QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Về việc ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động củaCục Đăng kiểm Việt Nam
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định 22/CP ngày 22/3/1994 của Chính phủ quy định nhiệmvụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của BộGiao thông vận tải;
Căn cứ Quyết định số 267/CP ngày 19/7/1979 của Hội đồng Chính phủvề việc chuyển Ty Đăng kiểm thành lập Cục Đăng kiểm Việt Nam và Quyết định số75/TTg ngày 03/02/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định nhiệm vụ, quyềnhạn, tổ chức bộ máy của Cục Đăng kiểm Việt Nam;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổchức cán bộ và lao động, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Banhành kèm theo Quyết định này bản Điều lệ về tổ chức và hoạt động của CụcĐăng kiểm Việt Nam, trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Điều 2.Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, Ngành, Uỷban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liênquan thực hiện bản Điều lệ này nhằm đảm bảo hiệu lực quản lý chuyên ngành đăngkiểm trong phạm vi cả nước.
Điều 3. Quyếtđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Các quy định trướcđây trái với Điều lệ này đều bãi bỏ.
Điều 4.Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Vụ trưởng các Vụ, Giámđốc các Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính), Thủ trưởng các đơn vịthuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
ĐIỀU LỆ
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo quyết định số: 791/2001/QĐ-BGTVT,
ngày 26 tháng 3 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thôngvận tải)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải được thành lập theoQuyết định số 267/CP ngày 19.7.1979 của Hội đồng Chính phủ, có nhiệm vụ, quyềnhạn, tổ chức bộ máy quy định tại Quyết định 75/TTg ngày 03/02/1997 của Thủ tướngChính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, là cơ quan quảnlý Nhà nước chuyên ngành về đăng kiểm an toàn kĩ thuật và chứng nhận chất lượnghàng hóa các loại phương tiện và thiết bị giao thông vận tải đường biển, đườngbộ, đường sắt, đường thủy nội địa, giàn khoan biển, công trình biển, công trìnhnổi, phương tiện nổi và những thiết bị khác liên quan đến an toàn giao thôngvận tải nhằm đảm bảo an toàn sinh mạng con người, tài sản và bảo vệ môitrường sau này gọi chung là hoạt động đăng kiểm.
Têngiao dịch quốc tế viết bằng tiếng Anh: VIETNAM REGISTER
Viếttắt: VR
Điều 2. CụcĐăng kiểm Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoảntại Ngân hàng, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
CHƯƠNG II
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
Điều3. Về lĩnh vực pháp luật
1.Xây dựng và tham gia xây dựng các dự án luật, các văn bản dưới luật, các chế độchính sách liên quan đến hoạt động đăng kiểm để trình Bộ trưởng Bộ Giao thôngvận tải ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành.
2.Tham gia soạn thảo, đàm phán để trình cấp có thẩm quyền ký kết các Điều ướcquốc tế về hoạt động đăng kiểm; kiến nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vềviệc tham gia, ký kết hoặc sửa đổi, gia hạn, bãi bỏ những Điều ước quốc tế vềhoạt động đăng kiểm mà phía Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
3.Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nướcvà các Điều ước Quốc tế có liên quan đến hoạt động đăng kiểm về chất lượng vàan toàn kỹ thuật đối với các loại phương tiện, thiết bị giao thông vận tải,công trình dầu khí biển và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do phương tiện, thiếtbị giao thông vân tải, công trình dầu khí biển gây ra.
4.Tham gia và đề xuất các biện pháp giải quyết hoặc giải quyết theo thẩm quyềncác tranh chấp có liên quan đến hoạt động đăng kiểm.
5.Tổ chức việc phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật đối với các tổ chức, cánhân và toàn xã hội về các hoạt động đăng kiểm.
Điều 4. Về lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển
1.Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về pháttriển hoạt động đăng kiểm trong cả nước để trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vậntải phê duyệt.
2.Thực hiện quản lý thống nhất trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đối với cácđơn vị trực thuộc Cục theo các quy định hiện hành của Nhà nước và phân cấp củaBộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3.Xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị,đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộđể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đã đượcduyệt.
Điều 5. Về lĩnh vực khoa học công nghệ và xây dựng quy phạm, tiêuchuẩn kỹ thuật
1.Tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học, côngnghệ liên quan đến hoạt động đăng kiểm.
2.Xây dựng, tham gia xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các quy phạm, tiêu chuẩn kỹthuật liên quan đến an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường và chứng nhận chất lượnghàng hoá các loại phương tiện và thiết bị giao thông vận tải, tàu cá, côngtrình dầu khí biển, công trình nổi, các thiết bị liên quan đến an toàn thuộclĩnh vực giao thông vận tải để trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hoặc cấpcó thẩm quyền ban hành.
3.Xây dựng và ban hành các biểu mẫu, chứng chỉ, các hướng dẫn áp dụng quy phạm,tiêu chuẩn kỹ thuật và Điều ước Quốc tế liên quan đến hoạt động đăng kiểm màViệt Nam ký kết hoặc tham gia.
4.Hợp tác với các tổ chức Đăng kiểm, các cơ quan khoa học trong và ngoài nước đểthực hiện chương trình nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới vào hoạtđộng đăng kiểm.
5.Tổ chức thông tin khoa học công nghệ về hoạt động đăng kiểm.
6.Tham gia Hội đồng khoa học công nghệ và môi trường cấp ngành.
Điều 6. Về lĩnh vực đăng kiểm phương tiện và thiết bị giao thôngvận tải đường biển, đường thuỷ nội địa, công trình dầu khí biển
1.Thẩm tra thiết kế kỹ thuật để đóng mới, chế tạo, hoán cải, sửa chữa tàu biển,phương tiện thuỷ nội địa, các công trình dầu khí biển, công trình nổi và các hệthống, thiết bị có liên quan.
2.Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho tàubiển, phương tiện thuỷ nội địa, các công trình dầu khí biển, công trình nổi vàcác hệ thống, thiết bị có liên quan trong đóng mới, chế tạo, sửa chữa và đangkhai thác trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật của Việt Nam và các tiêuchuẩn nước ngoài.
3.Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho tàubiển, công trình dầu khí biển và các hệ thống, thiết bị có liên quan theo quyđịnh của Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển (SOLAS74/78), Công ước Quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu gây ra (MARPOL73/78), Công ước Quốc tế về mạn khô tàu biển (LOADLINES 66), Công ước Quốc tếvề dung tích tàu biển (TONNAGE 69), Quy tắc Quốc tế về tránh va trên biển(COLREG 72) và các điều ước Quốc tế khác có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặctham gia. Được uỷ quyền cho Đăng kiểm nước ngoài thực hiện việc kiểm tra và cấpgiấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho tàu biển, công trìnhdầu khí biển theo các công ước quốc tế kể trên khi chủ phương tiện yêu cầu.
4.Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho các tàu biển nước ngoàitheo sự uỷ quyền cuả Chính phủ mà tàu treo cờ hoặc của các tổ chức đăng kiểm nướcngoài hoặc theo lệnh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và khi chủtàu yêu cầu.
5.Trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc cho phép các tổ chức đăng kiểmtàu biển nước ngoài được phép hoặc không được phép hoạt động đăng kiểm tàu biểntại Việt Nam.
6.Tham gia giám định về mặt kỹ thuật các sự cố tai nạn do thiết bị, phương tiệnvà công trình dầu khí biển gây ra.
7.Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động đăng kiểm phương tiện nghề cátheo quy định của Nghị định số 72/1998/NĐ-CP ngày 15/9/1998 của Chính phủ vềđảm bảo cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển và hướng dẫn thựchiện của liên Bộ Giao thông vận tải và Bộ Thuỷ sản.
Điều 7. Về lĩnh vực đăng kiểm phương tiện và thiết bị giao thôngvận tải đường bộ và đường sắt
1.Thẩm tra thiết kế kỹ thuật liên quan đến việc chế tạo, lắp ráp, cải tạo phươngtiện cơ giới đường bộ, thiết bị thi công và chuyên dùng, các hệ thống, thiết bịcó liên quan.
2.Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trườngcho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, thiết bị thi công và chuyêndùng, các hệ thống, thiết bị có liên quan trong chế tạo, lắp ráp, cải tạo vàxuất, nhập khẩu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
3.Định kỳ kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trườngcho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, thiết bị thi công và chuyên dùngđang hoạt động theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
4.Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động đăng kiểm đường sắt theo quyđịnh của Bộ Giao thông vận tải.
5.Định kỳ kiểm tra và cấp giấy chứng nhận về độ chính xác của các thiết bị đo -kiểm tra sử dụng trong nghiệp vụ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các phươngtiện cơ giới đường bộ.
Điều 8. Về lĩnh vực kiểm tra kỹ thuật các thiết bị có yêu cầunghiêm ngặt về an toàn sử dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải.
1.Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho các thiết bị xếp dỡ, nângtải, vận thăng trong chế tạo, lắp ráp, sửa chữa và trong sử dụng trong lĩnh vựcgiao thông vận tải.
2.Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho các loại nồi hơi, thiết bịchịu áp lực trong tất cả lĩnh vực vận tải, sản xuất công nghiệp cơ khí, xâydựng công trình thuộc lĩnh vực giao thông vận tải.
Điều 9. Về lĩnh vực kiểm tra kỹ thuật các sản phẩm công nghiệp giaoThông vận tải
1.Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng cho vật liệu, cấu kiện xây lắp, máymóc, trang thiết bị chế tạo trong nước và nhập khẩu chuyên dùng trong ngànhgiao thông vận tải để đóng mới, chế tạo, sửa chữa phương tiện, thiết bị giaothông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, công trình dầu khíbiển, thiết bị bảo vệ môi trường giao thông vận tải.
2.Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận hoặc công nhận các cơ sở chế tạo, các Phòng thínghiệm, các Trạm thử phục vụ kiểm tra các sản phẩm công nghiệp của các cơ sởsản xuất liên quan đến chất lượng và an toàn thuộc lĩnh vực quản lý của CụcĐăng kiểm Việt Nam.
3.Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn cho các loại Container sử dụng trongviệc vận chuyển hàng hoá.
Điều 10. Về lĩnh vực đánh giá và cấp giấy chứng nhận hệ thống quảnlý chất lượng và an toàn
1.Đánh giá và cấp giấy chứng nhận phù hợp cho các hệ thống quản lý chất lượng,bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng (ISO9000) và quản lý môi trường (ISO 14000) của Việt Nam hoặc quốc tế có liên quan.
2.Đánh giá và cấp giấy chứng nhận phù hợp cho các hệ thống quản lý an toàn củacác doanh nghiệp và phương tiện thuộc phạm vi kiểm tra kỹ thuật của Cục Đăngkiểm Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và Quốc tế liên quan (ISMCode) mà Việt Nam tham gia
Điều 11. Về lĩnh vực tư vấn và dịch vụ khoa học kỹ thuật
CụcĐăng kiểm Việt Nam được tổ chức các dịch vụ khoa học kỹ thuật, dịch vụ tư vấnphù hợp với khả năng của Cục và nhu cầu của thị trường được Bộ Giao thông vậntải hoặc cấp có thẩm quyền cho phép.
Điều 12. Về lĩnh vực kinh tế tài chính
1.Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Cục thực hiện đúng chính sách, chế độ tài chính,kế toán thống kê theo quy định của Nhà nước và Bộ Giao thông Vận tải.
2.Chỉ đạo, tổ chức bộ máy kế toán của Cục và các đơn vị trực thuộc Cục thực hiệncác quy định về chế độ quản lý tài chính đối với hoạt động đăng kiểm; kiến nghịviệc sửa đổi, bổ sung chính sách, chế độ về công tác tài chính kế toán cho phùhợp với đặc thù của ngành.
3.Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Cục lập kế hoạch thu, chi tài chính, tổng hợptrình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt. Giao và kiểm tra các đơn vịtrực thuộc Cục thực hiện kế hoạch thu chi tài chính theo quy định Nhà nước, BộGiao thông vận tải và phân cấp của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
4.Xây dựng các biểu giá, phí và lệ phí có liên quan đến hoạt động đăng kiểm đểtrình cơ quan có thẩm quyền ban hành.
5.Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, phê duyệt báocáo tài chính năm của các đơn vị trực thuộc; lập báo cáo tổng hợp quyết toántoàn ngành, trình Bộ Giao thông vận tải.
6.Tổ chức thực hiện các quy định có liên quan về quản lý vốn đầu tư khi đượcChính phủ hoặc Bộ Giao thông vận tải giao là chủ đầu tư các dự án phát triểnliên quan đến lĩnh vực hoạt động đăng kiểm.
7.Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, kinh phí được giao theo quy định và phân cấpcủa Bộ Giao thông vận tải.
8.Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê theo quy định.
Điều 13. Về lĩnh vực quan hệ quốc tế
1.Xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế, đàm phán, soạn thảo văn bản về quan hệ hợptác với các tổ chức đăng kiểm quốc tế và các tổ chức đăng kiểm nước ngoài tronglĩnh vực hoạt động đăng kiểm trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
2.Gia nhập các tổ chức đăng kiểm quốc tế sau khi được cơ quan quản lý Nhà nước cóthẩm quyền cho phép. Được ký kết hợp tác với các cơ quan đăng kiểm hoặc các tổchức nước ngoài có liên quan đến công tác đăng kiểm theo quy định của phápluật.
3.Quản lý các dự án quốc tế tài trợ cho ngành đăng kiểm theo phân cấp của Bộ trưởngBộ Giao thông vận tải; đồng thời giúp Bộ Giao thông vận tải xem xét các dự ánhợp tác đầu tư với nước ngoài có liên quan đến hoạt động đăng kiểm.
Điều 14. Về lĩnh vực tổ chức, cán bộ và lao động
1.Lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sử dụng đội ngũ công chức, viên chứcvà lao động trực thuộc Cục để trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệtvà tổ chức thực hiện.
2.Xây dựng các chức danh tiêu chuẩn viên chức, định mức lao động và chế độ laođộng đặc thù thuộc chuyên ngành đăng kiểm để trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vậntải ban hành và tổ chức thực hiện.
3.Tổ chức kiểm tra, thanh tra các đơn vị thuộc Cục và tham gia cùng các cơ quancó thẩm quyền kiểm tra, thanh tra các đơn vị trong ngành đăng kiểm để thực hiệncác quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm và bảo hộ lao động chuyênngành.
4.Quản lý tổ chức, định biên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.Đề nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷluật đối với các chức danh lãnh đạo do Bộ Giao thông vận tải trực tiếp quản lý.
Cụctrưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam được bổ nhiệm, miễm nhiệm, khen thưởng, kỷ luậtđối với các chức danh còn lại thuộc quyền quản lý trực tiếp của Cục theo phâncấp của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
5.Tổ chức việc đào tạo và bổ nhiệm Đăng kiểm viên, nghiên cứu viên và đánh giáviên chuyên ngành đăng kiểm theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
6.Chỉ đạo và tham gia với các cấp có thẩm quyền triển khai công tác bảo vệ chínhtrị nội bộ tại các đơn vị trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam.
7.Thành lập, tổ chức lại, giải thể các Phòng, Ban nghiệp vụ và các tổ chức trựcthuộc theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 15. Về lĩnh vực thanh tra Nhà nước
1.Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra các hoạt động đăng kiểm thuộc lĩnh vựcquản lý Nhà nước của Cục Đăng kiểm Việt Nam theo quy định của Pháp Luật.
2.Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo pháp lệnh về khiếu nại, tố cáo và quy chếhoạt động của Thanh tra Bộ Giao thông vận tải.
3.Tổng hợp hoạt động thanh tra và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của cácđơn vị do Cục quản lý trực để báo cáo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC CỦA CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
Điều 16. Tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam bao gồm:
1.Tổ chức bộ máy của Cục gồm có:
a.Các cơ quan giúp việc của Cục trưởng gồm có: Văn phòng, các Ban, các Phòng vàcác tổ chức tương đương.
b.Các Chi cục, Chi nhánh, Trạm Đăng kiểm, Trung tâm.
2.Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các Chi cục, Chi nhánh, các Trạm Đăngkiểm, các cơ quan giúp việc của Cục trưởng thực hiện theo phân cấp của Bộ trưởngBộ Giao thông vận tải.
3.Cục trưởng là người đứng đầu và lãnh đạo Cục theo chế độ thủ trưởng; các PhóCục trưởng giúp việc Cục trưởng đảm nhiệm phần công việc theo phân công của Cụctrưởng. Khi Cục trưởng vắng mặt có một Phó Cục trưởng được ủy quyền thay mặt.
Cụctrưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bổ nhiệm, miễnnhiệm.
PhóCục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bổ nhiệm,miễn nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam.
CHƯƠNG IV
MỐI QUAN HỆ GIỮA CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM VỚI CÁC
CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ LIÊN QUAN VÀ CÁC CƠ QUAN GIÚP VIỆC
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Điều 17.Cục Đăng kiểm Việt Nam chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Giao thôngvận tải và chịu sự quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ về lĩnh vực liên quan.
Điều 18.Theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Cục Đăng kiểm Việt Nam đượcquyền quan hệ trực tiếp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các địa phươngđể giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động đăng kiểm.
Điều 19.
1.Cục Đăng kiểm Việt Nam chịu sự hướng dẫn và kiểm tra nghiệp vụ quản lý của cáccơ quan tham mưu giúp việc Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2.Cục Đăng kiểm Việt Nam có quan hệ phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nướcchuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan khác có liên quan trongviệc thanh tra hoạt động đăng kiểm.
3.Cục Đăng kiểm Việt Nam phối hợp với các Sở Giao thông vận tải (Giao thông côngchính) trong việc tổ chức quản lý hoạt động đăng kiểm ở địa phương; Chỉ đạo vàkiểm tra việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác đăng kiểm ở địaphương theo thẩm quyền./.