quychnHeQUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Về việc ban hành Quy chế hoạt động của hội động của
Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 73-CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-HĐTĐKTTW ngày 03/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương;
Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ và Chánh Văn phòng Bộ;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .
Điều 2. Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 64 QĐ/BNN-VP ngày 12/4/1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ, Giám
đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thủ trưởng các cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành theo Quyết định số 79 2001- QĐ/BNN, ngày 1 tháng 8 năm 2001
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn )
CHƯƠNG I
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN TH ƯỞNG BỘ
Điều 1.
-
Chức năng của hội đồng Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( sau đây gọi tắt là Hội đồng), là cơ quan tư vấn của Bộ trưởng vê công tác Thi đua - Khen thưởng đối với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 2. - Nhiệm vụ của Hội đồng
a/ Thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể trong việc hướng dẫn, chỉ đạo phong trào thi đua trong toàn ngành; tổng kết thực tiễn, tổ chức chỉ đạo xây dựng và nhân các điển hình tiên tiến .
b/ Xét chọn những tập thể, cá nhân có thành tích đề nghị Bộ trưởng khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng.
c/ Phối hợp với các địa phương, các ngành trong việc xét chọn những tập thể, cá nhân do địa phương hoặc ngành quản lý; các tổ chức và người nước ngoài có thành tích công tác trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ trưởng khen thưởng, hoặc trình và hiệp y để nghị cấp trên khen thưởng.
CHƯƠNG II
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
Điều 3
- Thành phần Hội đồng gồm Chủ tịch, 2 Phó chủ tịch và các Uỷ viên, được
phân công như sau :
a) Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng:
Lãnh đạo mọi hoạt động của Hội đồng; chủ trì các phiên họp của Hội đồng ký các Nghị quyết của Hội đồng.
b) Thứ trưởng, Phó chủ tịch thường trực:
Chủ trì các phiên họp của Hội đồng, khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt.
Chỉ đạo công việc thường xuyên của cơ quan thường trực Hội đồng.
Trong trường hợp đột xuất, xem xét đề nghị của Uỷ viên thường trực để trình cấp trên
khen thưởng, hoặc trình Bộ trưởng khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất trong công tác phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai , các công trình, cụm công trình; sáng chế phát minh hoàn thành có chất lượng vượt thời gian; các tổ chức và người nước ngoài có đóng góp với ngành hết thời hạn phục vụ tại Việt Nam , sau đó Uỷ viên thường trực báo cáo Chủ tịch Hội đồng.
c) Chủ tịch Công đoàn Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam, Phó chủ tịch:
Chủ trì các phiên họp của Hội đồng khi Chủ tịch, Phó chủ tịch thường trực của Hội
đồng vắng mặt .
Chịu nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo phong trào thi đua trong công nhân viên chức và lao động trong toàn Ngành, phong trào thi đua trong các đoàn thể, tổ chức quần chúng.
d) Chánh văn phòng Bộ, Uỷ viên thường trực
Chỉ đạo công việc của cơ quan thường trực.
Đôn đốc các thành viên Hội đồng thực hiện chức trách, nhiệm vụ mà Chủ tịch Hội
đồng phân công.
Chịu trách nhiệm trình bầy các nội dung, ý kiến đề xuất trong các tài liệu thảo luận
tại các phiên họp của Hội đồng.
Bố trí lịch họp, ký thông báo kết luận các phiên họp của Hội đồng.
Dự trù kinh phí hoạt động hàng năm của Hội đồng.
đ) Các uỷ viên Hội đồng
Các uỷ viên hội đồng không thường xuyên :
Chịu trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra phong trào thi đua và công tác khen
thưởng trong toàn ngành; tham dự các cuộc họp của Hội đồng; thực hiện đúng chương
trlnh hoạt động của hội đồng đã đề ra.
Các uỷ viên Hội đồng không thường xuyên :
Được Bộ trưởng – Chủ tịch Hội đồng mời họp theo định kỳ 1 năm một lần và họp đột xuất theo yêu cầu của công tác Thi đua khen thưởng có trách nhiệm đánh giá phong trào thi đua và xét khen thưởng đối với các địa phương và đơn vị thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Thảo luận và biểu quyết ở những phiên họp của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng mời họp.
e) Trưởng phòng thi đua Tuyên truyền và Triển lãm, Uỷ viên, Thư ký:
Chuẩn bị nội dung, dự kiến chương trình làm việc, cung cấp tài liệu đến các thành
viên 2 ngày trước khi Hội đồng họp.
Làm thư ký các cuộc họp của Hội đồng.
CHƯƠNG III
QUAN HỆ CÔNG TÁC VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG
Điều 4. Quan hệ công tác
a/ Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, thực hiện nguyên tắc biểu quyết theo đa số, họp định kỳ 3 tháng một lần đối với các thành viên thường xuyên, một năm một lần đối với các thành viên không thường xuyên và họp đột xuất theo yêu cầu của công tác Thi đua - Khen thưởng.
b/ Những kỳ họp Hội đồng, cấp trưởng là thành viên vắng mặt, phải cử cấp Phó đi thay để bảo đảm tính liên tục và thẩm quyền quyết định những công việc có liên quan đến đơn vị mình phụ trách. ý kiến của người đi họp thay được coi là ý kiến của cấp trưởng, thành viên Hội đồng và chịu trách nhiệm về việc tham gia thảo luận tại phiên họp cũng
như quyết định của Hội đồng tại phiên họp đó.
c/ Phòng Thi đua - Tuyên truyền - Triển lãm thuộc Văn phòng Bộ là cơ quan thường
trực của Hội đồng có nhiệm vụ phối hợp với các Vụ, Ban chức năng, các Cục chuyên
ngành, các tổ chức quần chúng đã thẩm định hồ sơ thành tích của các tập thể cá nhân, dự kiến mức độ khen thưởng để trình Hội đồng tại các phiên họp và trình Thứ trưởng Phó chủ tịch thường trực những trường hợp có thành tích khen thưởng đột xuất.
Điều 5. Phương thức hoạt động:
a/ Trong các phiên họp chung, Hội đồng sẽ xem xét, đề nghị Bộ trưởng khen thưởng và kiến nghị Bộ trưởng trình cấp trên khen thưởng các hình thức và đối tượng sau đây :
Danh hiệu Anh hùng Lao động, Chiến sỹ thi đua toàn quốc,
Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ.
Xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ khen thưởng Huân chương Lao động, Huân chương Độc lập, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao vàng cho các đối tượng là cá nhân và tập thể các cơ quan , đơn vị
b/ Hội đồng uỷ quyền cho cơ quan Thường trực Hội đồng thẩm định thành tích, làm
thủ tục xin ý kiến Phó chủ tịch và các thành viên thường xuyên, sau đó trình Thứ trưởng - Phó chủ tịch thường trực giải quyết công việc của Hội đồng khi không tổ chức họp chung và xêt khen thưởng các hình thức:
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Chiến sỹ thi đua cấp Bộ
Bằng khen của Bộ
Hiệp y ýkiến với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các Tổng Công ty 91 .
Điều 6. Quy trình xét khen thưởng:
a/ Các trường hợp khen thưởng Huân chương cho lănh đạo Bộ, danh hiệu Anh hùng
Lao động, Huân chương Độc lập, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao vàng, sau khi Hội đồng đã xét thông qua, cơ quan thường trực trình xin ý kiến Ban cán sự, sau đó Bộ trưởng- Chủ tịch Hội đồng ký tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ .
b/ Các trường hợp đề nghị khen thưởng từ mức Huân chương Lao động hạng Nhất, Chiến sỹ thi đua toàn quốc, sau khi Hội đồng đã xét thông qua, cơ quan thường trực trình xin ý kiến tập thể lãnh đạo Bộ, sau đó Thứ trưởng - Phó chủ tịch thường trực ký Tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ.
c/ Các trường hợp khen thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba, sau khi
Hội đồng đã xét thông qua , cơ quan thường trực lập hồ sơ trình Thứ trưởng, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng ký tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 7
. Quy chế này làm căn cứ hoạt động của Hội đồng và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ. Trong quá trình thực hiện, những điều chưa phù hợp sẽ được Hội đồng sửa đổi, bổ sung.