Văn bản pháp luật: Quyết định 66/1999/QĐ-UB

Nguyễn Hoàng Kim
Nghệ An
STP tỉnh Nghệ An;
Quyết định 66/1999/QĐ-UB
Quyết định
07/07/1999
07/07/1999

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện chính sách đưa hàng lên miền nuí theo Văn bản 7464/KTTH của Chính phủ và trợ cước vận chuyển (chiều xuống) thu mua các mặt hàng nông sản cho đồng bào Miền núi Dân tộc

Phó Chủ tịch
1.999
UBND tỉnh Nghệ An

Toàn văn

Quyết định của UBND tỉnh Nghệ an số 66/1999/QĐ-UB ngày 07/7/1999 về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện chính sách đưa hàng lên miền nuí theo Văn bn 7464/KTTH của Chính phủ và trợ cước vận chuyển (chiều xuống) thu mua các mặt hàng n

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện chính sách đưa hàng lên miền nuí theo Văn bản 7464/KTTH của Chính phủ và trợ cước vận chuyển (chiều xuống) thu mua các mặt hàng nông sản cho đồng bào Miền núi Dân tộc

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ban hành ngày 20/03/1996 và Nghị định 87/CP ngày 19/12/1996 về cấp phát, quản lý chấp hành lập và quyết toán Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Văn bản 7464/KTTT ngày 30/12/1995 và Nghị định số 20/1998 ngày 3131/3/1998 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư hướng dẫn Liên bộ số 11/1998/TTLB-BTM-BKHĐT ngày 31/7/1998 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 20/1998/MN-CP của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập, chấp hành và quyết toán NSNN;

Căn cứ Văn bản số 62/UBDTMN-CSMN ngày 22/1/1999 của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi về việc hướng dẫn thực hiện trợ giá trợ cước vận chuyển hàng hoá lên miền núi;

Xét đề nghị của Truởng ban Dân tộc và Miền núi - Giám đốc Sở Tài chính Vật giá - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 45/CVLN ngày 06/3/1999,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện chính sách đưa hàng lên miền núi theo Văn bản 7464/CP và trợ giá chiều xuống thu mua các mặt hàng nông sản cho đồng bào dân tộc và miền núi gọi tắt là: Ban Chỉ đạo 7464/CP tỉnh Nghệ An.

Điều 2: Ban chỉ đạo 7464/CP tỉnh và các thành viên được phân công tại Điều 1 căn cứ quy chế này để tổ chức thực hiện.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo 7464/CP tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban ngành thuộc thành viên ban chỉ đạo 7464/CP tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện miền núi và các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

 

QUY CHẾ

hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện chính sách đưa hàng lên miền núi theo Văn bản 7464/KTTH và trợ cước vận chuyển (chiều xuống) thu mua hàng nông sản cho đồng bào dân tộc miền núi tỉnh Nghệ An

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/1999/QĐ.UB ngày 07/7/1999 của UBND tỉnh Nghệ An)

I - QUY ĐỊNH CHUNG

1. Ban chỉ đạo chương trình 7464/CP thành lập theo Quyết định số 975/QĐ.UB ngày 16/8/1994 của UBND tỉnh Nghệ An nhằm chỉ đạo thực hiện chích sách dưa hàng lên miền núi theo Văn bản 7464/KTTH của Chính phủ và trợ cước chiều xuống thu mua hàng nông sản cho đồng bào dân tộc và miền núi, đảm bảo đúng chế độ, chính sách Nhà nước quy định.

2. Chức năng nhiệm vụ của Ban chỉ đạo:

2.1. Tham mưu đề xuất kế hoạch, chỉ đạo điều hành và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch mua bán vận chuyển các mặt hàng chính sách quy định tại Điều 12 và Điều 23 Nghị định 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ và một số mặt hàng khác của Tỉnh theo chính sách trợ cước trợ giá tại Quyết định 2746 ngày 30/10/1995 của UBND tỉnh.

2.2. Tham mưu cho UBND tỉnh mở thầu hoặc chỉ định, phân công các đơn vị thực hiện chính sách trợ giá trợ cước vận chuyển các mặt hàng tại khoản 1 mục I bản quy chế này.

2.3. Định kỳ 6 tháng, một năm báo cáo kết quả thực hiện về Tỉnh uỷ, HĐNH, UBND tỉnh.

II - PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO

1. Ban dân tộc và miền núi: là cơ quan thường trực ban chỉ đạo chương trình 7464/CP.

- Chịu trách nhiệm về việc xác định đối tượng, địa bàn, mặt hàng được hưởng chính sách trợ giá trợ cước vận chuyển các mặt hàng quy định tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định số 20/1998/NĐ-CP của Chính phủ.

- Chủ trình phối hợp với các ngành kinh tế tổng hợp: Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính vật giá và các Sở, ngành khác liên quan, UBND các huyện miền núi và có miền núi để phân bổ, kế hoạch, phê duyệt dự toán, đôn đốc triển khai thực hiện.

- Phối hợp với Sở TCVG thẩm định và quyết toán đúng chế độ, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Chủ tịch UBND tỉnh và các Bộ ngành TW.

- Hàng năm căn cứ hướng dẫn của UB dân tộc và Miền núi và kế hoạch của các ngành hàng lập kế hoạch trợ giá trợ cước vận chuyển gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt; Căn cứ Thông báo phân bổ kinh phí của Trung ương, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính-Vật giá thẩm định khối lượng hàng hoá có trợ cước, trợ giá và khối lượng hàng thu mua tính toán trình UBND tỉnh phân bổ kinh phí cho các huyện đơn vị ngành hàng thực hiện.

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách trợ giá trợ cước vận chuyển của các huyện và các đơn vị sử dụng kinh phí, kịp thời phát hiện và xử lý những khó khăn vướng mắc, báo cáo, đề xuất với UBND tỉnh giải quyết nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chính sách đúng mục tiêu và chế độ quản lý chung.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chịu trách nhiệm trong việc hướng dẫn và tổng hợp kế hoạch trợ giá trợ cước vận chuyển hàng năm trong tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh; phối hợp với Ban Dân tộc và miền núi tổng hợp kế hoạch trình UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt.

- Căn cứ vào thông báo hạn mức kinh phí trợ cước trợ giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho Thường trực Ban chỉ đạo 7464/CP (mặt hàng, khối lượng) biết và phối hợp với Ban Dân tộc và miền núi trình UBND tỉnh phân bổ kinh phí hàng năm, hướng dẫn chỉ đạo các huyện, các đơn vị thực hiện đúng với quy định phân bổ của UBND tỉnh; Phối hợp cùng ban DTMI, TC-VG và Sở chuyên ngành phê duyệt dự toán kế hoạch hàng năm cho các đơn vị thực hiện.

Tham gia đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch chương trình.

3. Sở Tài chính-Vật giá:

- Chịu trách nhiệm chính trong việc xác định giá mua, giá bán từng thời điểm, đơn giá cước vận chuyển các mặt hàng trợ giá, trợ cước quy định tại Điều 12, Điều 23 NĐ 20/1998 để làm cơ sở cho việc phê duyệt dự toán và thanh quyết toán kinh phí trợ giá trợ cước vận chuyển.

- Căn cứ vào hạn mức kinh phí Trung ương uỷ quyền và quyết định phân bổ kinh phí của UBND tỉnh hàng năm để cấp ứng kinh phí cho các đơn vị thực hiện.

- Phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan và UBND các huyện kiểm tra việc chấp hành giá bán các mặt hàng có trợ giá trợ cước vận chuyển bán cho đồng bào ở các cụm xã, các điểm bán ở các huện miền núi.

- Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh phối hợp với các Sở ngành có liên quan để hướng thủ tục thanh quyết toán kinh phí trợ gía, trợ cước cho các đơn vị và UBND các huyện nhằm quản lý thực hiện chương trình có hiệu quả đúng chế độ Nhà nước quy định.

- Chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc và miền núi và các ngành liên quan thanh quyết toán kinh phí trợ giá, trợ cước đúng chế độ Nhà nước quy định.

4. Sở Thương mại:

- Chịu trách nhiệm chính trong việc phân công nhiệm vụ (hoặc chỉ định) đơn vị trong ngành Thương mại và địa bàn phục vụ của từng đơn vị đảm nhận việc tổ chức bán các mặt hàng và thu mua sản phẩm hàng hoá có trợ giá trợ cước vận chuyển quy định tại Điều12 và Điều 23 NĐ 20/1998 thuộc ngành mình quản lý; Chỉ đạo kiểm tra các đơn vị thuơng mại được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách trợ giá trợ cước và thu mua tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho đồng bào đúng giá, đúng số lượng, chất lượng, đúng địa bàn và đối tượng quy định. Nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho nhân dân ở các đại bàn miền núi mua được các mặt hàng thiết yếu với đời sống, bán được các sản phẩm hàng hoá làm ra thuận tiện.

- Hàng năm chỉ đạo các đơn vị trong ngành lập kế hoạch trợ cước, trợ giá các mặt hàng chính sách, tổng hợp thành kế hoạch trợ giá trợ cước vận chuyển của ngành gửi Thường trực Ban chỉ đạo 7464/CP, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính-Vật giá để để tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Phối hợp với Ban Dân tộc và miền núi, Sở Tài chính vật giá và các ngành có liên quan theo dõi kiểm tra chỉ đạo các đơn vị, giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Chịu trách nhiệm chính trong việc:

+ Chỉ định (hoặc) phân công địa bàn và đơn vị đảm nhận việc tổ chức bán và thu mua sản phẩm các mặt hàng có trợ giá trợ cước quy định tại Điều 12 và Điều 23 NĐ 20/1998 thuộc ngành mình quản lý.

+ Tham mưu đưa các loại giống cây, giống con mới có năng suất cao vào sản xuất, chăn nuôi ở các huyện miền núi cho phù hợp với đặc điểm khí hậu, đất đai, địa bàn miền núi.

+ Chỉ đạo kiểm tra các đơn vị ngành đưa hàng và giống cây, con lên cấp, bán trợ giá, trợ cước vận chuyển và thu mua tiêu thụ sản phẩm hàng nông sản miền núi đúng giá, đúng số lượng, chất lượng, địa bàn và đối tượng quy định.

+ Phối hợp với UBND các huyện miền núi chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành cung ứng giống hướng dẫn kỹ thuật sản xuất chăn nuôi giống mới tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con sản xuất, chăn nuôi đúng quy trình kỹ thuật, xây dựng thành mô hình để nhân ra diện rộng nhằm thay thế các loại giống cũ năng suất chất lượng thấp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất hàng hoá miền núi phát triển.

- Hàng năm phối hợp với UBND các huyện có miền núi lập kế hoạch trợ giá trợ cước vận chuyển các mặt hàng thuộc ngành nông nghiệp tổng hợp thành kế hoạch trợ giá, trợ cước vận chuyển của ngành gửi Ban chỉ đạo, ban dân tộc và miền núi - Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính-Vật giá để tổng hợp ttrình UBND tỉnh phê duyệt.

- Phối hợp với Ban dân tộc và miền núi, Sở Tài chính-Vật giá và các ngành có liên quan chỉ đạo kiểm tra các đơn vị, các huyện thực hiện có hiệu quả việc trợ cước các mặt hàng nông nghiệp đối với miền núi.

6. Sở Y tế:

- Chịu trách nhiệm giám sát kiểm tra chất lượng, giá bán thuốc chữa bệnh, muối Iốt và làm lượng muối Iốt trong muối từ khâu sản xuất chế biến - lưu thông đến tay người tiêu dùng.

- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy định về kiểm tra, giám sát, xử lý các cá nhân và tập thể vi phạm việc lưu thông buôn bán muối Iốt kém chất lượng.

- Phối hợp với Ban dân tộc và miền núi, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính-Vật giá, Sở Thương mại tham mưu lập kế hoạch và phân bổ kế hoạch trợ giá trợ cước vận chuyển mặt hàng thuốc chữa bệnh và mặt hàng muối Iốt đúng hướng dẫn của Ban chỉ đạo chương trình quốc gia phòng chống rối loạn do thiếu Iốt của Bộ Y tế.

- Chỉ đạo Công ty Dược phẩm, dược liệu thực hiện cấp không thu tiền thuốc chữa bệnh và bán thuốc chữa bệnh có trợ cước đến trung tâm các cụm xã miền núi, vùng cao.

7. Sở Giáo dụcvà Đào tạo:

- Chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ kịp thời số lượng học sinh phổ thông hàng năm ở các trường thuộc các huyện miền núi để phối hợp với Sở Thương mại xây dựng kế hoạch trợ cước vận chuyển hoặc cấp không giấy viết, vở học sinh.

- Phối hợp vói Ban Dân tộc và miền núi, Sở Tài chính-Vật giá và các ngành có liên quan kiểm tra chất lượng giấy viết, giá bán giấy viết có trợ cước vận chuyển ở địa bàn miền núi và giấy cấp không đến học sinh.

8. Đối với các Sở không thuộc thành viên ban chỉ đạo 7464/CP có đơn vị trong ngành được Tỉnh giao thực hiện chính sách trợ giá trợ cước vận chuyển; Liên quan đến ngành nào thì ngành đó chịu trách nhiệm chính trong việc lập kế hoạch, kiểm tra giám sát đơn vị thuộc ngành mình thực hiện đúng chế độ, đúng quy định. Khi có quyết định phân bổ kinh phí của UBND tỉnh, Ban chỉ đạo thông báo cho Sở chủ quản và ngành hàng biết để chỉ đạo giám sát việc thực hiện, định kỳ 3 tháng báo cáo tiến độ thực hiện của các đơn vị trong ngành về Ban chỉ đạo.

III - CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH

1. Ban chỉ đạo hoạt động theo cơ chế Hội đồng. Thường trực ban chỉ đạo được thay mặt Ban chỉ đạo ký ban hành các văn bản có liên quan đến việc tổ chức triển khai, quản lý, chỉ đạo và đôn đốc việc thanh quyết toán chương trình 7464/CP theo chương trình, kế hoạch, biện pháp mà Ban chỉ đạo đã đề ra. Định kỳ 3 tháng họp Ban chỉ đạo 1 lần; Trường hợp cần thiết Ban chỉ đạo triệu tập các thành viên để họp đột xuất.

2. Định kỳ quý, năm các Sở, Ban ngành thuộc thành viên Ban chỉ đạo phải báo cáo kết quả triển khai thực hiện chương trình, phản ánh những khó khăn vướng mắc kịp thời về Ban chỉ đạo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh giải quyết; Đinh kỳ 6 tháng một lần ban chỉ đạo báo cáo kết quả thực hiện về Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, UB Dân tộc và miền núi và các Bộ, ngành Trung ương có liên quan.

3. Giao cho Sở Tài chính vật giá và Ban Dân tộc và miền núi căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Trung ương để hướng dẫn thủ tục thanh quyết toán kinh phí trợ cước trợ giá cho các đơn vị, ngành và UBND các huyện nhằm quản lý thực hiện có hiệu quả, đúng chế độ Nhà nước quy định.

Bản quy chế này là cơ sở để các Sở, ban ngành, các đơn vị ngành hàng, các huyện và các cá nhân có liên quan làm căn cứ hoạt động thực hiện. Tổ chức và cá nhân làm tốt được biểu dương, khen thưởng. Đơn vị và cá nhân nào vi phạm (làm sai quy chế trên đây) sẽ bị xử lý kỷ luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 


Nguồn: vbpl.vn/nghean/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=4828&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận