thể sử dụng được cho từngthời kỳ, phối hợp với các Vụ, Cục có liên quan lập phương án sử dụng và trìnhBộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Thựchiện công tác kế toán Quỹ tích luỹ, thường xuyên đối chiếu số thu nộp Quỹ tíchluỹ với các Cơ quan cho vay lại và Cơ quan cấp bảo lãnh Chính phủ, tổ chức theodõi thu hồi các khoản tiền của Quỹ tích luỹ đã sử dụng để cho vay hoặc mua tráiphiếu ngoại tệ.
Hướngdẫn và đôn đốc các đơn vị, tổ chức được Chính phủ bảo lãnh vay vốn nước ngoàinộp phí bảo lãnh vào Quỹ tích luỹ.
Địnhkỳ hàng tháng báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính số tồn quỹ, hàng năm lập báo cáoquyết toán việc sử dụng Quỹ tích luỹ.
Điều 10.- Vụ Ngân sách Nhà nước có trách nhiệm :
Phốihợp với Vụ Tài chính đối ngoại đề xuất các phương án sử dụng tiền tạm thời nhànrỗi của Quỹ tích luỹ từng thời kỳ trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Thựchiện hạch toán thu Ngân sách nhà nước các khoản hoàn trả Ngân sách từ Quỹ tíchluỹ căn cứ theo lệnh chi Quỹ tích luỹ do Vụ Tài chính đối ngoại phát hành. Thườngxuyên đối chiếu số chi từ Ngân sách nhà nước để trả nợ cho các dự án vay lạihoặc được Chính phủ bảo lãnh với số thu do Quỹ tích luỹ hoàn trả.
Điều 11.- Các cơ quan cho vay lại chịu trách nhiệm :
Địnhkỳ hàng quý, năm thông báo cho Vụ Tài chính đối ngoại kế hoạch thu hồi nợ từcác dự án mà đơn vị mình được uỷ nhiệm cho vay lại.
Tổchức việc thống kê theo dõi và lập báo cáo định kỳ hàng quý các khoản đã thuhồi vốn cho vay lại và đã nộp vào Quỹ tích luỹ theo từng dự án cho vay lại gửicho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại).
Hướngdẫn và đôn đốc các đơn vị, tổ chức sử dụng vốn vay lại Chính phủ nộp các khoảnthu hồi vốn cho vay lại đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại các Hiệp định phụ,hợp đồng cho vay lại.
Đốivới các Ngân hàng thương mại được Bộ Tài chính uỷ quyền thu nợ từ chủ dự án vàtrả nợ trực tiếp cho nước ngoài, sau mỗi kỳ trả nợ cần thông báo ngay cho BộTài chính (Vụ Tài chính đối ngoại) để làm thủ tục ghi chi Quỹ tích luỹ đồngthời ghi thu chi Ngân sách nhà nước.
Điều 12.- Các Cơ quan bảo lãnh Chính phủ chịu trách nhiệm hướng dẫn và đônđốc các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được Chính phủ bảo lãnh vay vốn nướcngoài nộp đầy đủ và đúng hạn phí bảo lãnh cũng như các khoản thu hồi nợ khác(nếu có) vào Quỹ tích luỹ.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13.- Các Vụ, Tổng cục và các đơn vị có liên quan thuộc và trực thuộc BộTài chính có trách nhiệm chấp hành và hướng dẫn các đơn vị, tổ chức vay lạihoặc được Chính phủ bảo lãnh thực hiện nghiêm chỉnh các quy định tại Quy chếnày. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì các cơ quan, đơn vị, tổchức cần phản ảnh kịp thời cho Bộ Tài chính để sửa đổi bổ sung cho phù hợp vớitình hình thực tế nhằm bảo đảm sử dụng và quản lý Quỹ tích luỹ có hiệu quả,đúng mục đích./.