Văn bản pháp luật: Quyết định 770/2001/QĐ-TCHQ

Đặng Văn Tạo
TP. Hồ Chí Minh Hải Phòng
Công báo điện tử;
Quyết định 770/2001/QĐ-TCHQ
Quyết định
Hết hiệu lực toàn bộ
05/09/2001
21/08/2001

Tóm tắt nội dung

Ban hành quy định tạm thời về thủ tục hải quan đối với hàng hoá trung chuyển được đóng trong container qua cảng Bến Nghé, cảng Sài Gòn, cảng Hải Phòng

Phó Tổng Cục trưởng
2.001
Tổng cục Hải quan

Toàn văn

QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Ban hành quy định tạm thời về thủ tục hải quan đối với hàng hoá trung chuyển

được đóng trong container qua cảng Bến Nghé, cảng Sài Gòn, cảng Hải Phòng


TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20/02/1990;

Căn cứ Công văn số 424/CP-CN ngày 21/05/2001 và Công văn số 3301/VPCP-CN ngày 26/07/2001 của Văn phòng Chính phủ về việc cho phép cảng Bến Nghé, cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng thực hiện thí điểm dịch vụ trung chuyển container;

Xét đề nghị của ông Cục trưởng Cục giám sát quản lý,


QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định tạm thời về thủ tục hải quan đối với dịch vụ trung chuyển hàng hóa vận chuyển bằng container qua cảng Bến Nghé, cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng.

Điều 2. Quyết đinh này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ qua Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục hải quan các thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, các doanh nghiệp liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TRUNG CHUYỂN
ĐƯỢC ĐÓNG TRONG CONTAINER QUA CẢNG BẾN NGHÉ,
CẢNG SÀI GÒN, CẢNG HẢI PHÒNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 770/2001/QĐ-TCHQ ngày 21/08/2001

của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan)

I. QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Quy định này áp dụng đối với háng hóa trung chuyển được đóng trong container (dưới đây gọi tắt là hàng hóa trung chuyển) qua các cảng Bến Nghé, cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng (dưới đây gọi tắt là Cảng trung chuyển).

2. Không được trung chuyển hàng hóa bị cấm trung chuyển theo quy định của Bộ Thương mại. Hàng hóa trung chuyển không phải xin giấy phép, không thuộc đối tượng phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các loại thuế khác đối với hành xuất, nhập khẩu.

3. Hàng hóa trung chuyển phải được đóng trong container, có niêm phong kẹp chì của Hãng tầu. Hàng hóa trung chuyển phải được thể hiện rõ trên chứng từ vận tải, cụ thể là trên bản lược khải hành hóa (Cargo Manifest) phải ghi rõ "Container trung chuyển qua cảng Bến Nghé/Sài Gòn/ Hải Phòng".

4. Hàng hóa trung chuyển lưu giữ trong Cảng trung chuyển phải được giữ nguyên trạng, được sắp xếp khoa học, phù hợp yêu cầu kiểm tra, giám sát của Hải quan.

5. Cảng trung chuyển, hàng hóa trung chuyển đưa ra, đưa vào và lưu giữ trong Cảng trung chuyển phải chịu sự giám sát của Hải quan.

6. Trong trường hợp container bị đổ vỡ, hàng hóa bên trong container bị hư hỏng thì Hải quan giải quyết theo quy định tại Điều 10, Quyết định 815/2001/QĐ-BTM ngày 01/08/2001 của Bộ Thương mại.

7. Định kỳ 1 tháng 1 lần Doanh nghiệp kinh doanh Cảng trung chuyển (dưới đây gọi tắt là Doanh nghiệp cảng) báo cáo cơ quan hải quan về tình hình hàng hoá trung chuyển và tình trạng, số lượng hàng hoá trung chuyển tồn tại Cảng trung chuyển.

II. QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN

1. Thủ tục đưa hàng hoá trung chuyển vào Cảng trung chuyển.

1.1. Trách nhiệm của Doanh nghiệp cảng:

Khi đưa hàng hoá vào lưu giữ trong Cảng trung chuyển, Doanh nghiệp cảng phải thực hiện khai hải quan và nộp cho Hải quan các giấy tờ sau:

- Tờ khai hải quan (HQ8C): 02 bản

- Bản lược khai hàng hoá trung chuyển. Trên bản lược khai hàng hoá phải ghi rõ cảng xếp hàng, cảng trung chuyển, cảng dỡ hàng, số, ký hiệu container, tên hàng hóa, địa chỉ người gửi, người nhận: 01 bản

- Giấy phép trung chuyển, nếu là hàng hóa thuộc loại phải có văn bản này.

1.2. Trách nhiệm của Hải quan:

- Đăng ký tờ khai hải quan.

- Giám sát việc dỡ hàng hóa từ tầu đưa vào Cảng trung chuyển, trong suốt quá trình hàng hóa lưu giữ tại cảng trung chuyển cho đến khi hàng được đưa ra nước ngoài.

- Kiểm tra niêm phong, kẹp chì của các container, đối chiếu số, ký hiệu container với tờ khai hải quan và bản lược khai hàng hóa. Trường hợp niêm phong, kẹp chì của hãng tầu không còn nguyên vẹn thì Hải quan, Đại lý hãng tầu và Doanh nghiệp cảng lập biên bản xác nhận, sau đó Hải quan, Đại lý hãng tầu niêm phong lại container. Trường hợp có sự sai khác giữa bản lược khai và các thông tin (số, ký hiệu...) trên container thì Đại lý hãng tầu phải có trách nhiệm sửa chữa, bổ sung và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về việc sửa chữa, bổ sung đó.

- Xác nhận vào tờ khai hải quan, trả lại Doanh nghiệp cảng 01 tờ khai, Hải quan lưu 01 tờ khai và 01 bản lược khai hàng hóa.

2. Thủ tục đưa hàng hóa trung chuyển từ Cảng trung chuyển ra nước ngoài.

2.1. Trách nhiệm của Doanh nghiệp cảng:

Khi đưa hàng hóa trung chuyển từ Cảng trung chuyển ra nước ngoài bằng đường biển, Doanh nghiệp cảng phải thực hiện khai hải quan và nộp cho hải quan các giấy tờ sau:

- Tờ khai hải quan (HQ8C): 02 bản

- Sau khi tầu đi, nộp cho Hải quan 01 bản lược khai hàng hóa.

2.2. Trách nhiệm của Hải quan:

- Đăng ký tờ khai.

- Đối chiếu nội dung khai hải quan với số, ký hiệu các container được chuyển đi, giám sát việc xếp hàng hóa chung chuyển lên tầu cho đến khi tầu thực xuất.

- Xác nhận thực xuất vào tờ khai hải quan, trả Doanh nghiệp cảng 01 tờ khai, Hải quan lưu 01 tờ khai và 01 bản lược khai hàng hóa.

- Xác định lượng hàng hóa trung chuyển tồn hàng ngày tại Cảng trung chuyển chưa đưa ra nước ngoài.

III. XỬ LÝ VI PHẠM:

Các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm quy định này và các quy định khác của Pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật Việt Nam.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

Sau 01 năm thực hiện, Tổng cục Hải quan sẽ sơ kết đánh giá việc thực hiện Quy định tạm thời này để ban hành quy định chính thức./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=17833&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận